Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn có thể tăng huyết áp bằng cách sử dụng các biện pháp sơ cứu cơ bản để giảm nhẹ vấn đề. Nếu là bệnh nhân, bạn có thể tự giúp mình cảm thấy tốt hơn. Nếu là người chăm sóc, bằng kiến thức của mình bạn có thể đưa bệnh nhân vượt qua cơn nguy hiểm. Một chút hiểu biết về y tế là rất hữu ích và cần thiết khi tình trạng bệnh có vẻ nguy hiểm. Tuy nhiên, trong những tình huống nghiêm trọng hơn, một vài cách dưới đây có thể phát huy tác dụng trong lúc bạn chờ nhân viên y tế đến.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Trong Cơn bệnh Cấp tính

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá tình hình.
    Nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó có thể là tình trạng mãn tính. Trước hết hãy xem xét sức khỏe của người bệnh. Đây có phải là hậu quả do bị ốm? Có điều gì đó bất thường đang xảy ra khiến mức đường huyết bị hạ thấp? Còn nữa, hãy thư giãn. Có thể đó không phải là vấn đề trầm trọng hơn thế.[1]
    • Bạn sẽ cần phải xác định xem các triệu chứng có chỉ ra rằng huyết áp đang thấp ở mức nguy hiểm không. Thông thường các triệu chứng bao gồm chóng mặt, đau đầu, lảo đảo, mờ hoặc hoa mắt, chân tay bủn rủn, mệt mỏi, buồn nôn, người lạnh, ngất xỉu, và da nhợt nhạt.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Pha một cốc hồng trà nóng.
    Nấu sôi nước và ngâm gói trà từ 5-7 phút để trà có hương vị đậm nhất. Thêm 1 thìa cà phê (4g) đường để nâng cao hiệu quả làm tăng huyết áp. Huyết áp của bạn sẽ tăng trong vòng 45 phút sau khi uống trà.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho người bệnh uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác.
    Khi khối lượng máu được tăng lên và cơ thể đỡ mất nước, chứng hạ huyết áp cũng không còn.[3] Những đồ uống thể thao có chứa các chất điện phân sẽ bù đắp các chất khoáng đã mất cho cơ thể. Bạn hãy uống các loại nước thể thao hoặc nước để giúp cơ thể không bị mất nước.
    • Một cách khác để tăng huyết áp (tạm thời) là uống caffeine. Các nhà khoa học không chắc chắn lắm về cách làm thế nào hoặc tại sao lại như vậy, nhưng người ta cho rằng hoặc là caffeine chặn các hormone làm giãn động mạch, hoặc là nó tăng mức adrenaline, dẫn đến tăng huyết áp.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho bệnh nhân ăn đồ gì đó mặn.
    Lượng muối thừa giúp làm tăng huyết áp. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tim thường có chế độ ăn ít natri.
    • Natri được biết là làm tăng huyết áp (đôi khi tăng quá cao), vì vậy các bác sĩ thường khuyên bạn nên hạn chế natri. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn tăng liều lượng dùng -- nếu bạn ăn một lượng không có lợi cho sức khỏe, điều này có thể dẫn đến suy tim (đặc biệt ở người lớn tuổi).[3]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc đến nhu cầu tuần hoàn máu có liên quan đến huyết áp.
    Nâng cao chân và đặt lên trên tất y khoa (tất áp lực) nếu có. Đây là cùng loại tất mà mọi người sử dụng để làm giảm căng giãn tĩnh mạch và chúng chỉ có tác dụng làm giảm dồn máu ở chân.[3]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xác định xem bệnh nhân có quên không uống loại thuốc cần thiết nào hay không.
    Vấn đề có thể dễ dàng xảy ra khi người bệnh không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều loại thuốc làm huyết áp tăng lên hoặc giảm đi, cho dù chỉ là tác dụng phụ. Một số loại thuốc kết hợp lại cũng cho tác dụng mạnh hơn khi uống một mình.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cho bệnh nhân uống loại thuốc mà họ bỏ quên.
    Hãy chắc chắn rằng họ (hoặc nếu trường hợp là bản thân bạn) hiểu được tầm quan trọng của việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Và cũng không được dùng quá nhiều!
    • Ngoài uống thuốc đều đặn, bạn cũng nên biết rằng acetaminophen (Tylenol) và một số thuốc chống viêm và thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm huyết áp tăng đột ngột. Nếu bạn có sẵn các thuốc này, hãy xem xét dùng chúng trong trường hợp bị tụt huyết áp.[5]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cử động chân tay một vài lần trước khi đứng dậy.
    Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp khi đứng lên sau một thời gian dài ngồi im một chỗ. Khi chuẩn bị đứng dậy (đặc biệt là lúc ngủ dậy), trước tiên bạn hãy ngồi thẳng dậy, sau đó từ từ đứng lên.[6]
    • Nếu có thể, hãy tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu. Nếu đó là vấn đề mãn tính, hãy kiên trì tập luyện và ăn nhiều bữa nhỏ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Hành động Khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Liên hệ với bác sĩ của bệnh nhân nếu chỉ số huyết áp thấp ở mức nguy hiểm.
    Trong tình huống này không gì có thể thay thế được sự tư vấn của chuyên gia y tế.
    • Giải thích cặn kẽ hoàn cảnh hạ huyết áp cho bác sĩ. Nếu bệnh nhân có thể nói chuyện, hãy để họ tự mô tả các triệu chứng một cách cụ thể nhất.
    • Làm theo chính xác những gì bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp huyết áp bị tụt xuống mức nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đến phòng cấp cứu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đo huyết áp, nếu có thể, khi cơn bệnh qua đi.
    Nếu huyết áp vẫn còn quá thấp, bạn có thể cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế cao hơn. Huyết áp dưới mức 120/80 một chút được xem là lý tưởng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra bệnh...
    Kiểm tra bệnh nhân và đánh giá lại chỉ số huyết áp sau một giờ để xác định xem bệnh nhân đã thoát khỏi nguy hiểm hay chưa. Họ còn có triệu chứng nào không? Họ cảm thấy như thế nào? Tiếp tục cho họ uống chất lỏng ngay cả khi họ không khát.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn nên hiểu rằng uống nhiều nước trong suốt cả ngày một cách đều đặn là rất quan trọng.
  • Nếu huyết áp thấp là một vấn đề, bạn nên mua một máy theo dõi huyết áp tại nhà.
  • Uống vitamin tổng hợp giúp cân bằng mức dinh dưỡng, từ đó duy trì mức huyết áp thích hợp.
  • Tất y khoa là sự trợ giúp cần thiết trong việc duy trì tuần hoàn tốt.

Cảnh báo

  • Huyết áp thấp có thể gây chóng mặt. Tình trạng này còn có thể gây ra chứng ớn lạnh, và trong những trường hợp nặng có thể khiến cơ thể bị sốc.
  • Hãy nhớ rằng, tình trạng mất nước rất nguy hiểm và có thể giết chết bệnh nhân. Vì vậy, phải hành động nhanh trong trường hợp người bệnh bị say nắng hoặc bị mất nước khác.
  • Rượu cơ thể mất nước và giảm các chức năng. Do đó, bạn không nên uống rượu.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 27.044 lần.
Trang này đã được đọc 27.044 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo