Cách để Giảm nồng độ prolactin

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Prolactin là hoóc môn do tuyến yên tiết ra, có vai trò kích thích sự tăng trưởng và điều hoà sự trao đổi chất. Cả nam giới và nữ giới đều sản sinh prolactin, và nếu nồng độ quá cao, hoóc môn này có thể dẫn đến các vấn đề như giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt ít hoặc ngừng chu kỳ kinh nguyệt.[1] Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nồng độ prolactin, bao gồm một số loại thuốc kê toa, u lành tính và bệnh suy tuyến giáp, vì vậy quan trọng là bạn phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Thay đổi thuốc kê toa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra thuốc kê toa mà bạn đang sử dụng.
    Một số loại thuốc kê toa có thể làm tăng nồng độ prolactin. Nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc này, có thể đó là nguyên nhân khiến bạn có nồng độ prolactin cao.[2]
    • Dopamine, một hoá chất trong não, có thể giúp ngăn chặn phần nào sự sản xuất prolactin. Khi bạn sử dụng thuốc ức chế hoặc hạ mức dopamine, nồng độ prolactin có thể tăng cao.
    • Một số thuốc chống loạn thần có thể gây ra tác dụng này, chẳng hạn như risperidone, molindone, trifluoperazine và haloperidol, cũng như một số loại thuốc chống trầm cảm. Metoclopramide, thuốc được kê toa cho các trường hợp buồn nôn và trào ngược dạ dày-thực quản nặng, cũng có thể làm tăng tiết prolactin.
    • Một vài loại thuốc trị cao huyết áp cũng có thể là thủ phạm, mặc dù ít xảy ra hơn, trong đó bao gồm reserpine, verapamil, và alpha-methyldopa.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bác sĩ về việc ngừng uống thuốc hoặc dùng thuốc thay thế.
    Bạn không nên ngừng uống thuốc đột ngột, đặc biệt là thuốc chống loạn thần vì nguy cơ xảy ra hội chứng cai thuốc nghiêm trọng. Do đó, nếu muốn ngừng uống một trong các loại thuốc này, bạn cần thảo luận với bác sĩ trước.
    • Bác sĩ cũng có thể cho bạn đổi sang thuốc khác không gây ra tác dụng này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ về việc sử dụng aripiprazole vốn là thuốc chống loạn thần.
    Thuốc này đã được chứng minh về hiệu quả giảm nồng độ prolactin khi được sử dụng thay thế các loại thuốc chống loạn thần khác. Hãy hỏi bác sĩ xem thuốc này có phù hợp với bạn không.[3]
    • Các thuốc chống loạn thần có khả năng làm tăng prolactin vì nó ức chế dopamine, khiến cho prolactin tiết ra từ tuyến yên tăng cao. Khi dùng thuốc chống loạn thần dài hạn, bạn có thể phát triển ngưỡng dung nạp, do đó mức prolactin sẽ trở lại bình thường, nhưng có trường hợp vẫn cao hơn mức bình thường.[4]
    • Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như chóng mặt, hồi hộp, đau đầu, các vấn đề về dạ dày, tăng cân và đau khớp. Nó cũng có thể khiến bạn có cảm giác đứng không vững.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Đi khám bệnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuẩn bị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ prolactin.
    Nếu nghi ngờ mức prolactin của bạn quá cao, bác sĩ sẽ cần kiểm tra. Cách tốt nhất là lấy mẫu máu để xét nghiệm. Bác sĩ thường sẽ yêu cầu xét nghiệm máu lúc đói, nghĩa là bạn không được ăn trong 8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.[6]
    • Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu nếu bạn có các triệu chứng sau: kinh nguyệt thất thường hoặc không có kinh nguyệt, vô sinh, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, và cương tức tuyến vú.
    • Nồng độ trung bình ở phụ nữ không có thai nằm trong khoảng 5 đến 40 ng/dL (106 đến 850 mIU/L), và ở phụ nữ mang thai, mức này vào khoảng 80 đến 400 ng/dL (1.700 đến 8.500 mIU/L).
    • Ở nam giới, mức trung bình sẽ ít hơn 20 ng/dL (425 mIU/L).
    • Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm máu khác để chắc chắn rằng bạn không có các bệnh lý như bệnh thận hoặc các vấn đề khác khiến nồng độ prolactin tăng cao.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Báo với bác sĩ nếu gần đây bạn bị chấn thương ở ngực.
    Chấn thương ngực có thể làm tăng mức prolactin tạm thời, do đó bạn cần cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất cứ chấn thương nào ở ngực trong vòng vài tuần qua. Phát ban hoặc phát bệnh zona ở ngực cũng có thể gây ra triệu chứng này.[7]
    • Thông thường, mức prolactin sẽ tự trở lại bình thường sau khi bạn hồi phục chấn thương ngực.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu kiểm tra bệnh suy tuyến giáp.
    Tình trạng suy tuyến giáp xảy ra khi tuyến gáp không sản xuất đủ hoóc môn tuyến giáp. Nếu bạn bị bệnh này, nồng độ prolactin có thể tăng cao. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh.[8]
    • Thông thường, nếu nhận thấy mức prolactin tăng cao, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh này, nhưng bạn có thể cứ hỏi bác sĩ.
    • Bệnh suy tuyến giáp thường được điều trị bằng thuốc levothyroxine.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi xem liệu tiêm vitamin B6 có phù hợp với bạn không.
    Chỉ một liều vitamin B6 cũng có thể là đủ để giảm nồng độ prolactin, đặc biệt nếu tình trạng này chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, cách tốt nhất là tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, vì thế bạn nên trao đổi với bác sĩ.[9]
    • Một liều thông thường là 300 milligram. Nhân viên y tế thường sẽ tiêm thuốc vào một cơ lớn (chẳng hạn như đùi hoặc mông) hoặc sẽ luồn kim vào tĩnh mạch để tiêm thuốc.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Áp dụng các liệu pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân nhắc dùng 5g bột rễ cây ashwagandha (sâm Ấn Độ) mỗi ngày.
    Loại thực phẩm chức năng này, còn gọi là Withania somnifera, có thể giúp giảm nồng độ prolactin. Trên thực tế, nó còn có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới và tăng cường ham muốn tình dục ở nam và nữ.[10]
    • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống bất cứ thực phẩm chức năng nào.
    • Bạn có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, các vấn đề về dạ dày hoặc đau đầu khi uống thuốc này.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bổ sung 300 milligram vitamin E mỗi ngày.
    Chỉ cần tăng cường vitamin E là bạn có thể giảm nồng độ prolactin, đặc biệt nếu là nồng độ cao. Nó có thể ngăn chặn tuyến yên sản sinh quá nhiều prolactin.[12]
    • Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu uống thực phẩm chức năng nếu bạn đang mắc các vấn đề như bệnh thận hoặc đang điều trị thẩm tách máu.
    • Vitamin E thường không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao, bạn có thể gặp phải các vấn dề về dạ dày, mệt mỏi, yếu sức, phát ban, đau đầu, mắt mờ, tăng nồng độ creatine trong nước tiểu và rối loạn chức năng tuyến sinh dục (tinh hoàn).[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tăng lượng kẽm nạp vào bằng thực phẩm bổ sung.
    Viên uống bổ sung kẽm cũng có thể giúp hạ nồng độ prolactin. Thử bắt đầu bằng 25 milligram mỗi ngày và tăng lên đến 40 milligram mỗi ngày nếu cần. Bạn nên đi kiểm tra lại nồng độ prolactin để xem có cần tăng liều lượng không.[14]
    • Hỏi bác sĩ về liều lượng phù hợp cho các thực phẩm bổ sung như kẽm.
    • Các tác dụng phụ bao gồm đau đầu, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy và nôn.
    • Nếu bạn uống hơn 40 milligram mỗi ngày trong thời gian dài, thuốc có thể gây thiếu hụt đồng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng các loại thuốc thông qua mũi, vì nó có thể gây mất khứu giác.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ngủ...
    Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể mất cân bằng, bao gồm việc sản xuất các hoóc môn như prolactin. Bạn nên đi ngủ vào giờ giấc hợp lý để có một đêm ngon giấc. Chỉ riêng giấc ngủ cũng có thể giúp giảm mức prolactin.[16]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Điều trị bệnh u tuyến yên tiết prolactin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết các triệu chứng của bệnh u tuyến yên tiết prolactin.
    Đây là một loại u nằm ở tuyến yên. Trong hầu hết trường hợp, khối u là lành tính và không gây ung thư. Tuy nhiên, nó có thể khiến mức prolactin tăng cao.[17]
    • Ở phụ nữ, các triệu chứng thường là thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục và giảm tiết sữa nếu bạn đang cho con bú. Ở nam giới và phụ nữ không có kinh nguyệt thì khó chẩn đoán hơn, nhưng bạn có thể có mức ham muốn tình dục thấp (do suy giảm testosterone). Nam giới cũng có thể phát triển vú to.[18]
    • Nếu khối u không được điều trị, bạn có thể bị lão hoá sớm, đau đầu, thậm chí mất thị lực.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc cabergoline để điều trị khối u.
    Đây là loại thuốc mà bác sĩ sẽ lựa chọn đầu tiên, vì nó có ít tác dụng phụ nhất và bạn chỉ cần uống mỗi tuần 2 lần. Thuốc có tác dụng thu nhỏ khối u lành tính và hạ nồng độ prolactin.[19]
    • Thuốc có thể gây buồn nôn và chóng mặt.
    • Một loại thuốc điển hình khác là bromocriptine cũng có thể gây buồn nôn và chóng mặt. Với loại thuốc này, bác sĩ có thể tăng liều lượng dần dần để giảm thiểu các tác dụng phụ. Thuốc này rẻ hơn, nhưng bạn sẽ phải uống mỗi ngày 2-3 lần.[20]
    • Có thể bạn phải uống các thuốc này vô thời hạn, nhưng bạn cũng có thể ngừng uống thuốc khi khối u đã thu nhỏ và nồng độ prolactin đã giảm. Tuy nhiên, bạn không nên ngừng thuốc đột ngột mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc giảm dần liều lượng.[21]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi về phẫu thuật nếu thuốc men không có tác dụng.
    Cách điều trị tiếp theo cho loại u này thường là phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u để ngăn chặn các vấn đề như nồng độ prolactin tăng cao.[22]
    • Nếu bạn có một loại khối u khác ở tuyến yên thay vì u tuyến yên tiết prolactin, có thể đây sẽ là phương án điều trị đầu tiên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với bác sĩ xem phương pháp xạ trị có cần thiết không.
    Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến cho loại u này, dù lành tính hay ác tính. Tuy nhiên, phương pháp này hiện đã ít được sử dụng hơn, và thường là biện pháp cuối cùng. Xạ trị cũng có thể dẫn đến vấn đề ngược lại, tức là tuyến yên không sản xuất đủ hoóc môn.
    • Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xạ trị có thể là lựa chọn duy nhất, nếu bạn không đáp ứng với thuốc, và phương án phẫu thuật không an toàn. Khi đó, bạn có thể cần đến phương pháp điều trị này.[23]
    • Đôi khi bạn chỉ cần một phương pháp điều trị, nhưng có những khối u phải được điều trị kết hợp nhiều phương pháp. Điều này phụ thuộc vào kích thước và loại khối u.
    • Tác dụng phụ phổ biến nhất là giảm năng tuyến yên, khi đó tuyến yên không sản xuất đủ hoóc môn. Các tác dụng phụ rất hiếm gặp bao gồm tổn thương mô não gần đó, bao gồm tổn thương dây thần kinh.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Damaris Vega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Damaris Vega, MD. Damaris Vega tốt nghiệp loại xuất sắc từ trường Đại học Công giáo Giáo hoàng của Puerto Rico với bằng cử nhân về khoa học tổng quát và sau đó lấy bằng bác sĩ tại Trường Y khoa Ponce, Ponce, Puerto Rico. Trong thời gian học tại trường y khoa, cô là chủ tịch của Hội Sinh viên Xuất sắc Alpha Omega Alpha và được bầu làm người đại diện tham gia vào Hiệp hội Các Trường Y khoa Mỹ. Sau đó cô hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về y học nội khoa và nghiên cứu sinh tiến sĩ về nội tiết tố học, bệnh đái tháo đường, khoáng chất và sự trao đổi chất tại Trường Y khoa Tây Nam thuộc Đại học Texas, kể từ đó cô làm chuyên gia về nội tiết tố tại các khu vực thuộc Dallas và Houston. Vega được ủy ban chứng nhận về nội tiết tố học, bệnh đái tháo đường và sự trao đổi chất. Cô nhiều lần được Ủy ban Quốc gia về Bảo đảm Chất lượng công nhận về kỹ năng chăm sóc bệnh nhân xuất sắc và nhận được giải thưởng Sự Lựa Chọn của Bệnh Nhân vào các năm 2008, 2009 và 2015. Bác sĩ Vega là thành viên của Hội Các Chuyên gia Nội tiết tố học Lâm sàng Mỹ và là thành viên tích cực của Hiệp hội Bác sĩ Nội tiết tố Lâm sàng Hoa Kỳ, Hiệp hội Bệnh Đái tháo đường Hoa Kỳ và Hội Nội tiết tố. Cô cũng là người sáng lập và CEO của Houston Endocrinology Center và là nghiên cứu viên chính tại nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng của công ty Juno Research. Bài viết này đã được xem 5.841 lần.
Trang này đã được đọc 5.841 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo