Cách để Ngừng nôn và tiêu chảy

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi bạn bị nôn và tiêu chảy chính là lúc cơ thể đang cố gắng đẩy những tác nhân gây khó chịu ra ngoài. Ví dụ, nôn có thể giúp loại bỏ độc tố do ngộ độc thực phẩm hoặc dọn sạch vi rút trong dạ dày nếu bạn bị cúm dạ dày. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, chẳng hạn như nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này do nhiễm độc tố, ăn phải thức ăn ôi thiu, do thuốc và các loại thực phẩm khó tiêu hoá. Dù chứng nôn mửa và tiêu chảy có thể tự khỏi nhưng cũng sẽ nguy hiểm nếu cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Kiểm soát nôn mửa và tiêu chảy thông qua chế độ ăn uống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều nước.
    Hãy cố gắng uống nhiều nước lọc để bù lại lượng nước đang mất đi. Bạn cũng có thể uống các loại trà thảo mộc (chẳng hạn như trà hoa cúc La Mã, cỏ ca ri hoặc trà gừng) hoặc nước ngọt hương gừng không có ga để đỡ buồn nôn. Bên cạnh đó, nhớ tránh một số loại đồ uống có thể gây khó chịu cho dạ dày, đường ruột và khiến bạn bị tiêu chảy nặng hơn. Hãy tránh:[2]
    • Cà phê
    • Trà đen
    • Đồ uống chứa cafein
    • Soda
    • Đồ uống có cồn, vì chúng sẽ khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn nhiều chất xơ.
    Để chữa tiêu chảy, bạn hãy ăn các loại thực phẩm như gạo lứt, lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt hoặc nước rau củ tươi ép (chẳng hạn như nước cà rốt hay cần tây). Chất xơ trong các loại thực phẩm này sẽ hấp thụ nước, khiến phân rắn hơn, nhờ đó sẽ làm chậm hoặc ngừng tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cần tránh ăn thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc cay nóng, thức ăn chứa nhiều axit (như nước cam, cà chua, thực phẩm lên men), sô cô la, kem và trứng.
    • Để chuẩn bị một bữa ăn nhẹ chứa nhiều chất xơ, bạn có thể nấu ngũ cốc với nước gà hầm hoặc nước miso. Lượng nước dùng tối thiểu cần gấp đôi lượng ngũ cốc. Ví dụ, để nấu ½ cốc lúa mạch, bạn cần dùng khoảng 1 đến 2 cốc nước gà hầm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng men vi sinh.
    Bạn có thể mua men vi sinh và uống theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Men vi sinh sẽ giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Nếu uống men vi sinh khi bị tiêu chảy, các lợi khuẩn trong đó sẽ giúp chống lại các vi khuẩn có hại. Một số nguồn hoặc loại men vi sinh tốt bao gồm:
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG, Lactobacillus acidophilus và bifidobacteria
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa.
    Nếu chán ăn, bạn có thể ăn một ít bánh quy mặn để đỡ buồn nôn. Khi muốn ăn, hãy chọn các loại thức ăn từ chế độ ăn BRAT. Chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng (làm từ ngũ cốc nguyên hạt) có thể giúp phân rắn hơn và bù lại lượng dưỡng chất bị mất cho cơ thể.[4]
    • Tránh ăn các loại thực phẩm làm từ sữa, chúng sẽ kích thích nhu động ruột và khiến bạn tiêu chảy nặng hơn.
    • Nếu bị nôn nhiều, hãy tránh ăn các loại thức ăn rắn và cần liên hệ với bác sĩ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Uống trà.
    Trà gừng hoặc trà thảo mộc có thể làm dịu dạ dày và đường ruột. Một số loại trà thảo mộc còn có tính kháng khuẩn và kháng vi rút. Bạn nên chọn trà gừng hoặc nước gừng được làm từ gừng nguyên chất và không có ga. Trà gừng an toàn cho cả phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em trên 2 tuổi.[5]
    • Bạn có thể uống trà làm từ lá dâu tằm, lá mâm xôi, việt quất hoặc trà carob. Tuy nhiên, tránh uống trà việt quất nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc bị tiểu đường.
    • Uống trà cúc La Mã (cho cả trẻ em và người lớn) hoặc trà cỏ ca ri (dành cho người lớn). Bạn có thể pha một thìa cà phê cúc La Mã hoặc cỏ ca ri vào một cốc nước nóng và uống 5 đến 6 cốc một ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Dùng thuốc và các cách chữa trị khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống thuốc tiêu chảy.
    Chứng tiêu chảy tự khỏi được thì sẽ tốt hơn, tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng thuốc ngăn tiêu chảy. Bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như bismuth subsalicylate hoặc psyllium (thuốc chứa chất xơ). Người lớn có thể dùng từ 2,5 đến 30g psyllium một ngày, chia ra làm nhiều lần uống.[6]
    • Bismuth subsalicylate còn có tác dụng ngăn "tiêu chảy khi đi du lịch" và có tính kháng khuẩn nhẹ.
    • Psyllium có thể dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng các chế phẩm từ gừng.
    Đối với chứng nôn mửa do ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột và các nguyên nhân không nguy hiểm khác, bạn có thể dùng 1.000–4.000 mg gừng (chia ra làm 4 liều dùng trong ngày), tương đương 250–1000 mg mỗi lần, một ngày dùng 4 lần.[7] Từ lâu, gừng đã được sử dụng để điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm buồn nôn do hóa trị liệu và buồn nôn khi mới mang thai.
    • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có hiệu quả trong việc làm giảm buồn nôn sau phẫu thuật do giúp ức chế một số loại thụ thể não và ruột liên quan đến cảm giác buồn nôn.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm trà gừng.
    Rửa sạch gừng tươi và lấy một miếng khoảng 5 cm, cạo sạch lớp "vỏ" ngoài, sau đó cắt hoặc mài nhỏ để lấy một thìa súp để pha trà. Thêm gừng vào nồi nước sôi (khoảng 2 cốc nước), đậy vung nồi và đun thêm khoảng một phút, sau đó tắt bếp và để trà gừng ngấm trong khoảng 3 đến 5 phút. Đổ trà gừng ra cốc và thêm mật ong nếu muốn. Bạn có thể uống 4 đến 6 cốc trà gừng một ngày.
    • Bạn nên dùng gừng tươi, không dùng nước ngọt hương gừng. Hầu hết các loại nước ngọt hương gừng không chứa gừng mà còn chứa một lượng lớn chất tạo ngọt. Hãy tránh dùng chất tạo ngọt khi buồn nôn vì vị ngọt sẽ khiến bạn càng khó chịu hơn.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm trà thảo mộc.
    Dù chưa được nghiên cứu toàn diện nhưng một số loại thảo mộc được cho là có tác dụng giảm triệu chứng buồn nôn do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn. Khi dùng trà thảo mộc, bạn sẽ thư giãn và nhờ vậy cũng hạn chế buồn nôn. Để làm trà thảo mộc, bạn hãy pha một thìa cà phê bột hoặc lá thảo mộc khô vào một cốc nước sôi, có thể thêm mật ong và chanh để tăng hương vị. Bạn có thể dùng:
    • Bạc hà
    • Đinh hương
    • Quế
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử trị liệu bằng mùi hương.
    Bạn hãy thoa một giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu chanh vào cổ tay và vùng thái dương. Cả tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh đều được dùng như một phương pháp truyền thống để giảm buồn nôn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại tinh dầu này có tác dụng giảm buồn nôn do mang lại cảm giác thư giãn hoặc có ảnh hưởng đến vùng não bộ kiểm soát cảm giác buồn nôn.[10]
    • Đảm bảo bạn không bị kích ứng da. Hãy nhỏ một giọt tinh dầu lên cổ tay, nếu bị kích ứng, da sẽ nổi mẩn đỏ hoặc ngứa. Nếu là vậy, bạn có thể thử một loại tinh dầu khác hoặc đổi sang phương pháp khác.
    • Chỉ dùng tinh dầu. Nến thơm hoặc dầu thơm thực chất có thể không chứa dầu bạc hà hay dầu chanh, và nếu có thì lượng dầu trong thành phần cũng không đủ để có tác dụng giảm buồn nôn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tập kiểm soát hơi thở.
    Bạn hãy nằm ngửa, kê một chiếc gối dưới đầu gối và cổ sao cho thoải mái. Đặt tay lên bụng ở vị trí dưới lồng ngực, khép các ngón tay lại gần nhau để có thể cảm nhận rõ ràng. Làm vậy sẽ giúp bạn biết mình có tập đúng hay không. Từ từ hít một hơi thật dài và sâu, đồng thời phình bụng lên, bạn hãy hít thở bằng cơ hoành thay vì lồng ngực. Cơ hoành tạo lực hút và hút được nhiều không khí vào phổi hơn so với khi bạn hít thở bằng lồng ngực.
    • Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc hít thở sâu, có kiểm soát có thể giúp giảm buồn nôn. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng việc hít thở có thể kiểm soát được triệu chứng buồn nôn sau phẫu thuật.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bổ sung đủ nước cho trẻ.
    Khi bị tiêu chảy và nôn mửa, trẻ nhỏ có nguy cơ bị mất nước rất cao. Do vậy, bạn cần giúp trẻ bổ sung nhiều nước nhất có thể trong khi đợi khám bác sĩ. Nếu trẻ không muốn uống nước, bạn có thể cho trẻ ăn/uống nhiều thứ khác, chẳng hạn như:[12]
    • Đá bào (không dành cho trẻ sơ sinh)
    • Kem que (không dành cho trẻ sơ sinh)
    • Nước nho trắng
    • Sinh tố kem tuyết
    • Sữa mẹ (nếu trẻ đang bú mẹ)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ.
    Với trẻ lớn hơn 1 tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn nước gà hầm hoặc nước rau củ quả hầm (có thể cho trẻ ăn nước bò hầm, nhưng nước bò có thể sẽ gây ghê cổ). Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước trái cây pha với nước theo tỉ lệ 1:1.
    • Tránh cho trẻ ăn/uống đồ có quá nhiều đường, chẳng hạn như soda hoặc nước ép trái cây nguyên chất để tránh khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn.[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho trẻ uống dung dịch bù chất điện giải (ORS).
    Nếu trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn mửa lâu hơn vài giờ thì bạn nên cho trẻ đi khám. Bác sĩ có thể sẽ cho trẻ uống thuốc bù chất điện giải, chẳng hạn như Pedialyte, trong Pedialyte có chứa chất lỏng và chất điện giải (khoáng chất) cần thiết để ngăn mất nước. Bạn có thể mua thuốc này ở hiệu thuốc.
    • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn hãy bắt đầu cho trẻ uống 1 thìa súp ORS sau mỗi một hoặc hai phút. Nếu trẻ uống ORS mà không bị nôn ra thì bạn có thể tăng dần liều lượng.[14] Bạn có thể cho trẻ uống bằng thìa, ống nhỏ thuốc hoặc cốc. Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể nhúng một chiếc khăn cotton nhỏ vào thuốc và vắt thuốc vào miệng bé nếu bé không chịu ti hay bú bình.
    • Nếu cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức, bạn nên chọn loại không có đường lactose vì đường và lactose sẽ khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn.
    • Bạn cũng có thể cho trẻ ăn kem Pedialyte nếu chúng không chịu uống nước Pedialyte.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tiêu chảy được chia thành ba loại: tiêu chảy thẩm thấu (khi quá nhiều nước được kéo vào ruột), tiêu chảy do bị kích thích bài tiết (khi cơ thể bị kích thích bài tiết nhiều nước vào trong phân) và tiêu chảy rỉ mủ (khi trong phân của người bệnh có máu và mủ). Các nguyên nhân khác nhau gây ra các loại tiêu chảy khác nhau, tuy nhiên đa số đều đáp ứng với một số phương pháp điều trị chung.[15]
  • Tránh những nơi nặng mùi, nhiều khói, nóng bức hoặc ẩm ướt vì các tác nhân này có thể “kích thích” cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
  • Tích cực cho trẻ bú mẹ trong khi bị tiêu chảy để giúp trẻ dễ chịu và không bị mất nước.
  • Nếu bị tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài một vài ngày (hoặc lâu hơn 12 giờ đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi) bạn nên đi khám ở cơ sở y tế.
  • Nếu được bác sĩ cho phép, hãy cho trẻ uống psyllium. Trẻ từ 6 đến 11 tuổi có thể uống từ 11,25 đến 15 g psyllium một ngày chia làm nhiều lần.

Cảnh báo

  • Nếu bạn hoặc trẻ bị sốt lâu hơn 24 giờ thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
  • Trẻ nhỏ có nguy cơ bị mất nước cao hơn, do vậy nhớ bổ sung nhiều nước cho trẻ trong khi đợi được thăm khám.
  • Nếu trong phân có máu hoặc dịch nhầy, bạn cần nhanh chóng đi khám.
  • Tránh tự chữa tiêu chảy tại nhà cho trẻ dưới 2 tuổi và tránh tự chữa cho trẻ lớn hơn mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa về cách điều trị cho trẻ.
  • Nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu trẻ không uống nước hoặc đi tiểu.

Tham khảo

  1. http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/vomiting-and-diarrhea.html
  2. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000122.htm
  3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3296087/
  4. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15802416
  5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15802416
  6. http://www.drugs.com/dosage/psyllium.html
  7. Ozgoli, G., Goli, M., and Simbar, M. Effects of ginger capsules on pregnancy, nausea, and vomiting. J Altern Complement Med 2009;15(3):243-246.
  8. Ernst E, Pittler MH. Efficacy of ginger for nausea and vomiting: a systematic review of randomized clinical trials. Br J Anaesth 2000;84:367-71.
  9. http://www.diabetes.co.uk/high-low-blood-sugar-symptoms.html

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Dale Prokupek, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa & Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Dale Prokupek, MD. Dale Prokupek là bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa điều hành phòng khám riêng tại Los Angeles, California. Prokupek cũng là bác sĩ tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA). Prokupek có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành y và chuyên về chẩn đoán, điều trị các bệnh về gan, dạ dày, đại tràng, bao gồm viêm gan siêu vi C, ung thư đại tràng, bệnh trĩ, sùi mào gà hậu môn, các bệnh về tiêu hóa liên quan đến suy giảm miễn dịch mãn tính. Ông có bằng cử nhân về động vật học của Đại học Wisconsin – Madison và bằng bác sĩ y khoa của Đại học Y khoa Wisconsin. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và nghiên cứu sinh tiến sĩ về vị tràng học tại Trường Y Geffen thuộc UCLA. Bài viết này đã được xem 1.174 lần.
Trang này đã được đọc 1.174 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo