Cách để Làm dịu họng đau rát sau khi nôn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ngoài cảm giác khó chịu và xáo trộn trong dạ dày, bạn có thể bị đau rát họng rất lâu sau khi nôn; tuy nhiên, bạn không phải chịu đựng sự khó chịu vì tình trạng đau họng này. Có nhiều liệu pháp có thể xoa dịu họng một cách nhanh chóng và hiệu quả, bao gồm các dung dịch dễ pha chế, thuốc không kê toa và các liệu pháp tự nhiên.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Làm dịu họng bằng các dung dịch đơn giản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nước hoặc các chất lỏng trong.
    Một chút nước uống vào sau khi nôn có thể giúp giảm đau rát họng, đồng thời giúp bạn tránh bị mất nước. Nước sẽ loại bỏ axit dạ dày có thể đã tràn vào cổ họng khi bạn nôn ra.
    • Nếu vẫn còn cảm giác xáo trộn trong dạ dày, bạn nên uống nước chậm rãi và không uống quá nhiều. Trong vài trường hợp, uống nước quá nhiều hoặc quá nhanh có thể khiến bạn nôn trở lại. Uống từng ngụm nhỏ sẽ hữu ích hơn cho cổ họng đang bỏng rát.
    • Bạn cũng có thể thử uống một chút nước ép táo hoặc chất lỏng trong.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thức uống ấm.
    Nếu nước trắng không giúp bạn xoa dịu cổ họng, hãy thử uống một thức uống ấm, chẳng hạn như trà thảo mộc. Độ ấm của những thức uống như trà có tác dụng làm dịu cổ họng đau rát nếu bạn nhấp từng ngụm chậm rãi. Nhớ hỏi bác sĩ trước khi chọn một loại trà thảo mộc, nhất là khi bạn đang mang thai, cho con bú, có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.[1]
    • Trà gừng có thể làm dịu cơn buồn nôn vẫn còn và giúp xoa dịu cổ họng, nhưng bạn không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi uống trà gừng.[2] Bạn cũng có thể thử dùng trà bạc hà cay, một loại thảo mộc có tác dụng làm dịu và gây tê cổ họng đang đau rát. Không uống trà bạc hà cay nếu bạn bị trào ngược dạ dày – thực quản, và cũng đừng cho trẻ nhỏ uống.
    • Đảm bảo rằng thức uống không quá nóng. Bạn có thể làm cổ họng đau thêm nếu uống quá nóng.
    • Thử cho thêm mật ong vào thức uống ấm. Mật ong thêm vào trà có thể giúp làm dịu cổ họng.[3] Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi uống mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Súc miệng bằng nước muối ấm.
    Nước muối ấm có thể xoa dịu cổ họng đau rát do nôn nhờ tác dụng giảm sưng và giảm các triệu chứng.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn thức ăn có độ trơn.
    Nếu bạn bị rát họng vì vừa nôn xong nhưng lại đang đói, vậy thì những thức ăn trơn có thể vừa làm dịu cổ họng, vừa giúp bạn làm đầy dạ dày. Các món ăn mềm, không khô cứng và thô ráp sẽ dễ chịu hơn cho cổ họng đang bị kích ứng, hơn nữa còn giúp cổ họng bớt đau rát vì axit dạ dày.
    • Một lượng nhỏ các thức ăn như thạch, kem hoa quả và chuối là những lựa chọn tốt để giúp giảm đau cổ họng.[6]
    • Cẩn thận khi ăn nếu bạn vừa bị nôn, nhất là khi vẫn còn buồn nôn, vì bạn có thể bị nôn nhiều hơn nếu ăn quá nhiều. Các thức ăn mát và trơn như sữa chua hoặc kem có vẻ hấp dẫn khi bạn bị đau cổ họng, nhưng bạn nên tránh các sản phẩm sữa cho đến khi hết nôn hoàn toàn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Dùng thuốc không kê toa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xịt thuốc làm dịu cổ họng.
    Thuốc xịt làm dịu cổ họng có chất gây tê tại chỗ, giúp giảm đau họng tạm thời. Bạn cần đọc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm để biết về liều lượng sử dụng.[7]
    • Thuốc xịt họng có bán tại các hiệu thuốc không cần toa bác sĩ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng viên ngậm.
    Tương tự như thuốc xịt họng, viên ngậm chuyên trị đau rát họng có chứa thuốc tê tại chỗ để giảm đau họng. Sản phẩm này có nhiều hương vị và có bán ở các hiệu thuốc.[8]
    • Cũng như thuốc không kê toa, bạn cần sử dụng viên ngậm theo đúng hướng dẫn trên bao bì về liều lượng sử dụng.
    • Chất gây tê tại chỗ không chữa khỏi đau hoàn toàn mà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc giảm đau.
    Các loại thuốc giảm đau không kê toa có thể giúp đẩy lùi các cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra, kể cả đau rát do nôn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng cơn buồn nôn và nôn đã chấm dứt trước khi uống thuốc giảm đau, vì thuốc có thể làm xáo trộn dạ dày và gây khó chịu hơn.
    • Một số thuốc giảm đau mà bạn có thể dùng để giảm đau họng bao gồm acetaminophen, ibuprofen và aspirin.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Dùng các liệu pháp tự nhiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
    Mặc dù nhiều liệu pháp thảo mộc an toàn cho phần lớn mọi người, nhưng bạn đừng chủ quan, vì không phải thứ gì tự nhiên cũng đều an toàn. Các loại thảo mộc có thể tương tác với các thuốc khác, và một số thảo dược có thể khiến bệnh trạng trầm trọng hơn hoặc không an toàn đối với một số người, chẳng hạn như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Bạn cần luôn thận trọng và hỏi bác sĩ trước khi thử dùng một liệu pháp thảo mộc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Súc miệng bằng nước cam thảo.
    Bạn có thể đun cam thảo liu riu thành nước súc miệng để làm dịu họng bị đau rát. Cam thảo đã được kiểm chứng là có tác dụng giảm khó chịu trong họng sau khi gây tê, do đó cũng có thể giúp làm dịu họng đau rát do nôn ói.[10]
    • Có một số loại thuốc phản ứng với cam thảo, vì vậy bạn cần hỏi bác sĩ nếu đang uống thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc điều trị bệnh thận, bệnh gan hoặc bệnh tim.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống trà rễ cây thục quỳ.
    Trà rễ cây thục quỳ không có liên quan gì đến món kẹo dẻo xốp màu trắng marshmallow, mà đây là một loại cây có đặc tính chữa bệnh, bao gồm tác dụng làm dịu cổ họng đau rát.
    • Trà rễ cây thục quỳ thường có bán ở các cửa hàng thực phẩm tự nhiên và trên mạng.
    • Rễ thục quỳ cũng có thể làm dịu tình trạng khó chịu trong dạ dày, vì vậy nó cũng có thể giúp xử lý nguyên nhân gây nôn và đau rát họng sau khi nôn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng cây du trơn.
    Cây du trơn bao bọc cổ họng bằng một chất như gel giúp giảm đau rát. Sản phẩm này thường có dạng bột hoặc viên ngậm. Nếu mua dạng bột, bạn cần pha với nước nóng và uống.[11]
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng cây du trơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Tìm sự chăm sóc y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết khi nào cần liên lạc với bác sĩ.
    Mặc dù hiện tượng nôn và buồn nôn có thể qua nhanh, nhưng có một số trường hợp bạn nên liên lạc với bác sĩ. Ngay cả bệnh cúm nhẹ cũng có thể trở nên trầm trọng nếu người bệnh bị mất nước. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn có các biểu hiện sau đây:[12][13]
    • Không thể giữ thức ăn và chất lỏng ở yên trong dạ dày
    • Nôn quá 3 lần trong một ngày
    • Bị thương ở đầu trước khi bắt đầu nôn
    • Không đi tiểu trong vòng 6 đến 8 tiếng
    • Với trẻ em dưới 6 tuổi: nôn kéo dài hơn vài tiếng, tiêu chảy, có các dấu hiệu mất nước, sốt hoặc không đi tiểu trong vòng 4-6 tiếng
    • Với trẻ em trên 6 tuổi: nôn kéo dài hơn 24 tiếng, tiêu chảy kèm nôn ói kéo dài hơn 24 tiếng, có các dấu hiệu mất nước, sốt cao trên 38.3°C, hoặc không đi tiểu trong vòng 6 tiếng
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết khi nào cần gọi cấp cứu.
    Trong một số trường hợp, bạn hoặc con của bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Gọi số 115 hoặc dịch vụ cấp cứu ngay nếu bạn hoặc trẻ có các biểu hiện sau:[14]
    • Có máu trong bã nôn (màu đỏ tươi hoặc trông như bã cà phê)
    • Đau đầu dữ dội hoặc cứng cổ
    • Lờ đờ, lú lẫn hoặc giảm tỉnh táo
    • Đau bụng dữ dội
    • Thở gấp hoặc mạch nhanh
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Andrea Rudominer, MD, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ khoa nhi & Bác sĩ Y học Kết hợp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrea Rudominer, MD, MPH. Andrea Rudominer là bác sĩ khoa nhi và bác sĩ y học kết hợp sống tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Bác sĩ Rudominer có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành y tế, chuyên về y tế phòng ngừa, điều trị béo phì, chăm sóc thiếu niên, ADHD và chăm sóc y tế với sự hiểu biết về văn hóa. Rudominer nhận bằng bác sĩ y khoa của Đại học California, Davis và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Lucile Packard thuộc Đại học Stanford. Rudominer cũng có bằng thạc sĩ sức khỏe cộng đồng về sức khỏe trẻ em của Đại học California, Berkeley. Cô là thành viên của Ủy ban Nhi khoa Hoa Kỳ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Y khoa California và thành viên của Hiệp hội Y khoa Hạt Santa Clara. Bài viết này đã được xem 47.664 lần.
Trang này đã được đọc 47.664 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo