Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn là người thích giao tiếp, có tính cách vui vẻ hoà nhã và thích bầu không khí ở quán bar thì có lẽ nghề bartender rất phù hợp với bạn! Tuy nhiên, có thể bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. May mắn là thường thì nghề bartendr không đòi hỏi phải được đào tạo bài bản hoặc trình độ học vấn. Bạn chỉ cần có kinh nghiệm làm việc với khách hàng và các kỹ năng quan trọng như khả năng làm việc dưới áp lực, có trí nhớ tốt và tinh thần trách nhiệm. Bằng cách rèn luyện các kỹ năng và thực hành pha chế, bạn có thể khởi nghiệp với nghề bartender.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đáp ứng các yêu cầu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra lại quy định độ tuổi tối thiểu để trở thành bartender trong vùng bạn ở.
    Yêu cầu về độ tuổi tối thiếu cho nghề bartender có thể khác nhau, nhưng thường nằm trong khoảng từ 18 đến 21 tuổi. Bạn hãy tìm hiểu yêu cầu về tuổi tối thiểu trong vùng bạn đang sinh sống. Nếu đã đủ tuổi, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm công việc của mình![1]
    • Nhiều bang ở Mỹ không yêu cầu người hành nghề bartender phải đủ tuổi uống rượu hợp pháp.
    • Nếu chưa đủ tuổi để trở thành bartender, bạn vẫn có thể rèn luyện các kỹ năng của bartender. Hãy bắt đầu học các công thức pha chế. Bạn cũng có thể bắt đầu làm việc trong một nhà hàng hoặc quán bar như nhân viên phụ bar hoặc nhân viên phục vụ để tích luỹ kinh nghiệm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Học một khoá pha chế rượu để nắm được các kỹ năng và có thêm kinh nghiệm.
    Đây không phải là yêu cầu bắt buộc, nhưng nó sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt của người tuyển dụng, đặc biệt là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Có nhiều chương trình đào tạo bartender mà bạn có thể theo học, phần lớn chỉ kéo dài vài tuần. Khi hoàn thành một chương trình, bạn sẽ được cấp chứng chỉ để các kỹ năng của bạn được chính thức công nhận.[2]
    • Nếu là ở Mỹ, bạn nên cố gắng tìm một chương trình được bộ Giáo Dục của bang cấp phép để đảm bảo đó là chương trình hợp pháp.
    • Nếu định theo học trường đào tạo bartender, bạn nên sắp xếp đến thăm trường trước khi trả học phí. Đến tham quan trường và gặp một số giảng viên ở đó để xem họ có chuyên nghiệp và có kiến thức về ngành này không. Họ cũng phải sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy chuyên môn. Như vậy, bạn có thể tránh được những kẻ lừa đảo.
    • Ngoài các chương trình dạy trực tiếp còn có nhiều chương trình dạy online, nhưng bạn nên cẩn thận. Hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không bị lừa gạt. Nếu có thể, bạn nên nói chuyện với các học viên đã hoàn thành khoá học để biết chắc là họ đã tìm được việc làm sau khi học.
    • Các trường đào tạo bartender thường có học phí vài trăm đô la, dù là học trực tiếp hoặc online.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mua một bộ dụng cụ pha chế để luyện tập tại nhà.
    Cách duy nhất để tiến bộ trong nghề bartender là thực hành, do đó bạn nên tận dụng tối đa thời gian ở nhà. Bạn có thể mua một bộ dụng cụ pha chế giá rẻ với một bình lắc pha cocktail, kẹp gắp, cây đánh bọt, thìa và mọi dụng cụ mà bạn sẽ sử dụng khi đứng quầy. Bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người quản lý bar bằng các kỹ năng của mình nếu bạn chịu khó tập luyện ở nhà.[3]
    • Đừng chi thực hành pha chế các công thức. Bạn cũng nên học cách trang trí cho thức uống nữa. Trang trí là một yếu tố quan trọng cho món cocktail, nhất là ở các quán bar có phong cách hiện đại.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Học thuộc các công thức pha chế.
    Có thể bạn nghĩ là phải học thuộc hàng trăm công thức mới được nhận vào làm bartender, nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Chỉ có một số loại thức uống được ưa chuộng mà khách hay gọi, thế nên bạn hãy tập trung vào những công thức đó. Phần còn lại bạn có thể vừa làm vừa học dần dần, nhất là với một số quán bar có các công thức pha chế độc đáo.[4]
    • Một số loại cocktail phổ biến nhất là Dark and Stormy, Old Fashioned, Negroni, Daiquiri, Martini, Whiskey Sour, Margarita, và Moscow Mule.[5] Nếu nắm vững các công thức pha chế này, có lẽ là bạn đã có đủ kiến thức cần thiết để kiếm được việc.
    • Các công thức pha chế rất dễ tìm trên mạng. Bạn cũng có thể mua sách dạy pha chế với đầy đủ các công thức.
    • Nhớ học cả các thuật ngữ thông thường trong pha chế rượu, chẳng hạn như "neat" (không đá) hoặc "on the rocks" (có đá) để biết khách gọi gì.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mài giũa các kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng.
    Đừng quên rằng nghề bartender không chỉ là pha chế thức uống. Về tổng thể, đó là một vị trí phục vụ, do đó bạn phải tương tác nhiều với mọi người. Bạn có thể tạo ấn tượng tốt với khách hàng bằng cách giới thiệu các món đồ uống khác nhau, trò chuyện xã giao, cẩn thận lắng nghe để phục vụ đúng ý khách, và nói chung là giúp cho khách có khoảng thời gian vui vẻ.[6]
    • Nếu cảm thấy bản thân không phải là người giỏi giao tiếp, bạn vẫn có thể tập luyện kỹ năng này. Thử tạo một quầy bar mô phỏng ở nhà để phục vụ bạn bè và người nhà dể cải thiện kỹ năng.
    • Có thể bạn cũng mắc lỗi trong lúc làm việc. Điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần sẵn sàng xin lỗi khách và sửa chữa.
    • Nhớ rằng đôi khi bạn cũng cần phải cứng rắn. Những người khách đã uống rượu có thể trở nên thô lỗ hoặc gây rối. Bạn phải sẵn sàng ngăn chặn khi khách say xỉn, hoặc đuổi họ ra khỏi quán bar nếu họ có hành động không đúng mực.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lấy chứng chỉ nghề bartender của bang nếu bạn sống ở Mỹ.
    Một số bang ở Mỹ đòi hỏi người hành nghề bartender phải có chứng chỉ nghề. Thường thì bạn phải học một khoá ngắn về an toàn và đạo đức trong việc phục vụ thức uống có cồn, hầu hết các các khoá học chỉ vài giờ. Sau đó, bạn sẽ có chứng chỉ của bang.[7]
    • Các khoá học kỹ năng này dạy cách kiểm tra thẻ căn cước, phát hiện căn cước giả, nhận biết người đã say rượu và các vấn đề khác phát sinh trong lúc làm việc.
    • Không phải tất cả các quán bar đều yêu cầu có chứng chỉ nghề bartender, nhưng nó sẽ giúp bạn trở thành ứng viên nặng ký.
    • Một số bang còn cấp thêm chứng chỉ bartender toàn diện, tương tự như chứng chỉ của trường dạy bartender. Một số quán bar cao cấp có thể đòi hỏi các chứng chỉ này.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Bắt đầu bằng việc phụ bar để học hỏi kinh nghiệm.
    Đáng tiếc là bạn sẽ rất khó được nhận vào làm bartender nếu chưa có kinh nghiệm phục vụ quầy bar dù bạn có đầy đủ bằng cấp và chứng chỉ. Một cách hiệu quả để bước chân vào nghề là làm việc phụ bar trước. Nhân viên phụ bar sẽ làm tất cả những công việc sau quầy bar như cho đá vào xô, thu dọn và rửa ly cốc, xếp nguyên liệu vào tủ lạnh và mọi công việc khác mà bartender yêu cầu. Phụ bar nghe không hấp dẫn bằng bartender, nhưng đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu tiến dần đến nghề bartender.[8]
    • Thường thì bạn có thể bắt đầu làm việc phụ bar mà không cấn kinh nghiệm hoặc chứng chỉ gì, do đó bạn nên cân nhắc xin làm phụ bar trong khi đang học lấy các chứng chỉ nghề bartender.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tìm việc làm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Viết một đơn...
    Viết một đơn xin việc ấn tượng. Cũng như bất cứ công việc nào khác, bạn cần đơn xin việc để ứng tuyển vào nghề bartender. Đơn xin việc bartender cũng như các đơn xin việc các nghề khác – hãy viết ngắn và dễ đọc. Nhớ nêu kinh nghiệm, bằng cấp và chứng chỉ của bạn ở phần đầu để người quản lý bar thấy ngay là bạn có đủ điều kiện để làm bartender.[9]
    • Đừng quên ghi thông tin liên lạc của bạn trong đơn xin việc! Đây là việc đơn giản nhưng đôi khi người ta lại quên.
    • Nếu bạn không có kinh nghiệm nào về bartender, hãy nhớ nhấn mạnh bất cứ công việc phục vụ khách hàng nào bạn đã làm. Các nghề bạn đã từng làm như nhân viên phục vụ, thu ngân, tiếp tân hoặc nhân viên hỗ trợ khách hàng có thể chứng tỏ rằng bạn biết cách làm việc với mọi người và chăm sóc khách hàng.
    • Nhớ rằng một người trung bình sẽ dành chưa đến 1 phút để đọc đơn xin việc của bạn. Hãy đảm bảo ai đó có thể trông thấy ngay kinh nghiệm của bạn khi họ đọc lướt qua.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử kiểm tra các quá bar mà bạn thường đến.
    Các quán bar và nhà hàng thường nhận được nhiều đơn xin việc bartender, do đó đơn của bạn có thể khó nổi bật. Nếu bạn là khách quen của một vài quán bar trong thành phố và biết các nhân viên ở đó thì bạn sẽ có lợi thế hơn. Hãy đến đó và nói rằng bạn đang tìm nghề bartender và muốn được nói chuyện với người quản lý. Nếu các nhân viên ở đó đã biết bạn thì nhiều khả năng quản lý sẽ thuê bạn hơn.[10]
    • Nhớ đem theo đơn xin việc để phòng khi người quản lý yêu cầu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lên các trang tuyển dụng online để tìm các vị trí bartender còn trống.
    Nhiều công việc bartender được đăng trên mạng như bất cứ công việc nào khác. Bạn có thể tìm trên các website như Indeed hoặc Glassdoor bằng cách nhập từ khoá “bartender” vào công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông báo tuyển dụng mà bạn có thể nộp đơn.[11]
    • Nhớ điều chỉnh cài đặt vị trí theo vùng mà bạn muốn làm việc. Nếu không, bạn sẽ phải lướt qua rất nhiều thông báo tuyển dụng không gần chỗ bạn ở.
    • Vì việc nộp đơn trên mạng rất dễ dàng, có lẽ bạn sẽ có nhiều ứng viên cạnh tranh khi tìm việc trên mạng. Bạn nên kết hợp cách này với việc đến trực tiếp.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến các quán bar trong vùng để nộp đơn.
    Không phải vị trí bartender nào cũng được thông báo tuyển dụng trên mạng, và đến xin việc trực tiếp vẫn là cách phổ biến trong ngành bartender. Bạn hãy lên một danh sách các quán bar trong vùng và đến đó để xin việc. Đem theo đơn xin việc và sẵn sàng giới thiệu bản thân với người quản lý.[12]
    • Hãy chuẩn bị sẵn sàng, vì người quản lý có thể muốn phỏng vấn hoặc kiểm tra bạn tại chỗ.
    • Cố gắng đến quán bar vào giờ ít bận rộn, chẳng hạn như khoảng giữa giờ chiều. Nếu bạn đến vào lúc đang bận, có thể người quản lý không có thì giờ nói chuyện với bạn.
    • Nếu bạn quen ai đó làm việc tại các quán bar trong vùng, hãy cho họ biết là bạn đang tìm việc. Họ có thể nói tốt cho bạn với quản lý.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Nhận việc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn mặc chỉn chu khi đi phỏng vấn.
    Bạn hẳn muốn tạo ấn tượng với người đang phỏng vấn bạn, và một bộ trang phục chỉnh tề sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt. Ngay cả khi chỉ đi phỏng vấn ở một quán bar xem thể thao bình thường, bạn cũng sẽ không bao giờ phải tiếc khi mặc một chiếc quần hoặc váy cắt khéo với chiếc áo sạch sẽ tinh tươm.[13]
    • Nhớ rằng ở các quan bar sang trọng có thể sẽ khác. Các bartender ở đó thường thắt cà vạt và mặc trang trọng, do đó bạn ãy ăn mặc phù hợp khi đi phỏng vấn.
    • Nguyên tắc chung là ăn mặc chỉn chu hơn các bartender đang làm việc ở đó một chút.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hoà nhã và nhiệt tình trong suốt cuộc phỏng vấn.
    Tính cách của bạn có ý nghĩa rất lớn khi bạn muốn tìm việc làm bartender. Các nhà tuyển dụng thích những ứng viên duyên dáng ưa nhìn, đồng thời phải có óc xét đoán tốt và có trách nhiệm. Hãy cho người quản lý thấy rằng bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu đó. Bắt tay, giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, ngồi thẳng người và nói giọng tự tin để họ thấy rằng bạn phù hợp với nghề này.[14]
    • Cố gắng trả lời phỏng vấn với người quản lý như một cuộc chuyện trò. Điều này sẽ khiến họ thích bạn ở khía cạnh cá nhân hơn và khả năng họ nhận bạn sẽ cao hơn.
    • Nếu họ có hỏi vì sao bạn muốn làm việc tại quán bar này, hãy trả lời đại loại như "Tôi cảm thấy bầu không khí ở đây rất tuyệt vời và hợp với tôi. Tôi tin là tôi có thể hoà hợp với các khách hàng và nhân viên và có thể làm việc tốt nhất ở đây."
    • Người quản lý có thể cố tình hỏi những câu khó và căng thẳng. Có lẽ dó là phép thử để xem bạn xử lý áp lực như thế nào, do đó bạn hãy giữ bình tĩnh và luôn hoà nhã trong suốt cuộc phỏng vấn, cho dù có cảm thấy căng thẳng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc với khách hàng của bạn.
    Bất kể kiến thức pha chế thức uống của bạn có giỏi đến đâu, một trong các mặt quan trọng nhất của nghề bartender còn là tương tác với khách hàng. Người quản lý có thể sẽ hỏi về các kinh nghiệm trước đây của bạn trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dù là ở quán bar hay không. Hãy sẵn sàng nêu bật các kỹ năng của bạn về giao tiếp và xử lý các vấn đề với công chúng. Đây là một cách hữu hiệu để tạo ấn tượng với quản lý.[15]
    • Người phỏng vấn có thể hỏi bạn cách xử lý một số tình huống giả định, chẳng hạn như ghi nhớ các thức uống mà một nhóm đông người gọi cùng lúc hoặc cách phát hiện căn cước giả. Hãy chuẩn bị trước các tình huống mà bạn có thể gặp phải trong khi làm việc và đưa ra câu trả lời hợp lý.
    • Chuẩn bị vài câu chuyện về cách giải quyết xung đột, chẳng hạn như đuổi một người say khướt đi vào quán bar. Những tình huống như thế này có thể sẽ xảy ra khi bạn làm việc, do đó người quản lý muốn biết khả năng xử lý của bạn.
    • Bạn có thể kể những câu chuyện như "Tôi nhớ có lần một khách hàng loạng choạng đi vào quán bar và tôi biết chắc là anh ta đã say. Phục vụ rượu cho anh ta lúc này là không đúng, thế nên tôi bảo anh ta đi đi. Khi anh ta không chịu đi, tôi gọi bảo vệ đưa anh ta ra ngoài."
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gọi điện hoặc gửi thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn.
    Dù cuộc phỏng vấn có tốt đẹp đến đâu, nhưng nếu không gọi điện hoặc gửi thư cảm ơn sau đó thì nghĩa là bạn đã mắc lỗi. Một ngày sau cuộc phỏng vấn, hãy gửi cho người quản lý một email hoặc gọi điện để cảm ơn vì đã dành thời gian cho bạn. Bạn cũng có thể nhân dịp này nhắc lại sự quan tâm của mình với công việc đó. Nếu họ còn lưỡng lự thì sự nhiệt tình của bạn có thể khiến họ ưu ái bạn hơn.[16]
    • Bạn không cần dài dòng quá. Chi cần nói “Em muốn cảm ơn anh một lần nữa vì đã dành thì giờ cho em ngày hôm qua. Em rất yêu thích công việc này và hy vọng sớm nhận được tin báo của anh.”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm tốt ca thử việc.
    Nếu bạn đã vượt qua được vòng phỏng vấn, bước tiếp theo sẽ là làm thử việc. Đây là thời gian thực tập thông thường để đảm bảo bạn thực sự có thể làm được việc. Người quản lý sẽ sắp xếp cho bạn ca làm việc dưới sự giám sát của họ. Đây là phép thử cuối cùng cho vị trí của bạn, thế nên bạn hãy cố hết sức làm thật tốt![17]
    • Chuẩn bị và đem theo mọi thứ mà quản lý yêu cầu, chẳng hạn như bút hoặc đồ mở chai. Và nhớ ăn mặc đúng quy định.
    • Giữ bình tĩnh trong ca làm việc. Có thể công việc của bạn sẽ đầy áp lực, và người quản lý có thể xếp lịch cho bạn vào giờ đông khách để quan sát biểu hiện của bạn. Hãy nhớ áp dụng mọi kỹ năng và kinh nghiệm của bạn để vượt qua.
    • Nhớ phối hợp tốt với mọi người làm cùng ca. Làm bartender cũng có nghĩa là làm một thành viên của nhóm, vì vậy bạn cần đóng góp cho nhóm hết khả năng của bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cố gắng đừng kén chọn khi lần đầu tiên tìm việc, nhất là khi bạn không có nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng là bước chân vào ngành này, thế nên đừng từ chối một công việc không hoàn toàn như ý.
  • Nếu muốn làm bartender, bạn cần sẵn sàng làm việc vào ban đêm, các ngày cuối tuần và ngày lễ. Đó là những thời điểm bận rộn mà bạn sẽ nhận được nhiều tiền boa nhất.

Cảnh báo

  • Đừng nói dối về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Có thể bạn sẽ vượt qua được cuộc phỏng vấn, nhưng nếu bạn làm mọi thứ rối tung trong lúc làm việc thì quản lý sẽ biết ngay là bạn nói dối.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tom Blake
Cùng viết bởi:
Chuyên gia pha chế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tom Blake. Tom Blake quản lý một blog chuyên về pha chế, craftybartending.com. Anh là nhân viên pha chế từ năm 2012 và đã viết một cuốn sách tên là The Bartender's Field Manual. Bài viết này đã được xem 17.003 lần.
Trang này đã được đọc 17.003 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo