Cách để Tránh đau dạ dày khi dùng thuốc kháng sinh

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mặc dù rất công hiệu trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh thường không tốt cho hệ tiêu hóa. Đau dạ dày là tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh có thể giết chết vi khuẩn tự nhiên trong dạ dày.[1] May mắn là có một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để giảm rủi ro đau dạ dày khi uống thuốc.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Sử dụng thuốc kháng sinh một cách thông minh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tuân theo chính xác các hướng dẫn của bác sĩ.
    Khi kê toa thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cụ thể cách uống thuốc. Việc tuân theo chính xác hướng dẫn có thể giúp bạn tránh nguy cơ đau dạ dày, vì bác sĩ thường cho bạn lời khuyên làm sao để tránh tác dụng phụ khó chịu này.
    • Trong các hướng dẫn của bác sĩ thường bao gồm thời điểm cụ thể nên uống thuốc kháng sinh nhằm giảm tối đa tác động của thuốc lên dạ dày.
    • Trừ khi trên nhãn thuốc có hướng dẫn khác, bạn nên bảo quản thuốc kháng sinh ở nơi tối và khô ráo.
    • Một số thuốc kháng sinh có thể cần được bảo quản trong tủ lạnh. Trong trường hợp này, bạn hãy cất thuốc ở ngăn mát của tủ lạnh. Không bao giờ nên đông lạnh thuốc kháng sinh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định xem thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng có cần uống sau khi ăn không.
    Một số thuốc kháng sinh cần phải uống sau khi ăn. Lý do là vì thức ăn đóng vai trò như một chất trung hòa hoặc rào chắn thuốc kháng sinh, giúp tránh rối loạn dạ dày- ruột. Nếu trong hướng dẫn có ghi uống thuốc sau khi ăn, bạn cần thực hiện đúng mỗi lần uống thuốc; nếu không, có thể rốt cuộc bạn sẽ bị đau dạ dày.[2]
    • Một số thuốc kháng sinh cần được uống khi đói, trong đó gồm có ampicillin và tetracycline. Bạn không nên uống các loại thuốc này khi no, vì thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tác dụng của thuốc đối với cơ thể.
    • Nếu cần phải uống thuốc kháng sinh khi đói bụng, tốt nhất là bạn nên uống trước khi ăn sáng. Bạn nên đặt chuông báo giờ nếu cần được nhắc nhở.
    • Một số loại thuốc kháng sinh sẽ gây đau dạ dày khi uống cùng với một số thức ăn nào đó. Ví dụ, thuốc tetracycline có thể gây đau dạ dày khi bạn uống cùng với các sản phẩm từ sữa. Để tránh đau dạ dày khi uống tetracycline (hoặc các loại thuốc tương tự như doxycycline và minocycline), bạn cần tránh các sản phẩm từ sữa trong thời gian uống thuốc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo uống đúng liều thuốc kháng sinh mỗi ngày.
    Bạn cần chính xác khi uống thuốc kháng sinh; đừng uống không đủ liều, quá liều hoặc uống gấp đôi liều. Việc dùng thuốc không đủ liều sẽ giảm hiệu quả chống nhiễm khuẩn mà cơ thể đang chống chọi. Ngược lại, việc dùng quá liều có thể tăng hoạt lực của thuốc, dẫn đến tăng nguy cơ đau dạ dày.[3]
    • Nếu thấy khó nhớ mình đã uống thuốc hay chưa, bạn hãy treo một tờ lịch tại nơi để thuốc. Mỗi khi uống hết một ngày thuốc, bạn có thể gạch chéo vào ngày đó trên lịch. Như vậy bạn sẽ tránh vô tình uống gấp đôi liều thuốc.
    • Trên toa thuốc của bạn cũng sẽ ghi số ngày uống thuốc kháng sinh để đẩy lùi tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu bạn không uống đủ liều chỉ định, có khả năng là vi khuẩn còn sót lại sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn tái phát, hoặc thuốc kháng sinh đó sẽ mất hiệu quả nếu lần sau bạn cần sử dụng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tăng lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
    Ngoài tác dụng chống lại các vi khuẩn gây hại, thuốc kháng sinh còn có thể tấn công cả các lợi khuẩn trong cơ thể. Khi các vi khuẩn có lợi bị tấn công, bạn có thể bị đau dạ dày. Hãy thử khôi phục lại số lượng lợi khuẩn ở mức thích hợp để xử lý tình trạng đau dạ dày.[4]
    • Sữa chua trắng không đường là một nguồn rất tốt cung cấp probiotics hoặc các vi khuẩn có lợi. Nếu bình thường chỉ ăn một khẩu phần sữa chua để tận dụng lợi ích của thực phẩm này, bạn hãy cân nhắc ăn 3-5 khẩu phần sữa chua mỗi ngày khi uống thuốc kháng sinh để bù lại lượng vi khuẩn có lợi. Tìm loại sữa chua có chứa men sống để có kết quả tốt nhất.
    • Tỏi là một nguồn giàu prebiotic. Prebiotic cung cấp chất dinh dưỡng cho các probiotic (có trong sữa chua hoặc dưa cải muối Đức chẳng hạn). Một khẩu phần khoảng 3 nhánh tỏi to mỗi ngày có thể giúp bảo toàn mức lợi khuẩn thích hợp trong cơ thể (lưu ý rằng tỏi có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu).
    • Các nguồn cung cấp lợi khuẩn khác bao gồm tương miso, cải muối Đức, trà nấm thủy sâm và nấm sữa kefir.[5]
    • Giảm ăn đường khi uống thuốc kháng sinh. Đường có thể khiến vi khuẩn sinh sôi.
    • Uống nước súp gà trong thời gian uống thuốc kháng sinh cũng là ý tốt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kể với bác sĩ về tình trạng trước đây của bạn khi uống thuốc kháng sinh.
    Nếu có tiền sử đau dạ dày do uống thuốc kháng sinh, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc khác cho bạn.[6]
    • Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh liều lượng thuốc để giảm khả năng gây đau dạ dày hoặc kê toa thuốc chống nôn để giảm tình trạng rối loạn dạ dày như buồn nôn hoặc nôn.
    • Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây phản ứng dị ứng. Nếu bắt đầu thấy phát ban hoặc ngứa khi uống một loại thuốc kháng sinh mới, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Xử lý cơn đau dạ dày

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống một tách trà hoa cúc La Mã.
    Cúc La Mã là một liệu pháp thảo mộc có thể hoạt động như một chất kháng viêm. Trà cúc La Mã có thể giúp bạn xoa dịu dạ dày nếu niêm mạc dạ dày bị xáo trộn vì sự mất cân bằng vi khuẩn do tác động của thuốc.[7]
    • Đun sôi nước, sau đó rót nước sôi lên túi trà.
    • Đậy tách trà hoặc ấm trà và chờ trà ngấm khoảng 15-20 phút. Trà càng ngấm lâu thì càng đậm.
    • Thêm một thìa cà phê mật ong hoặc các chất ngọt khác nếu thích, nhưng bạn nên nhớ là bản thân trà cũng đã khá ngọt mà chưa cần thêm chất ngọt.
  2. Step 2 Chườm "nóng" lên bụng.
    Một chai nước nóng hoặc đai quấn nóng chườm lên bụng có thể giúp dạ dày thư giãn và dễ chịu hơn. Nếu cơn đau là do tình trạng co thắt gây ra bởi thuốc kháng sinh, cảm giác ấm trên da có thể giúp bạn thả lỏng và đỡ đau.[8]
    • Nếu không có túi chườm nóng, bạn hãy thử đổ gạo hoặc đậu pinto khô vào một vật đựng bằng vải sạch (chiếc tất cũng thích hợp). Đảm bảo vật đựng phải kín (bạn có thể buộc lại hoặc cài kim băng) và cho vào lò vi sóng làm nóng khoảng 30 giây (hoặc đến khi các nguyên liệu bên trong ấm lên).
    • Không để túi chườm quá nóng. Bạn cần phải có cảm giác ấm trên da.
    • Tìm một nơi dễ chịu để nằm sao cho có thể đặt túi chườm nóng vững vàng trên bụng. Chườm ít nhất 15 phút. Bạn có thể lặp lại bao nhiêu lần tùy ý.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nước cơm.
    Nước cơm là nước trong nồi khi nấu cơm. Nước cơm khi uống vào sẽ giúp làm dịu dạ dày bằng cách tráng một lớp lót trên niêm mạc dạ dày.[9]
    • Nấu nước cơm bằng cách nấu ½ cốc gạo (gạo trắng bình thường là được) với gấp đôi lượng nước cần thiết – trong trường hợp này, ½ cốc gạo sẽ nấu với 2 cốc nước. Đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu thêm 20 phút hoặc cho đến khi gạo mềm.
    • Trút nước và cơm qua rổ, để dành cơm cho bữa ăn. Hứng nước cơm trong bát hoặc nồi.
    • Rót nước cơm vào cốc và uống khi còn ấm. Bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong nếu thích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thưởng thức một tách trà gừng tươi còn nóng.
    Gừng giúp thư giãn các cơ ở đường ruột và là liệu pháp hiệu quả để chữa co thắt dạ dày. Gừng cũng rất hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Nhấp một ngụm trà gừng ấm là cách để giảm đau dạ dày do uống thuốc kháng sinh.[10]
    • Rửa, gọt vỏ và băm nhỏ một nhánh gừng dài khoảng 2,5-5 cm. Đun sôi 1-2 cốc nước, sau đó cho gừng vào. Càng dùng nhiều nước thì trà càng loãng; nhưng nếu bạn ngâm gừng trong nước thì trà sẽ đậm đặc hơn.
    • Đun sôi trong khoảng 3-5 phút, sau đó ngâm thêm 3-5 phút nữa.
    • Nhấc trà gừng khỏi bếp, lọc xác gừng và rót trà gừng tươi vào cốc hoặc ấm trà.
    • Bạn có thể thêm vào trà gừng một thìa mật ong hoặc chất ngọt khác nếu thích. Một số người thích thêm một lát chanh vào trà gừng nóng, và điều này cũng có thể giúp giảm đau dạ dày.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tránh dùng kháng sinh khi không thực sự cần thiết. Bạn chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn thực sự. Ngoài trường hợp này, thuốc kháng sinh sẽ chỉ tấn công lợi khuẩn và phát sinh các vấn đề khác. Hơn nữa, vi khuẩn có thể biến đổi và tăng sức đề kháng với các loại thuốc khác sinh, và đến lúc bạn thực sự cần uống thuốc kháng sinh thì bác sĩ có thể phải tăng liều lượng.
  • Nhớ rằng thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus. Nếu bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nhiễm virus khác, bạn đừng yêu cầu được uống kháng sinh.

Cảnh báo

  • Không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác. Chỉ nên uống thuốc được bác sĩ kê toa cho bạn.
  • Nếu định uống một loại thuốc khác để làm dịu cơn đau dạ dày, bạn cần hỏi bác sĩ trước. Một số thuốc giảm đau có thể tương tác với thuốc kháng sinh và ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Roy Nattiv, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Roy Nattiv, MD. Roy Nattiv là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Los Angeles, California. Nattiv specializes chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm, suy dinh dưỡng, chứng loạn khuẩn ở ruột non, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nattiv tốt nghiệp Đại học California, Berkeley và nhận bằng bác sĩ y khoa (MD) tại Trường Y khoa Sackler ở Tel Aviv, Israel. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Montefiore, Đại học Y Albert Einstein. Nattiv tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đào tạo về tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Đại học California, San Francisco (UCSF). Anh từng là học viên nghiên cứu sinh của Viện Y học Tái sinh California (CIRM) và đã được Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu về viêm loét đại trang ở trẻ em. Bài viết này đã được xem 22.673 lần.
Trang này đã được đọc 22.673 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo