Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cảm giác buồn ngủ là sự phiền toái mà nhiều người gặp phải, bất kể đang ở trong tình huống nào. Tình trạng lờ đờ kéo dài và thiếu tập trung khiến bạn mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc thường ngày và khó mà tận hưởng cuộc sống. Thay vì chịu đựng cảm giác uể oải trong suốt cả ngày, bạn hãy tìm cách cải thiện sự tỉnh táo và khả năng tập trung.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Thay đổi lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều nước hơn.
    Cách “chữa cháy” phổ biến cho mọi phiền toái là uống nhiều nước trong suốt cả ngày để lấy lại sự tỉnh táo trong tích tắc. Thông thường, cảm giác mệt mỏi và lờ đờ có liên quan đến tình trạng mất nước. Hãy uống một cốc nước ngay khi bạn thức dậy vào buổi sáng để khởi động quá trình trao đổi chất và tiếp tục uống nhiều cốc nước trong suốt cả ngày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn sáng.
    Cuống cuồng thức dậy vào buổi sáng sau 5 lần bấm nút “báo lại” trên đồng hồ báo thức đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhanh chóng bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng sơ sài. Kết quả là sự trao đổi chất diễn ra một cách chậm chạp khiến bạn xử lý mọi việc trong trạng thái uể oải. Hãy thúc ép bản thân thức dậy sớm hơn nếu cần và dành thời gian để ăn một bữa sáng đủ chất. Các chất dinh dưỡng sẽ cho bạn năng lượng để hoạt động trong suốt cả ngày và việc "hy sinh" một ít thời gian ngủ là hoàn toàn xứng đáng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn nhiều bữa hơn.
    Tương tự như tình trạng thiếu nước của cơ thể, cảm giác kiệt sức thường là tín hiệu cho biết cơ thể đang đói và cần năng lượng dưới dạng thực phẩm. Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày như nhiều người vẫn thường làm, bạn nên ăn 5-7 bữa nhỏ hơn trong suốt cả ngày. Như vậy, lượng đường huyết sẽ không hạ xuống mức thấp nhất và cơ thể cũng được cung cấp thêm vitamin lẫn chất dinh dưỡng cần thiết để tập trung.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập thể dục thường xuyên hơn.
    Việc đứng dậy và vận động nghe có vẻ rất khó khăn khi bạn đang ngủ gà ngủ gật vào giữa trưa, nhưng thói quen vận động sẽ giúp bạn đẩy lùi cảm giác mệt rã rời. Hãy tập thể dục ít nhất 10 phút mỗi ngày, kể cả khi chỉ là đi bộ nhanh ngoài trời. Việc thúc đẩy tuần hoàn máu và hít thở không khí trong lành sẽ tiếp thêm năng lượng và giúp bạn trở nên sẵn sàng trong tích tắc.[1]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tắm nắng.
    Mùa lạnh là thời điểm mà nhiều người dễ rơi vào trạng thái uể oải; việc tắm nắng làm tăng lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy hăng hái hơn. Nếu may mắn gặp ngày trời đẹp, bạn nên ra ngoài để xua tan cảm giác thiếu sức sống trong nhà. Đây là lúc bạn có thể làm một công đôi việc - đừng quên tập thể dục khi bạn ra ngoài!
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Điều chỉnh lượng caffeine nạp vào cơ thể.
    Khi buồn ngủ, chắc hẳn phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là tìm một cốc cà phê. Nhưng đợi đã! Trên thực tế thì việc uống nhiều hơn 2-3 cốc cà phê mỗi ngày không làm tăng năng lượng; nếu bạn uống cà phê từ 12 giờ hoặc 1 giờ trưa, chất lượng giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn không nên uống quá 3 cốc cà phê mỗi ngày để có thể nạp thêm năng lượng mà không gặp phải cảm giác bồn chồn khó chịu. Ngoài ra, hãy uống cà phê trước bữa trưa để bạn không phải hối hận vào ngày hôm sau.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thử dùng ashwagandha (còn được gọi là sâm Ấn Độ).
    Ashwagandha là thảo mộc có thể dùng như thuốc bổ hằng ngày - một loại thực phẩm chức năng giúp cơ thể cải thiện tình trạng căng thẳng thường ngày. Bên cạnh đó, ashwagandha cũng giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và sáng suốt hơn.[2]
    • Lưu ý, loại thảo mộc này có rất nhiều gợi ý sử dụng, nên hiệu quả đạt được sẽ khác nhau tùy theo từng người.
    • Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng ashwagandha, đặc biệt khi bạn đang dùng thuốc điều trị.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Điều chỉnh thói quen ngủ.
    Chẳng hạn như tối hôm qua bạn đã thức đến nửa đêm để thưởng thức một đêm nhạc tuyệt vời và rồi ngủ vùi đến trưa. Tối hôm sau thì bạn phải đi ngủ sớm để chuẩn bị cho cuộc họp lúc 7 giờ sáng. Thói quen ngủ thay đổi thất thường chính là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi! Vì vậy, hãy đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Đây là cách giúp cho cơ thể nhận biết giới hạn dành cho giấc ngủ và giảm cảm giác buồn ngủ trong suốt cả ngày.[3]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Áp dụng ngay một số thay đổi để bớt uể oải

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghe nhạc.
    Âm nhạc có ảnh hưởng to lớn đối với tâm trạng và sức khỏe tinh thần; bên cạnh khả năng thay đổi tâm trạng, âm nhạc cũng tiếp thêm năng lượng. Một nghiên cứu lớn cho biết người nghe nhạc, bất kể âm lượng và thể loại, thường năng nổ hơn người không có thói quen này. Do đó, hãy bật máy nghe nhạc hoặc chương trình radio yêu thích của bạn và thưởng thức các giai điệu![4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập hít thở.
    Thói quen hít thở của chúng ta thường thay đổi theo tâm trạng và sức khỏe tinh thần, kể cả khi ta không có ý thức về điều đó. Nếu bạn căng thẳng và mệt mỏi, có thể bạn chỉ đang hít thở “nông” dẫn đến việc không cung cấp đủ oxy cho não.
    • Hãy thử hít thở một cách chậm rãi, tưởng tượng bạn đang làm căng bụng bằng không khí như cách bạn bơm bóng bay và rồi thở ra thật chậm. Việc hít thở như vậy khoảng một phút hoặc lâu hơn sẽ giúp bạn “đánh thức” não bộ và có suy nghĩ sáng suốt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung chất béo Omega-3.
    Đây là một trong các chất dinh dưỡng giúp duy trì sự tỉnh táo. Nếu bạn không biết sẽ ăn gì vào bữa trưa hoặc bữa tối, hãy chế biến cá hồi để bổ sung axit béo omega-3 tuyệt vời. Nếu không có thói quen ăn cá, bạn có thể bổ sung viên dầu cá mỗi ngày.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử tác động của nước.
    Việc đổ xô nước lạnh lên một người bạn đang ngủ không chỉ là trò chơi khăm mà thực sự còn giúp họ tỉnh táo. Nếu bạn không còn cách nào khác để chống lại cảm giác buồn ngủ, hãy đi rửa mặt hoặc tắm nước lạnh. Độ lạnh và cảm giác của nước sẽ cải thiện tuần hoàn máu và giúp bạn tập trung tốt hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng ống lăn xốp để cải thiện tuần hoàn máu.
    Việc sử dụng ống lăn xốp khoảng 5 phút làm giảm tình trạng căng cơ và cải thiện tuần hoàn máu, giúp đẩy lùi cảm giác buồn ngủ.[5] Hãy nằm trên ống lăn hoặc tựa vào tường với ống lăn ở giữa lưng và bề mặt tường. Di chuyển cơ thể lên xuống trên ống lăn một cách chậm rãi để giảm tình trạng căng cứng cơ ở vai, lưng và chân.
    • Hãy thử dùng ống lăn xốp mỗi khi bạn cảm thấy buồn ngủ và xem bạn có tỉnh táo hơn không.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bổ sung chất xơ.
    Không giống như các loại thực phẩm khác, cơ thể cần nhiều thời gian để tiêu hóa hết chất xơ. Vì vậy, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và để chúng dần tiếp thêm năng lượng cho cơ thể trong suốt cả ngày. Hãy ăn táo nguyên vỏ, một ít đậu đen hoặc ngũ cốc nguyên cám để đẩy lùi cảm giác mệt mỏi.[6]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chợp mắt ban ngày.
    Giấc ngủ dài trong ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, nhưng chợp mắt nhanh vào buổi trưa là điều mà cơ thể cần để lấy lại sức. Cách phục hồi hiệu quả chính là chợp mắt khoảng 20 phút. Khoảng thời gian này đủ để cơ thể đi vào giấc ngủ, đẩy lùi nguyên nhân gây mệt mỏi đang tồn tại trong tâm trí.
    • Thậm chí việc chợp mắt nhanh trong 6 phút cũng giúp cải thiện mức độ tỉnh táo; vì vậy, hãy cố gắng chợp mắt kể cả khi bạn không có nhiều thời gian.[7]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Uống viên bổ sung ma-giê.
    Việc thiếu vitamin và khoáng chất có thể là nguyên nhân chính khiến bạn buồn ngủ. Nếu chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ ma-giê, bạn nên dùng thêm viên bổ sung ma-giê. Sản phẩm này có bán ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm chức năng và có thể dùng hằng ngày.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Giải tỏa căng thẳng.
    Chiếc bàn làm việc bừa bộn, cuộc tranh luận với một người bạn hoặc tình trạng quá tải do công việc có thể khiến bạn căng thẳng và cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Hãy giải quyết các nguyên nhân gây căng thẳng nằm trong tầm kiểm soát, bất cứ khi nào có thể. Việc kiểm soát những điều khiến bạn lo lắng khi chúng xuất hiện sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp bạn tập trung trong suốt cả ngày.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Thay đổi môi trường.
    Học tập hoặc làm việc trên giường hoặc trên chiếc ghế bành thoải mái chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, bạn không nên khiến bản thân uể oải bằng việc chọn vị trí quá thoải mái, hãy chuyển sang nơi giúp bạn tỉnh táo hơn. Làm việc ở quán cà phê hoặc trên bàn cứng sẽ khiến bạn khó mà cảm thấy buồn ngủ hơn so với khi được vây quanh bởi những lớp chăn và gối ấm áp.[8]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nghĩ về những điều khiến bạn hạnh phúc, háo hức và thậm chí sợ hãi. Cảm giác giận dữ cũng có ích. Đây là cách giúp bạn giữ sự tỉnh táo.
  • Tìm cách cải thiện giấc ngủ và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn trong suốt cả ngày.
  • Ngủ sớm. Nếu bạn bị khó ngủ, hãy thử nghe ứng dụng Relax Melodies.
  • Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xét nghiệm xem tình trạng mệt mỏi thường xuyên có phải là ảnh hưởng của một tình trạng bệnh nào đó.
  • Tập thói quen ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sari Eitches, MBE, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội tổng hợp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sari Eitches, MBE, MD. Sari Eitches là bác sĩ nội tổng hợp, điều hành Tower Integrative Health and Wellness tại Los Angeles, California. Cô chuyên về dinh dưỡng dựa trên thực vật, quản lý cân nặng, sức khỏe phụ nữ, y học phòng ngừa và trầm cảm. Cô có chứng chỉ của Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ và Ủy ban Y học Tổng hợp và Tổng thể Hoa Kỳ. Cô có bằng cử nhân của Đại học California, Berkeley, bằng bác sĩ của Đại học Y khoa SUNY Upstate và bằng MBE của Đại học Pennsylvania. Cô hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York và làm bác sĩ nội khoa chính tại Đại học Pennsylvania. Bài viết này đã được xem 70.549 lần.
Trang này đã được đọc 70.549 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo