Cách để Giữ vệ sinh tốt (dành cho các bạn gái)

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Việc giữ vệ sinh tốt sẽ giúp bạn xinh đẹp hơn và có cảm giác dễ chịu hơn. Có thể bạn không biết phải bắt đầu từ đâu hay đang cần được giúp đỡ để đối phó với những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể. Nhưng bạn đừng lo, nhiều cô gái khác cũng giống như bạn vậy! Thực hành vệ sinh tốt chỉ đơn giản là giữ cơ thể sạch sẽ, giữ nếp sinh hoạt tốt hàng ngày và thói quen làm đẹp hợp vệ sinh.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Giữ cơ thể sạch sẽ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tắm hàng ngày...
    Tắm hàng ngày hoặc cách ngày. Vi khuẩn sống nhờ mồ hôi và các tế bào da tích tụ trên cơ thể – đó là nguyên nhân gây mùi hôi. Bạn cần tắm hàng ngày và dùng xà phòng nhẹ dịu để rửa sạch bụi đất trong cả ngày.[1] Đặc biệt chú ý rửa sạch và cẩn thận lau khô bàn chân, mặt, bàn tay, nách và mông.[2]
    • Ngoài việc tắm hàng ngày, bạn cũng cần tắm sau khi tập thể dục hoặc đổ mồ hôi để giữ cho làn da sạch sẽ.[3]
    • Việc tắm buổi sáng hay buổi tối không quan trọng; tắm vào lúc nào là tùy ý bạn.
    • Không dùng xà phòng để làm vệ sinh vùng kín; xà phòng sẽ làm xáo trộn sự cân bằng hóa học tự nhiên của cơ thể. Rửa vùng đùi trong và xung quanh âm hộ bằng xà phòng nhẹ dịu, nhưng chỉ dùng nước ấm rửa bên ngoài và bên trong âm hộ (phần bên ngoài âm đạo).[4] Âm đạo có khả năng tự làm sạch rất tốt bằng dịch tiết tự nhiên (chất dịch trong tiết ra từ âm đạo).[5]
    • Sản phẩm khử mùi và nước hoa không thể thay thế cho việc tắm rửa hàng ngày.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gội đầu và...
    Gội đầu và dùng dầu xả cho tóc. Gội đầu mỗi tuần 2-3 lần. Nếu bạn gội đầu quá thường xuyên, chất dầu tự nhiên trên tóc sẽ mất đi và tóc có thể bị khô.[7] Chọn dầu gội và dầu xả thích hợp – cho dù tóc của bạn thuộc loại khô, xù, thẳng hay quăn thì cũng có nhiều loại sản phẩm dành cho tóc mà bạn có thể thử.[8]
    • Làm ướt tóc bằng nước ấm. Rót một lượng dầu gội nhỏ vào lòng bàn tay và xoa lên da đầu (không xoa quá mạnh) và xuống đến ngọn tóc. Xả sạch dầu gội, sau đó xoa dầu xả, dùng lượng dầu xả nhiều hơn cho tóc khô và ít hơn cho tóc dầu. Để dầu xả trên tóc vài phút trong khi tắm, sau đó xả nước kỹ.
    • Nếu tóc bị bóng nhờn sát da đầu sau một hoặc hai ngày, bạn hãy gội đầu hàng ngày hoặc hai ngày một lần bằng dầu gội nhẹ dịu. Chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc, không xoa vào da đầu. Dùng các sản phẩm tạo kiểu tóc không nhờn hoặc không chứa dầu.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa mặt mỗi...
    Rửa mặt mỗi ngày hai lần. Dùng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có chất mài mòn để rửa mặt vào buổi sáng và tối trước khi ngủ. Chỉ dùng đầu ngón tay xoa sữa rửa mặt trên da, vì khăn mặt hoặc miếng bọt biển có thể gây kích ứng. Không kỳ cọ quá mạnh. Rửa bằng nước ấm và dùng khăn sạch thấm khô (không chà xát).[10]
    • Tránh các sản phẩm lột da hoặc có chứa cồn. Không dùng xà phòng thông thường. Các sản phẩm này quá mạnh cho da mặt.
    • Nếu da bị bong tróc, ngứa hoặc khô, bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm da mặt với một lượng kem nhỏ hơn đồng xu. Nếu da bị kích ứng nhiều hoặc dễ bị nhờn, bạn nên dùng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm.
    • Ngoài ra, bạn cũng cần rửa mặt sau khi tập thể dục hoặc khi đổ mồ hôi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mặc quần áo sạch sẽ.
    Bạn không nhất thiết phải giặt quần áo sau mỗi lần mặc, nhưng trang phục bạn mặc phải không có vết ố bẩn, không nhăn nhúm và không bốc mùi. Nếu quần áo bị lấm bẩn hoặc ngấm mồ hôi, bạn cần giặt sạch trước khi mặc lại. Mặc đồ lót sạch và thay mỗi ngày. Thay tất mỗi khi cần để có cảm giác dễ chịu và tránh mùi hôi. Có thể bạn cần thay tất nhiều lần trong ngày, nhưng cũng có khi ít phải thay hơn nếu bạn chỉ đi tất vài tiếng đồng hồ trong nhà và không đi giày.[11]
    • Thay ga trải giường hàng tuần hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi nhiều ban đêm. Thay áo gối hàng tuần hoặc 2-3 ngày một lần nếu da của bạn tiết nhiều dầu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa tay thường xuyên.
    Bạn nên rửa tay thường xuyên trong ngày, nhưng đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt xì hoặc ho, trước khi chạm vào thức ăn và sau khi chạm vào những vật có nhiều người khác chạm vào (ví dụ như sau khi cầm tiền – tưởng tượng xem có biết bao nhiêu người đã chạm vào tiền!)
    • Làm ướt tay bằng nước ấm, sau đó xoa xà phòng lên tay ít nhất 20 giây – đảm bảo rửa cả cổ tay, các kẽ ngón tay và dưới móng tay. Xả nước cho sạch xà phòng, dùng khăn giấy lau khô tay và cầm cả khăn giấy để tắt vòi nước.[12]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đem các sản phẩm vệ sinh nhỏ theo người.
    Cất bộ sản phẩm vệ sinh trong túi hoặc ba lô. Đem theo một gói kẹo bạc hà thơm miệng, kẹo cao su hoặc một lọ nước súc miệng nhỏ để dùng sau khi ăn. Bỏ túi một chiếc gương nhỏ, lọ nước rửa tay, sản phẩm khử mùi, một gói khăn giấy và chiếc lược nhỏ để dùng hàng ngày.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Giữ vệ sinh tốt khi bị bệnh.
    Nếu bạn bị ốm, điều quan trọng là phải giữ vệ sinh tốt để bảo vệ những người khác. Che miệng khi ho hoặc hắt xì. Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi ho hoặc hắt xì. Nếu bị nôn hoặc sốt, bạn hãy nghỉ ở nhà và tránh xa những người khác.[13]
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Chăm sóc vẻ ngoài

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng sản phẩm khử mùi hàng ngày.
    Cơ thể có mùi cũng là điều bình thường, đặc biệt là vùng da dưới cánh tay. Vùng nách sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn khi bạn đang trải qua thời kỳ dậy thì, và lông nách có thể là nơi mồ hôi và vi khuẩn tích tụ.[14] Dùng sản phẩm khử mùi hàng ngày để giúp cơ thể thơm tho và dễ chịu. Sản phẩm này có nhiều dạng – lăn, xịt, thỏi, các sản phẩm có thể có hoặc không có thành phần giúp giảm tiết mồ hôi và át mùi. Một số sản phẩm có hương thơm, số khác lại không mùi. Chọn loại nào là tùy ý thích của bạn.[15]
    • Các sản phẩm khử mùi khác nhau thường được quảng cáo dành riêng cho nam hoặc nữ, nhưng thực sự thì chúng chỉ khác nhau ở mùi hương.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cạo lông nếu muốn.
    Việc có cạo lông chân, lông nách và vùng kín hay không hoàn toàn là tùy ý bạn. Lông nách và lông mu mọc dài có thể giữ độ ẩm và mùi hôi, nhưng việc tắm rửa thường xuyên, giữ sạch và khô ráo sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu muốn cạo lông, bạn cần đảm bảo an toàn và vệ sinh:[16]
    • Dùng lưỡi dao cạo mới, sạch và kem hoặc gel cạo lông (không dùng xà phòng bình thường). Không bao giờ cạo khô!
    • Cứ từ từ và chậm rãi. Nhờ mẹ, dì hoặc chị giúp hoặc xin lời khuyên từ họ.
    • Không cạo lông mặt. Dùng nhíp nhổ những sợi lông mọc lung tung hoặc thử dùng thuốc tẩy, kem hoặc sáp chuyên dùng để tẩy lông mặt. Nếu có nhiều lông trên mặt, bạn nên đến bác sĩ để được tẩy lông vĩnh viễn bằng phương pháp điện phân hoặc laser.[17][18]
    • Dùng lotion dưỡng ẩm loại không nhờn dính sau khi cạo lông để giữ cho da khỏi khô. Không bao giờ dùng kem bôi sau khi cạo râu của nam – sẽ rát đấy!
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tỉa lông vùng kín.
    Việc cạo lông vùng kín có thể khiến cho da bị ngứa, kích ứng hoặc dễ xảy ra tình trạng lông mọc ngược hoặc viêm nang lông.[19] Nhớ rằng tỉa lông vùng kín như thế nào là tùy ý bạn. Bạn có thể cạo “vùng bikini” ở mặt trong đùi và không đụng tới lông mu, dùng kéo tỉa lông mu (cẩn thận), hoặc cứ để mọi thứ hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo phải rửa sạch vùng này dưới vòi sen. Nếu bạn quyết định cạo lông vùng kín, hãy làm theo hướng dẫn sau đây:[20]
    • Dùng kéo sạch để tỉa bới các sợi lông dài trước để dễ cạo hơn (làm việc này trong phòng tắm để khỏi gây bừa bộn). Đảm bảo là không ai khác sử dụng chiếc kéo đó nhé!
    • Ngâm trong bồn tắm nước nóng hoặc dưới vòi sen vài phút để làm mềm lông và da.
    • Dùng dao cạo an toàn (không dùng dao cạo lưỡi thẳng hoặc loại dùng một lần), tốt nhất là loại có rãnh bôi trơn.
    • Kéo cho da căng và phẳng, cạo theo chiều lông mọc – nhớ nhẹ tay, đừng ấn mạnh.
    • Rửa sạch bằng nước ấm, thấm khô da và thoa dầu em bé, lô hội hoặc kem dưỡng ẩm không chứa nước hoa.
    • Đọc bài viết Tỉa Lông Mu, Cạo lông Vùng kín, Xử lý lông mu, hoặc Chăm sóc lông vùng kín để có hướng dẫn cụ thể.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giữ vệ sinh răng miệng.
    Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, và dùng nước súc miệng ít nhất mỗi ngày hai lần – sau khi ăn sáng và trước khi ngủ. Điều này giúp giảm nguy cơ sâu răng, cách bệnh về nướu và hơi thở hôi. Cố gắng dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có fluoride.[21] Nếu có đeo niềng răng hoặc mắc cài, bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn.
    • Dùng bàn chải đánh răng để chải cả lưỡi nữa.
    • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần hoặc sau khi mắc bệnh lây nhiễm nào đó, chẳng hạn như viêm họng.[22]
    • Đi khám răng mỗi năm 2 lần để kiểm tra và làm sạch răng.[23]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm vệ sinh dụng cụ cố định răng hoặc niềng răng thật kỹ.
    Nấm men và vi khuẩn có thể trú ngụ trong các dụng cụ hoặc hộp đựng dụng cụ nếu bạn không giữ vệ sinh tốt. Chải sạch hộp đựng dụng cụ mỗi lần đánh răng và khử trùng mỗi tuần một lần.[24]
    • Với dụng cụ cố định răng, bạn hãy rót một ít thuốc ngâm răng giả như Efferdent hoặc Polident vào cốc nước ấm để ngâm. Rửa thật sạch trước khi dùng lại.[25]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giữ vệ sinh kính áp tròng.
    Nếu bạn đeo kính áp tròng, điều quan trọng là phải giữ tròng kính càng sạch càng tốt để ngăn ngừa viêm mắt. Bạn đừng chỉ rửa bằng nước máy rồi đeo lại hoặc dùng lại dung dịch rửa tròng kính hết ngày này sang ngày khác – điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt! Rửa kính áp tròng thật kỹ mỗi khi tháo ra, rửa cả hộp đựng tròng kính và dùng dung dịch rửa mới. Nhớ thay kính áp tròng sau mỗi 3 tháng.[26][27]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Giữ bàn chân sạch sẽ.
    Bàn chân và giày bắt đầu bốc mùi cũng là điều bình thường, nhưng bạn nên cố gắng giữ ở mức kiểm soát được. Đảm bảo chân phải khô trước khi xỏ vào tất và đi giày. Luân phiên đi các đôi giày khác nhau, và ban đêm để giày ở nơi thoáng khí (không để dưới đáy tủ tường).[28] Đi tất khi đi giày kín mũi và chọn tất sợi cotton thay vì sợi tổng hợp.[29]
    • Nếu có các mảng da đỏ, ngứa hoặc bong tróc giữa kẽ ngón chân hoặc trên bàn chân, có lẽ là bạn đã bị nhiễm nấm da chân. Bạn có thể tránh tình trạng này bằng cách đi dép kẹp khi tắm ở trường hoặc phòng thay đồ thay vì đi chân đất. Nếu cần, bạn hãy dùng bột khử mùi bàn chân có bán không cần toa ở hiệu thuốc hoặc đến bác sĩ để được giúp đỡ.[30]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Không dùng chung các vật dụng cá nhân.
    Chia sẻ với nhau là việc đáng quý, nhưng không phải là những thứ như bàn chải đánh răng, dao cạo hoặc lược. Bạn đừng cho người khác mượn các vật dụng cá nhân, và cũng đừng dùng của người khác. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng khăn tắm và khăn mặt riêng.[31]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Giữ vệ sinh kinh nguyệt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thay băng vệ sinh thường xuyên.
    Trung bình mỗi ngày bạn nên thay 3-6 miếng băng vệ sinh hoặc tampon (băng vệ sinh dạng ống đặt trong âm đạo). Khi kinh nguyệt ra nhiều (vài ngày đầu kỳ kinh) và ban đêm, bạn nên dùng loại băng dài hơn, dày hơn và có cánh (miếng bảo vệ hai bên) để chống tràn. Thay băng vệ sinh hoặc tampon cách 4-8 tiếng một lần, tùy vào lượng kinh nguyệt nhiều hay ít.[32] Không bao giờ để tampon quá 8 tiếng không thay do nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc.[33][34]
    • Bạn không phải xấu hổ nếu vô tình để kinh nguyệt dính vào quần lót hoặc ra ga trải giường. Hầu như phụ nữ nào cũng có lúc gặp phải sự cố này. Gột sạch chỗ bẩn trên vải bằng nước lạnh và bỏ vào giặt ngay.
    • Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên mặc quần lót và trang phục tối màu. Như vậy nếu lỡ có bị dây ra quần áo thì cũng không ai thấy. Nếu sự cố xảy ra ở trường hoặc nơi công cộng, bạn hãy buộc áo len xung quanh eo để che cho đến khi về nhà.[35]
    • Tampon có thể giúp ích nếu bạn thích bơi lội, chơi thể thao hoặc năng hoạt động. Loại tampon có ống đẩy dễ sử dụng hơn loại không có ống đẩy. Nếu vẫn thấy khó khăn khi dùng tampon, bạn hãy thử dùng chất bôi trơn âm đạo vào đầu tampon trước khi đặt. Không dùng kem Vaseline do nguy cơ nhiễm trùng.[36][37]
    • Bạn cũng có thể thử dùng các sản phẩm thay thế khác như cốc “nguyệt san” hoặc loại quần lót thay thế băng vệ sinh THINX.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tắm thường xuyên.
    Tắm khi có kinh nguyệt không những không hại gì mà còn rất quan trọng. Việc tắm rửa sẽ cho bạn cảm giác sạch sẽ, và nước ấm có thể giúp giảm đau bụng kinh. Tắm như thường lệ và rửa vùng kín bằng nước ấm. Khi rửa xong, bạn hãy dùng khăn màu tối hoặc khăn giấy lau trước để tránh làm bẩn khăn, sau đó dùng miếng băng vệ sinh mới, tampon hoặc cốc kinh nguyệt trước khi mặc quần áo.
    • Bạn có thể lấy tampon và cốc kinh nguyệt ra trước khi tắm, nhưng không nhất thiết phải làm vậy. Tất nhiên là bạn phải cởi quần lót và vứt bỏ băng vệ sinh trước.
    • Nếu kinh nguyệt ra nhiều, có lẽ bạn cần tránh tắm bồn. Nước chảy từ vòi sen sẽ rửa sạch máu tốt hơn là nước trong bồn tắm.
    • Dọn dẹp sạch mọi thứ trong phòng tắm khi tắm xong – đừng làm phiền người vào phòng tắm sau bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Theo dõi các...
    Theo dõi các chu kỳ kinh nguyệt. Cách tốt nhất để tránh sự cố làm bẩn quần lót hoặc lúng túng khi không có tampon vào lúc cần là đoán biết khi nào bạn sắp có kinh nguyệt.[38] Có nhiều trang web và ứng dụng có thể giúp bạn như WebMDs Ovulation Calculator. Bạn cũng có thể sử dụng nhật ký hay lịch theo dõi chu kỳ kinh. Ghi lại ngày đầu tiên có kinh và theo dõi trong nhiều tháng.
    • Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, nhưng con số này có thể thay đổi đáng kể. Bạn hãy đếm từ ngày đầu có kinh của tháng này cho đến ngày đầu có kinh của tháng kế tiếp. Nếu lấy số trung bình trong ba tháng, bạn sẽ biết chu kỳ kinh nguyệt của bạn là bao nhiêu ngày. Ví dụ, nếu số ngày đếm được trong tháng đầu là 29 ngày, tháng tiếp theo là 30 ngày và tháng thứ ba là 28 ngày, bạn hãy cộng lại và chia cho 3 – kết quả 29 ngày sẽ là chu kỳ kinh nguyệt trung bình của bạn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là chu kỳ kinh nguyệt trong tuổi dậy thì có thể dao động đáng kể, từ 21-45 ngày.[39]
    • Nếu bạn có chu kỳ kinh thất thường, hãy nói chuyện với bố mẹ hoặc bác sĩ để xin lời khuyên và có cách điều trị.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhờ giúp đỡ.
    Nếu bạn không rõ cách dùng tampon, cần nhờ mua các sản phẩm vệ sinh, có thắc mắc hoặc lo lắng về kinh nguyệt, hãy hỏi người thân lớn tuổi hơn trong gia đình. Nhớ rằng mẹ, dì và chị của bạn cũng từng trải qua những chuyện đó! Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ nếu điều này khiến bạn thoải mái hơn.
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Giữ thói quen làm đẹp hợp vệ sinh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều trị mụn trứng cá.
    Nếu có mụn, bạn hãy dùng thuốc trị mụn nhẹ dịu, không chứa cồn, không có chất mài mòn. Không kỳ cọ mạnh khi rửa mặt, vì động tác này sẽ lấy đi chất dầu tự nhiên trên da và có thể khiến da khô, bong tróc, thậm chí làm nổi mụn nhiều hơn.[40] Cố gắng điều trị mụn trứng cá bằng phương pháp tự nhiên, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về các sản phẩm mà bạn có thể sử dụng.
    • Nhờ bác sĩ gia đình giới thiệu bác sĩ da liễu nếu mụn trứng cá không khỏi trong vòng 4-8 tuần sử dụng các loại thuốc không kê toa, hoặc nếu có cảm giác đau.[41] Có một số loại thuốc bạn có thể sử dụng, nhưng một số trong đó có nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như Accutane.[42]
    • Không bao giờ dùng móng tay để gãi hoặc cậy mụn. Hành động nặn, bóp hoặc cậy mụn có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo.[43]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng trang điểm quá đậm.
    Khi cảm thấy tự ti về làn da của mình, có thể bạn rất muốn trang điểm đậm để che lấp. Tuy nhiên, lớp mỹ phẩm dày trên mặt có thể khiến làn da bạn bị khô hoặc nhờn và gây nổi mụn. Bạn chỉ nên thoa một lớp kem nền mỏng và trang điểm nhẹ nhàng để có vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh.
    • Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật trang điểm để che mụn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chăm sóc móng.
    Cắt móng tay và móng chân gọn gàng, không để nham nhở. Làm sạch dưới móng khi rửa tay (và chân), dùng dụng cụ làm móng để làm sạch đất dưới móng tay nếu cần thiết.[44] Dùng bấm móng tay sắc hoặc kéo làm móng nhỏ để cắt đường thẳng ngang móng, sau đó dùng giũa móng tay giũa thành các đường cong nhẹ ở các góc móng. Dùng lotion dưỡng da tay thoa lên móng và biểu bì quanh móng.[45]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xức một chút nước hoa, nhưng không quá nhiều.
    Nếu bạn thích dùng nước hoa hoặc nước xịt thơm toàn thân thì cứ dùng! Chỉ cần bạn nhớ đừng xức quá nhiều. Mùi hương nước hoa khi xịt quá nhiều có thể quá nồng và khó chịu với một số người. Xịt nước hoa hai hoặc ba lần vào khoảng không trước mặt và bước vào đó – như vậy bạn sẽ có mùi thơm thoang thoảng mà không quá mạnh.
    • Không nhúng bàn chải tóc hoặc xịt nước hoa thẳng vào tóc. Nước hoa có thể làm khô tóc.
    • Nhớ rằng xức nước hoa không thể thay thế cho việc tắm rửa hàng ngày.

Lời khuyên

  • Mọi người không phải ai cũng giống ai, vì vậy các bước trên đây có thể không đặc biệt hiệu quả với bạn. Bạn có thể tạo thói quen giữ vệ sinh phù hợp với mình và giúp bạn cảm thấy hài lòng về bản thân!
  • Giữ gìn sức khỏe và dáng vóc để có vẻ ngoài xinh đẹp và cảm thấy dễ chịu nhất. Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.[49]
  • Không rửa bên trong vùng kín bằng xà phòng. Không dùng xà phòng có mùi thơm hoặc sữa tắm để rửa vùng này. Không xịt nước hoa vào quần lót. Điều này có thể gây hại!
  • Thay ga trải giường thường xuyên, vì ga trải giường có thể tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi.

Cảnh báo

  • Khi bạn lớn lên và gần đến tuổi dậy thì, có thể bạn bắt đầu thấy có một chút dịch nhầy trong hoặc màu trắng ngà trong quần lót. Điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng! Tuy nhiên, bạn cần đến bác sĩ nếu dịch tiết có màu hơi xanh, mùi tanh hoặc trông như phô mai tươi.[50]
  1. https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/face-washing-101
  2. http://raisingchildren.net.au/articles/hygiene.html
  3. http://www.ab.ust.hk/hseo/sftywise/200508/page4.htm
  4. http://raisingchildren.net.au/articles/hygiene.html
  5. http://raisingchildren.net.au/articles/hygiene.html
  6. http://kidshealth.org/en/teens/hygiene-basics.html#
  7. http://kidshealth.org/en/teens/hygiene-basics.html#
  8. http://www.aafp.org/afp/2002/1115/p1913.html
  9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2856356/
  10. http://www.pamf.org/teen/health/skin/pubichairremoval.html
  11. http://www.pamf.org/teen/health/skin/pubichairremoval.html
  12. http://www.stlouischildrens.org/articles/wellness/clean-and-nearly-teen-personal-hygiene
  13. http://raisingchildren.net.au/articles/hygiene.html
  14. http://www.colgate.com/en/us/oc/oral-health/basics/dental-visits/article/how-often-should-you-go-to-the-dentist
  15. http://www.huffingtonpost.com/2013/11/08/personal-hygiene-facts_n_4217839.html
  16. http://www.webmd.com/oral-health/guide/care-of-braces-retainers#1
  17. http://www.huffingtonpost.com/2013/11/08/personal-hygiene-facts_n_4217839.html
  18. https://www.aao.org/eye-health/glasses-contacts/contact-lens-care
  19. http://www.stlouischildrens.org/articles/wellness/clean-and-nearly-teen-personal-hygiene
  20. http://raisingchildren.net.au/articles/hygiene.html
  21. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/athletes-foot/symptoms-causes/dxc-20235876
  22. http://www.stlouischildrens.org/articles/wellness/clean-and-nearly-teen-personal-hygiene
  23. http://raisingchildren.net.au/articles/hygiene.html
  24. http://www.webmd.com/women/guide/understanding-toxic-shock-syndrome-basics# 2
  25. https://www.ubykotex.com/en-us/periods/pads-and-tampons/i-know-youre-not-supposed-to-sleep-in-a-tampon-if-you
  26. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/tween-and-teen-health/in-depth/menstruation/art-20046004?pg=2
  27. http://blog.aarp.org/2013/03/21/vaginal-products-which-ones-could-cause-infection/
  28. http://www.webmd.com/women/news/20130308/petroleum-jelly-tied-to-vaginal-infection-risk-in-study#1
  29. http://raisingchildren.net.au/articles/hygiene.html
  30. https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/menstruation-and-menstrual-cycle
  31. http://www.stlouischildrens.org/articles/wellness/clean-and-nearly-teen-personal-hygiene
  32. https://www.aad.org/media/news-releases/dermatologists-advise-patients-that-over-the-counter-acne-products-can-have-benefits-and-a-place-on-their-medicine-shelf
  33. http://www.huffingtonpost.com/2013/11/08/personal-hygiene-facts_n_4217839.html
  34. https://www.aad.org/media/stats/conditions
  35. http://www.stlouischildrens.org/articles/wellness/clean-and-nearly-teen-personal-hygiene
  36. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/nails/art-20044954
  37. https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/nail-care/child-nail-care
  38. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/nails/art-20044954
  39. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/nails/art-20044954?pg=2
  40. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/tween-and-teen-health/basics/tween-and-teen-health/hlv-20049436
  41. http://www.stlouischildrens.org/articles/wellness/clean-and-nearly-teen-personal-hygiene

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 2.247 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 2.247 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?