Cách để Thôi là Người Cả nể

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu là người có tính cả nể, có lẽ bạn luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của chính mình. Có thể bạn muốn nhận đựợc sự tán thành của người khác hoặc từ nhỏ đã được dạy dỗ phải luôn sống vì mọi người. Bạn sẽ phải mất một thời gian để điều chỉnh, nhưng hãy bắt đầu bằng cách nói “không” đối với một số việc thay vì đồng ý với mọi thứ. Đặt ra các giới hạn, bày tỏ ý kiến của mình, và trên hết là dành thời gian để chăm sóc bản thân.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nói “không” một cách hiệu quả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rằng bạn có quyền lựa chọn.
    Nếu có người nhờ hoặc sai khiến bạn làm điều gì đó, bạn có thể nhận lời, từ chối hoặc xem xét. Bạn không nhất thiết phải đồng ý, ngay cả khi bạn cảm thấy mình cần phải làm vậy. Khi được yêu cầu làm điều gì đó, bạn hãy dừng lại một chút và nhớ rằng bạn có quyền quyết định câu trả lời.[1]
    • Ví dụ, khi được yêu cầu ở lại văn phòng muộn để làm dự án, bạn hãy tự nhủ “Mình được lựa chọn đồng ý và ở lại hoặc từ chối và về nhà”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Học cách nói “không”.
    Nếu bạn thường gật đầu đồng ý ngay cả khi trong lòng không muốn hoặc khi tình huống khiến bạn căng thẳng, hãy bắt đầu nói “không”. Có thể việc này cần phải tập luyện, nhưng hãy cho mọi người biết khi bạn không thể làm điều mà họ muốn. Bạn không cần phải viện cớ hoặc phân trần cho quyết định của mình. Chỉ cần nói một câu đơn giản “không được đâu” hoặc “không ạ, cảm ơn anh” là đủ.[2]
    • Bắt đầu từng bước nhỏ bằng cách tìm những việc nhỏ để nói ”không” với giọng điệu dứt khoát. Ví dụ, khi bạn đang rất mệt mà vợ bạn lại bảo bạn dẫn chó đi dạo, hãy nói “Không được đâu, hôm nay em dẫn chó đi dạo đi.”
    • Bạn cũng có thể nhờ một người bạn giúp bạn tập nói “không”. Nhờ người bạn đó yêu cầu bạn làm một số việc, sau đó đáp lại “không được” với từng yêu cầu. Để ý đến cảm giác của mình mỗi khi từ chối.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hãy quả quyết và đồng cảm.
    Nếu cảm thấy câu trả lời “không” có vẻ quá lạnh lùng, bạn hãy thể hiện sự đồng cảm nhưng vẫn quả quyết. Tỏ ra cảm thông với người đó và nhu cầu của họ, nhưng hãy dứt khoát khi nói rằng bạn không thể giúp được.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Tớ biết là cậu rất muốn có chiếc bánh sinh nhật thật đẹp trong buổi tiệc và nó rất có ý nghĩa với cậu. Tớ cũng muốn giúp cậu lắm, nhưng bây giờ tớ không làm được.”
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Đặt ra các ranh giới

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành chút thời gian suy nghĩ về việc mà bạn được nhờ.
    Các ranh giới sẽ dựa vào các giá trị mà bạn coi trọng. Chúng sẽ giúp bạn xác định việc gì bạn làm được một cách thoải mái, việc gì không.[4] Bạn không cần phải trả lời ngay khi được nhờ làm một việc nào đó. Hãy bảo “Để mình xem đã”, sau đó nói lại với họ. Như vậy, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ kỹ, tự hỏi bản thân mình có bị áp lực không, và cân nhắc về các xung đột có thể xảy ra.[5]
    • Nếu người đó cần có câu trả lời ngay, hãy từ chối. Một khi đã gật đầu là bạn sẽ mắc kẹt.
    • Đừng dùng cách này để tránh phải nói lời từ chối. Nếu bạn muốn hoặc cần phải nói “không”, hãy nói ngay và đừng để người kia phải chờ đợi.
    • Nếu bạn không biết chắc các ranh giới của mình là gì, hãy dành thời gian để suy ngẫm về các giá trị và quyền của bạn. Các ranh giới này có thể bao gồm vật chất, thể chất, tinh thần, tình cảm, tình dục hoặc tâm linh.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt ra các ưu tiên.
    Bạn có thể dựa vào những ưu tiên của mình để lựa chọn việc gì cần nhận lời, việc gì phải từ chối. Nếu bạn lưỡng lự trước một quyết định nào đó, hãy chọn điều gì mà bạn cảm thấy quan trọng hơn, và lý do vì sao. Nếu vẫn không chắc, bạn có thể liệt kê ra các nhu cầu (hoặc các lựa chọn) của bạn và xếp chúng theo thứ tự, mục đầu tiên là việc quan trọng nhất.[7]
    • Ví dụ, việc chăm sóc chú cún bị ốm của bạn có thể quan trọng hơn là đi dự tiệc của một người bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói lên những mong muốn của bạn.
    Không có gì sai khi bạn nói lên ý kiến của mình, và điều này cũng không có nghĩa là bạn đang đòi hỏi. Việc nhắc nhở mọi người rằng bạn cũng có những mong muốn riêng của mình là một bước tiến lớn. Nếu bao lâu nay bạn vẫn luôn chiều theo ý muốn của những người khác thay vì nói lên những điều mình thích và không thích, vậy thì đã đến lúc bạn cần lên tiếng cho mình.
    • Ví dụ, nếu bạn bè của bạn muốn đi ăn món Ý nhưng bạn lại thích ăn món Hàn Quốc, lần sau bạn hãy nói rằng bạn thích món ăn Hàn Quốc.
    • Ngay cả khi vẫn chiều theo một việc nào đó, bạn hãy cứ nói lên ý thích của mình. Ví dụ, “Tớ thích xem phim khác hơn cơ, nhưng xem phim này cũng vui.”
    • Tránh tỏ ra chống đối. Bạn cần nói lên nhu cầu của bản thân mà không tỏ thái độ giận dữ hoặc chỉ trích. Hãy cố gắng giữ thái độ quả quyết, bình tĩnh, dứt khoát và lịch sự.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đặt ra thời hạn.
    Nếu bạn nhận lời giúp đỡ ai đó, hãy đặt ra thời hạn. Bạn không cần phải biện minh cho các giới hạn của mình hoặc viện cớ để giải thích vì sao bạn phải rời đi. Hãy đặt ra các giới hạn, và không cần phải nói thêm gì hết.[8]
    • Ví dụ, nếu có ai đó nhờ bạn giúp họ chuyển nhà, hãy bảo “Tớ có thể giúp cậu trong khoảng từ 12 giờ đến 3 giờ.”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thoả hiệp khi ra các quyết định.
    Thoả thiệp là một giải pháp hữu hiệu để nêu lên ý kiến, xử lý mọi việc trong giới hạn của bạn và tìm được sự đồng thuận. Hãy lắng nghe mong muốn của người kia, sau đó bày tỏ những gì bạn muốn, cuối cùng là đi đến một thoả thuận làm hài lòng cả hai bên.[9]
    • Ví dụ, nếu bạn của bạn muốn đi mua sắm nhưng bạn lại muốn đi dã ngoại, cả hai hãy cùng nhau làm một việc, sau đó đến việc kia.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Chăm sóc bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xây dựng lòng tự trọng.
    Giá trị của bạn không phụ thuộc vào những gì mà người khác nghĩ về bạn hoặc dựa vào sự tán thành của mọi người. Giá trị của bạn chỉ đến từ bản thân bạn, không từ bất cứ ai khác. Hãy ở bên cạnh những con người tích cực và nhận ra những khi bạn cảm thấy mình thấp kém. Lắng nghe những điều bạn tự nói với bản thân (chẳng hạn như tự cho rằng mình không được ưa thích hoặc luôn thất bại) và ngừng dằn vặt bản thân vì những lỗi lầm đã qua.[10]
    • Rút ra bài học từ những sai lầm và đối xử với chính mình như với người bạn thân. Hãy tử tế, cảm thông và tha thứ.
    • Lưu ý nếu bạn có xu hướng luôn chiều lòng mọi người. Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn mang mặc cảm tự ti.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rèn luyện thói quen lành mạnh.
    Phớt lờ nhu cầu của chính mình cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn không yêu thương bản thân. Quan tâm đến bản thân và chăm sóc cơ thể mình không phải là ích kỷ. Nếu bạn thường lơ là bản thân vì mải lo cho người khác, hãy nhín chút thời gian mỗi ngày để chăm sóc sức khoẻ. Ăn các bữa ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tận hưởng những gì khiến bạn cảm thấy vui. Trên hết, bạn cần ngủ đủ giấc mỗi đêm và cảm thấy khoẻ khoắn mỗi ngày.[11]
    • Cố gắng ngủ đủ bảy tiếng rưỡi đến tám tiếng rưỡi mỗi đêm.[12]
    • Khi biết lo cho bản thân, bạn cũng có khả năng giúp cho người khác tốt hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tự chăm sóc mình.
    Chăm sóc tốt cho bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy khoẻ khoắn hơn và sẵn sàng đối phó với stress. Hãy dành thời gian vui vẻ với bạn bè và gia đình. Thỉnh thoảng nuông chiều bản thân một chút: đi mát-xa, spa và tận hưởng những thú vui thư giãn.[13]
    • Tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích. Nghe nhạc, viết nhật ký, tham gia các hoạt động thiện nguyện hoặc đi dạo mỗi ngày.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hiểu rằng bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.
    Bạn chỉ cần sự chấp thuận của chính bản thân bạn chứ không phải của ai khác. Cho dù bạn có cố gắng đến mấy thì cũng có một số người rất khó chiều. Bạn không thể thay đổi những suy nghĩ và cảm xúc của người khác để họ yêu quý bạn hoặc đồng tình với bạn. Điều này phụ thuộc vào họ.[14]
    • Nếu bạn đang cố lấy lòng một nhóm bạn hoặc muốn bà của mình thấy bạn tốt như thế nào thì chưa chắc là bạn làm được.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tim sự giúp đỡ chuyên khoa.
    Chiến đấu với thói quen cả nể không phải là việc dễ dàng. Nếu bạn đã cố gắng thay đổi nhưng vẫn giẫm chân tại chỗ hoặc ngày càng tệ hơn, hãy đến gặp chuyên gia trị liệu tâm lý. Họ sẽ giúp bạn phát triển các hành vi mới và đứng lên vì bản thân.[15]
    • Tìm chuyên gia trị liệu tâm lý bằng cách liên hệ với công ty bảo hiểm hoặc các cơ sở chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè hoặc bác sĩ giới thiệu.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tự hỏi mình liệu bạn có chịu đựng được những điều mà người khác không chịu được hay không. Hãy học cách nhận biết và phân loại cách cư xử không thể chấp nhận của những người khác và đặt giới hạn cho hành vi của họ khi ranh giới của bạn bị xâm phạm.
  • Hãy kiên trì. Nếu cả nể là một thói quen cố hữu của bạn, bạn sẽ rất khó vượt qua. Hãy luôn có ý thức để nhận ra những khi bạn chiều ý mọi người chỉ vì mềm lòng.
  • Giúp đỡ người khác phải là việc mà bạn muốn làm, không phải là việc bạn cảm thấy phải làm.
  • Đừng lo lắng vì những gì người khác nghĩ về bạn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nicolette Tura, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia sức khỏe thể chất & tinh thần
Bài viết này đã được cùng viết bởi Nicolette Tura, MA. Nicolette Tura là chuyên gia sức khỏe thể chất & tinh thần, người sáng lập của The Illuminated Body, dịch vụ tư vấn sức khỏe thể chất, tinh thần và tình cảm tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Nicolette là giáo viên yoga có 500 giờ kinh nghiệm với chuyên môn về Tâm lý & Chánh niệm, Chuyên gia Thể dục Phục hồi được Viện Y học Thể thao Quốc gia chứng nhận và là chuyên gia về lối sống cân bằng. Cô có bằng cử nhân xã hội học của Đại học California, Berkeley và nhận bằng thạc sĩ về xã hội học của SJSU Bài viết này đã được xem 32.728 lần.
Trang này đã được đọc 32.728 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo