Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn mắc phải chứng hôi chân? Ai đó sẽ nhăn mặt khi bạn đi ngang qua? Thậm chí chú cún con trong nhà cũng tránh nhai giày của bạn? Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn chế ngự mùi hôi chân.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Rửa Chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tẩy da chết ở bàn chân.
    Tẩy da chết có vẻ là điều hiển nhiên, nhưng nếu bạn chỉ tẩy sơ sơ với dung dịch xà phòng trong lúc tắm thì chưa đủ. Mục đích của việc tẩy da chết ở chân mà chúng ta đề cập đến ở đây là để tránh vi khuẩn và các tế bào chết, tế bào chết chính là thức ăn của vi khuẩn. Vì thế, khi bạn rửa chân, hãy làm sạch toàn bộ bàn chân với khăn tắm, bàn chải hoặc bất cứ một quy trình tẩy da chết nào, và nhớ dùng xà phòng kháng khuẩn. Đừng quên tẩy da chết ở kẽ ngón chân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm khô chân.
    Hãy để chân khô hoàn toàn. Hơi ẩm, dù là nước hay mồ hôi, sẽ tạo ra môi trường lí tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy hãy dành thời gian để chân khô hoàn toàn và, một lần nữa, đừng quên kẽ ngón chân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng chất sát trùng dành cho tay.
    Nghe thì có vẻ kì cục, nhưng chất sát trùng cho tay có mùi (hoặc không mùi) có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ở chân của bạn và hạn chế sự phát triển của chúng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng hóa mỹ phẩm giúp ngăn ra mồ hôi.
    Các sản phẩm giúp ngăn mồ hôi cho vùng dưới cánh tay cũng có thể được sử dụng cho chân. Tuy nhiên bạn cần phân biệt đâu là lọ dùng cho vùng dưới cánh tay, đâu là lọ dùng cho chân, hoặc bất cứ cách nào để tách biệt hai vùng này. Với các sản phẩm này, bạn nên thoa vào bàn chân sau khi đã rửa sạch và để khô, bạn có thể đi tất hoặc đi giày bình thường vào sáng hôm sau.[1] Bằng cách này, chân của bạn sẽ khô thoáng và không có mùi suốt cả ngày.
    • Thực ra các sản phẩm ngăn mồ hôi sẽ tác động vào các chất điện giải trong mồ hôi của bạn để tạo thành “các hạt gel” có tác dụng bít ống dẫn mồ hôi. Vì mỗi bàn chân của chúng ta có khoảng 250 nghìn tuyến mồ hôi[2] (là bộ phận có nhiều tuyến mồ hôi nhất trên cơ thể người), do đó một chút chất ngăn tiết mồ hôi cũng có tác dụng lớn.
    • Không nên dùng cách này ngay trước khi ra ngoài vì chất ngăn mồ hôi có thể khiến bàn chân bạn bị trơn hơn và sẽ tạo cảm giác không thoải mái khi đi giày.
    • Trộn dung dịch gồm ½ thể tích giấm và ½ thể tích rượu isopropyl. Sử dụng dụng cụ nhỏ thuốc y tế và nhỏ dung dịch này hàng ngày lên ngón chân và kẽ chân và vùng da bị kích thích ở bàn chân, sau đó thoa đều để dung dịch ngấm vào da. Cả giấm và isopropyl đều lành tính với da, nhưng giấm có thể diệt nấm và rượu sẽ ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Thoa dung dịch này lên ngón chân cũng có thể giúp bạn loại bỏ nấm ngón chân.
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng hóa mỹ phẩm giúp ngăn ra mồ hôi.
    • Bạn cũng có thể ngâm chân trong dung dịch giấm 50% để ngăn chặn mùi hôi. Thêm vào nước ngâm chân vài thìa bột nở (Na2CO3) hoặc vài giọt dầu cọ xạ hương cũng có thể giúp bạn loại bỏ mùi khó chịu ở chân. [3]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cọ rửa bàn...
    Cọ rửa bàn chân và ngón chân với một trong các loại bột sau đây sẽ giúp bạn chống lại mùi hôi chân. Đây là các thành phần thường gặp ở các sản phẩm khử mùi hôi chân được bán trên thị trường.
    • Phấn rôm (bột talc). Đây thực chất là một chất làm khô, vì thế sẽ giúp chân bạn không bị ra mồ hôi.
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cọ rửa bàn...
    • Bột nở. Bột nở giúp tạo môi trường kiềm, mà vi khuẩn thì không ưa moi trường kiềm.
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cọ rửa bàn...
    • Bột ngô. Bột ngô có tác dụng hút mồ hôi.
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cọ rửa bàn...
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Làm sạch Giày Dép

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi dép xăng-đan hoặc giày hở mũi.
    Đi giày hở mũi sẽ giúp không khí lưu thông qua bàn chân, giúp chân khô thoáng và giúp bạn hạn chế tiết mồ hôi. Nếu bạn ra mồ hôi chân, không khí lưu thông sẽ giúp mồ hôi bốc hơi một cách nhanh chóng.
    • Khi trời lạnh, hãy đi giày da hoặc giày vải, như vậy sẽ giúp chân bạn có thể “thở” được. Hãy nói không với giày cao su hoặc giày nhựa.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thay tất hàng ngày.
    Tất ngoài tác dụng giữ ấm còn thấm mồ hôi ở chân, và tất sẽ khô khi bạn cởi ra. Nếu bạn đi cùng một đôi tất trong nhiều ngày liên tục sẽ khiến mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Vì thế hãy thay tất hàng ngày, nhất là khi bạn thấy chân mình ra mồ hôi.
    • Bạn nên thường xuyên đi tất, trừ khi bạn đi giày hở mũi. Bạn có thể đi hai đôi tất một lúc để tăng khả năng thấm mồ hôi.
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thay tất hàng ngày.
    • Hãy thử loại tất làm từ sợi bông hoặc len có chứa chất hấp thụ. Tất không có chất hấp thụ (như nilon) sẽ chẳng khác nào một cái bẫy hơi ẩm ở chân, và sẽ tạo thành một môi trường ấm áp thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rắc bột nở vào giày và tất hàng ngày.
    Trước khi rắc thêm bột mới vào giày và tất, cần nhớ bỏ hết bột cũ của ngày hôm trước ra. Bột nở giúp hấp thụ hơi ẩm và mùi hôi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng gỗ tuyết tùng hoặc tử đinh hương để khử mùi giày.
    Bạn có thể bỏ vào giày vụn gỗ hoặc gỗ bào hoặc đối với tử đinh hương thì có thể để nguyên thanh, sau vài ngày bạn sẽ thấy mùi hôi biến mất.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng lót giày từ gỗ tuyết tùng.
    Ngoài dùng vụn gỗ hoặc gỗ tuyết tùng bào, bạn còn có thể dùng lót giày làm từ gỗ tuyết tùng. Tinh dầu tự nhiên của gỗ tuyết tùng có tính kháng khuẩn và kháng nấm, do đó giúp chống vi khuẩn và làm giảm cũng như phòng tránh chứng hôi chân, bệnh nấm chân và nấm móng. Đây cũng là một cách khá tiện dụng tương tự như dùng bột, kem hay các dung dịch đã nói ở trên.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng giày luân phiên.
    Hãy để cho giày của bạn khô hoàn toàn vì như vậy vi khuẩn sẽ không có cơ hội để “cắm rễ” và phát triển trong giày của bạn. Thường thì một đôi giày sẽ khô hoàn toàn trong vòng ít nhất là 24 giờ.
    • Khi phơi giày, hãy bỏ lót giày ra ngoài. Nếu bạn đi cùng một đôi giày ngày này qua ngày khác, khả năng chân bạn sẽ bị hôi là rất cao. Bạn có thể vo tròn giấy báo lại và nhét vào trong đôi giày bị ẩm, giấy báo sẽ giúp hút hơi ẩm và giày của bạn sẽ khô chỉ sau một đêm. .
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng giày luân phiên.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Giặt giày thường xuyên.
    Nhiều loại giày có thể được giặt bằng máy. Và khi giặt xong, cần chú ý để cho giày khô hoàn toàn rồi hẵng sử dụng.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Thường xuyên tháo giày.
    Khi bạn có thời gian nghỉ ngơi và không có ai chú ý tới bạn, hãy bỏ giày ra. Cách này sẽ giúp giữ bàn chân, tất và giày của bạn khô thoáng hơn.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Sử dụng máy sấy giày.
    Có rất nhiều loại máy sấy dành riêng cho giày và bốt có công suất thấp, các máy này thường dùng các dòng khí đối lưu để làm khô những đôi giày đẫm mồ hôi. Bạn có thể đặt giày vào máy vào cuối ngày và 8 tiếng sau bạn sẽ có một đôi giày khô, ấm áp và thoải mái. Máy sấy giúp loại bỏ hơi ẩm – môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây mùi phát triển, đồng thời cũng gia tăng độ bền của giày.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Sử dụng các Phương pháp Điều trị tại Nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng thuốc tẩy.
    Hòa tan 2 muỗng thuốc tẩy vào khoảng 3,8 lít nước. Trong một tuần, hãy ngâm chân trong dung dịch này trong 5 đến 10 phút mỗi ngày. Nếu bạn thấy dung dịch này làm khô da, bạn có thể thêm vào một chút dầu dành cho trẻ em. [4]
    • Tẩy tất trắng. Nếu có thể, hãy đổ dung dịch đã pha ở trên vào trong giày của bạn và ngâm khoảng nửa tiếng, sau đó xả sạch lại với nước và phơi khô.
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng thuốc tẩy.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngâm chân bằng trà.
    Ngâm chân 30 phút mỗi ngày trong nước trà trong vong 1 tuần sẽ giúp chân khô ráo nhờ axit tannic có trong trà. [5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngâm chân nước muối.
    Với cách này, bạn có thể hòa tan khoảng 140g muối kosher vào 900mL nước, sau khi ngâm chân, không cần xả lại với nước mà để chân khô tự nhiên. [6] [7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng nhôm axetat.
    Nhôm axetat có thể sử dụng để làm khô chân. Hãy hòa tan một gói bột Domeboro (có chứa canxi acetat và nhôm acetat) hoặc 2 muỗng dung dịch Burow (dung dịch nhôm axetat) vào khoảng nửa lít nước. Ngâm chân trong vòng 10 đến 20 phút. [7]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỗn hợp bột nở.
    Hòa tan một muỗng bột nở vào 900mL nước.[7] Dung dịch này sẽ tạo môi trường kiềm cho chân và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hỗn hợp nước và giấm.
    Hỗn hợp gồm 120 mL giấm và 900 mL nước sẽ giúp tạo môi trường axit hơn. [7]
    • Hãy nhớ là mùi hôi chân có thể là mùi chua, và nếu bạn thuộc trường hợp này thì bạn không nên sử dụng phương pháp này vì nó có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sử dụng phấn rôm (phấn trẻ em hay bột talc).
    Đổ phấn rôm hoặc bột nở vào giày và tất để khử mùi.
  8. 8
    Chà rửa chân hàng ngày với đá bọt. Đá bọt sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết và ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Căng thẳng có thể khiến bạn ra mồ hôi. Đó là lí do vì sao bạn cảm thấy tất cả xung quanh mình, từ cơ thể đến cuộc sống đều “bốc mùi” khó chịu.
  • Nếu bạn đi tất nhưng không dùng giày dép trong khi đi lại, tất sẽ tích tụ vi khuẩn. Và sau đó khi bạn đi giày, vi khuẩn ở tất sẽ có cơ hội “bùng nổ dân số” nhờ vào hơi ẩm và môi trường ấm áp trong giày.
  • Rửa chân ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Trong tình huống khẩn cấp, bạn có thể dùng khăn kháng khuẩn hoặc đổ rượu vào khăn giấy để lau và chà chân.
  • Nếu sử dụng các loại bột, hãy đổ bột ở nơi thoáng mát thông gió, ví dụ như ngoài hiên hay ban công.
  • Tắm mỗi lần một ngày và kì cọ, tẩy da chết cho bàn chân.
  • Thay tất mỗi khi đi giày, và có thể dùng dung dịch phun khử mùi.
  • Nếu có thể, hãy mang thêm một đôi tất dự phòng theo người và thay tất ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Đặt một tờ giấy thơm ở trên miếng lót giày khi bạn không dùng đến đôi giày đó. Như vậy sẽ giúp mùi thơm lưu lại trên miếng lót.
  • Nếu giày bị ẩm, hãy vo tròn một tờ giấy và nhét vào trong giày, sau đó rắc phấn rôm hoặc bột ngô vào để làm khô giày.

Cảnh báo

  • Hôi chân đơn thuần đúng như tên của nó. Nếu bạn bị chứng hôi chân đi kèm với các triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nấm chân, vảy nến hoăc nhiễm trùng. Hãy xem trên chân có mủ, mụn khô tái phát dai dẳng, da dễ bong, ngứa hay các dấu hiệu của bệnh ung thư da.
  • Hạn chế sử dụng các loại bột để khử mùi trong phòng ngủ hay ô tô để tránh hít phải chúng.
  • Talc là một chất thường có trong các sản phẩm dạng bột dùng cho chân, bột talc có thể phá hủy phổi nếu bạn hít phải bột này thường xuyên.
  • Đừng bao giờ làm khô giày với máy sấy tóc, trong lò nướng hay đặt ở sau kính xe khi trời nóng bởi nhiệt độ quá cao sẽ làm hỏng da, bong keo dán và làm chảy nhựa ở giày. Chúng ta cần để khô giày từ từ để giữ được dáng, độ bền và các ưu điểm khác của giày.
  • Khi rửa chân trong lúc tắm, nên cẩn thận vì dùng xà phòng có thể khiến bàn chân trơn và bạn có thể bị ngã.
  • Nên xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại biên (PVD), bệnh động mạch ngoại biên (PAD), bệnh thần kinh ngoại biên hay bệnh phù ngoại biên (hay còn gọi là bệnh suy tĩnh mạch). Các phương pháp ngâm chân nêu ở đây có thể gây bệnh và cần được xem xét đánh giá tùy từng trường hợp. Do vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để thảo luận về vấn đề này.
  • Hãy lắc và vỗ nhẹ vào hộp đựng các loại bột hay phấn khi rắc vào giày để hạn chế bột bị vón cục.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 6.834 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 6.834 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo