Cách để Không khóc khi bị la mắng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khóc trước mặt người đang la mắng bạn thật sự là một trải nghiệm thảm hại. Điều này làm bạn xấu hổ và có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn ở cơ quan, trường học hoặc gia đình. Tất nhiên, khóc là một phản ứng bình thường của con người, nhưng trong một số tình huống, bạn phải cầm nước mắt - vậy thì phải làm sao? Nếu là người dễ khóc, bạn có thể áp dụng một số cách để tiết chế cảm xúc (và nước mắt). Ngoài ra, bạn cũng nên học cách chăm sóc bản thân sau khi khóc nhiều. Bạn cũng có thể giảm bớt các rắc rối trong tương lai bằng cách tập luyện một số phương pháp giải quyết mâu thuẫn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Cầm nước mắt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cấu vùng da ở giữa ngón trỏ và ngón cái.
    Hãy cấu mạnh vào vùng da ở kẽ tay. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cấu đủ mạnh để cảm thấy đau mà không để lại vết bầm. Cơn đau sẽ làm bạn mất tập trung và không còn muốn khóc.[1]
    • Bạn cũng có thể bóp sống mũi. Động tác này sẽ ngăn nước mắt chảy ra khỏi tuyến lệ.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hít thở sâu...
    Hít thở sâu. Khi cảm thấy bức xúc, bạn chỉ cần từ từ hít thở thật sâu. Hoạt động này buộc cơ thể bình tĩnh và làm bạn mất tập trung vào người đang la mắng mình và đủ để bạn tránh được cảm giác muốn khóc.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhìn sang chỗ khác.
    Hãy nhìn vào một thứ khác thay vì nhìn người đang la mắng bạn. Tập trung vào bàn làm việc, nhìn vào tay, hoặc thứ gì đó ở trước mặt bạn. Việc không nhìn vào mắt của người đang nổi giận sẽ giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lùi lại.
    Giữ khoảng cách với người đang la mắng bạn bằng việc lùi lại hoặc lùi về chỗ ngồi. Khi kiểm soát được không gian riêng của mình, bạn sẽ bớt cảm thấy yếu ớt và muốn khóc.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm cách tránh khỏi tình huống đó.
    Nếu không thể cầm được nước mắt, bạn nên tìm cách thoát khỏi tình huống đó. Thử viện cớ nào đó nếu có thể, chẳng hạn như cảm thấy không khỏe. Bạn cũng có thể nói rằng mình đang đang mất bình tĩnh nên không thể tiếp tục trò chuyện với họ. Hãy đến nơi nào đó kín đáo để bình tĩnh lại.[6]
    • Bạn có thể nói “Tôi đang mất bình tĩnh và không thể trao đổi điềm tĩnh được. Tôi cần ra ngoài trong chốc lát, nhưng chúng ta có thể bàn bạc lại sau”.
    • Nhà vệ sinh thường là nơi an toàn để tránh.
    • Đi dạo để thư giãn đầu óc cũng là một lựa chọn tốt. Thực hiện vài động tác thể dục cũng giúp bạn kiềm chế bản thân tốt hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chăm sóc bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm nơi kín đáo.
    Hãy vào nhà vệ sinh, phòng riêng hoặc nơi nào đó mà bạn không bị làm phiền. Nếu cần phải khóc, bạn cứ khóc. Cho bản thân thời gian cần thiết để bình tĩnh trở lại.
    • Nếu bạn cố nín khi đang khóc, rất có thể sau đó bạn sẽ bật khóc trở lại.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xử lý tình trạng sưng mắt.
    Chấm nước lạnh vào dưới mắt để chữa mắt đỏ và sưng. Bạn cũng có thể chườm đá viên quấn trong khăn.[7]
    • Nếu ở nhà và không vội đi đâu, bạn có thể quấn khăn xung quanh túi đậu đông lạnh rồi chườm lên mặt, hoặc đắp những gói trà xanh túi lọc đã ướp lạnh lên mắt .
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thuốc nhỏ mắt.
    Dùng sản phẩm nhỏ mắt như V.Rhoto để giúp mắt hết đỏ. Nhỏ một hoặc hai giọt thuốc nhỏ mắt vào hai bên mắt. Mắt bạn sẽ nhìn rõ hơn sau 10-15 phút.[8]
    • Nếu là người hay khóc, bạn đừng dùng thuốc nhỏ mắt quá thường xuyên. Sản phẩm nhỏ mắt thật sự sẽ làm mắt bạn đỏ hơn nếu dùng quá nhiều. Dùng khoảng hai lần mỗi tuần là đủ.
    • Nếu đang đeo kính sát tròng, bạn cần đảm bảo dùng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp với kính sát tròng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trang điểm lại.
    Nếu có trang điểm, bạn sẽ dành một phút để dặm lại. Lau sạch lớp trang điểm mắt bị chảy và bất kỳ phần trang điểm nào bị trôi trên mặt. Dùng phấn nền và sản phẩm che khuyết điểm để giấu đi vùng da bị đỏ. Hoàn tất bằng việc chải mascara, đánh má hồng hoặc bất kỳ phần nào đã bị trôi khi bạn khóc.[9]
    • Nếu thường hay khóc, bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn một túi mỹ phẩm nhỏ để ở bàn làm việc hoặc túi xách.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Giải quyết mâu thuẫn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho người khác biết bạn là người dễ khóc.
    Nếu là người mau nước mắt, bạn sẽ nói sự thật đó với cấp trên, đồng nghiệp, người thân và bạn bè. Nhấn mạnh rằng đó không phải là một vấn đề gì to tát và cho họ biết cách phản ứng tốt nhất khi điều đó xảy ra.[10]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Em rất dễ khóc nên anh/chị đừng lo nếu thấy em không vui - điều đó hoàn toàn bình thường. Em luôn cố gắng kiểm soát cảm xúc, nhưng nếu có khóc, em sẽ cần vài phút để bình tĩnh lại”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với người la mắng bạn.
    Sau khi đã bình tĩnh, hãy đến gặp người đã la mắng bạn và hỏi xem họ có thể nói chuyện riêng với bạn không. Nhắc lại vấn đề và xin lỗi nếu bạn đã làm điều gì sai. Sau đó, cho họ biết việc la mắng làm bạn cảm thấy như thế nào và lịch sự đề nghị họ sau này nên trao đổi một cách từ tốn.[11]
    • Bạn có thể nói “Em thật sự bối rối khi bị anh/chị la mắng, nên không thể nghĩ ra giải pháp phù hợp nào cho vấn đề trước đó. Lần sau khi gặp vấn đề như như vậy, em hy vọng chúng ta có thể trao đổi khi cả hai đều bình tĩnh”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử nghĩ xem tại sao mâu thuẫn đó làm bạn khóc.
    Tự hỏi xem bản thân cảm thấy như thế nào khi bị ai đó la mắng. Nếu nhận ra điều gì khiến nước mắt không ngừng tuôn rơi, bạn sẽ tìm ra phương pháp phù hợp để đối mặt với điều đó.[12]
    • Ví dụ, nếu bạn bị quá tải vì ảnh hưởng của adrenaline, bạn nên bóp một quả bóng đàn hồi để giảm căng thẳng.
    • Nếu việc bị la mắng khiến bạn cảm thấy nhỏ bé và thấp kém, bạn có thể tự nhủ bản thân rằng họ là con người và cũng sẽ mắc sai lầm nên họ không có quyền gì để la mắng bạn.
    • Thử nhớ lại xem lúc nhỏ bạn có thường hay khóc không. Đặc điểm đó có thể theo bạn đến khi trưởng thành.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm một vài chiến lược thay thế.
    Nghĩ xem bạn có thể làm gì hoặc nói gì khi ai đó nổi giận với bạn. Hình dung bản thân đang bình tĩnh và tự chủ khi bạn áp dụng các chiến lược mới.[13]
    • Ví dụ, nếu sếp bạn thường hay to tiếng, bạn có thể nói “Em xin lỗi vì anh không hài lòng về chuyện đó và em sẽ cố gắng tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, em cũng muốn nói thêm là em không thể tập trung vào những gì anh đang nói mỗi khi anh to tiếng. Chúng ta có thể trao đổi sau về vấn đề này một cách bình tĩnh hơn không ạ?”
    • Nếu việc này không hiệu quả và sếp cứ liên tục la mắng, bạn nên thử trao đổi với bộ phận nhân sự ở công ty. Không ai quyền lăng mạ người khác ở nơi làm việc.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đối mặt với căng thẳng một cách lành mạnh.
    Nếu gặp tình trạng căng thẳng kinh niên, bạn thường sẽ khóc trong những tình huống căng thẳng. Việc kiểm soát căng thẳng sẽ giúp bạn không khóc. Hãy nghĩ đến những hoạt động thư giãn mà bạn thường làm để kiểm soát căng thẳng.[14]
    • Ví dụ, những hoạt động giúp bạn giải tỏa căng thẳng gồm có tập yoga, thiền, gọi điện thoại cho bạn bè, đi dạo ngoài trời hoặc nghe nhạc thư giãn. Hãy thử những hoạt động này khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc quá tải.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Trao đổi với chuyên gia tâm lý.
    Nếu việc bạn hay khóc ảnh hưởng đến các mối quan hệ hoặc gây trở ngại cho công việc hay học tập, tốt hơn hết bạn nên gặp chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên do. Chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến bạn hay khóc và tìm cách để ngăn chặn tình trạng này.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Bạn cũng có...
    Bạn cũng có thể tâm sự với một người bạn nếu không cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với chuyên gia tâm lý. Khi giãi bày nỗi lòng của bạn với một người thân thiết, bạn đang mở lòng với họ và dần dần sẽ mở lòng với bản thân. Nếu không chia sẻ vấn đề của mình, bạn không thể nhìn thấy vấn đề. Nếu đó là những người bạn chân thành, họ sẽ an ủi và giúp bạn giải khuây thay vì chỉ ngồi đó và nhìn bạn vật lộn với khó khăn.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lena Dicken, Psy.D
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lena Dicken, Psy.D. Lena Dicken là nhà tâm lý học lâm sàng tại Santa Monica, California. Với hơn tám năm kinh nghiệm, tiến sĩ Dicken chuyên trị liệu cho chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn do chuyển đổi cuộc sống và những khó khăn trong quan hệ tình cảm. Cô sử dụng phương pháp kết hợp các liệu pháp tâm động học, liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp dựa trên chánh niệm. Dicken có bằng cử nhân y học tích hợp của Đại học Hawaii tại Manoa, bằng thạc sĩ tâm lý học tư vấn của Đại học Argosy Los Angeles và bằng tiến sĩ tâm lý học về tâm lý học lâm sàng của Trường Tâm lý học Chuyên nghiệp Chicago tại Westwood. Công việc của Dicken đã được giới thiệu trên GOOP, tạp chí Chalkboard Magazine, cũng như vô số bài báo và podcast khác. Cô là nhà tâm lý học được cấp phép tại bang California. Bài viết này đã được xem 65.686 lần.
Trang này đã được đọc 65.686 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo