Cách để Tiêu diệt ký sinh trùng Toxoplasma Gondii

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bệnh Toxoplasmosis do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây ra. Ký sinh trùng này là sinh vật đơn bào dễ bị nhiễm do ăn thịt nhiễm bệnh, chế phẩm sữa động vật hoặc do tiếp xúc với phân của mèo mang ký sinh trùng. Hầu hết người bệnh đều không nhận thấy triệu chứng do hệ miễn dịch khỏe mạnh đang tự chống lại ký sinh trùng. Tuy nhiên, bệnh Toxoplasmosis lại rất nguy hiểm đối với thai nhi, trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch suy yếu.[1]

Phần 1
Phần 1 của 4:

Xác định bạn có nhiễm ký sinh trùng hay không

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết triệu chứng nhiễm ký sinh trùng cấp tính.
    80-90% người nhiễm bệnh Toxoplasmosis không có triệu chứng và không biết bản thân nhiễm bệnh. Một số sẽ có triệu chứng giống cảm cúm kéo dài vài tuần. Vì bệnh Toxoplasmosis nguy hiểm cho thai nhi nên phụ nữ mang thai cần đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:[2]
    • Sốt
    • Đau cơ
    • Mệt mỏi
    • Đau cổ họng
    • Nổi hạch
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thực hiện xét nghiệm nếu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
    Bệnh Toxoplasmosis đặc biệt nguy hiểm với người có hệ miễn dịch kém và trẻ sơ sinh. Người nằm trong nhóm nguy cơ sau nên yêu cầu bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu:[3]
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang muốn mang thai. Toxoplasmosis có thể truyền cho thai nhi trong tử cung và gây khuyết tật nghiêm trọng.
    • Người bị HIV/AIDS. HIV/AIDS làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ mắc các biến chứng do bệnh Toxoplasmosis.
    • Người đang hóa trị. Hóa trị cũng làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nguy hiểm hơn bình thường.
    • Người đang uống thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc Steroid. Các thuốc này khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và biến chứng do Toxoplasmosis.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm.
    Xét nghiệm máu sẽ cho thấy liệu các kháng thể có đang chống lại ký sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis hay không. Kháng thể là các protein mà cơ thể sản sinh để chống lại nhiễm trùng. Nói cách khác, xét nghiệm máu không xét nghiệm sự hiện diện của ký sinh trùng và khiến việc giải thích kết quả xét nghiệm trở nên khó khăn hơn. [4][5][6]
    • Kết quả âm tính nghĩa là bạn không nhiễm ký sinh trùng hoặc bạn mới chỉ nhiễm ký sinh trùng gần đây nên cơ thể chưa tạo ra kháng thể. Nguyên nhân thứ hai có thể được sàng lọc bằng cách tái xét nghiệm sau vài tuần. Kết quả âm tính cũng có nghĩa là bạn không có khả năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng trong tương lai.
    • Kết quả dương tính có thể là do một trong hai nguyên nhân. Có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng hoặc đã nhiễm ký sinh trùng trước đó và kháng thể sẽ phản ánh khả năng miễn dịch của cơ thể. Đối với trường hợp dương tính, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến nghị rằng kết quả xét nghiệm cần được xác nhận từ phòng thí nghiệm chuyên biệt có thể phân tích các loại kháng thể khác nhau để xác định có phải bạn đang nhiễm ký sinh trùng hay không.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Chẩn đoán và điều trị cho mẹ và bé

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng của bé.
    Bệnh Toxoplasmosis có thể lây truyền cho trẻ trong thai kỳ ngay cả khi người mẹ không cảm thấy ốm yếu. Rủi ro đối với trẻ nếu nhiễm bệnh gồm có:[7]
    • Sảy thai và trẻ tử vong ngay sau khi sinh
    • Động kinh
    • Sưng gan và lá lách
    • Vàng da, vàng mắt
    • Nhiễm trùng mắt và mù lòa
    • Khả năng nghe kém (khi có tuổi)
    • Khuyết tật tâm thần (khi có tuổi)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bác sĩ về xét nghiệm cho thai nhi trong tử cung.
    Có hai cách mà bác sĩ có thể đề xuất để xét nghiệm cho thai nhi.[8][9]
    • Siêu âm. Quy trình này bao gồm việc dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh của trẻ trong tử cung. Siêu âm không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Siêu âm có thể cho thấy trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng như thừa chất lỏng quanh não hay không. Tuy nhiên, siêu âm không giúp loại trừ khả năng có nhiễm trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng tại thời điểm đó.
    • Chọc ối. Quy trình này bao gồm việc đưa kim qua thành bụng thai phụ và vào túi chất lỏng bao quanh thai nhi để chiết lấy chất lỏng. Nước ối có thể dùng để xét nghiệm bệnh Toxoplasmosis. Chọc ối mang 1% rủi ro gây sảy thai. Xét nghiệm này có thể xác nhận hoặc kết luận bệnh Toxoplasmosis nhưng không thể cho thấy trẻ có biểu hiện nhiễm bệnh hay không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ về thuốc chữa bệnh.
    Thuốc được bác sĩ khuyến nghị sẽ phụ thuộc xem bệnh có truyền cho thai nhi hay chưa.[10][11]
    • Nếu nhiễm ký sinh trùng chưa truyền cho thai nhi, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc Spiramycin kháng sinh. Thuốc đôi khi có thể giúp ngăn bệnh truyền đến thai nhi.
    • Nếu thai nhi đã nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ có thể khuyến nghị việc điều trị bằng thuốc Pyrimethamine (Daraprim) và Sulfadiazine. Các thuốc này chỉ được kê đơn sau tuần thai thứ 6. Thuốc Pyrimethamine có thể ngăn cản hấp thụ axit folic - axit quan trọng cho sự phát triển của trẻ, và gây ức chế tủy xương cùng vấn đề về gan ở trẻ. Vì vậy, bạn nên hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc đối với mẹ và bé trước khi uống.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tiến hành kiểm tra cho trẻ sơ sinh.
    Nếu bạn nhiễm ký sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis trong thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra cho trẻ ngay sau khi sinh để xác định có dấu hiệu vấn đề về mắt hay tổn thương não hay không. Tuy nhiên, triệu chứng có thể xuất hiện muộn ở một số trẻ nên bác sĩ thường khuyến nghị xét nghiệm máu. [12][13]
    • Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến nghị nên gửi tất cả mẫu máu của trẻ sơ sinh đến phòng thí nghiệm chuyên biệt để xét nghiệm.[14]
    • Trẻ có thể cần được tái xét nghiệm đều đặn trong năm đầu tiên để xác định không nhiễm ký sinh trùng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ khi điều trị cho trẻ sơ sinh.
    Nếu trẻ sơ sinh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis, bác sĩ có thể khuyến nghị việc giám sát thường xuyên kết hợp với dùng thuốc. Không may là nếu trẻ đã bị tổn thương do ký sinh trùng, tổn thương sẽ không thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, dùng các thuốc sau có thể giúp phòng ngừa tổn thương về sau.[15][16]
    • Pyrimethamine (Daraprim)
    • Sulfadiazine
    • Thực phẩm chức năng bổ sung axit folic. Thực phẩm chức năng thường được khuyên dùng vì thuốc Pyrimethamine có thể ngăn trẻ hấp thụ axit folic.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Chẩn đoán và điều trị cho người có hệ miễn dịch kém

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị.
    Bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng các thuốc khác nhau, tùy thuộc xem nhiễm ký sinh trùng hoạt động hay không hoạt động. Nhiễm ký sinh trùng không hoạt động là khi ký sinh trùng không hoạt động nhưng có thể hoạt động trở lại nếu hệ miễn dịch suy yếu. [17][18]
    • Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc Pyrimethamine (Daraprim), Sulfadiazine và thực phẩm chức năng bổ sung axit folic đối với trường hợp nhiễm ký sinh trùng hoạt động. Một dạng thuốc Pyrimethamine (Daraprim) kết hợp với kháng sinh được gọi là Clindamycin (Cleocin). Thuốc Clindamycin có thể gây tiêu chảy.
    • Đối với trường hợp nhiễm ký sinh trùng không hoạt động, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc Trimethoprim và Sulfamethoxazole để ngăn nhiễm trùng hoạt động.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết dấu hiệu bệnh Toxoplasmosis thể mắt.
     Toxoplasmosis có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở mắt người có hệ miễn dịch kém. Ký sinh trùng có thể ở trạng thái không hoạt động trong võng mạc và sau đó gây nhiễm trùng hoạt động về sau. Trong trường hợp đó, người bệnh sẽ được cho uống thuốc chống nhiễm trùng và thuốc Steroid để giảm sưng ở mắt. Nếu xuất hiện, sẹo trong mắt có thể tồn tại vĩnh viễn. Đi khám bác sĩ ngay nếu có triệu chứng:[19][20]
    • Mờ mắt
    • Hiện tượng ruồi bay
    • Thị lực giảm
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định bệnh Toxoplasmosis ở não.
     Bệnh xảy ra khi ký sinh trùng gây tổn thương hoặc u nang trong não. Bệnh Toxoplasmosis não sẽ được điều trị bằng thuốc tiêu diệt ký sinh trùng và giảm sưng trong não.[21][22]
    • Toxoplasmosis não có thể gây đau đầu, lú lẫn, mất khả năng phối hợp, co giật, sốt và nói lắp.
    • Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh Toxoplasmosis não bằng cách chụp MRI. Trong quy trình chụp MRI, một chiếc máy lớn sử dùng nam châm và sóng radio để tạo hình ảnh não bộ. Chụp MRI không gây nguy hiểm nhưng bạn cần nằm trên bàn để được trượt vào máy nên sẽ thành vấn đề đối với người mắc hội chứng sợ không gian hẹp. Trong trường hợp kháng trị (hiếm gặp), bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết não.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Phòng ngừa bệnh Toxoplasmosis

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh ăn thức ăn nhiễm ký sinh trùng.
    Thịt, sữa động vật và rau củ quả đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis.[23][24]
    • Tránh ăn thịt sống. Thịt sống bao gồm thịt tái và thịt muối, đặc biệt là thịt cừu, dê, bò, lợn. Thịt sống bao gồm cả xúc xích và thịt nguội hun khói. Nếu động vật nhiễm Toxoplasmosis, ký sinh trùng có thể vẫn còn sống và truyền nhiễm.
    • Chế biến toàn bộ miếng thịt ở nhiệt độ tối thiểu 63°C, thịt xay ở tối thiểu 71°C và thịt gia cầm ở tối thiểu 74°C. Dùng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ ở phần thịt dày nhất. Sau khi chế biến xong, nhiệt độ phải duy trì ở mức tối thiểu hoặc cao hơn trong vòng ít nhất 3 phút.
    • Đông lạnh thịt nhiều ngày ở nhiệt độ dưới -18°C. Cách này giúp giảm (nhưng không loại bỏ) nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
    • Rửa sạch và/hoặc gọt vỏ tất cả rau củ quả. Nếu tiếp xúc với đất nhiễm bẩn, rau củ quả có thể truyền ký sinh trùng Toxoplasmosis cho bạn nếu không rửa sạch hoặc gọt vỏ.
    • Không uống sữa chưa tiệt trùng, ăn phô mai từ sữa chưa tiệt trùng hoặc nước chưa qua xử lý.
    • Rửa sạch dụng cụ và bề mặt chế biến thức ăn (ví dụ như dao và thớt) đã tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc chưa rửa sạch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh tiếp xúc với đất bẩn.
    Đất có thể mang ký sinh trùng nếu động vật mang ký sinh trùng đi tiêu tại đó. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách:[25]
    • Đeo găng tay khi làm vườn và rửa tay sạch sau khi làm xong.
    • Che hố cát để ngăn mèo đi tiểu vào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm soát nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ mèo nuôi trong nhà.
    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết bạn không nhất thiết phải tránh xa mèo nuôi trong nhà khi đang mang thai. Có nhiều cách khác có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng:[26][27]
    • Xét nghiệm để xác định xem mèo có mang ký sinh trùng Toxoplasmosis hay không.
    • Giữ mèo ở trong nhà. Mèo nuôi nhà có thể nhiễm ký sinh trùng nếu tiếp xúc với phân của mèo bệnh hoặc ăn động vật nhiễm bệnh. Vì vậy, giữ mèo ở trong nhà sẽ giúp giảm được nguy cơ này.
    • Cho mèo ăn thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn khô. Không cho mèo ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Thức ăn của mèo nhiễm ký sinh trùng có thể khiến mèo bị bệnh.
    • Không chạm vào mèo hoang, đặc biệt là mèo con.
    • Không nhận nuôi mèo không có tiền sử bệnh tật rõ ràng.
    • Không vệ sinh chậu cát cho mèo nếu bạn đang mang thai. Nhờ người khác làm hộ. Nếu phải vệ sinh chậu cát cho mèo, bạn nên đeo găng tay sử dụng một lần, khẩu trang và rửa tay ngay sau đó. Nên làm vệ sinh hàng ngày vì ký sinh trùng trong phân thường cần 1-5 ngày để truyền nhiễm.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 4.605 lần.
Trang này đã được đọc 4.605 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo