Cách để Trông giữ Trẻ em

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nghề trông trẻ đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn và chín chắn, nhưng công việc này cũng có thể rất vui! Nếu chưa trông trẻ bao giờ, có lẽ bạn sẽ tự hỏi không biết làm sao để tìm khách hàng, tính tiền như thế nào và làm sao để trở thành người trông trẻ tốt. Đừng lo – chỉ cần tận tâm và chuẩn bị một chút, bạn sẽ thấy công việc trông trẻ sẽ rất thú vị và xứng đáng (mà còn kiếm được một chút tiền rủng rỉnh!).

Phần 1
Phần 1 của 5:

Trở thành người trông trẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận việc phụ giúp trông trẻ.
    Công việc phụ trông trẻ khi bố mẹ các bé có ở nhà là một dịp để bạn rèn luyện kỹ năng chăm sóc trẻ em và học được một số kinh nghiệm quý giá giúp tăng cơ hội tìm được việc trông trẻ. Giúp bố mẹ trông em ở nhà cũng là một cách tuyệt vời để thực tập. Nếu không có em còn nhỏ, bạn có thể thử phụ trông em họ hoặc con của bạn thân.
    • Quan sát kỹ bố mẹ của trẻ khi họ làm những việc mà bạn chưa làm bao giờ hoặc nếu có làm thì cũng lóng ngóng. Hãy nhờ họ hướng dẫn các kỹ năng mà bạn cảm thấy khó, chẳng hạn tắm cho em bé. Ngoài ra, bạn hãy để ý đến những điểm mạnh của mình, ví dụ như giúp trẻ làm bài tập. Bạn có thể ghi các điểm mạnh này vào hồ sơ xin việc mà sau đó sẽ được diễn giải chi tiết.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham dự một lớp học trông trẻ hoặc chăm sóc trẻ.
    Ở một số khu vực, bạn phải có giấy phép hoặc giấy chứng nhận trước khi nhận trông trẻ. Dù sao thì việc nắm rõ trách nhiệm và kỹ năng trông trẻ cơ bản cũng rất hữu ích. Hãy tìm các lớp học chăm sóc trẻ em, hồi sức tim phổisơ cứu để chuẩn bị kỹ lưỡng và đủ tiêu chuẩn cho lần đầu tiên nhận việc. Bạn có thể tìm các lớp học này ở hội Chữ Thập Đỏ[1] và các trung tâm cộng đồng.
    • Tìm đọc sách hướng dẫn trông trẻ. Những tài liệu này sẽ giải đáp nhiều thắc mắc thường gặp về việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày và trong các trường hợp cấp cứu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lập thời gian biểu.
    Thường thì bạn sẽ nhận trông trẻ như một người làm việc tự do, trừ khi bạn mở lớp trông giữ trẻ tại nhà, làm người giúp việc trong nhà hoặc bảo mẫu. Nếu định nhận trông nhiều trẻ, bạn sẽ phải lập thời gian biểu và bám sát vào đó. Cách này nghe có vẻ lỗi thời, nhưng việc điền vào lịch tất cả những ngày và thời gian trống là rất hữu ích, vì khi có phụ huynh nào gọi đặt lịch trông trẻ thì bạn sẽ biết chính xác mình có rảnh hay không.
    • Bạn có thể dùng màu sắc để mã hoá các ngày “bận” của bạn trên lịch cho dễ nhìn.
    • Cập nhật thời gian biểu liên tục để tránh trùng lắp.
    • Lập một thời gian biểu thông thường về các hoạt động khác của bạn như chơi thể thao, v.v… cũng hữu ích đối với các bậc cha mẹ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quyết định mức thù lao.
    Một số cha mẹ đã định sẵn mức lương trả cho người trông trẻ, nhưng nhiều người sẽ trả tiền theo giờ với mức thù lao mà người trông trẻ đưa ra. Có hai lựa chọn trong việc tính thù lao: tính tiền theo giờ hoặc tính tiền theo từng trẻ. Cách thứ nhất sẽ tiện hơn khi bạn làm việc với các gia đình có ít trẻ con, còn cách thứ hai sẽ tốt hơn nếu bạn định trông giữ hơn hai trẻ cùng lúc. Bạn cũng có thể tính thêm tiền khi phải làm việc vào những ngày cuối tuần hoặc phải trông trẻ đến quá nửa đêm.
    • Ở Mỹ, mức giá trông trẻ theo giờ thường vào khoảng $9-$15 mỗi giờ, nhưng điều này còn tuỳ thuộc đáng kể vào từng nhà và khu vực mà bạn hoặc gia đình đó sinh sống.[2]
    • Mức thù lao tính theo từng trẻ thường vào khoảng $7-$10 một bé mỗi giờ. Tuy nhiên, để biết thêm về mức độ cạnh tranh và thích ứng với điều kiện cụ thể, bạn nên xem lướt qua mức thù lao của những người trông trẻ cho các gia đình có số trẻ tương tự như gia đình bạn nhận trông.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lập một danh sách các thông tin về an toàn/sức khoẻ.
    Bạn cũng cần biết các thông tin của riêng từng bé (chẳng hạn như thông tin về dị ứng), nhưng bạn nên có một danh sách chung các số điện thoại để gọi trong "trường hợp xấu nhất". Ghi lại tất cả các thông tin trong sổ tay, trên ứng dụng ghi chú, cặp hồ sơ, v.v… để luôn có sẵn trong tay. Các thông tin cần ghi lại bao gồm:
    • Trung tâm chống độc
    • Đồn cảnh sát
    • Sở cứu hoả
    • Đường dây nóng y tế
    • Một người đã có con mà bạn tin cậy (chẳng hạn như cô dì hoặc bố mẹ) để liên lạc khi gặp các rắc rối nhỏ
    • Mọi số điện thoại có liên quan
    • Biểu mẫu để phụ huynh điền vào
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiếp thị bản thân.
    Nếu chưa nhận trông trẻ bao giờ, bạn sẽ phải tiếp thị cho mọi người biết là bạn đang nhận làm công việc này. Tìm việc qua lời truyền miệng là dễ nhất. Hãy nói chuyện với hàng xóm hoặc các bậc cha mẹ có con nhỏ ở trường của bạn. Hỏi bạn bè đang nhận trông trẻ xem liệu họ có biết người nào cần không. Nếu bạn có anh chị đang trông trẻ sắp chuyển sang công việc khác, hãy liên lạc với các phụ huynh đó.
    • Tốt nhất là bạn nên nhận trông trẻ cho người mà bạn quen biết hoặc do bạn bè giới thiệu. Nếu chưa làm công việc này bao giờ, có lẽ bạn chỉ nên trông trẻ cho những người quen biết.
    • Nếu phương pháp truyền miệng không đem lại hiệu quả, hãy cân nhắc quảng cáo trong khu phố. Bạn có thể đến từng nhà phát tờ rơi hoặc gửi email nếu khu phố nơi bạn ở cung cấp danh sách thông tin của các cư dân. Nếu định tiếp thị rộng rãi, bạn hãy hỏi ý kiến bố mẹ trước. Bố mẹ bạn cần được biết khi bạn đăng thông tin cá nhân. Bạn có thể dán một tờ rơi quảng cáo lên bảng tin của khu phố.
    • Viết một bản sơ yếu lí lịch, trong đó nêu cụ thể các kỹ năng, kinh nghiệm của bạn và lớp huấn luyện mà bạn từng tham gia.
    • Nếu đã đủ tuổi, bạn có thể đăng ký trên các trang web trông trẻ. Lưu ý rằng một số trang web không chấp nhận người chưa đủ tuổi.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chuẩn bị trả lời câu hỏi của các phụ huynh.
    Tìm được các phụ huynh thuê trông trẻ đã là khó, bước tiếp theo còn khó hơn là thể hiện làm sao để họ tin tưởng rằng bạn làm được việc. Hãy hẹn một buổi trả lời phỏng vấn để làm quen với các khách hàng và con của họ.
    • Cũng như bạn muốn tìm một công việc tốt, các bậc cha mẹ sẽ muốn tìm hiểu về bạn càng nhiều càng tốt. Hãy kể với họ về bản thân, gia đình, trường học của bạn và lý do vì sao bạn muốn làm công việc trông trẻ.
    • Chuẩn bị trước các câu cần hỏi để biết những gì đang chờ đợi bạn. Viết các câu hỏi ra giấy cho khỏi quên. Các câu trả lời mà bạn nhận được sẽ giúp bạn xác định liệu đây có phải là công việc tốt dành cho bạn không.
    • Nếu bạn đã được phỏng vấn và gặp bọn trẻ rồi nhưng vẫn còn muốn tìm hiểu thêm, hãy đề nghị được gặp họ thêm lần nữa để bạn có thêm thời gian làm quen với bọn trẻ. Hầu như cha mẹ nào cũng đều hài lòng khi thấy bạn tận tâm với công việc như vậy.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Nhận biết vùng an toàn của bạn và các giới hạn.
    Trước khi quyết định nhận việc, bạn cần biết điều gì là thoải mái, điều gì không. Bạn phải có cảm giác tự tin. Nếu cảm thấy không yên tâm lắm, tốt nhất là bạn nên chờ cơ hội khác. Sự an toàn của bạn cũng quan trọng không kém sự an toàn của những trẻ bạn trông nom. Nếu đây là lần đầu tiên bạn nhận trông trẻ, hãy đảm bảo bạn phải cảm thấy thoải mái với gia đình mà bạn sẽ nhận việc. Nghe theo linh cảm và đừng nghĩ rằng bạn phải nhận công việc ngay lập tứcl.
    • Nói với họ rằng bạn cần phải xin phép bố mẹ trước khi nhận việc. Khi bạn biết mình muốn gì và sẽ đối mặt với điều gì thì công việc trông trẻ sẽ tốt đẹp hơn cho cả bạn và bọn trẻ.
    • Nếu cảm thấy mình chưa đủ kỹ năng để chăm trẻ sơ sinh, bạn đừng nhận công việc này.
    • Nếu bị dị ứng với động vật, bạn phải từ chối làm việc cho gia đình có nuôi loài vật đó.
    • Làm quen với bọn trẻ trước để biết liệu bạn có sẵn sàng trông giữ các bé đó không. Điều này cũng giúp nâng cao vị thế của bạn trong mắt bọn trẻ và sẽ không khóc khi cha mẹ rời khỏi nhà.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Tự hỏi bản thân các câu sau trước khi quyết định nhận việc:
    • Bạn có thích chơi với trẻ con không?
    • Bạn có sẵn sàng chăm sóc bọn trẻ không?
    • Bạn có kiến thức về nhu cầu của trẻ nhỏ không?
    • Bạn đã tham dự khoá học trông trẻ nào chưa?
    • Bạn có kinh nghiệm chăm sóc em ruột hoặc em họ còn nhỏ không?
    • Bạn có thể làm được gì cho bọn trẻ và gia đình chủ nhà?
    • Bạn muốn thỉnh thoảng mới nhận trông trẻ hay tìm một công việc ổn định?
    • Nếu bạn quan tâm đến thu nhập, liệu số giờ làm và mức lương có đáp ứng được nhu cầu của bạn không?
    • Bạn sẽ trông bao nhiêu trẻ?
    • Những trẻ bạn sẽ trông nom bao nhiêu tuổi? Trẻ ở các độ tuổi khác nhau sẽ đòi hỏi công sức chăm sóc khác nhau.
    • Trẻ có nhu cầu đặc biệt hay chế độ ăn riêng nào không?
    • Nhà chủ có nuôi thú cưng không? Có hồ bơi không?
    • Bạn định làm việc bao nhiêu giờ?
    • Bạn được phép làm những việc gì trong nhà họ (ví dụ như được dùng vi tính của chủ nhà, được cung cấp thức ăn và đồ ăn vặt hay tự đem đồ ăn theo)?
    • Nếu có giấy phép lái xe, bạn có phải đưa đón trẻ không?
    How.com.vn Tiếng Việt: Julie Wright, MFT

    Julie Wright, MFT

    Chuyên gia chăm sóc trẻ em
    Julie Wright là nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, người đồng sáng lập của The Happy Sleeper, chuyên tư vấn về giấc ngủ và tổ chức các lớp dạy ngủ trực tuyến cho trẻ em. Julie là nhà tâm lý trị liệu chuyên về trẻ sơ sinh, trẻ em và cha mẹ và là đồng tác giả của hai cuốn sách dạy kỹ năng làm cha mẹ bán chạy nhất (The Happy Sleeper và Now Say This) do Penguin Random House xuất bản. Cô là tác giả của chương trình Bố, Mẹ và Tôi tại Los Angeles, California, chuyên hỗ trợ và dạy kỹ năng cho những người mới làm cha mẹ. Công việc của Julie đã được đề cập trên tạp chí The New York Times, The Washington Post và NPR. Julie được đào tạo tại Cedars Sinai Early Childhood Center.
    How.com.vn Tiếng Việt: Julie Wright, MFT
    Julie Wright, MFT
    Chuyên gia chăm sóc trẻ em

    Các chuyên gia nhất trí: Các phẩm chất cần thiết nhất để làm công việc trông trẻ là lòng yêu thương không vụ lợi và kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ, thêm vào đó là tính trung thực và ý thức trách nhiệm cao. Tuy nhiên, mỗi phụ huynh lại có yêu cầu riêng, chẳng hạn như người trông trẻ phải biết lái xe, nói được một ngôn ngữ khác hoặc có giờ giấc linh hoạt.

    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Chuẩn bị cho công việc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lấy thông tin của cha mẹ và của đứa trẻ bạn trông giữ.
    Khi đến nơi trông trẻ, bạn cần bắt đầu bằng việc ghi lại tất cả thông tin về nơi ở của phụ huynh trước khi họ rời khỏi. Ghi lại tên đầy đủ và số điện thoại của họ, địa chỉ những nơi họ sẽ đến và thời gian họ dự định về nhà và thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng cần ghi lại mọi thông tin về đứa bé như chứng dị ứng (hoặc các thông khác về sức khoẻ). Danh sách này sẽ phải dài hơn và chi tiết hơn nếu thời gian trông trẻ dài hơn.[3]
    • Hỏi phụ huynh chỗ để bộ sơ cứu và thuốc.
    • Lưu lại danh sách các loại thuốc mà mỗi đứa trẻ có thể cần uống hoặc được uống trong trường hợp bị thương hoặc bị ốm (chẳng hạn như Tylenol để giảm các cơn đau hoặc đau đầu).
    • Ghi lại thời gian biểu của trẻ. Hầu hết các gia đình đều có một thời gian biểu chung (đôi khi cụ thể hơn) ghi lại nếp sinh hoạt của trẻ trong ngày, thường bao gồm các bữa ăn, việc nhà/bài tập mà trẻ phải làm, và giờ ngủ. Nếu có thời gian biểu trong tay, bạn sẽ không bị bọn trẻ qua mặt (nếu là trẻ lớn) khi bố mẹ chúng không ở nhà.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu những hoạt động mà trẻ được phép làm.
    Mỗi gia đình sẽ có quy tắc khác nhau đôi chút, và quan trọng là bạn phải biết mỗi trẻ sẽ được phép làm gì. Hãy hỏi về thời gian trẻ được xem tivi/chơi game/ dùng vi tính, hỏi xem trẻ được ra ngoài chơi khi nào và ở đâu, có được rủ bạn bè đến nhà không, liệu có khu vực nào trong nhà mà trẻ không được phép vào không. Các luật lệ này có thể khác nhau đối với từng trẻ trong gia đình tuỳ vào độ tuổi của trẻ, vì vậy bạn cần phải ghi lại cụ thể.
    • Mặc định rằng bạn không được phép chụp ảnh hoặc quay phim bọn trẻ. Nếu muốn chụp ảnh hoặc đăng ảnh/video của bọn trẻ vì lý do chính đáng, bạn phải hỏi cha mẹ của trẻ trước.
    • Tìm hiểu xem bạn được phép làm gì trong khi trẻ ngủ, nếu có. Ví dụ, bạn có thể hỏi xem bạn có được dùng mạng xã hội, xem tivi, hoặc rủ bạn bè đến chơi không (trong một số ít trường hợp).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lập thực đơn cho khoảng thời gian trông trẻ.
    Lên kế hoạch trước bao giờ cũng tốt hơn. Tuỳ vào thời gian trông trẻ kéo dài bao lâu, có thể bạn phải cho trẻ ăn một hoặc hai bữa. Hãy hỏi phụ huynh xem họ muốn bạn chuẩn bị thức ăn gì cho trẻ, và bữa phụ nên cho trẻ ăn gì.
    • Hỏi về các thức ăn trẻ không được phép ăn; thường thì những thứ này là kẹo và đồ ngọt mà bọn trẻ có thể đòi ăn khi cha mẹ không giám sát.
    • Trẻ con, nhất là trẻ ở tuổi chập chững tập đi, có thể không chịu chơi những trò mà bạn đã định trước. Bạn nên chuẩn bị trò dự phòng, và đừng lo lắng đến việc phải bám sát các hoạt động trong kế hoạch, miễn là trẻ không dùng các thiết bị điện tử quá nhiều.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi về các hình phạt được áp dụng khi trẻ không ngoan.
    Rất có thể đứa trẻ bạn đang trông giữ sẽ quậy phá. Thay vì đoán xem phạt trẻ như thế nào là quá nặng hay quá nhẹ, bạn nên hỏi cha mẹ trẻ xem họ thường làm gì khi trẻ có hành vi không ngoan. Hình phạt thường bao gồm việc rút lại các đặc quyền nào đó của trẻ hoặc phạt trẻ đứng góc nhà.[4]
    • Cũng có thể phụ huynh sẽ bảo bạn không được phạt trẻ mà phải báo lại với họ về hành vi của trẻ.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Trông nom trẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành thời gian tìm hiểu bọn trẻ.
    Trông trẻ là một công việc và cũng là một cơ hội để vui chơi với trẻ em. Bọn trẻ sẽ dễ chấp nhận bạn và quy tắc của bạn hơn nếu chúng thích bạn, và bạn sẽ sớm được trẻ yêu quý hơn nếu bạn cố gắng kết thân với trẻ. Hãy nói chuyện, hỏi han và vui đùa với các bé để phát triển mối quan hệ tốt. Trẻ còn nhỏ có thể không muốn nói chuyện quá lâu, thế nên bạn cần tranh thủ trò chuyện với các bé trong giờ chơi hoặc trong các hoạt động khác.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham gia với các bé trong giờ chơi.
    Mặc dù công việc của bạn là trông nom trẻ, nhưng bạn cũng nên tương tác với các bé càng nhiều càng tốt bằng cách cùng chơi với trẻ. Trò chơi sẽ khác nhau tuỳ vào độ tuổi của trẻ; nếu bạn trông giữ trẻ sơ sinh, có lẽ bạn chỉ có thể chơi trò làm mặt xấu và lắc đồ chơi. Hãy sáng tạo các trò chơi để các bé hứng thú và bớt những trò nghịch ngợm gây rắc rối. Trò chơi đóng giả rất thú vị. Thậm chí bạn chỉ cần chơi trò bắt tay đơn giản với các bé.
    • Hãy tỏ ra hoạt náo vui vẻ. Các phụ huynh thích người trông trẻ có thể giúp con cái của họ vừa vui chơi vừa học tập trong khi vẫn giữ quy tắc và kỷ luật. Hãy bảo bọn trẻ cho bạn xem đồ chơi yêu thích của chúng. Tìm hiểu các trò chơi phù hợp với các lứa tuổi khác nhau từ cha mẹ của trẻ và những người trông trẻ khác. Cho trẻ ra chơi ngoài trời nếu có thể.
    • Chơi đồ chơi, cờ bàn và các trò chơi vận động đều là các lựa chọn tốt dành cho trẻ lớn. Hãy hỏi xem các bé thích làm gì. Bạn có thể đem theo vài bộ trò chơi và đồ chơi khi bạn còn ở độ tuổi như các bé, chẳng hạn như cờ cá ngựa, cờ tỷ phú hoặc các loại cờ bàn khác.
    • Không cho trẻ ngồi lì trước các màn hình. Cha mẹ của các bé thuê bạn là để trông trẻ, không phải là để cho trẻ ngồi xem tivi cả ngày.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kể chuyện.
    Trẻ con rất thích nghe kể chuyện, thậm chí cả một người kể chuyện dở nhất cũng có thể khiến các bé chăm chú nghe và thích thú. Bạn hãy sưu tầm vài câu chuyện cổ tích ít người biết mà có lẽ trẻ chưa từng nghe kể bao giờ, ví dụ như truyện "Bác thợ giày và những con yêu tinh" hoặc "Mười hai nàng công chúa nhảy múa." Thậm chí bạn có thể dùng các câu chuyện để làm phần thưởng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nghĩ ra những dự án lý thú.
    Nếu nhận trông giữ trẻ lâu dài, bạn có thể cùng các bé làm các dự án mà ai cũng thích tham gia. Hãy cân nhắc cùng các bé làm các món đồ thủ công mỹ nghệ hoặc nấu một món ăn mới (hoặc món ăn yêu thích quen thuộc). Các loại bột trộn sẵn đóng gói để làm bánh quy, bánh nướng, bánh bông lan cũng rất ngon.[5]
    • Làm một món đồ nào đó là một cách giết thời gian hữu ích, và trẻ sẽ có một sản phẩm để tự hào.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dẫn trẻ ra sân chơi nếu phụ huynh cho phép.
    Các trò chơi đơn giản như trốn tìm hay đuổi bắt giúp trẻ vận động và giữ vóc dáng. Nhảy múa cùng với trẻ cũng là một bài tập thể dục tuyệt vời!
    • Nếu không được rời khỏi nhà, bạn có thể cho trẻ chơi ngoài sân.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thường xuyên kiểm tra xem trẻ cần gì.
    Trẻ em không biết để ý thời gian như người lớn và thường quên các nhu cầu cơ bản. Bạn nên kiểm tra cách mỗi giờ một lần xem các bé có cần đi vệ sinh không, có khát nước không, có mệt hoặc đói không. Thường thì trẻ sẽ không tự nói với bạn những nhu cầu đó, thế nên bạn nhớ hỏi các bé.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tuân theo thời gian biểu.
    Nếu phụ huynh đưa cho bạn thời gian biểu ghi các hoạt động cơ bản hàng ngày của trẻ, bạn cần phải tuân theo đó. Đảm bảo cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ngủ trưa, nhắc trẻ làm bài tập theo thời gian biểu, v.v...[6]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Xem phim cùng trẻ nếu được phép.
    Nếu trẻ được xem phim, bạn có thể mở phim vào cuối giờ để bọn trẻ trật tự trước khi bố mẹ chúng về. Nếu bạn trông trẻ ít hơn 3 tiếng thì đây không phải là ý hay, vì cha mẹ trẻ có thể nổi giận khi thấy bạn cho trẻ ngồi trước tivi đến nửa thời gian. Bạn có thể chọn các phim như:
    • Cậu bé rừng xanh
    • Đi tìm Nemo
    • Người đẹp tóc mây
    • Ráp-phờ đập phá
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Tránh phạm sai lầm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không để trẻ ở một mình.
    Trong bất cứ hoàn cảnh nào, công việc của bạn là trông nom trẻ và không được rời khỏi trẻ. Nhớ rằng bạn không bao giờ được để các bé ở một mình trong nhà. Ở trong phòng khác thì được, trừ khi bạn phải chăm sóc em bé, nhưng việc chạy ra cửa hàng mua đồ hay ra ngoài đi dạo mà không dẫn trẻ theo thì đương nhiên là không được.
    • Nguyên tắc này áp dụng cả với các trẻ lớn, trừ khi cha mẹ trẻ nói rõ rằng trẻ có thể ở nhà một mình trong thời gian ngắn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng cho người khác đến nhà khi đang trông trẻ.
    Trừ khi trẻ có bạn bè đến chơi mà đã có kế hoạch trước, bạn không được cho ai vào nhà vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian bạn ở đó. Bạn cũng không nên đưa người quen – gia đình hoặc bạn bè – đến chơi trong khi bạn cần phải làm việc, trừ khi bạn được cha mẹ của trẻ đồng ý trước.
    • Ý tưởng rủ bạn thân đến chơi vào lúc đêm muộn khi bọn trẻ đã ngủ thật là cám dỗ, nhưng việc này cũng không được phép, trừ khi cha mẹ của trẻ đồng ý.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng lạm dụng các thiết bị điện tử.
    Ngày nay, với điện thoại di động, máy tính bảng và laptop được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết, bạn sẽ rất dễ bị cuốn vào thói quen nhắn tin cho bạn bè hoặc lướt Facebook. Tuy nhiên, cũng như nhiều công việc khác, bạn cần tắt các thiết bị điện tử hoặc chỉ dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Bạn được trả tiền để trông trẻ, không phải là tán gẫu với bạn bè.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng mở phim/tivi ở chế độ lặp lại.
    Trẻ em thường đòi xem phim hay tivi, và tuỳ là bạn có thể cho trẻ xem trong thời gian ngắn, nhưng nếu cứ xem nhiều giờ liền thì bọn trẻ sẽ trở nên thụ động. Nếu cha mẹ trẻ không cài đặt thời gian sử dụng trên các thiết bị điện tử, bạn nên chỉ cho trẻ sử dụng tối đa 2 tiếng. Trẻ em sẽ vui khi có người chơi cùng, và cha mẹ trẻ cũng sẽ không đánh giá bạn là lười nhác hoặc lơ là công việc.[7]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đừng mở cửa khi có người đến gõ cửa nhà, trừ khi bạn đang chờ người có hẹn trước.
    Nếu đang chờ ai đó, hãy chỉ mở cửa khi bạn biết chắc người ngoài cửa chính là họ. Nhìn qua lỗ nhỏ trên cửa hoặc qua cửa sổ, và (không mở cửa) trước khi trả lời. Người đứng bên ngoài có thể là người lạ. Trước khi cha mẹ trẻ rời khỏi nhà, bạn nên hỏi xem họ có chờ ai đến nhà không.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dọn dẹp trước khi phụ huynh về nhà.
    Đôi khi có thể bạn quên mất, nhưng một phần quan trọng của công việc trông trẻ là dọn dẹp cho bọn trẻ. Có thể cũng không có nhiều thứ để bạn phải dọn, nhưng nếu bạn nấu ăn hoặc làm đồ thủ công, hãy để lại mọi thứ về đúng chỗ của nó. Cha mẹ các bé sẽ hài lòng khi thấy nhà cửa sạch sẽ và sẽ nghĩ đến bạn nếu sau này cần thuê người trông trẻ.
    • Nhớ dọn dẹp sau khi bạn làm việc nào đó. Nếu bạn và bọn trẻ bày bừa trong khi chơi, hãy dọn mọi thứ trước khi phụ huynh về.
    • Cùng bọn trẻ chơi trò dọn dẹp. Nói rằng ai dọn được nhều nhất sẽ thắng cuộc, hoặc bạn có thể bịa ra một trò chơi vui nào đó bao gồm việc dọn nhà.
    • Nếu khi đến nơi trông trẻ mà thấy có thứ gì bừa bộn, bạn cũng nên dọn lại cho gọn. Ai mà chẳng vui khi về đến nhà thấy mọi thứ sạch sẽ hơn lúc mình ra khỏi nhà.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đừng để cho bọn trẻ tự tung tự tác.
    Có thể bạn muốn làm người trông trẻ “đáng yêu” bằng cách lờ đi khi bọn trẻ làm những việc mà cha mẹ chúng không bao giờ cho phép. Hãy nhớ, bọn trẻ không phải là con của bạn, và bạn không có quyền làm trái luật lệ trong nhà. Không phải lúc nào bạn cũng có thể là bạn của bọn trẻ.
    • Biết khi nào cần kiên quyết không cho phép và khi nào linh động với những việc nhỏ, chẳng hạn như thỉnh thoảng cho bọn trẻ thức thêm 5 phút nữa qua giờ ngủ.
    • Bọn trẻ sẽ thách thức bạn. Trẻ con (thậm chí cả những bé ở độ tuổi chập chững) thường thử vượt qua giới hạn để khám phá xem mình đang đứng ở vị trí nào. Hãy hỏi cha mẹ trẻ về quy tắc trong nhà và tuân thủ quy định, ngay cả khi bạn không có cùng quan điểm với họ!
    • Những người trông trẻ tốt nhất luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu, sau đó mới đến niềm vui hoặc kiếm tiền. Cảm giác được một đứa trẻ tin tưởng và yêu mến là phần thưởng xứng đáng mà ít có thứ gì sánh bằng.
    • Đừng ngại gọi cho cha mẹ trẻ nếu bạn cảm thấy cần thiết. Cẩn thận bao giờ cũng hơn, và đa phần các bậc cha mẹ đều cảm kích trước sự quan tâm của bạn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đảm bảo biết phải làm gì trong tình huống khẩn cấp.
    Trước khi cha mẹ trẻ rời khỏi nhà, hãy hỏi xem bạn sẽ phải gọi cho ai, làm gì và đến đâu trong trường hợp khẩn cấp. An toàn của trẻ phải được đặt lên trên hết.[9]
    • Ghi lại mọi thông tin liên quan trước khi cha mẹ/người giám hộ của trẻ ra khỏi nhà. Những thông tin này có thể bao gồm các số điện thoại khẩn cấp, chỗ để điện thoại bàn, chỗ để chìa khoá dự phòng, v.v… Cố gắng đừng tỏ ra tò mò để người lớn trong nhà biết rằng bạn chỉ muốn giúp ích. Như vậy, bạn có thể biết rõ sẽ phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp và đưa trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm.[10]
    • Nếu xảy ra tình huống nguy cấp như hoả hoạn, hãy bỏ hết mọi thứ và đưa trẻ ra khỏi nhà. Không trở vào nhà, không để trẻ ở một mình, và gọi cứu hoả càng sớm càng tốt.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Nắm được các nhiệm vụ cơ bản khi trông trẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Học cách thay tã.
    Trẻ dưới 3 tuổi có thể vẫn còn mặc tã. Nếu bạn chưa từng thay tã cho em bé bao giờ, hãy nhờ bố mẹ dạy cách thay tã cho bé.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết cách cho trẻ ăn.
    Bạn cần biết cách cho em bé bú bình, đút cho bé ăn và giữ an toàn cho các bé trong bếp.
    • Cho trẻ ăn thức ăn lành mạnh. Đừng cho phép trẻ ăn uống tuỳ thích. Trước khi trẻ lấy bánh ăn, bạn hãy nhắc trẻ ăn một miếng hoa quả như táo, cà rốt, nho hoặc cam.
    • Đảm bảo trẻ không lấy được những thứ mà chúng không được phép ăn quá thường xuyên, chẳng hạn như bánh quy hoặc kem.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết thông lệ trước giờ ngủ của trẻ.
    Thông báo cho trẻ trước khi đặt trẻ vào giường ngủ. Thỉnh thoảng bạn có thể cho trẻ thức thêm 10-15 phút sau giờ ngủ mà cha mẹ trẻ quy định – nhưng nhớ cho bọn trẻ biết rằng đây là dịp đặc biệt. Ngoài những lúc đó, bạn cần kiên quyết khi đã đến giờ ngủ. Hãy chuẩn bị tinh thần đối phó khi trẻ mè nheo. Với những trẻ lớn, bạn cần biết phân biệt khi nào trẻ có lý do chính đáng và khi nào trẻ đang dùng “kế hoãn binh”. Với trẻ sơ sinh, bạn cần đảm bảo môi trường an toàn khi em bé ngủ.
    • Thông lệ cuối ngày giúp bọn trẻ thư giãn và báo hiệu cho cơ thể trẻ biết rằng đã đến giờ ngủ. Hỏi cha mẹ trẻ về những việc trẻ thường làm trước khi ngủ. Có thể quy tắc trong nhà là không được xem tivi hoặc dùng vi tính 1 tiếng trước khi ngủ. Nếu trẻ thường đọc sách, nói chuyện thầm thì hoặc nghe nhạc trước khi ngủ, bạn hãy cho trẻ làm theo thông lệ đó.[11]
    • Giúp trẻ những việc cơ bản. Dắt trẻ vào nhà vệ sinh (hoặc thay tã ban đêm). Giúp trẻ đánh răng. Hỏi cha mẹ trẻ xem còn có việc gì cần làm trước khi bọn trẻ leo lên giường ngủ không.[12]
    • Luôn luôn đặt em bé (và trẻ nhỏ) vào nơi ngủ dành riêng cho trẻ (có thể là giường, cũi, nôi, v.v…) Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, vì trẻ có thể gặp sự cố và tổn thương khi ngủ ở những nơi không thích hợp. Lấy hết gối, thú nhồi bông và các vật khác ra khỏi cũi, nếu có. Nhớ đặt em bé nằm ngửa để giảm nguy cơ ngạt thở trong khi ngủ.
    • Cho trẻ những món đồ có thể giúp trẻ dễ chịu, chẳng hạn như ti giả, thú nhồi bông hoặc chăn mà trẻ thường dùng khi ngủ. Không cho thú nhồi bông hay vật tương tự vào cũi của trẻ sơ sinh.[13]
    • Nếu đứa trẻ thức giấc hoặc gọi bạn, hãy chờ một phút trước khi vào. Có thể trẻ sẽ tự ngủ lại. Nếu trẻ không ngủ lại được, bạn có thể nhẹ nhàng vuốt ve cánh tay hoặc bụng cho trẻ. Cho em bé ngậm ti giả cũng giúp ích nếu đó là thứ thân quen của bé. Tim hiểu xem cha mẹ bé thường dùng cách gì để dỗ bé ngủ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu gia đình mà bạn đến trông trẻ có nuôi thú cưng, hãy hỏi xem bạn có phải chăm sóc cho chúng không; nếu đó là một phần trong công việc mà bạn lại không làm, bạn có thể bị phạt.
  • Trước khi đặt em bé lên bàn thay tã, bạn nhớ để sẵn mọi thứ (khăn ướt, tã, phấn rôm, v.v…) trong tầm tay để không phải chạy đi lấy. Đừng để em bé một mình dù chỉ một giây, vì bé có thể lăn ra khỏi bàn trong tích tắc.
  • Khi bày trò chơi hoặc một hoạt động nào đó, bạn cần chắc chắn là trẻ hào hứng tham gia. Nếu bọn trẻ không thích một trò nào đó, hãy chuyển sang trò khác. Bạn cần làm sao để bọn trẻ sẽ kể với bố mẹ là chúng đã chơi rất vui.
  • Nếu thấy trẻ có vẻ bệnh hoặc đau, bạn cần ở trong phòng với trẻ và gọi cho bố mẹ bé nếu các triệu chứng không giảm.
  • Nếu bạn còn nhỏ (thường là từ 13-15 tuổi) và không quen chăm sóc trẻ chưa bỏ tã, hoặc nếu chỉ muốn trông trẻ trên 3 tuổi, hãy nêu giới hạn khi quảng cáo (chẳng hạn như chỉ trông trẻ từ 3 đến 8 tuổi).
  • Nếu bạn tắm cho em bé, đừng để bé một mình dù chỉ vài giây. Nhớ tập trung mọi thứ cần thiết trước khi cho bé vào bồn tắm.
  • Huy động thêm người giúp nếu bạn trông nhiều hơn 4 trẻ. Bạn có thể nhờ bất cứ ai, chẳng hạn như bạn thân hoặc người trông trẻ khác sẵn sàng giúp đỡ.
  • Đừng bao giờ để cho bọn trẻ rời khỏi nhà một mình.
  • Nếu trẻ bị hóc, hãy vỗ thật mạnh vào lưng trẻ. Nếu dị vật vẫn không ra, bạn hãy thò hai ngón tay vào miệng trẻ và cố lấy nó ra!
  • Ban đầu bạn nên nhận giữ trẻ với số lượng ít, thời gian ngắn và trẻ có độ tuổi mà bạn thấy dễ chăm nhất.
  • Nếu đứa trẻ cư xử thô bạo với bạn, hãy gọi cho phụ huynh, và nếu trẻ vẫn không nghe lời, hãy gọi lại lần nữa đề yêu cầu họ về nhà ngay, và đừng bao giờ nhận lời trông trẻ ở gia đình đó nữa.
  • Hãy dịu dàng với trẻ. Trẻ con sẽ yêu quý và vâng lời ai hơn nào? Người chỉ ngồi trên ghế xô pha lướt Facbook hay người có thái độ dịu dàng và cùng chơi với trẻ?

Cảnh báo

  • Cẩn thận trong ngôn từ và hành động. Trẻ con bắt chước rất nhanh và sẽ bảo với bố mẹ rằng đó là do bạn dạy chúng.
  • Nếu trông trẻ sơ sinh, bạn chỉ nên cho trẻ ăn lượng thức ăn cỡ bằng nắm tay của trẻ hoặc ít hơn.
  • Giữ an toàn ở những nơi cho trẻ chơi. Đảm bảo tất cả các ổ điện phải được che đậy và dọn dẹp mọi vật sắc nhọn. Đừng để cho trẻ lại gần các chất tẩy rửa. Cất hết mọi loại thuốc; bọn trẻ có thể tưởng đó là kẹo và lấy ra ăn. Đóng tất cả các cửa sổ. Nếu bạn đang trông trẻ ở độ tuổi tập đi, hãy đóng tất cả cửa dẫn xuống tầng hầm và cửa nhà vệ sinh.
  • Đừng bao giờ để trẻ ở một mình với người lạ, ngay cả khi bọn trẻ có vẻ quen biết họ.
  • Trẻ con đôi lúc cũng rất phiền phức, bạn cần phải kiên nhẫn.
  • Đừng bao giờ đánh đòn trẻ. Trước khi cha mẹ trẻ ra khỏi nhà, bạn hãy hỏi xem có thể dùng hình phạt nào nếu trẻ không ngoan và tôn trọng ý muốn của họ.
  • Đừng bao giờ nhận một việc mà bạn cảm thấy không thoải mái, bất kể là do địa điểm, độ tuổi hoặc số lượng trẻ.
  • Cố gắng đừng ngủ thiếp đi trong lúc trông trẻ, trừ khi bạn trông trẻ qua đêm (hoặc cha mẹ trẻ về rất khuya và đồng ý cho bạn chợp mắt). Ngủ trong khi làm việc thật chẳng hay chút nào, nhất là vì bọn trẻ có thể bày trò nghịch ngợm và gây rắc rối.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Julie Wright, MFT
Cùng viết bởi:
Chuyên gia chăm sóc trẻ em
Bài viết này đã được cùng viết bởi Julie Wright, MFT. Julie Wright là nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, người đồng sáng lập của The Happy Sleeper, chuyên tư vấn về giấc ngủ và tổ chức các lớp dạy ngủ trực tuyến cho trẻ em. Julie là nhà tâm lý trị liệu chuyên về trẻ sơ sinh, trẻ em và cha mẹ và là đồng tác giả của hai cuốn sách dạy kỹ năng làm cha mẹ bán chạy nhất (The Happy Sleeper và Now Say This) do Penguin Random House xuất bản. Cô là tác giả của chương trình Bố, Mẹ và Tôi tại Los Angeles, California, chuyên hỗ trợ và dạy kỹ năng cho những người mới làm cha mẹ. Công việc của Julie đã được đề cập trên tạp chí The New York Times, The Washington Post và NPR. Julie được đào tạo tại Cedars Sinai Early Childhood Center. Bài viết này đã được xem 31.094 lần.
Trang này đã được đọc 31.094 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo