Cách để Điều trị Đầu gối Bị sưng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đầu gối có thể sưng lên do bong gân, chấn thương dây chằng, hoặc phần đĩa xương sụn. Vấn đề về sức khỏe như viêm khớp cũng có thể góp phần làm cho khớp xương đầu gối sưng phồng lên. Thậm chí hoạt động phần đầu gối thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng này. Tình trạng sưng phồng có thể xảy ra ở phần khớp xương hoặc trong các mô xung quanh. Người ta gọi tình trạng sưng phồng phần mô là “chất dịch đọng lại ở đầu gối”. Sau khi chuẩn đoán bị sưng đầu gối, bạn có thể thử một vài phương pháp điều trị tại nhà. Nếu đầu gối vẫn sưng hoặc cảm thấy đau nhức, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Chuẩn đoán Đầu gối bị sưng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 So sánh đầu gối bị sưng với đầu gối bên kia.
    Tìm vị trí sưng phồng quanh xương bánh chè hoặc quanh đầu gối. So sánh hai bên đầu gối là cách để phát hiện có chỗ nào bị sưng phồng hoặc đỏ tấy hay không hoặc có tình trạng bất thường nào khác hay không.
    • Tình trạng sưng phồng có thể ở đằng sau đầu gối. Đây cũng có thể là dấu hiệu của u nang bao hoạt dịch, là tình trạng khi hoạt dịch gia tăng tạo áp lực đẩy dịch mô ra đằng sau đầu gối. Điều này làm phía sau đầu gối bị sưng lên và tình trạng có thể tệ đi khi bạn đứng lên.[1]
    • Nếu đầu gối bị sưng trở nên đỏ và ấm hơn so với đầu gối bên kia, hãy đến gặp bác sĩ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gập và duỗi thẳng chân.
    Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi di chuyển, bạn có thể đang gặp một vài chấn thương cần được điều trị. Bạn có thể cảm thấy khó chịu như đau nhức hoặc khó cử động. Tình trạng khó cử động là do tích tụ dịch ở đầu gối.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử đi lại.
    Bạn có thể cảm thấy đau nhức khi đứng lên bằng chân bị chấn thương. Thử dồn trọng lượng cơ thể lên chân bị đau và bước đi xem chân của bạn có chịu được áp lực không.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp bác sĩ.
    Khi phát hiện sưng phồng ở đầu gối, bạn có thể không biết nguyên nhân chính xác đằng sau chỗ bị sưng. Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu tình trạng sưng phồng kéo dài, đau nhức, hoặc không biến mất sau vài ngày.
    • Một số tình trạng có thể gây sưng phồng đầu gối như: rách dây chằng hoặc chấn thương phần sụn; tấy lên vì ép mạnh đầu gối xuống quá nhiều lần; loãng xương; viêm khớp mãn tính; bệnh gút; nhiễm trùng; viêm túi dịch; hoặc tình trạng khác.[3]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Áp dụng Liệu pháp Điều trị Chuyên nghiệp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt lịch khám.
    Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy tình trạng sưng phồng nghiêm trọng hoặc bạn không thể chịu được áp lực lên đầu gối. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp thấy đầu gối biến dạng rõ ràng hoặc sốt và đỏ tấy, điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Ngoài ra, hãy đến bác sĩ khi bạn không thấy có bất kỳ tiến triển nào sau khoảng 4 ngày. Dây chằng có thể đã bị chấn thương.
    • Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng để kết luận điều gì làm đầu gối bạn bị sưng phồng. Bác sĩ có thể tiến hành cuộc xét nghiệm thông qua hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI - Magnetic Resonance Imaging). Xét nghiệm này giúp phát hiện các chấn thương trong xương, gân và dây chằng.
    • Bác sĩ có thể tiến hành với xét nghiệm khác, đó là lấy dịch từ khớp đầu gối để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng không dựa trên số lượng bạch cầu và vi khuẩn trong dịch.[4]
    • Bác sĩ cũng có thể tiêm xtê-rô-ít vào đầu gối bạn để giảm sưng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Yêu cầu phẫu thuật.
    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng phồng đầu gối, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên phẫu thuật. Một vài loại hình phẫu thuật đầu gối phổ biến gồm:[5]
    • Thủ thuật chọc khớp: loại bỏ dịch khỏi đầu gối để giảm áp lực cho khớp xương.
    • Nội soi khớp: loại bỏ mô bị hủy hoại hoặc lỏng lẻo ra khỏi đầu gối.
    • Thay khớp: Bạn có thể phải thay khớp nếu đầu gối thực sự không có bất kỳ tiến triển nào và cơn đau nhức là không thể chịu nổi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gặp bác sĩ vật lý trị liệu.
    Bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp vật lý, kiểm tra chân của bạn, và cũng đưa ra bài tập cụ thể dựa trên tình trạng hiện tại của bạn, để làm cơ bắp quanh khớp xương chắc chắn hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp bác sĩ chỉnh hình.
    Vấn đề về chân như chứng bàn chân bẹt và các tình trạng sức khỏe khác có thể góp phần làm đau và phồng chân. Đến gặp và nhờ bác sĩ chỉnh hình chuẩn đoán bàn chân cho bạn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn mang dụng cụ chỉnh hình vào trong giày của bạn.[6]
    • Bác sĩ chỉnh hình cũng có thể chuẩn đoán lưng và hông. Đau nhức từ lưng, hông, hoặc bàn chân được cho là cơn đau có liên quan.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Phòng ngừa Sưng phồng Đầu gối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mang miếng đệm đầu gối.
    Nếu bạn phải dành nhiều thời gian để quỳ gối, như làm vườn hoặc việc nhà, hãy mang miếng đệm đầu gối.
    • Nếu có thể, thường xuyên “nghỉ giải lao khoảng ngắn” 10-20 giây mỗi lần. Trong lúc giải lao đó, hãy đứng lên và duỗi thẳng chân. Để chân trở về vị trí nghỉ ban đầu.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh gập đầu gối và ngồi xổm.
    Nên tránh những động tác lặp đi lặp lại có sử dụng đầu gối nếu bạn muốn ngăn ngừa tình trạng sưng phồng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh bài tập thể dục và môn thể thao có tác động mạnh đến đầu gối.
    Nhiều môn thể thao, đặc biệt là những môn yêu cầu phải chạy nhảy nhiều, có thể sẽ gây tổn thương đến đầu gối. Tránh môn trượt tuyết, chạy đua, và bóng rổ cho đến khi đầu gối bạn lành lại hoàn toàn.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn thực phẩm chứa chất kháng viêm.
    Chế độ ăn có thể góp phần làm tăng nguy cơ sưng phồng đầu gối hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bạn. Cố gắng tránh thực phẩm nhiều đường, chiên xào, hoặc chế biến sẵn. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, protein và ngũ cốc.
    • Axit béo omega-3 chứa nhiều chất kháng viêm. Ăn nhiều cá hồi và cá ngừ để tăng cường axit béo omega-3.[9]
    • Hãy thử chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải. Chế độ ăn này rất giàu protein không béo như cá, thịt gà, và cũng gồm rất nhiều rau xanh, dầu ô liu, và đậu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh hút thuốc.
    Hút thuốc làm giảm sự lưu thông ôxy và máu trong cơ thể. Điều này sẽ hạn chế khả năng tự hồi phục của mô.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Thử Liệu pháp Tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hạn chế hoạt động đầu gối.
    Để chân của bạn được ở yên và càng ít đi lại càng tốt.
    • Khi nằm xuống, để đầu gối cao hơn tim. Đỡ đầu gối và bàn chân trên chiếc gối hoặc cạnh giường.
    • Nếu thấy đau, dùng nạng để duỗi thẳng chân hoặc để dồn trọng lượng cơ thể lên.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm đá lên đầu gối.
    Chườm đá trực tiếp lên chỗ sưng khoảng 10-20 phút. Làm như thế 3 lần mỗi ngày để giảm sưng.[11]
    • Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc túi rau củ đông lạnh như đậu Hà Lan thay cho túi đá.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh hơi nóng trong vòng 48 giờ đầu tiên.
    Nếu bạn bị chấn thương làm sưng đầu gối, hãy để đầu gối tránh hơi nóng, gồm túi chườm nóng, tắm nước nóng, hoặc bồn tắm nước nóng.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng băng nén.
    Dùng băng nén co giãn quấn đầu gối lại để tạo độ nén. Điều này sẽ giúp giảm sưng phồng. Hãy thử băng nén có móc cài để bạn không phải dùng kẹp.
    • Bạn có thể mua băng nén ở tiệm thuốc gần nhà.
    • Cẩn thận để không quấn đầu gối quá chặt. Nếu bạn cảm thấy đầu gối tê, ngứa, đổi màu kỳ lạ, hoặc đau hơn, bạn có thể đã quấn băng nén quá chặt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mát xa đầu gối nhẹ nhàng.
    Mát xa nhẹ nhàng có thể giúp tăng lưu thông máu đến đầu gối. Nếu cảm thấy đau, dừng mát xa khu vực này.[13]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giảm cơn đau bằng loại thuốc giảm đau không cần theo toa.
    Thử thuốc kháng viêm như aspirin, acetaminophen, naproxen hoặc ibuprofen – tất cả chúng đều thuộc dòng thuốc kháng viêm không chứa xtê-rô-it (NSAID). [14]
    • Trước khi uống thuốc giảm đau này, hãy cẩn thận đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn bìa.
    • Bạn có thể dùng thử thuốc đắp giảm đau. Hãy hỏi dược sĩ để mua thuốc đắp giảm đau thích hợp. Hoặc sử dụng miếng đắp có chứa thuốc tê lidocain để giảm đau.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jonathan Frank, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình thể thao & Chuyên gia điều trị bảo tồn khớp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jonathan Frank, MD. Jonathan Frank là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sống tại Beverly Hills, California, chuyên về y học thể thao và điều trị bảo tồn khớp. Frank chuyên về phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật nội soi khớp gối, vai, hông và khuỷu tay. Frank có bằng bác sĩ y khoa của Đại học California, Trường Y khoa Los Angeles. Anh hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago và thực tập sinh tiến sĩ về y học thể thao chỉnh hình và điều trị bảo tồn khớp hông tại Trung tâm Y tế Steadman ở Vail, Colorado. Anh là bác sĩ thành viên thuộc Đội Trượt tuyết Hoa Kỳ. Frank hiện nay là cây bút chuyên viết các bài đánh giá cho tạp chí khoa học, nghiên cứu của anh được trình bày tại các hội nghị về phẫu thuật chỉnh hình trong khu vực, quốc gia và quốc tế, anh cũng giành được nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng Mark Coventry và William A Grana. Bài viết này đã được xem 15.227 lần.
Trang này đã được đọc 15.227 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo