Cách để Thiền niệm chú

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thiền niệm chú ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây. Phương pháp thiền này bao gồm hai phần – niệm chú và thiền – đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của tất cả mọi người. Tuy đòi hỏi phải thực hành kiên trì và đều đặn, nhưng thiền niệm chú cũng khá đơn giản và có thể đem lại cho bạn nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Tìm câu thần chú và xác định mục đích của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Suy ngẫm xem vì sao bạn muốn thực hành thiền niệm chú.
    Mỗi người đến với thiền đều có chủ đích của mình, từ cải thiện sức khỏe cho đến kết nối tâm linh. Việc hiểu được động lực nào đưa bạn đến với thiền niệm chú sẽ giúp bạn chọn các câu thần chú và thời gian phù hợp nhất dành để thiền.
    • Thiền niệm chú đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mọi người. Nó giúp bạn hạ huyết áp, giảm lo âu và trầm cảm, giải tỏa căng thẳng, đem đến cảm giác thư thái, khỏe khoắn và an vui.[1]
    • Thiền niệm chú còn có lợi cho tinh thần của chúng ta; nó giúp bạn giải phóng tâm trí và xua đi những điều nằm ngoài tầm kiểm soát mà bạn vẫn vướng bận trong lòng.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm một hoặc nhiều câu thần chú cho mục đích của bạn.
    Một trong các mục tiêu của việc niệm chú là cảm nhận được sự rung động tinh tế phát ra từ các câu thần chú. Cảm giác này có thể giúp bạn tạo nên các thay đổi tích cực và đi sâu vào trạng thái thiền. Mỗi câu thần chú tạo ra những rung động khác nhau, và bạn cần tìm một câu tương ứng với mục đích.
    • Các câu thần chú được lặp đi lặp lại có thể giúp bạn xua đi những ý nghĩ xuất hiện khi ngồi thiền và tập trung vào chủ đích của mình.
    • Có nhiều câu thần chú hiệu nghiệm mà bạn có thể lựa chọn, chẳng hạn như:
    • “Om” hoặc “aum” là câu thần chú cơ bản và uy lực nhất. Câu thần chú thông dụng này tạo ra những rung động tích cực và mạnh mẽ ở bụng dưới. Nó thường được kết hợp với câu thần chú “Shanti”, có nghĩa là “bình an” trong tiếng Phạn.[3] Bạn có thể niệm “aum” bao nhiều lần tùy thích.
    • Thần chú Maha, còn gọi là đại chân ngôn hoặc thần chú Hare Krishna, có thể giúp bạn tìm được sự cứu rỗi và bình yên trong tâm hồn. Bạn có thể niệm thần chú này bao nhiêu lần tùy thích với những từ: Hare Krishna, Hare Krishna, Krishna Krishna, Hare Hare, Hare Rama, Hare Rama, Rama Rama, Hare Hare.
    • Lokah samastah sukhino bhavantu là câu thần chú về sự hợp tác và lòng từ bi. Ý nghĩa của câu thần chú này là: “Cầu mong hạnh phúc và tự do đến với mọi chúng sinh, cầu cho mọi ý nghĩ, lời nói và hành động trong đời tôi góp một phần vào niềm hạnh phúc và tự do cho tất cả.” Niệm thần chú này ít nhất ba lần.[4]
    • Om namah shivaya là câu thần chú nhắc nhở về tính thần thánh trong mỗi con người, khích lệ sự tự tin và lòng từ bi. Ý nghĩa của thần chú này là “Tôi cúi lạy thần Shiva, vị thần tối cao của sự biến đổi, biểu tượng của bản ngã chân thực và cao cả nhất.” Niệm thần chú này ít nhất ba lần.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đặt ra mục đích.
    Không ai thiền niệm chú mà hoàn toàn không có mục đích. Với một vài giây chú tâm vào một điều gì đó, bạn có thể tập trung một cách chủ ý hơn và đạt đến trạng thái thiền sâu hơn.
    • Hai bàn tay áp nhẹ vào nhau, bắt đầu từ cuối lòng bàn tay, đến lòng bàn tay, cuối cùng là các ngón tay để chắp hai bàn tay cầu nguyện. Bạn có thể chừa lại một khe hở giữa hai lòng bàn tay cho dòng năng lượng chảy qua. Nhè nhẹ cúi đầu xuống.
    • Nếu không biết ý định của mình là gì, bạn có thể nghĩ đến một câu nào đó đơn giản như “buông xả”.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Thực hành niệm chú và thiền

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một nơi thoải mái để thiền.
    Bạn nên thiền niệm chú trong một không gian dễ chịu và tĩnh lặng. Nơi này có thể là nhà bạn hay những nơi như phòng tập yoga hoặc nhà thờ.[6]
    • Chọn nơi có ánh sáng lờ mờ để bạn không ánh sáng kích thích quá mức.
    • Không gian thiền niệm chú phải yên tĩnh để bạn không bị ai quấy rầy hoặc phá vỡ sự tập trung.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngồi ở tư thế khoanh chân thoải mái, hông nâng cao và mắt khép lại.
    Trước khi bắt đầu thực hành thiền niệm chú, bạn hãy ngồi khoanh chân thoải mái, hông cao hơn đầu gối và nhắm mắt. Như vậy, bạn có thể giữ cột sống thẳng, tư thế tốt nhất để cảm nhận các rung động của câu thần chú và tập trung vào chủ đích của bạn.[7]
    • Nếu không thể nâng hông cao hơn đầu gối, bạn hãy ngồi trên gối yoga hoặc một chiếc chăn gấp lại cho đến khi vào được tư thế này.
    • Đặt nhẹ hai bàn tay lên đùi. Nếu muốn, bạn có thể đặt tay ở tư thế tuệ ấn, tượng trưng cho ý thức phổ quát. Tư thế tuệ ấn và tràng hạt có thể giúp bạn tiến sâu hơn vào trạng thái thiền.[8]
    • Lần tràng hạt để giúp bản thân tập trung.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú tâm vào hơi thở nhưng không điều khiển hơi thở.
    Bạn hãy tập trung vào hơi thở và cảm giác của mình mỗi khi hít vào và thở ra, đồng thời tránh điều khiển hơi thở. Phương pháp này sẽ giúp bạn tập trung vào thiền và đạt đến trạng thái thư giãn sâu hơn.[10]
    • Có lẽ bạn khó mà không điều khiển hơi thở, nhưng việc học cách thả lỏng hơi thở sẽ có lợi cho toàn bộ quá trình thiền. Càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng thấy dễ dàng hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Niệm câu thần chú mà bạn đã chọn.
    Đã đến lúc niệm câu thần chú của bạn! Không có phương pháp và thời gian nào được ấn định cho việc niệm thần chú, vì thế bạn cứ làm theo những gì mà bạn cảm thấy là tốt nhất. Vài câu niệm chú cũng có thể đem lại những lợi ích to lớn.
    • Bạn có thể bắt đầu niệm chú với âm “aum”, âm thanh cơ bản nhất.
    • Bạn sẽ cảm thấy các rung động trong bụng dưới khi niệm chú. Nếu không cảm thấy rung động này, bạn hãy thử ngồi thẳng người hơn.
    • Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phát âm thế nào là đúng, nhưng bạn chỉ cần cố gắng đọc theo âm tiếng Phạn. Bạn đang thiền và niệm chú vì sự an lạc của mình chứ không phải vì sự hoàn hảo, và đó mới là chủ đích của thiền định.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc xem bạn có nên tiếp tục niệm chú hay thiền trong yên lặng.
    Bản thân việc niệm chú cũng là một hình thức thiền, nhưng bạn có thể chuyển từ thiền niệm chú sang thiền tĩnh lặng. Dù chọn hình thức nào, bạn cũng sẽ thu được nhiều lợi ích khi thực hành thiền niệm chú.
    • Cho phép cơ thể tự do làm bất cứ điều gì có thể đem đến sự thoải mái cho bạn trong khoảnh khắc đó. Có lúc bạn muốn tiếp tục niệm chú, nhưng có lúc bạn muốn thiền trong yên lặng. Điều cốt yếu là bạn không ép buộc cơ thể hay tâm trí.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thiền trong bao lâu tùy thích.
    Khi đã hoàn thành việc niệm chú, bạn hãy chuyển sang thiền yên lặng bằng cách tiếp tục ngồi ở tư thế cũ và cảm nhận mọi thứ diễn ra trong cơ thể. Bạn có thể thiền trong tĩnh lặng bao lâu tùy ý. Điều này cho phép bạn tập trung vào mục đích của mình và đạt đến trạng thái thư giãn sâu hơn.
    • Tiếp tục tập trung vào hơi thở và dư âm của những rung động phát ra từ câu thần chú.[11]
    • Cho phép các ý nghĩ đến trong đầu bạn bất cứ khi nào chúng xuất hiện. Như vậy, bạn sẽ học được cách tập trung và buông bỏ bất cứ thứ gì mà bạn không thể kiểm soát.
    • Khi cần tập trung trở lại, bạn có thể lặp lại từ “buông” mỗi khi hít vào và từ “xả” mỗi khi thở ra.
    • Thiền định đòi hỏi sự kiên trì. Sẽ có những lúc bạn gặp may hoặc không may, và việc chấp nhận điều này cũng là một phần của hành trình thiền định.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Việc thực hành đều đặn sẽ giúp bạn thu được nhều lợi ích của thiền định và dần dần đạt đến trạng thái sâu hơn của thiền.
  • Đừng mong chờ kết quả đến ngay lập tức. Bạn cần phải dành thời gian thực hành nhiều mới đạt được các mục tiêu thiền định của mình.

Những thứ bạn cần

  • Tràng hạt
  • Một nơi yên tĩnh và lờ mờ sáng
  • Câu thần chú hoặc chỉ dẫn phù hợp
  • Gối yoga hoặc chăn
  • Trang phục thoải mái

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Soken Graf
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên thiền định
Bài viết này đã được cùng viết bởi Soken Graf. Soken Graf là huấn luyện viên thiền định, nhà sư, chuyên gia Rolfing và là người điều hành Bodhi Heart Rolfing and Meditation, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ huấn luyện đời sống tinh thần tại Thành phố New York, New York. Soken có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo tín đồ Phật giáo, tư vấn cho những người khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp, nhà thiết kế và chuyên gia. Ông đã làm việc với các tổ chức như Hiệp hội Quản lý Hoa Kỳ với vai trò là chuyên gia tư vấn cho các khóa đào tạo về những đề tài như lãnh đạo chánh niệm, phát triển nhận thức và tìm hiểu về sự thông thái: Các nguyên tắc cân bằng công việc-cuộc sống. Ngoài công việc chính là một nhà sư, Soken có bằng chứng nhận về Rolfing nâng cao của Viện Rolf về Tích hợp cấu trúc, Nắn bóp phủ tạng, Liệu pháp Craniosacral, Liệu pháp SourcePoint và Liệu pháp laser lạnh. Bài viết này đã được xem 11.918 lần.
Trang này đã được đọc 11.918 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo