Cách để Vết cắt mau lành

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ai trong chúng ta cũng đã từng bị thương bởi vết cắt trên da. Đa số vết cắt không cần phải đến bệnh viện để kiểm tra nhưng để an toàn và tránh nhiễm trùng, hãy làm tất cả những gì bạn nên làm để vết cắt lành nhanh chóng và hiệu quả.[1] Bạn có thể áp dụng nhiều bước để làm lành vết cắt nhanh chóng và không phải lo lắng về vết thương.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Vệ sinh và băng bó vết thương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa tay.
    Trước khi chăm sóc vết thương, bạn cần phải đảm bảo hai tay đều sạch để không gây nhiễm trùng. Tốt nhất bạn nên tuân thủ quy trình vệ sinh để đảm bảo hai tay luôn sạch sẽ.[2]
    • Làm ướt tay dưới vòi nước sạch.
    • Thoa xà phòng và tạo bọt bằng cách xoa hai tay vào nhau. Nên đảm bảo toàn bộ xà phong được phủ đều lên tay, kể cả mu bàn tay, giữa các ngón tay và cả móng tay.
    • Xoa đều 2 tay trong 20 giây. Cách phổ biến để tính giờ là hát bài "Happy Birthday" 2 lần hoặc hát bài "Bảng chữ cái ABC".
    • Rửa tay dưới vòi nước sạch. Nếu có thể, hãy đảm bảo không chạm vào vòi nước khi bạn tắt nước. Thay vào đó, hãy dùng cánh tay hoặc khuỷu tay.
    • Lau khô tay với khăn sạch hoặc hong khô.
    • Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch rửa tay khô có độ cồn thấp nhất là 60%. Lấy một lượng dung dịch như được ghi trên bao bì và xoa hai tay đến khi dung dịch khô hoàn toàn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cầm máu.
    Nếu bạn có vết cắt nhỏ hoặc va quẹt nhẹ, vết thương sẽ chảy một ít máu và tự ngưng ngay sau đó. Nếu không, bạn có thể giơ cao vết thương và ấn nhẹ lên vết thương với băng cá nhân tiệt trùng đến khi hết chảy máu.[3]
    • Nếu vết thương vẫn chảy máu sau 10 phút, hãy đến trạm y tế. Vết cắt có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ.
    • Nếu máu chảy nhiều hoặc không ngừng, bạn có thể bị đứt động mạch. Đây là tình trạng nguy hiểm và bạn nên đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay. Chỗ thường dễ bị đứt động mạch là ở đùi trong, bên trong bắp tay và ở cổ.[4]
    • Để sơ cứu vết cắt chảy máu nhiều trong khi đợi cấp cứu đến, hãy băng bó vết thương. Dùng băng cuộn hoặc vải sạch để quấn kỹ quanh vết thương. Tuy nhiên, đừng quấn quá chặt để không ngăn lưu thông máu. Sau đó, tìm hỗ trợ y tế ngay lập tức.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vệ sinh vết thương.
    Để tránh viêm nhiễm, bạn cần phải làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Hãy làm việc này trước khi băng bó để vi khuẩn không bám vào vết thương.[6]
    • Rửa vết thương dưới vòi nước sạch. Vòi nước sẽ rửa sạch bụi bẩn có trong vết thương.
    • Dùng xà phòng rửa xung quanh vết thương. Tránh bôi xà phòng trực tiếp lên vết cắt vì nó có thể gây kích ứng và viêm nhiễm.
    • Nếu vẫn còn mảnh vụn ở trong vết thương sau khi rửa, hãy dùng kẹp được tiệt trùng với cồn để gắp ra.
    • Đến gặp bác sĩ nếu có bụi bẩn hoặc mảnh vụn mà bạn không thể lấy ra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bôi kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh.
    Những sản phẩm này sẽ ngăn vết thương không bị nhiễm khuẩn và tránh biến chứng làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Bạn có thể dễ dàng tìm được các loại kem và thuốc mỡ kháng sinh ở hiệu thuốc.[7]
    • Tuy nhiên, nhớ kiểm tra thông tin trên bao bì trước khi dùng để đảm bảo bạn không bị dị ứng với các thành phần trong sản phẩm.
    • Nếu xuất hiện mẩn đỏ hoặc dị ứng, hãy ngưng dùng sản phẩm và đến gặp bác sĩ.
    • Nếu không có kem kháng sinh hoặc kháng khuẩn, hãy bôi một lớp mỏng sáp mỡ (petroleum jelly). Việc này sẽ giúp hình thành hàng rào bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Băng bó vết thương.
    Khi không băng bó, vết thương sẽ dính bụi bẩn và vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Dùng gạc y tế tiệt trùng không dính hoặc băng cá nhân để băng bó vết cắt. Hãy đảm bảo rằng vết thương được che kín.[8]
    • Nếu không có sẵn băng gạc, bạn thể băng bó vết thương với khăn giấy sạch cho đến khi tìm thấy băng gạc phù hợp.
    • Với vết cắt nhỏ không chảy máu nhiều, bạn có thể dùng băng dán cá nhân dạng lỏng. Sản phẩm này giúp làm lành vết thương, kháng khuẩn và thường chống nước trong nhiều ngày. Dùng trực tiếp sản phẩm này lên da sau khi rửa và hong khô vết thương.[9]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Quyết định xem bạn có cần đến bệnh viện hay không.
    Vết cắt trên bề mặt da có thể không cần đến bệnh viện trừ khi nó bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, có rất nhiều tình huống mà bạn cần phải đến bệnh viện để được xử lý đúng cách sau khi vệ sinh và băng bó vết thương. Nếu bất cứ điều nào sau đây xảy ra với bạn hoặc với vết thương thì đừng chần chừ mà hãy đến ngay bệnh viện:
    • Vết cắt ở trẻ dưới 1 tuổi. Bất cứ vết cắt nào xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đều cần được chăm sóc y tế kỹ lưỡng để đảm bảo không nhiễm khuẩn hoặc để lại sẹo.[10]
    • Vết cắt sâu. Vết cắt vào da khoảng 0,5 cm hoặc hơn thì được gọi là sâu. Với vết cắt cực kỳ sâu, bạn có thể thấy mỡ, cơ bắp hoặc xương. Loại vết thương này thường cần được khâu để mau lành và tránh viêm nhiễm.[11]
    • Với vết thương dài hơn 1,25 cm, bạn cũng cần phải khâu.[12]
    • Vết thương có nhiều bụi bẩn hoặc mảnh vỡ mà bạn không thể lấy ra. Để tránh viêm nhiễm, bạn nên đến bệnh viện nếu như không thể làm sạch hoàn toàn vết thương.
    • Vết thương ở khớp và nó bị hở mỗi khi di chuyển khớp. Loại vết thương này cũng cần phải khâu để giúp vết thương lành lặn.[13]
    • Vết cắt tiếp tục chảy máu sau 10 phút dùng áp lực đè mạnh. Đây có thể là dấu hiệu cho biết vết cắt đã trúng vào tĩnh mạch hoặc động mạch. Vết thương này cần được xử lý y tế đúng cách.[14]
    • Vết thương gây ra bởi động vật. Bạn có nguy cơ mắc bệnh dại trừ khi biết quá trình tiêm chủng của con vật đó. Vết thương nên được vệ sinh kỹ và bạn cần được tiêm chủng để ngăn ngừa bệnh dại.[15]
    • Bạn bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường thường gây biến chứng ở vết thương vì tuần hoàn máu kém và vấn đề về thần kinh. Vết cắt nhỏ có thể bị viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc mất nhiều thời gian để lành. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên đến gặp bác sĩ khi bị thương.[16]
    • Bạn tiêm ngừa uốn ván từ 5 năm trước. Mặc dù bác sĩ khuyên nên tiêm ngừa uốn ván mỗi 10 năm nhưng bạn vẫn nên tiêm bổ sung nếu gặp phải vết thương lỗ sâu, vết rách do động vật cắn hoặc bất kỳ vết cắt nào từ kim loại bị rỉ sét. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn tiêm ngừa uốn ván đã hơn 5 năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.[17]
    • Vết cắt ở trên mặt. Phương pháp khâu hoặc cách điều trị khác có thể giúp ích trong việc làm lành vết thương một cách thẩm mỹ.[18]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Chăm sóc vết thương sắp lành

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đổi băng gạc thường xuyên.
    Máu và vi khuẩn từ vết cắt sẽ tạo thành vết bẩn trên trên miếng băng gạc cũ và nó cần được thay ít nhất một lần trong ngày để tránh viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng nên thay băng gạc bất kỳ khi nào nó bị ẩm hoặc bẩn.[19]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý dấu hiệu viêm nhiễm.
    Mặc dù việc vệ sinh kỹ và băng bó vết thương giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nhưng việc này vẫn có thể xảy ra. Hãy lưu ý các dấu hiệu và trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:[20][21]
    • Cơn đau tăng dần ở xung quanh vết thương.
    • Vùng xung quanh vết cắt bị đỏ, sưng hoặc nóng.
    • Vết thương chảy mủ.
    • Có mùi khó chịu.
    • Bạn bị sốt trên 37°C hoặc kéo dài hơn 4 giờ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp bác sĩ nếu vết thương không lành.
    Vết cắt thường cần 3-7 ngày để lành hoặc 2 tuần nếu đó là vết thương nghiêm trọng. Nếu vết thương của bạn mất nhiều thời gian để lành thì có thể nó đã bị nhiễm trùng hoặc có vấn đề khác. Hãy gặp bác sĩ nếu vết thương chưa có dấu hiệu lành lặn sau 1 tuần.[22]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Giúp vết thương mau lành

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ ẩm khu vực xung quanh vết thương.
    Thuốc mỡ kháng sinh không chỉ giúp ngăn ngừa vi khuẩn mà còn giúp giữ độ ẩm cho vết cắt. Đây là một ích lợi vì vết thương bị khô sẽ lâu lành hơn nên độ ẩm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình. Hãy bôi thuốc mỡ mỗi khi băng bó vết thương. Kể cả khi bạn không còn băng bó vết thương, vẫn cứ bôi thuốc mỡ để giữ độ ẩm và giúp vết thương mau lành.[23]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh bóc hoặc cậy vảy ở vết thương.
    Vảy đôi khi hình thành ở vết cắt hoặc sau khi bị va quẹt. Vảy sẽ giúp bảo vệ vết thương khi chúng sắp lành. Do đó, bạn không nên bóc hoặc cố tách vảy ra. Vì việc này sẽ làm mất lớp bảo vệ vết cắt và cơ thể sẽ phải tự làm lành vết thương thêm lần nữa, dẫn đến vết thương lâu lành hơn.[24]
    • Đôi khi vảy sẽ vô tình bị bong ra và vết cắt bị chảy máu. Nếu việc này xảy ra, hãy vệ sinh và băng bó như khi xử lý vết cắt ban đầu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gỡ băng gạc một cách chậm rãi.
    Mặc dù chúng ta vẫn thường được khuyên nên gỡ băng gạc thật nhanh nhưng như vậy sẽ làm vết thương lâu lành. Gỡ băng gạc quá nhanh có thể làm bong vảy và tạo vết thương hở, làm cho vết thương không thể lành nhanh chóng. Do đó, hãy gỡ băng gạc thật chậm. Để việc này dễ dàng hơn, bạn có thể ngâm vết thương trong nước ấm nhằm làm lỏng băng gạc và ít bị đau khi tháo ra.[25]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh dùng sản phẩm kháng khuẩn mạnh cho vết thương nhỏ.
    Cồn, peroxide, iodine và xà phòng có chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng, làm vết thương bị viêm và có thể để lại thẹo. Với vết cắt và vết trầy xước nhẹ, bạn chỉ cần xử lý với nước sạch, xà phòng tẩy rửa nhẹ và thuốc mỡ kháng sinh.[26]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngủ đủ giấc.
    Cơ thể tự phục hồi trong khi ngủ. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, vết thương có thể mất nhiều thời gian để lành. Giấc ngủ là một phần thiết yếu cho hệ miễn dịch khỏe mạnh để tránh viêm nhiễm khi vết thương sắp lành. Dành thời gian để có giấc ngủ trọn vẹn cả đêm sẽ giúp vết thương lành lặn hiệu quả và nhanh chóng.[27][28]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Giúp vết thương mau lành với chế độ ăn uống phù hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn 2 hoặc 3 khẩu phần chất đạm mỗi ngày.
    Chất đạm là thành phần cần thiết cho da và mô phát triển. Ăn 2 hoặc 3 khẩu phần đạm mỗi ngày sẽ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Một số nguồn đạm tốt là:[29][30]
    • Thịt đỏ và thịt gia cầm
    • Đậu
    • Trứng
    • Sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp
    • Sản phẩm từ đạm đậu nành
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể.
    Chất béo cần thiết cho sự hình thành tế bào nên bạn sẽ cần nhiều để vết thương mau lành. Bạn nên chọn chất béo đa không bão hòa và chất béo đơn không bão hòa hoặc "chất béo tốt". Chất béo bão hòa trong đồ ăn vặt không có ích cho quá trình lành vết thương mà còn tạo ra các vấn đề sức khỏe khác.[31]
    • Nguồn "chất béo tốt" giúp làm lành vết thương là thịt nạc, dầu thực vật như hướng dương hoặc ô liu và sản phẩm từ sữa.[32]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung carbohydrate mỗi ngày.
    Carbohydrate rất quan trọng vì cơ thể cần nó để tạo năng lượng. Nếu không có nó, cơ thể sẽ lấy các chất dinh dưỡng khác như chất đạm để tạo năng lượng. Việc này làm chậm quá trình lành vết thương vì cơ thể thiếu chất đạm và chất béo. Bạn có thể tránh điều đó bằng cách ăn ngũ cốc, bánh mì, gạo và mỳ ống mỗi ngày.[33]
    • Chọn carbohydrate phức hợp thay cho carbohydrate đơn. Cơ thể tiêu hóa carbohydrate phức hợp chậm hơn nên sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Thức ăn chứa carbohydrate phức hợp như bánh mỳ làm từ lúa mạch nguyên cám, ngũ cốc và mỳ ống, khoai lang và yến mạch chưa qua sơ chế, thường chứa nhiều chất xơ và chất đạm hơn.[34]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cung cấp đẩy đủ vitamin A và C.
    Cả 2 loại vitamin này giúp vết thương lành bằng cách kích thích tế bào phát triển và chống viêm nhiễm. Ngoài ra, chúng cũng giúp chống nhiễm trùng khi vết cắt sắp lành.[35]
    • Nguồn cung cấp vitamin A gồm có khoai lang, rau chân vịt, cà rốt, cá trích, cà hồi, trứng và sản phẩm từ sữa.
    • Nguồn cung cấp vitamin C gồm có cam, ớt chuông vàng, rau củ có màu xanh đậm và các loại quả mọng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống.
    Kẽm giúp tổng hợp chất đạm và tăng cường sản sinh collagen làm cho vết thương lành lặn. Ăn thịt đỏ, ngũ cốc bổ dưỡng và và hải sản có vỏ cứng để có đủ chất kẽm trong chế độ ăn uống.[36][37]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
    Tăng cường bổ sung nước để cải thiện tuần hoàn máu giúp cung cấp dưỡng chất cho vết thương. Hơn nữa, nước cũng đẩy độc tố ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.[38]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống. Nếu bạn có tiền sử bệnh án hoặc ăn kiêng theo chỉ định, bạn có thể làm tổn hại đến cơ thể nếu không có hướng dẫn về y tế.
  • Gọi cấp cứu hoặc đến ngay trạm y tế nếu vết cắt không ngưng chảy máu sau 10 phút, có mảnh vụn trong vết thương mà bạn không thể lấy ra hoặc vết thương sâu hay rộng.[39]
  1. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/skin-injury/
  2. http://www.webmd.com/first-aid/tc/cuts-when-stitches-are-needed-topic-overview
  3. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/skin-injury/
  4. http://www.webmd.com/first-aid/tc/cuts-when-stitches-are-needed-topic-overview
  5. http://www.webmd.com/first-aid/tc/cuts-when-stitches-are-needed-topic-overview
  6. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-animal-bites/basics/art-20056591
  7. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/wound-care-10/diabetic-wounds
  8. http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=47225&page=2
  9. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/skin-injury/
  10. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  11. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/symptoms-of-infection-after-a-skin-injury
  12. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000741.htm
  13. http://www.webmd.com/first-aid/tc/how-a-scrape-heals-topic-overview
  14. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/wound-care-10/slideshow-wound-care-dos-and-donts
  15. http://www.webmd.com/first-aid/tc/how-a-scrape-heals-topic-overview
  16. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/wound-care-10/slideshow-wound-care-dos-and-donts
  17. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/wound-care-10/reducing-scars?page=1
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3400176/
  19. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000741.htm
  20. http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
  21. http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
  22. http://www.webmd.com/diet/obesity/skinny-fat-good-fats-bad-fats?page=3
  23. http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
  24. http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
  25. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/imagepages/19529.htm
  26. http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
  27. http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_What_We_Eat_Affects_How_We_Feel/hic_Keeping_Your_Digestive_Tract_Healthy/hic_Nutrition_Guidelines_to_Improve_Wound_Healing
  28. http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
  29. http://www.woundcarecenters.org/article/living-with-wounds/how-your-diet-can-aid-in-wound-healing
  30. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000593.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 5.469 lần.
Trang này đã được đọc 5.469 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo