Cách để Điều trị gãy xương cổ tay

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một trường hợp gãy cổ tay có thể bao gồm gãy xương quay và/hoặc xương trụ cũng như nhiều xương khác tại cổ tay. Đây là một chấn thương khá phổ biến.[1] Trên thực tế, xương quay là xương dễ bị gãy nhất ở cánh tay. Một trên mười ca gãy xương ở Mỹ là gãy xương quay.[2] Bạn có thể bị gãy xương cổ tay khi bị ngã hoặc đập vào một vật nào đó. Những người đặc biệt có nguy cơ cao bị gãy xương cổ tay là vận động viên chơi các môn thể thao có tính va chạm cao và những người bị loãng xương (xương mỏng và dễ gãy). Khi điều trị gãy xương cổ tay, có lẽ bạn phải đeo nẹp hoặc bó bột cho đến khi xương lành. Hãy đọc tiếp để học một số cách điều trị cổ tay gãy.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Tiếp nhận điều trị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ.
    Gãy xương cổ tay là tình trạng cần được chăm sóc y tế để có thể lành lại đúng mức. Nếu không thấy đau nhiều lắm, bạn có thể chờ cho đến khi gặp bác sĩ.[3] Nếu có bất cứ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đi cấp cứu ngay:[4]
    • Đau và sưng nhiều
    • Tê ở cổ tay, bàn tay hoặc ngón tay
    • Cổ tay bị biến dạng, cong hoặc vẹo
    • Gãy xương hở (chỗ gãy có một mẩu xương đâm ra ngoài da)
    • Các ngón tay nhợt nhạt
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu về quy trình điều trị.
    Hầu hết các trường hợp gãy xương cổ tay được xử lý ban đầu bằng cách bó nẹp, là một thanh bằng nhựa cứng, sợi thủy tinh hoặc kim loại được băng cố định vào cổ tay.[5] Nẹp thường được sử dụng trong một tuần cho đến khi bớt sưng.[6]
    • Khi tình trạng sưng ban đầu đã giảm, thông thường bạn sẽ được bó bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh sau vài ngày hoặc một tuần.[7]
    • Có thể bạn cần được bó bột lần thứ hai sau 2-3 tuần nếu tình trạng sưng tiếp tục giảm và phần bột bó ban đầu trở nên lỏng lẻo.[8][9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chờ 6-8 tuần sau khi bó bột.
    Hầu hết các trường hợp gãy xương cổ tay sẽ lành trong vòng 6-8 tuần nếu được điều trị đúng cách. Nghĩa là bạn sẽ phải bó bột gần như trong suốt thời gian đó.[10]
    • Bác sĩ thường sẽ tiến hành chụp x-quang trong giai đoạn này để đảm bảo cổ tay của bạn đang lành lại đúng mức.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp chuyên gia vật lý trị liệu.
    Sau khi tháo bột, bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia vật lý trị liệu. Phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp bạn lấy lại sức mạnh và khả năng vận động của cổ tay sau chấn thương.[11]
    • Nếu bạn không cần tập vật lý trị liệu với chuyên gia, có thể bác sĩ sẽ đưa ra các bài tập để bạn tập ở nhà. Bạn nhớ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để cổ tay có thể phục hồi chức năng hoàn toàn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Giảm đau và sưng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kê cao cổ tay.
    Nâng cao cổ tay lên trên mức tim là cách để giúp giảm sưng và đau. Quan trọng là bạn cần nâng cao cổ tay trong vòng ít nhất 48-72 giờ đầu tiên sau khi bó bột. Bác sĩ có thể khuyên bạn nâng cao cổ tay lâu hơn.[12]
    • Có thể bạn cũng cần kê cao cổ tay khi ngủ hoặc suốt ngày. Thử kê tay lên một chồng gối.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm đá lên cổ tay.
    Liệu pháp chườm đá có thể giúp giảm sưng và đau. Nhớ giữ cho bột khô ráo trong khi chườm đá.[13]
    • Bỏ đá vào túi ni lông có khóa kéo. Nhớ rằng túi đá phải kín để tránh rò rỉ nước. Bọc khăn quanh túi đá để đảm bảo nước ngưng tụ không rỏ vào bột.
    • Bạn cũng có thể thay túi đá bằng túi rau củ đông lạnh. Chọn loại rau củ cỡ nhỏ và đều, chẳng hạn như ngô hoặc đậu. (Tất nhiên là bạn không nên ăn sau khi đã dùng túi rau củ để chườm).[14]
    • Áp túi đá lên cổ tay trong 15-20 phút, cách 2-3 tiếng một lần. Chườm đá trong 2-3 ngày đầu hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.[15]
    • Túi đá gel bán ở cửa hàng cũng rất hữu ích. Các túi đá này có thể đông lạnh và sử dụng nhiều lần, không tan chảy và rỉ nước vào bột. Bạn có thể tìm mua túi đá ở các cửa hàng thiết bị y khoa và các hiệu thuốc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc giảm đau không kê toa.
    Tình trạng đau cổ tay thường có thể điều trị bằng thuốc giảm đau không kê toa.[16] Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem loại thuốc giảm đau nào thích hợp cho bạn. Một số loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến các bệnh hoặc các loại thuốc bạn đang uống. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn uống kết hợp thuốc ibuprofen và acetaminophen/paracetamol để làm dịu đau và giảm sưng. Các thuốc này sẽ có hiệu quả hơn khi được kết hợp với nhau thay vì chỉ sử dụng một loại.[17]
    • Ibuprofen là thuốc NSAID (thuốc kháng viêm không steroid). Nhóm thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm sưng bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất prostaglandin. Các loại thuốc NSAID khác bao gồm naproxen sodium và aspirin, nhưng aspirin có hiệu quả chống đông máu lâu hơn các loại thuốc NSAID khác.[18]
    • Bác sĩ có thể không cho uống aspirin nếu bạn mắc bệnh máu khó đông, hen suyễn, thiếu máu hoặc một số bệnh lý khác. Aspirin có thể tương tác với nhiều bệnh lý và loại thuốc.[19]
    • Khi cho trẻ nhỏ uống thuốc giảm đau, bạn cần đảm bảo dùng thuốc có công thức dành cho trẻ em và dùng đúng liều lượng đối với độ tuổi và cân nặng của trẻ.[20] Aspirin không được khuyên dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
    • Có rủi ro tổn thương gan khi uống acetaminophen, vì vậy bạn chỉ nên uống theo liều lượng bác sĩ khuyến nghị.[21]
    • Không uống thuốc giảm đau không kê toa quá 10 ngày (đối với trẻ em là 5 ngày) trừ khi được bác sĩ chỉ định. Nếu sau 10 ngày mà vẫn còn đau, bạn hãy đến gặp bác sĩ.[22]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cử động các ngón tay và xoay khuỷu tay.
    Điều quan trọng là tập luyện cho các khớp xương không bị bó bột, chẳng hạn như khuỷu tay và các ngón tay, để duy trì tuần hoàn máu.[23] Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng khả năng vận động.[24]
    • Nếu cảm thấy đau khi cử động khuỷu tay hay ngón tay, bạn hãy liên lạc với bác sĩ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh dùng bất cứ vật nào chọc vào bột.
    Có thể bạn sẽ cảm thấy ngứa ở vùng da dưới lớp bó bột và rất muốn gãi. Đừng! Hành động này có thể gây tổn thương da hoặc làm hỏng bột. Đừng chọc vào bên trong lớp bột bằng bất cứ vật nào.[25]
    • Thử nhấc bột lên hoặc dùng máy sấy tóc thổi lên bột ở chế độ “thấp“ hoặc “mát”.[26]
    • Bạn cũng đừng rắc phấn vào bên trong lớp bột. Phấn chống ngứa có thể gây kích ứng khi bị kẹt bên dưới lớp bột.[27]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng miếng dán moleskin để chống chà xát.
    Các cạnh của lớp bột có thể cọ vào da hoặc gây kích ứng cho da. Bạn có thể dán miếng moleskin (một loại vải mềm có keo dính phía sau) lên vùng da bị bột cọ vào. Miếng dán moleskin có bán tại các hiệu thuốc.[28]
    • Dán miếng moleskin lên da sạch và khô. Thay miếng dán mới khi bị bẩn hoặc mất độ dính.
    • Nếu rìa của lớp bột quá thô ráp, bạn có thể dùng giũa móng tay để giũa cho nhẵn. Không bóc, cắt hoặc làm vỡ bột.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Biết khi nào nên gọi cho bác sĩ.
    Hếu hết các trường hợp gãy xương cổ tay sẽ lành trong vòng vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu có bất cứ biểu hiện nào sau đây:[29]
    • Tê hoặc nhoi nhói ở bàn tay hoặc ngón tay
    • Các ngón tay lạnh, nhợt nhạt hoặc xanh tím
    • Tình trạng đau hoặc sưng gia tăng sau khi bó bột
    • Da bị trầy xước hoặc kích ứng ở rìa bột
    • Trên bột có các vết nứt hoặc những chỗ mềm
    • Bột bị ướt, lỏng lẻo hoặc quá chặt
    • Bột có mùi hôi hoặc gây ngứa dai dẳng
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Sinh hoạt hằng ngày với tay bó bột

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh làm ướt bột.
    Hầu hết bột để bó là thạch cao nên dễ bị hư hại do nước. Bột bị ướt là môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển bên trong lớp bột. Bột ướt cũng có thể gây loét trên vùng da dưới lớp bột. Vì vậy, bạn cần chú ý đừng để bột bị ướt.[30]
    • Bọc túi ni lông chắc (chẳng hạn như túi đựng rác) bên ngoài lớp bột khi tắm. Giơ tay bó bột ra xa khỏi vòi sen hoặc bồn tắm để giảm rủi ro nước vào bột.
    • Quấn khăn mặt hoặc khăn tắm nhỏ quanh phần trên của lớp bột để nước khỏi rỏ vào trong lớp bột.
    • Bạn có thể mua lớp đệm chống thấm nước để bảo vệ bột ở phòng khám của bác sĩ hoặc các cửa hàng thiết bị y tế.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm khô bột ngay sau khi bị ướt.
    Nếu bột bị ướt, bạn hãy thấm nước bằng khăn tắm, sau đó dùng máy sấy tóc để chế độ “thấp” hoặc “mát” thổi trong 15-30 phút.[31]
    • Gọi cho bác sĩ nếu bột vẫn còn ướt hoặc mềm sau khi bạn đã cố sấy khô. Có thể bạn cần phải thay bột mới.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trùm tất vào tay.
    Nếu các ngón tay bị lạnh khi bó bột, có thể là bạn đang gặp vấn đề về tuần hoàn máu (hoặc có thể chỉ là do không khí lạnh trong nhà). Thử nâng cao cổ tay và trùm một chiếc tất vào bàn tay để giữ ấm các ngón tay.[32]
    • Bạn có thể cử động các ngón tay để giúp khôi phục sự lưu thông máu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chọn quần áo dễ mặc.
    Trong thời gian bó bột, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi mặc quần áo phải cài khuy hay kéo khóa. Mặc áo vừa khít hoặc có ống tay chật sẽ không phải là ý hay, vì bạn sẽ không xỏ qua tay bị bó bột được.
    • Chọn trang phục rộng rãi và co giãn. Nếu mặc quần hoặc váy lưng thun, bạn sẽ không phải lóng ngóng cài khuy hoặc kéo khóa.
    • Mặc áo ngắn tay hoặc không tay là ý tưởng tốt.
    • Dùng tay lành nhẹ nhàng xỏ tay bó bột vào ống tay áo. Cố gắng hạn chế sử dụng tay bó bột.
    • Choàng khăn hoặc chăn để giữ ấm thay vì mặc áo khoác vốn thường khó mặc. Một chiếc áo choàng chui đầu hoặc áo choàng không tay có thể là lựa chọn dễ dàng hơn là áo khoác đi ra ngoài.
    • Đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ khi cần thiết.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đề nghị được hỗ trợ ghi chép bài trên lớp.
    Nếu đang đi học mà bị gãy cổ tay thuận, có thể bạn cần phải nhờ người ghi chép bài hoặc dùng phương tiện nào đó trong khi cổ tay chưa bình phục. Bạn hãy nói với thầy cô giáo hoặc với bộ phận trợ giúp sinh viên khuyết tật của trường.
    • Nếu bạn có thể tập viết bằng tay không thuận thì cũng đỡ phần nào, nhưng như vậy cũng khó khăn và không phải là giải pháp lâu dài.
    • Nếu bị gãy tay không thuận, bạn hãy dùng một vật nặng như quyển sách hoặc cái chặn giấy để giữ trang giấy khi viết. Cố gắng tránh dùng tay đau.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng tay...
    Sử dụng tay lành trong sinh hoạt hàng ngày. Khi có thể, bạn hãy dùng tay không bị thương trong các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như đánh răng hoặc ăn uống. Điều này sẽ giúp giảm viêm ở cổ tay gãy.
    • Không dùng tay đau nhấc hoặc cầm đồ vật. Bạn có thể bị thương lại và sẽ lâu lành hơn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.
    Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị gãy cổ tay thuận. Lái xe khi tay đang bó bột là không an toàn, và bác sĩ thường sẽ khuyên bạn không được lái xe.[33][34]
    • Tuy rằng luật lệ không cấm lái xe khi tay bó bột, nhưng bạn nên dùng óc suy xét để quyết định có nên lái xe hay không.[35]
    • Bạn cũng nên tránh vận hành các loại máy móc khác – nhất là các máy móc đòi hỏi phải sử dụng cả hai tay.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Phục hồi sau khi tháo bột

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chăm sóc cánh tay và cổ tay sau khi tháo bột.
    Bạn sẽ có cảm giác khô và có lẽ hơi sưng sau khi được tháo bột.
    • Da ở nơi mới tháo bột cũng có thể khô hoặc bong tróc. Các cơ bắp có vẻ nhỏ hơn trước khi bó bột, và điều này là bình thường.[36]
    • Ngâm cánh tay/cổ tay trong nước ấm 5-10 phút. Dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.[37]
    • Thoa kem dưỡng ẩm lên cổ tay và cánh tay để làm mềm da.
    • Để giảm sưng, bạn có thể uống ibuprofen hoặc aspirin theo khuyến nghị của bác sĩ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quay trở lại...
    Quay trở lại với các hoạt động bình thường theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Có thể phải mất một thời gian bạn mới hoàn toàn quay trở lại với các hoạt động bình thường. Cụ thể, bạn cần chờ 1-2 tháng mới có thể tập lại các bài tập nhẹ như bơi lội hoặc các bài tập cardio. Đối với các hoạt động mạnh hơn như chơi thể thao, có thể bạn phải chờ 3-6 tháng.[38]
    • Cẩn thận, đừng để cổ tay bị chấn thương thêm. Đeo dây nẹp có thể giúp ngăn ngừa chấn thương cổ tay trong tương lai.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhớ rằng quá trình bình phục cần có thời gian.
    Không phải cứ tháo bột là tay của bạn đã lành hẳn. Trường hợp gãy nghiêm trọng có thể mất đến 6 tháng hoặc lâu hơn mới lành. [39]
    • Bạn có thể vẫn tiếp tục bị đau hoặc cứng cố tay trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi gãy.[40][41]
    • Tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn cũng tác động đến quá trình hồi phục. Trẻ em và thanh thiếu niên thường mau lành hơn người lớn. Những người cao tuổi và người bị loãng xương hoặc viêm xương khớp có thể không hồi phục nhanh hoặc hoàn toàn.[42]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cố gắng nâng cao cánh tay lên trên mức tim khi cảm thấy đau dữ dội. Tư thế này sẽ giúp máu và chất dịch chảy về tim, giảm đau và sưng đôi chút.
  • Cố gắng kê cao tay khi ngủ. Nằm ngửa và đặt một chiếc gối dưới cổ tay.
  • Nếu cần phải đi máy bay khi bó bột, bạn nên hỏi lại hãng hàng không. Có thể bạn không được bay trong vòng 24-48 tiếng sau khi bó bột.[43]
  • Bạn có thể viết bằng tay bó bột. Sử dụng bút lông để tránh dính mực lên quần áo hoặc giấy.[44]
  • Nếu gặp khó khăn khi mở nắp chai lọ, bạn có thể kẹp chai lọ giữa hai đùi/đầu gối và dùng tay lành để mở nắp.

Cảnh báo

  • Tìm sự chăm sóc y tế khi bị gãy cổ tay. Bạn có thể bị biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
  1. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/colles-fracture
  2. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00412
  3. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  4. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  5. http://www.nhs.uk/conditions/broken-arm/Pages/Introduction.aspx
  6. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/colles-fracture?page=2
  7. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/colles-fracture?page=2
  8. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00412
  9. http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=14648&page=2
  10. http://www.drugs.com/aspirin.html
  11. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-3852/non-aspirin-pain-relief-oral/details
  12. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-3852/non-aspirin-pain-relief-oral/details
  13. http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=14648&page=3
  14. http://www.nhs.uk/chq/Pages/2543.aspx?CategoryID=72&SubCategoryID=721
  15. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  16. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  17. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  18. http://www.nhs.uk/chq/Pages/2543.aspx?CategoryID=72&SubCategoryID=721
  19. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  20. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  21. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  22. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  23. http://www.dartmouth-hitchcock.org/documents/cast_care_tips.pdf
  24. http://well.blogs.nytimes.com/2013/12/03/when-is-it-safe-to-drive-after-breaking-a-bone/?_r=0
  25. http://newsroom.aaos.org/media-resources/Press-releases/is-it-safe-to-drive-with-my-arm-in-a-cast-frequently-asked-questions.tekprint
  26. http://www.aaos.org/news/aaosnow/may14/clinical1.asp
  27. http://kidshealth.org/teen/safety/first_aid/casts.html#
  28. http://www.ouh.nhs.uk/patient-guide/leaflets/files%5C121210wrist.pdf
  29. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00412
  30. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/colles-fracture?page=2
  31. http://www.assh.org/handcare/hand-arm-injuries/wrist-fractures
  32. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00412
  33. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00412
  34. http://www.nhs.uk/chq/Pages/2373.aspx
  35. http://kidshealth.org/teen/safety/first_aid/casts.html#

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 31.330 lần.
Trang này đã được đọc 31.330 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo