Cách để Chấm dứt Tình trạng Mộng du

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Người mộng du có thể ngồi dậy trên giường khi đang ngủ và mở to mắt, vẻ mặt vô hồn, bước ra khỏi giường, thực hiện các hoạt động hằng ngày chẳng hạn như trò chuyện và thay quần áo, không phản ứng với người khác, khó thức giấc, bối rối khi tỉnh giấc, và không nhớ bất kỳ chuyện gì vào ngày hôm sau! Mặc dù khá hiếm, đôi khi họ có thể ra khỏi nhà, nấu ăn, lái xe, tiểu tiện, quan hệ tình dục, làm hại bản thân, hoặc trở nên bạo lực khi tỉnh giấc. Hầu hết tình trạng mộng du thường kéo dài không quá 10 phút, nhưng thỉnh thoảng quá trình này có thể diễn ra trong nửa giờ. Nếu bạn hoặc một người nào đó trong gia đình bạn bị mộng du, có một vài biện pháp mà bạn có thể thực hiện để đối phó với bệnh này.[1][2][3]

Phần 1
Phần 1 của 3:

Giảm thiểu sự nguy hiểm trong cơn mộng du

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngăn ngừa tai nạn trong cơn mộng du.
    Bạn nên biến ngôi nhà của bạn trở thành nơi càng an toàn càng tốt để người mộng du không thể gây tổn thương cho bản thân hoặc cho người khác. Bởi vì người mộng du có thể thực hiện các hoạt động phức tạp, bạn đừng giả định rằng họ sẽ thức giấc trước khi làm một việc nào đó đòi hỏi sự phối hợp.[4][5][6]
    • Khóa cửa ra vào và cửa sổ để người đó không thể rời khỏi nhà.
    • Giấu chìa khóa xe để người đó không thể lái xe.
    • Khóa và giấu mọi chìa khóa tủ cất giữ vũ khí hoặc vật dụng sắc nhọn có thể được sử dụng như vũ khí.
    • Chặn cầu thang và cửa ra vào bằng loại cổng bảo vệ có đệm mềm để ngăn người đó té ngã.
    • Không nên cho trẻ nhỏ bị mộng du ngủ ở tầng trên của giường tầng.
    • Di dời đồ vật có thể khiến người mộng du bị vấp ngã.
    • Ngủ trên sàn nếu có thể.
    • Sử dụng giường có thanh chắn hai bên.
    • Nếu có thể, bạn nên cài đặt hệ thống chống trộm để báo động và đánh thức người đó nếu họ rời khỏi nhà.

    Lời khuyên: Nhờ người thân của người mộng du giấu các đồ vật và dựng hàng rào để ngăn cản họ. Người mộng du sẽ không thể tìm thấy thứ gì đó nếu họ không biết nó ở đâu, và hàng rào có thể sẽ hiệu quả hơn nếu họ không nhớ đã cất vật đó ở đâu lúc đang tỉnh.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thông báo cho người nhà của bạn biết để họ chuẩn bị.
    Cảnh một người đang mộng du có thể khá hãi hùng hoặc bối rối đối với người không hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra. Nếu biết trước, họ có thể giúp người bệnh đối phó với nó.[7]
    • Bạn có thể nhẹ nhàng hướng dẫn người mộng du quay về với giường ngủ. Đừng chạm vào họ mà hãy sử dụng giọng nói của mình nhẹ nhàng hướng dẫn người ấy trở về giường ngủ.
    • Nếu bạn cẩn thận đánh thức người bị mộng du sau khi họ đã quay về giường ngủ, hành động này sẽ gây gián đoạn cho chu kỳ ngủ của họ, khiến người đó không thể tiếp tục bị mộng du trong cùng một chu kỳ ngủ.

    Bạn có biết? Hành vi bạo lực trong lúc mộng du rất hiếm khi xảy ra.[8] Nó thường xảy ra khi người đó bị tiếp cận hay bị giữ lại.[9] Vì người mộng du đang trong trạng thái mơ màng nên họ không thể tự dừng chính mình.[10] Hãy cho người thân của bạn biết rằng họ cần tránh xa bạn nếu bạn dường như bị kích động trong lúc mộng du.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp bác...
    Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng mộng du khá nghiêm trọng, nguy hiểm, hoặc có dấu hiệu liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn khác. Tuy nhiên, người bệnh cần phải đi khám bệnh nếu mộng du: [11]
    • Bắt đầu trong độ tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành.
    • Liên quan đến các hành động nguy hiểm.
    • Diễn ra nhiều hơn hai lần mỗi tuần.
    • Gây ảnh hưởng đến mọi người trong nhà.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chấm dứt tình trạng mộng du thông qua sự thay đổi trong lối sống

Tải về bản PDF

Giảm căng thẳng và xây dựng các thói quen tốt khi đi ngủ có thể ngăn chặn tai nạn do mộng du gây ra.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngủ nhiều hơn.
    Tình trạng quá mệt mỏi sẽ kích hoạt trạng thái mộng du. Một người trưởng thành trung bình cần phải ngủ ít nhất là 8 giờ mỗi đêm. Trẻ nhỏ cần 14 giờ để ngủ, tùy thuộc vào độ tuổi. Bạn có thể giảm mệt mỏi bằng cách:[12][13][14]
    • Chợp mắt vào bạn ngày.
    • Đi ngủ sớm.
    • Giảm lượng caffeine tiêu thụ. Cà phê là chất kích thích và sẽ khiến bạn khó ngủ.
    • Giảm lượng thức uống trước khi ngủ để bạn không phải thức giấc để đi vệ sinh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi ngủ đúng giờ giấc.
    Nếu bạn đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày thì sẽ ít có khả năng gặp các hiện tượng bất thường trong lúc ngủ.[15] Cố gắng tắt đèn đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.
    • Nếu bạn thích dùng điện thoại trên giường thì cài đặt ứng dụng lọc ánh sáng xanh và ứng dụng chặn các phần mềm yêu thích vào ban đêm. Việc này sẽ giúp bạn đi ngủ đúng giờ thay vì mải mê dùng điện thoại.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh thay đổi thuốc ngủ hay lượng caffein nạp vào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
    Luôn làm theo đúng các thói quen mỗi ngày.[16] Nếu bạn muốn thay đổi loại thuốc ngủ thì nên nhờ bác sĩ tư vấn trước.
    • Tình trạng bạo lực trong khi ngủ có thể xảy ra khi một người thử dùng một loại thuốc ngủ mới hoặc đột ngột tăng lượng caffein nạp vào.[17] (Mặc dù những sự cố này hiếm khi xảy ra.)
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thư giãn trước khi ngủ.
    Căng thẳng và lo lắng có thể khiến người dễ bị mộng du mắc phải tình trạng này thường xuyên hơn. Bạn nên thiết lập thói quen thư giãn trước khi ngủ, hoặc rèn luyện "vệ sinh giấc ngủ" . Quá trình này có thể bao gồm bất kỳ yếu tố nào sau đây:[18]
    • Duy trì độ tối và yên tĩnh cho căn phòng
    • Tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước nóng
    • Đọc sách hoặc nghe nhạc
    • Duy trì nhiệt độ mát cho căn phòng
    • Hạn chế sử dụng bất kỳ một thiết bị nào có màn hình
    • Sử dụng kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như tưởng tượng về nơi yên bình, thiền, hít thở sâu, căng và chùng từng nhóm cơ trên cơ thể theo mức độ tăng dần, mát-xa hoặc tập yoga.[19]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cải thiện kỹ năng kiểm soát căng thẳng.
    Việc phát triển biện pháp lành mạnh để đối phó với căng thẳng sẽ giúp giấc ngủ không bị xáo động. Tình trạng căng thẳng thường liên quan đến mộng du.[20]
    • Chọn chế độ tập thể dục phù hợp. Cơ thể bạn sẽ giải phóng endorphin giúp bạn thư giãn và cảm thấy tốt hơn. Sự thư giãn này sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn nếu bạn được thực hiện hoạt động mà bạn thích. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh, hoặc tham gia đội thể thao cộng đồng.
    • Duy trì sự gắn kết với gia đình và bạn bè. Họ sẽ cung cấp sự hỗ trợ và giúp bạn đối phó với tác nhân gây lo lắng.[21]
    • Tham gia nhóm hỗ trợ hoặc đến gặp chuyên viên tư vấn nếu bạn cần người để tâm sự mà không thể chia sẻ với bạn bè hoặc gia đình. Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn nhóm hỗ trợ hoặc chuyên viên tư vấn phù hợp với tình hình của bạn.
    • Dành thời gian theo đuổi thú vui mà bạn yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào một hoạt động mà bạn thích thú và ngừng suy nghĩ về những thứ đang gây căng thẳng cho bạn.[22]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Viết nhật ký để theo dõi tình trạng mộng du.
    Biện pháp này đòi hỏi một người nào đó trong gia đình bạn phải ghi chép lại mức độ thường xuyên và thời điểm xảy ra mộng du của bạn trong đêm.[23][24] Bạn nên viết nhật ký mộng du để có thể lưu giữ mọi thông tin tại cùng một nơi.
    • Nếu tình trạng mộng du diễn ra theo một quy luật nhất định, nhật ký sẽ giúp xác định nguyên nhân khiến gây mộng du. Ví dụ, nếu người đó bị mộng du sau những ngày căng thẳng, điều này có nghĩa là căng thẳng và lo âu là tác nhân kích thích tình trạng này.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sử dụng phương pháp đánh thức trước thời hạn.
    Đây là kỹ thuật được sử dụng khi một người nào đó biết rõ thời điểm họ thường mộng du trong đêm, và một người khác sẽ đánh thức họ dậy trước thời điểm này.[25][26]
    • Người đó cần phải được đánh thức khoảng 15 phút trước thời điểm mà họ thường mộng du và duy trì trạng thái thức trong khoảng 5 phút.
    • Hành động này sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ và khiến người đó bước vào giai đoạn ngủ khác khi họ ngủ lại, giúp họ không bị mộng du.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Giảm lượng rượu bia tiêu thụ.
    Rượu bia có thể gây rối loạn giấc ngủ và kích hoạt trạng thái mộng du. Bạn nên tránh sử dụng rượu bia trước giờ ngủ.
    • Nam giới và nữ giới trên 65 tuổi không nên uống nhiều hơn 1 ly rượu mỗi ngày. Đàn ông dưới 65 tuổi chỉ nên uống nhiều nhất là 2 ly mỗi ngày.[27]
    • Không nên uống rượu bia nếu bạn đang mang thai, được chẩn đoán mắc phải chứng nghiện rượu, có vấn đề với tim, gan, hoặc tuyến tụy, đã từng bị đột quỵ, hoặc đang sử dụng các loại thuốc có thể tương tác với rượu bia.[28]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tham khảo ý...
    Tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu các loại thuốc mà bạn sử dụng có phải là tác nhân gây nên tình trạng mộng du không. Một vài loại thuốc có thể phá vỡ chu kỳ ngủ của con người và gây mộng du. Tuy nhiên, bạn không nên ngừng uống thuốc mà không hỏi bác sĩ trước. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng loại thuốc khác vẫn có khả năng điều trị bệnh, đồng thời giảm tình trạng mộng du. Thuốc có tác dụng phụ gây mộng du bao gồm:[29][30]
    • Thuốc an thần
    • Thuốc dành cho bệnh tâm thần
    • Thuốc thôi miên có tác dụng ngắn hạn

    Bạn có biết? Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bạn dừng uống đột ngột. Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi dừng uống một loại thuốc nào đó. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm dần liều lượng.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu mộng du có phải là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn khác không.
    Mặc dù thông thường mộng du không phải là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, nhưng có khá nhiều loại bệnh có thể kích hoạt quá trình này:[31][32]
    • Động kinh cục bộ phức hợp
    • Rối loạn não ở người lớn tuổi
    • Lo âu
    • Trầm cảm
    • Chứng ngủ rũ
    • Hội chứng chân không yên
    • Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)
    • Đau nửa đầu
    • Cường giáp
    • Chấn thương đầu
    • Đột quỵ
    • Sốt cao hơn 38°C (101°F)
    • Hô hấp bất thường khi ngủ, chẳng hạn như hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trao đổi với bác sĩ về việc quản lý sự căng thẳng.
    Nếu gần đây bạn bị căng thẳng thì nên trao đổi với bác sĩ về việc này và xin thuốc điều trị. Họ sẽ tư vấn cho bạn cách điều chỉnh lối sống để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xét nghiệm tình trạng rối loạn giấc ngủ.
    Quá trình này đòi hỏi bạn phải ngủ trong phòng ngủ thí nghiệm. Đây là phòng thí nghiệm mà bạn sẽ ngủ qua đêm và một nhóm các bác sĩ sẽ tiến hành dùng máy đo giấc ngủ (polysomnogram). Bộ cảm biến sẽ được kết nối từ cơ thể bạn (thông thường là gắn trên thái dương, da đầu, ngực, và chân) đến máy vi tính làm nhiệm vụ theo dõi giấc ngủ. Bác sĩ sẽ đo đạc: [33]
    • Sóng não
    • Lượng ôxy trong máu
    • Nhịp tim
    • Nhịp thở
    • Chuyển động mắt và chân
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng thuốc.
    Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị tình trạng mộng du. Bác sĩ thỉnh thoảng sẽ chỉ định các loại thuốc sau:[34]
    • Benzodiazepines, thường có tác dụng an thần
    • Thuốc chống trầm cảm, thường khá hữu ích trong việc điều trị rối loạn liên quan đến lo âu.
    Quảng cáo
  1. https://www.reuters.com/article/us-myth-sleepwalkers/expert-debunks-myth-of-violent-sleepwalkers-idUSCOL26749920070802
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/symptoms/con-20031795
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/lifestyle-home-remedies/con-20031795
  4. http://www.nhs.uk/Conditions/sleepwalking/Pages/Introduction.aspx
  5. https://sleepfoundation.org/sleep-topics/children-and-sleep/page/0/1
  6. https://health.clevelandclinic.org/what-to-do-if-you-or-someone-else-is-a-sleepwalker/
  7. https://health.clevelandclinic.org/what-to-do-if-you-or-someone-else-is-a-sleepwalker/
  8. https://blogs.scientificamerican.com/observations/sleep-violence-a-real-danger-little-understood/
  9. http://www.nhs.uk/Conditions/sleepwalking/Pages/Introduction.aspx
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
  11. http://www.nhs.uk/Conditions/sleepwalking/Pages/Introduction.aspx#what-to-do
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044289?pg=2
  13. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044289?pg=2
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/treatment/con-20031795
  15. http://www.nhs.uk/Conditions/sleepwalking/Pages/Introduction.aspx
  16. http://www.nhs.uk/Conditions/sleepwalking/Pages/Introduction.aspx
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/treatment/con-20031795
  18. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/alcohol/art-20044551?pg=1
  19. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/alcohol/art-20044551?pg=2
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/causes/con-20031795
  21. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000808.htm
  22. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000808.htm
  23. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/causes/con-20031795
  24. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/tests-diagnosis/con-20031795
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/treatment/con-20031795

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Diana Lee, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Diana Lee, MD. Bác sĩ Diana Lee là bác sĩ gia đình ở California. Cô đã nhận bằng MD từ Đại học Georgetown năm 2015. Gần đây nhất, cô đã hoàn thành chương trình nghiên cứu bệnh lý nhãn khoa tại Viện mắt Jules Stein, Đại học California, Los Angeles. Sở trường nghiên cứu của cô rất đa dạng và bao gồm: phẫu thuật đục thủy tinh thể, khô mắt, bệnh về tuyến giáp, u nguyên bào võng mạc và bệnh võng mạc tiểu đường. Bài viết này đã được xem 15.579 lần.
Trang này đã được đọc 15.579 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo