Cách để Tạo ra hiện tượng bóng đè

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đầu tiên bạn phải hiểu không có cách nào có thể chắc chắn tạo ra hiện tượng tê liệt trong khi ngủ (dân gian còn gọi là "bóng đè"). Bắt đầu với giờ giấc ngủ bất thường. Nằm xuống, thư giãn và lập đi lập lại một từ trong đầu. Một cách khác là bạn đặt đồng hồ báo thức khoảng 4-6 giờ sau khi ngủ, sau đó tỉnh giấc trong 15-30 phút.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Tạo ra trạng thái tê liệt khi ngủ bằng cách ngủ gián đoạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thực hiện giờ giấc ngủ không ổn định.
    Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa thói quen ngủ bất ổn định và khả năng gặp hiện tượng tê liệt khi ngủ, cũng như ảnh hưởng về mặt di truyền.[1] Những người phải làm việc theo ca không ổn định, có thói quen ngủ gián đoạn hoặc bất thường thường dễ gặp hiện tượng tê liệt khi ngủ. Nói chung hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở những người ngủ ít và hay bị mất ngủ.[2]
    • Nên nhớ người lớn cần ngủ khoảng 6-9 giờ mỗi đêm, và không nên thường xuyên miễn cưỡng ngủ ít hơn lượng thời gian này.[3]
    • Mất ngủ thường xuyên làm tăng rủi ro mắc một số vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Mất ngủ cũng làm giảm khả năng tập trung và cảnh giác, khiến bạn dễ gặp tai nạn hơn.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Phá vỡ chu kỳ ngủ bằng những giấc ngủ ngắn.
    Không có cách nào có thể chắc chắn tạo ra hiện tượng tê liệt khi ngủ. Mặc dù hiện tượng này khá phổ biến nhưng người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của nó.[5] Phá vỡ chu kỳ ngủ bằng cách ngủ gián đoạn vào ban đêm và ngủ giấc nhỏ vào chiều tối là cách để tạo ra hiện tượng tê liệt khi ngủ. Điều này không hoàn toàn chính xác nhưng là cách làm gián đoạn chu kỳ ngủ và có tiềm năng tạo ra hiện tượng bóng đè.
    • Thức dậy sớm hơn bình thường, trước thời điểm mà bạn thường bắt đầu các hoạt động trong ngày. Nhìn chung bạn sẽ hoạt bát trong ngày mặc dù cảm thấy mệt.
    • Sau đó ngủ một giấc ngắn không quá hai tiếng vào buổi tối trong thời gian từ 7pm-10pm.
    • Khi tỉnh dậy bạn cần hoạt động năng nổ tối thiểu một tiếng trước khi lên giường ngủ tiếp.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nằm trên giường và thư giãn.
    Nằm ở tư thế thoải mái là yếu tố quan trọng nếu bạn muốn rơi vào trạng thái tê liệt khi ngủ. Nằm ngủ thẳng trên lưng cũng là yếu tố thường giúp bạn dễ bị bóng đè hơn. Người ta vẫn chưa rõ mối quan hệ nhân quả là gì song họ thấy số người gặp hiện tượng tê liệt khi ngủ ở tư thế nằm ngửa khá nhiều.[7][8] Nằm yên tối đa và lập đi lập lại một từ trong đầu giống như đang đọc thần chú, như vậy bạn sẽ thấy tâm trí thư giãn và minh mẫn.
    • Liên tục lập lại từ đó và bắt đầu tưởng tượng ra một người đang nói từ này với bạn.
    • Cố gắng không xao nhãng nếu nhận thấy có ánh sáng và các cảm giác khác.
    • Tập trung vào từ đang lập lại, thả lỏng và bạn sẽ cảm thấy mình đang tiến dần đến ngưỡng cửa của hiện tượng bóng đè.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thức dậy trong đêm.
    Một cách khác để làm gián đoạn giấc ngủ và có tiềm năng dẫn đến hiện tượng tê liệt khi ngủ là đánh thức mình trong đêm. Đặt đồng hồ báo thức khoảng 4-6 tiếng sau khi ngủ, rồi tỉnh giấc trong thời gian 15-30 phút trước khi ngủ lại.[10] Trong thời gian tỉnh bạn nên kích thích tâm trí hoạt động lại bằng cách đọc sách. Sau đó tiếp tục lên giường ngủ, nhắm mắt nhưng duy trì sự tỉnh táo.
    • Để làm được điều này bạn nên lập lại một câu thần chú như "Cậu là một phù thủy" hoặc tập trung vào một điểm cụ thể trong tầm nhìn.
    • Sau đó bạn sẽ trôi dần vào tình trạng tê liệt khi bắt đầu thiếp ngủ nhưng tâm trí vẫn tỉnh.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Hiểu về trạng thái tê liệt khi ngủ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiện tượng bóng đè diễn ra thế nào?
    Trong thời gian này bạn vẫn cảm thấy tỉnh táo nhưng không thể dịch chuyển cơ thể hoặc nói chuyện, thường chỉ diễn ra trong vài giây hoặc vài phút, hay có thể lâu hơn nhưng rất hiếm gặp. Người bị bóng đè thường cảm thấy bì đè trên ngực hoặc có cảm giác bị ngạt thở, cứ như có gì đó đang ấn vào ngực họ.[12]
    • Tình trạng tê liệt không gây hại gì nhưng khiến bạn sợ hãi, đặc biệt nếu trước đây bạn chưa từng gặp phải.
    • Một số người trải qua trạng thái này vài lần trong đời, một số khác thì thường xuyên hơn, nhưng cũng có người không hề gặp.
    • Thông thường bóng đè dễ xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên mới lớn, mặc dù bất kì ai đều có thể gặp phải và không ảnh hưởng bởi giới tính.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết triệu chứng.
    Đặc điểm chính của hiện tượng tê liệt khi ngủ là cảm giác tỉnh táo nhưng không thể cử động cơ thể, thường kèm theo cảm giác khó thở. Một đặc điểm khá phổ biến là người ta nhìn thấy các ảo giác đáng sợ, và có cảm giác rất thật là điều gì đó đang đe dọa họ trong phòng ngủ. Những ảo giác này đặc biệt sống động vì giấc mơ xảy ra khi bạn đang nửa tỉnh nửa mê.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết khi nào phải đi khám bệnh.
    Bóng đè không gây ra tổn hại gì nhưng nếu bạn trải nghiệm hiện tượng này thường xuyên, giờ giấc ngủ của bạn sẽ bị phá vỡ. Điều chỉnh chu kỳ ngủ sao cho đều đặn hơn và cố gắng hạn chế căng thẳng trong cuộc sống là cách giảm khả năng gặp hiện tượng tê liệt khi ngủ. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu bóng đè ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Một số trường hợp bác sĩ phải kê thuốc chống trầm cảm dùng trong thời gian ngắn.[17]
    • Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng thì có thể nguyên nhân là do một bệnh rối loạn giấc ngủ gây ra, chẳng hạn chứng ngủ rũ.
    • Đi khám bệnh nếu bạn cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày và khó có thể tập trung vào công việc.[18]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu không còn cảm thấy buồn ngủ sau khi trở về giường, tìm tư thế nằm thoải mái hơn mà thường giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Cố gắng đếm số trong đầu để giữ tâm trí tỉnh táo.
  • Trạng thái tê liệt khi ngủ có thể là cánh cửa dẫn đến các hiện tượng khác như trải nghiệm ngoài thể xác và mơ tỉnh.

Cảnh báo

  • Lưu ý là hiện tượng bóng đè có khả năng tạo ra ảo giác thị giác hoặc ảo giác thính giác. Cố gắng giữ bình tĩnh nếu có ảo giác xảy ra. Nhớ rằng bạn đang ở trong môi trường an toàn nên không có gì phải lo lắng.
  • Nếu thường xuyên chủ ý tạo ra hiện tượng tê liệt khi ngủ thì bạn sẽ dần kiệt sức, vì vậy bạn không được tập luyện phương pháp này hằng ngày. Cơ thể bạn cần ít nhất tám tiếng ngủ mỗi ngày mà không bị gián đoạn giữa chừng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Alex Dimitriu, MD
Cùng viết bởi:
Chuyên gia bệnh tâm thần và y học giấc ngủ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Alex Dimitriu, MD. Alex Dimitriu, tiến sĩ y khoa, là chủ sở hữu của Menlo Park Psychiatry & Sleep Medicine, một phòng khám tại khu vực Vịnh San Francisco, với chuyên khoa tâm thần, giấc ngủ và liệu pháp biến đổi. Alex nhận bằng tiến sĩ y khoa của Đại học Stony Brook năm 2005 và tốt nghiệp Chương trình Nội trú Y học Giấc ngủ của Đại học Y khoa Stanford năm 2010. Về mặt chuyên môn, Alex được chứng nhận ở cả hai chuyên khoa tâm thần và y học giấc ngủ. Bài viết này đã được xem 18.804 lần.
Trang này đã được đọc 18.804 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo