Cách để Trị ngứa bàn chân

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bàn chân bị ngứa có thể là do khô da, bệnh chàm (eczema) và nhiễm trùng, hoặc trường hợp hiếm gặp hơn là do một bệnh lý tiềm ẩn. Da khô có thể gây khó chịu, và nếu gãi thì bạn có thể bị chảy máu và nhiễm trùng. May mắn là các nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa bàn chân có thể điều trị được tại nhà. Trị ngứa bàn chân bằng cách xác định nguyên nhân gây ngứa và áp dụng các liệu pháp tự nhiên hoặc các loại thuốc phù hợp.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Trị ngứa bàn chân tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cấp ẩm cho da bị khô.
    Da khô có thể rất ngứa, đặc biệt là ở những người lớn tuổi vốn có làn da mỏng hơn. Nếu da bàn chân của bạn bị khô và bong tróc, bạn nên dùng kem hoặc lotion dưỡng ẩm thoa bàn chân hàng ngày. Thoa kem vào gót chân, lòng bàn chân, mu bàn chân, hai bên cạnh bàn chân và các kẽ ngón chân. Chọn các sản phẩm có chứa petrolatum, có thể làm mềm và dưỡng ẩm cho cả làn da khô và nứt nẻ.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng nước lạnh.
    Ngâm chân trong nước lạnh hoặc đắp khăn ướt mát vào các vùng da ngứa trên bàn chân. Nước mát có thể làm dịu làn da ngứa và kích ứng. Bạn có thể thực hiện hàng ngày, thậm chí nhiều lần mỗi ngày – tuy nhiên, hãy nhớ thoa kem dưỡng ẩm sau đó nếu bạn ngâm thường xuyên.[3]
    • Nếu dùng khăn chườm mát bàn chân bị nhiễm nấm, bạn nhớ dùng riêng khăn cho mục đích này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử ngâm bột yến mạch.
    Ngâm bồn tắm bột yến mạch là một liệu pháp dân gian để làm dịu làn da bị ngứa. Pha 2 cốc yến mạch xay và 1 cốc muối nở vào nước trong bồn tắm, sau đó ngâm chân để trị ngứa như một liệu pháp tự nhiên.[4] Đây là liệu pháp an toàn và dịu nhẹ mà bạn có thể sử dụng hàng ngày.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử ngâm nước muối.
    Ngâm bàn chân trong nước muối để giảm đau và có thể giúp làm dịu ngứa và kích ứng. Hoà tan 2 thìa cà phê muối với mỗi lít nước ấm mà bạn cần dùng. Đổ nước vào chậu hoặc tích nước trong bồn tắm đến mức đủ ngập bàn chân.Ngâm chân trong 5-10 phút.[5]
    • Theo dõi xem nước muối có hiệu quả với bạn không. Cách này có thể hữu ích nhưng cũng có thể gây ngứa thêm vì muối làm khô da nhiều hơn.
    • Bạn cũng có thể dùng cách này mỗi tiếng một lần cho đến khi tình trạng được cải thiện. Muối có thể làm khô da, do đó bạn cần rửa lại bằng nước mát và thoa kem dưỡng ẩm sau khi ngâm nước muối.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định và tránh các tác nhân kích ứng.
    Phản ứng dị ứng với những thứ bạn mang vào chân hoặc các sản phẩm bạn dùng dù chỉ ở mức nhẹ cũng có thể gây ngứa.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chữa bệnh nấm da chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết bệnh nấm da chân.
    Là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa bàn chân, bệnh nấm da chân thường khiến da đỏ và đóng vảy trên bàn chân và các kẽ ngón chân. Bạn có thể thấy ngứa nhất ngay sau khi cởi tất và giày ra. Bạn có thể bị nhiễm nấm da chân ở một hoặc cả hai bàn chân.[7]
    • Độ ẩm là nguyên nhân gây bệnh nấm da chân, thường là do tập thể dục hoặc độ nóng. Bạn nhớ tháo giày và thay tất khô để bàn chân cũng được khô.
    • Bàn chân cũng có thể bị phồng rộp hoặc loét ở những vùng da bị chà xát.
    • Có một loại nấm da chân bắt đầu từ lòng bàn chân, gây khô và đóng vẩy lan lên hai bên cạnh bàn chân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm thuốc trị nấm da không kê toa.
    Bệnh nấm da chân nhẹ thường có thể chữa được bằng thuốc không kê toa dạng bột, dạng xịt hoặc thuốc mỡ trị nấm da. Bạn có thể nhờ bác sĩ giới thiệu hoặc hỏi dược sĩ ở hiệu thuốc. Các tên thuốc trị nấm da thông dụng là Tinactin, Micatin, Lamisil, và Lotrimin-AF.[8]
    • Rửa sạch chân và lau thật khô, đặc biệt là giữa các ngón chân, sau đó thoa thuốc vào mu bàn chân, lòng bàn chân, hai bên bàn chân và tất cả các kẽ ngón chân.
    • Thoa thuốc mỗi ngày 2 lần cho đến khi da hết đỏ. Bệnh nấm da chân nhẹ có thể khỏi trong vòng 1 tuần.
    • Thử rắc phấn hoặc xịt thuốc trị nấm vào giày để làm khô giày khi không đi.
    • Nếu bệnh nấm da chân kéo dài hơn 4-6 tuần, có thể bạn cần dùng thuốc uống trị nấm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc trong trường hợp bệnh nấm da chân dai dẳng.
    Nếu các loại thuốc không kê toa không chữa khỏi bệnh nấm da chân trong vòng 4-6 tuần, có thể bạn cần dùng thuốc kê toa mạnh hơn.[9] Bạn cần đến gặp bác sĩ để trao đổi về các biện pháp điều trị. Các thuốc trị nấm mạnh hơn có thể có dạng bôi ngoài da, hoặc có thể bạn cần uống thuốc trị nấm.
    • Thuốc trị nấm đường uống có thể ảnh hưởng đến gan, do đó bạn cần cho bác sĩ biết nếu bạn đang hoặc đã từng có vấn đề về gan.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giữ bàn chân khô ráo để ngăn ngừa bệnh nấm da chân.
    Nấm da chân phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Bạn hãy giữ cho bàn chân khô ráo và thay tất và giày ngay khi bị ướt. Lau chân thật khô trước khi đi tất.[10]
    • Bệnh nấm da chân rất dễ lây, do đó bạn cần phòng tránh nếu đi bơi ở hồ bơi công cộng hoặc phòng thay đồ. Đi dép trong phòng thay đồ hoặc nhà tắm công cộng, và không dùng chung khăn tắm với những người bị nhiễm.
    • Rửa chân thường xuyên, nhớ rửa các kẽ ngón chân bằng xà phòng. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để sấy cho chân thật khô.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xin toa thuốc mỡ corticosteroid.
    Nếu tình trạng ngứa không cải thiện khi chỉ dùng biện pháp dưỡng ẩm, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi steroid rất công hiệu trong việc giảm ngứa.[12] Thuốc steroid bôi ngoài da cũng có thể cải thiện tình trạng da đỏ và nhiều trường hợp phát ban, bao gồm các vết phồng rộp rất ngứa do bệnh chàm pompholyx (bệnh tổ đỉa, một dạng dị ứng).[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
    Hầu hết các trường hợp ngứa bàn chân là do một bệnh lành tính gây ra. Tuy nhiên, bàn chân ngứa cũng có thể là một triệu chứng của các vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám nếu bạn đã tự trị chứng ngứa chân tại nhà nhưng vẫn không khỏi sau 2 tuần.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trị bệnh ghẻ.
    Ghẻ là bệnh do một loại ký sinh trùng nhỏ đào vào da gây ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Bạn nên nghĩ đến bệnh ghẻ nếu trong nhà có nhiều người có các triệu chứng ngứa dữ dội giống nhau, hoặc nếu bạn thấy các vết phồng rộp hoặc các vết côn trùng đào vào da. Hãy đến bác sĩ để được kê toa thuốc như kem Permethrin 5%, Lindane, Crotamiton, hoặc Ivermectin.[14]
    • Tìm những vùng phát ban ở các bộ phận khác trên cơ thể - không chỉ ở bàn chân. Ghẻ thường xuất hiện ở nách hoặc bẹn.
    • Giặt tất cả quần áo, vải trải giường và đồ vải trong nhà bằng nước nóng và xà phòng, sau đó sấy ở nhiệt độ cao. Cách này có thể giúp ngăn ngừa tái nhiễm.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng gãi bàn chân ngứa! Gãi sẽ càng khiến bàn chân ngứa thêm, gây cháy máu hoặc nhiễm trùng và một số vấn đề như bệnh nấm da chân có thể lây lan sang bàn tay.[15]

Cảnh báo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Catherine Cheung, DPM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chữa bệnh chân
Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Cheung, DPM. Catherine Cheung là bác sĩ chữa bệnh chân sống tại San Francisco, California. Cheung chuyên điều trị tất cả các bệnh về bàn chân và mắt cá chân, bao gồm tạo hình phức tạp. Bác sĩ Cheung liên kết với Brown & Toland Physicians và Sutter Medical Network. Cô có bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Encino Tarzana và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente San Francisco. Cô được chứng nhận bởi Ủy ban Phẫu thuật Chân Hoa Kỳ.
Trang này đã được đọc 904 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo