Cách để Trị Ngứa ngoài da

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ngứa, hay còn được gọi là bệnh ngứa trong y học, một chứng bệnh phổ biến trên người và các loài động vật khác. Có nhiều yếu tố gây ra ngứa, bao gồm côn trùng cắn, da khô và các chứng phát ban như bệnh chàm. Có rất nhiều phương pháp chữa trị để giảm ngứa và ngăn không cho bệnh tái phát. Tuy ngứa thường không phải là bệnh cần chữa trị, nếu bạn bị ngứa dai dẳng hoặc còn bị phát ban, sốt và các vấn đề sức khỏe khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thử các Phương pháp Chữa trị Tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh gãi.
    Mặc dù gãi là cách dễ dàng nhất để giảm ngứa, nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Gãi chỉ khiến bệnh ngứa kéo dài thêm
    • Khi gãi, bạn sẽ khiến da phải chịu một cơn đau nhẹ. Cảm giác đau xen lẫn với cảm giác ngứa, khiến bạn sẽ có cảm thấy đau thay vì ngứa.[1] Tuy nhiên, não bộ sẽ tiết ra chất serotonin để phản ứng lại với cơn đau nhằm giảm đau, chất này có thể kích hoạt cơ quan cảm nhận bệnh ngứa và khiến bệnh nặng hơn nữa.[2]
    • Rất khó kiềm chế việc gãi ngứa. Che vùng bị ngứa bằng băng cá nhân hoặc băng gạc có thể giúp ích. Bạn nên cắt móng tay hoặc mặc quần áo che đi chỗ bị ngứa[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng nước lạnh.
    Nhiệt độ thấp tác động lên các dây thần kinh gây ra ngứa và đôi khi có thể khiến chúng hoạt động chậm lại, làm mất cảm giác ngứa. Bôi nước lạnh lên vùng da bị ngứa để bớt ngứa.
    • Để vùng bị ngứa dưới vòi nước lạnh. Bạn cũng có thể đặt khăn mặt lạnh lên da đến khi hết ngứa.[4]
    • Tắm nước lạnh có thể giúp ích, đặc biệt nếu chỗ bị ngứa có diện tích lớn.[5]
    • Chườm đá cũng là một lựa chọn tốt. Bạn có thể mua túi đá bán sẵn tại các siêu thị hoặc nhà thuốc. Luôn quấn túi đá trong khăn tắm hoặc khăn mặt, không bao giờ áp đá trực tiếp lên da[6]
    • Nếu không có túi đá, bạn có thể cho đá cục vào trong túi nilon hoặc dùng rau củ đông lạnh như túi đậu đông lạnh chẳng hạn.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tắm bằng yến mạch.
    Yến mạch đã được chứng minh có tác dụng làm mịn da, tắm nước mát với yến mạch có thể giúp giảm ngứa.
    • Nên dùng keo yến mạch vì nó dễ tan trong nước hơn.[8] Tuy nhiên, nếu không tìm được thì bạn cũng có thể dùng máy xử lý thực phẩm hoặc máy xay sinh tố để xay nhuyễn 1 cốc yến mạch không có gia vị.[9]
    • Cho nước âm ấm vào bồn tắm rồi đổ yến mạch vào bồn. Khuấy đều để không còn vón cục.
    • Ngâm mình trong bồn từ 15 đến 20 phút, khi tắm xong, vỗ da cho khô.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mặc loại quần áo phù hợp.
    Nếu bị ngứa, bạn nên giảm thiểu tấy rát ở vùng da đó. Mặc quần áo không phù hợp có thể khiến vết ngứa tệ hơn.
    • Chọn quần áo rộng rãi được làm từ chất liệu có cấu trúc mềm mịn.[10]
    • Tránh mặc quần áo chật, bó. Nếu có thể, chọn những bộ trang phục không che phủ chỗ ngứa.
    • Vải tự nhiên như lụa hoặc cotton không làm rát vùng da bị ngứa. Không nên mặc đồ len.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Sử dụng Thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử dùng thuốc không cần kê toa và kem trị ngứa.
    Rất nhiều loại kem trị ngứa có bán trong các tiệm thuốc và siêu thị. Chúng có thể giúp làm dịu cơn ngứa.
    • Tìm các thành phần sau đây khi chọn loại kem, vì chúng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm ngứa: camphor, menthol, phenol, pramoxine, diphenhydramine và benzocaine.[11]
    • Các phương pháp này làm tê liệt gốc dây thần kinh và nhờ vậy giúp giảm ngứa. Có thể bôi kem mỗi vài phút đến khi nào triệu chứng thuyên giảm.[12]
    • Thử sử dùng kem calamine trị rôm sảy với mức menthol đậm đặc tối đa 4%.
    • Bạn nên luôn đọc kỹ các cảnh báo dán trên mọi sản phẩm bạn mua về và tìm kiếm các thành phần có thể gây dị ứng. Hãy chắc chắn là mình biết rõ phải làm gì nếu bị dị ứng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng thuốc Antihistamines (thuốc có tác dụng chống chất histamine).
    Thuốc antihistamines thường là phương pháp chữa trị hàng đầu cho những người bị bệnh ngứa lây lan rộng.
    • Sử dụng thuốc antihistamines không gây buồn ngủ vào ban ngày. Việc này bao gồm cả thuốc chống dị ứng không cần toa thuốc như thuốc kháng sinh cetitizine (Zyrtec) và thuốc loratadine (Clariton).[13]
    • Hãy nói chuyện với bác sĩ về triệu chứng ngứa vì chỉ bác sĩ mới quyết định được liệu đó có phải là bệnh dị ứng hay không. Nếu bạn bị ngứa vì nguyên nhân khác, thuốc antihistamines có thể không giúp ích được gì.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết được thời điểm kem hydrocortisone có tác dụng.
    Kem hydrocortisone là một dạng thuốc không cần kê toa bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa. Chúng có thể có ích trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn đúng đắn, tùy vào nguyên nhân gây ra ngứa.
    • Kem chống viêm hydrocortisone chỉ giúp giảm ngứa do phát ban, ví dụ như bệnh chàm. Các loại kem không cần kê toa thường có tác dụng khá yếu, chỉ chứa 1% cortisone, nhưng nếu bạn bị bệnh chàm hoặc các bệnh ngoài da khác như viêm da tiết bã nhờn thì chúng vẫn có thể có tác dụng giảm nhẹ.[14]
    • Nếu bạn bị ngứa gây ra bởi phản ứng dị ứng, côn trùng cắn hoặc da khô thì kem hydrocortisone sẽ không có tác dụng gì cả.[15]
    • Như thường lệ, chỉ bôi thuốc không cần kê toa khi cần thiết và báo cho bác sĩ biết nếu bị dị ứng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp bác sĩ khi cần.
    Ngứa thường không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu có đi kèm với các triệu chứng cụ thể hoặc trở nên nặng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
    • Nếu triệu chứng ngứa nặng đến mức khiến bạn khó ngủ, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân.[16]
    • Nếu bị ngứa hơn 2 tuần và không giảm bớt, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.[17]
    • Nếu bệnh ngứa ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể, tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay.[18]
    • Đến gặp bác sĩ nếu bị ngứa đi kèm với các triệu chứng như giảm cân, kiệt sức, thay đổi thói quen đi đại tiện, bị sốt, nổi đốm đỏ hoặc phát ban trên da.[19]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn ngừa Bệnh ngứa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bôi kem chống nắng khi cần thiết.
    Nếu bạn bị ngứa do cháy nắng, hãy bôi kem chống nắng lên bất kỳ vùng da hở nào khi đi ngoài trời.[20]
    • Nếu da bạn cực kỳ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, hãy tránh ra ngoài trong thời gian nắng cao điểm. Tức là từ 10g sáng đến 2g chiều. Thời gian nắng cao điểm dựa vào bức xạ UV chứ không phải chỉ ánh nắng. Vì vậy, khung thời gian này không bao giờ thay đổi.[21]
    • Chỉ số SPF đôi khi có thể không chuẩn xác. Ví dụ như kem chống nắng có SPF 50 không thực sự bảo vệ tốt gấp đôi kem có SPF 25. Hãy chọn các nhãn hiệu bảo vệ da tốt hơn thay vì chỉ dựa vào độ SPF. Tìm các nhãn hiệu ghi rõ là chống tia UVA và UVB.[22] Các loại kem này thường được dán nhãn “quang phổ rộng”.
    • Mặc dù SPF không phải thước đo tốt nhất khả năng của kem chống nắng, bạn cũng cần biết các chuyên gia da liễu khuyến cáo nên sử dụng kem chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng kem dưỡng ẩm.
    Da khô cũng có thể dễ dàng bị ngứa, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm chất lượng cao để giảm nguy cơ bị ngứa.
    • Kem chống nắng chất lượng cao bao gồm Cetaphil, Eucerin và CeraVe. Bạn có thể mua các loại kem này ở hầu hết các nhà thuốc mà không cần toa thuốc.[23]
    • Bôi kem từ 1 đến 2 lẫn mỗi ngày, đặc biệt khi vừa tắm xong, sau khi tẩy lông hoặc tập thể dục, hoặc bất kỳ các hoạt động nào có khả năng khiến da khô hoặc rát.[24]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh các chất kích thích.
    Bệnh ngứa có thể có nguồn gốc từ việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc chất kích thích da. Nếu bạn nghĩ da bị ngứa là phản ứng với một chất kích thích, hạn chế tiếp xúc với nó ngay.
    • Các nguyên nhân phổ biến của phản ứng dị ứng trên da là đồng, trang sức, nước hoa, các sản phẩm bôi da như chất tạo mùi, sản phẩm tẩy rửa và một số loại mỹ phẩm. Nếu triệu chứng rát da có vẻ là phản ứng đối với một sản phẩm cụ thể, hãy ngưng sử dụng.[25]
    • Chất tẩy giặt quần áo có hương thơm được biết là có thể gây ra rát da. Hãy thử dùng các sản phẩm thiên nhiên không chứa hương nhân tạo.[26]
    • Sử dụng xà phòng, dầu xả và kem dưỡng dịu nhẹ, không hương liệu mỗi khi có thể.[27]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tìm hiểu xem có loại thuốc bôi ngoài da đặc trị các bệnh ngứa cụ thể không. Chẳng hạn như các loại thuốc không cần kê toa chữa bệnh trĩ và nhiễm trùng nấm bằng cách tiêu diệt nguyên nhân gây ra các chứng bệnh này.
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  2. http://www.medicinenet.com/itch/page5.htm#what_are_topical_itch_treatments_are_there_any_home_remedies_for_itching
  3. http://www.medicinenet.com/itch/page5.htm#what_are_topical_itch_treatments_are_there_any_home_remedies_for_itching
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/treatment/con-20028460
  5. http://www.medicinenet.com/itch/page5.htm#what_are_topical_itch_treatments_are_there_any_home_remedies_for_itching
  6. http://www.medicinenet.com/itch/page5.htm#what_are_topical_itch_treatments_are_there_any_home_remedies_for_itching
  7. http://www.medicinenet.com/itch/page6.htm#when_should_the_doctor_be_consulted_for_itching
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/symptoms/con-20028460
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/symptoms/con-20028460
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/symptoms/con-20028460
  11. http://www.medicinenet.com/itch/page6.htm#can_itching_be_prevented
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/best-sunscreen/art-20045110
  13. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/best-sunscreen/art-20045110
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 4.217 lần.
Trang này đã được đọc 4.217 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo