Cách để Biết phương pháp điều trị tự kỷ ABA có hại hay không

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA - Applied Behavioral Analysis) là một chủ đề gây tranh cãi trong các cộng đồng người tự kỷ. Có người nói rằng họ hoặc con cái của họ bị lạm dụng. Có người lại cho rằng phương pháp này rất hiệu quả. Tất nhiên là bạn luôn mong muốn điều tốt nhất cho người thân của mình, nhưng làm sao bạn phân biệt được đâu là câu chuyện có kết quả đầy hứa hẹn, đâu là câu chuyện dẫn đến bi kịch? Hãy chú ý quan sát, và bạn có thể phát hiện các dấu hiệu. Bài viết này được viết cho thân nhân của trẻ tự kỷ, nhưng thanh thiếu niên và người lớn mắc chứng tự kỷ cũng có thể áp dụng.

Lưu ý: Bài viết này bao gồm các chủ đề như liệu pháp phục tùng và lạm dụng, có thể gây khó chịu, đặc biệt là đối với những người bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD – Post Traumatic Stress Disorder) do liệu pháp này gây ra. Nếu cảm thấy không thoải mái với những chủ đề như thế này hoặc bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu với nội dung bài viết, chúng tôi khuyến cáo bạn nên ngừng đọc.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xem xét về các mục tiêu của liệu pháp ABA

Tải về bản PDF

Các mục tiêu của liệu pháp này tập trung vào việc giúp người thân của bạn học được các kỹ năng, sống hạnh phúc và thoải mái. Dập tắt các triệu chứng không phải là mục tiêu.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Quiet Hands.png
    1
    Tự hỏi rằng liệu các mục tiêu ở đây có xoay quanh sự thích nghi và đồng hóa không. Liên Hiệp Quốc đã công bố rằng trẻ khuyết tật được quyền bảo toàn các đặc tính của mình,[1] nghĩa là trẻ được là chính mình, ngay cả khi trẻ có biểu hiện tự kỷ. Một chuyên viên trị liệu tốt sẽ cho phép trẻ có vẻ ngoài khác biệt, và liệu pháp điều trị không chú trọng vào việc loại bỏ các điểm đặc thù như:
    • Hầu hết các hành vi tự kích thích [2][3] (Bạn có thể nghe nói đến những cụm từ như "giữ yên bàn tay" và "đặt tay lên bàn" để chỉ sự kìm nén hành vi tự kích thích.)
    • Đi nhón chân
    • Tránh giao tiếp bằng mắt[4][5][6]
    • Không muốn có nhiều bạn bè
    • Các tật khác (các tật trẻ tự nguyện thực hiện, không phải do người khác ép buộc)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Crying Girl Pretends to Smile.png
    2
    Cân nhắc xem chuyên viên trị liệu có điều khiển cảm xúc của trẻ tự kỷ không. Một số chuyên viên trị liệu luyện cho người tự kỷ biểu cảm trên gương mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể để tỏ ra vui vẻ, bất chấp cảm giác thật của họ.[7][8]
    • Không nên ép buộc bất cứ ai mỉm cười hoặc tỏ vẻ hạnh phúc nếu họ không cảm thấy vui.
    • Không nên ép buộc hoặc rèn luyện người tự kỷ ôm hoặc hôn, ngay cả khi điều này có thể gây tổn thương cảm xúc. Quyền được đặt ra ranh giới là điều quan trọng trong việc giúp trẻ tự kỷ khỏi bị xâm hại tình dục và bạo hành tinh thần.[9][10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Man and Autistic Boy Laughing.png
    3
    Quan sát xem chuyên viên trị liệu chống lại hay thích nghi với trí não của người tự kỷ.[11] Một chuyên viên kém có thể cố gắng một cách vô vọng để khiến trẻ tự kỷ không còn có vẻ tự kỷ nữa; chuyên viên giỏi sẽ tìm cách làm việc với trẻ tự kỷ để chúng có thể trở thành một người tự kỷ trưởng thành hạnh phúc và có năng lực.[12] Các chuyên viên trị liệu nên tập trung vào việc khiến cho trẻ tự kỷ hoặc người lớn tự kỷ được hạnh phúc, không phải để trở thành người không tự kỷ. Các mục tiêu tốt của liệu pháp có thể bao gồm:
    • Tìm các hành vi tự kích thích dễ chịu và không có hại thay vì dập tắt mọi hành vi tự kích thích
    • Tìm các phương pháp thích nghi và giảm nhẹ các vấn đề về giác quan
    • Học các kỹ năng xã hội trong môi trường thân thiện; bao gồm sự quyết đoán cũng như kỹ năng kết bạn
    • Thảo luận và đáp ứng các mục tiêu cá nhân của trẻ tự kỷ
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Illustrated PECS cards.png
    4
    Đánh giá xem cách giao tiếp được dạy như một kỹ năng cần thiết hay như một biểu hiện để làm hài lòng người lớn. Khả năng giao tiếp nên được chú trọng hơn lời nói (bao gồm giao tiếp hành vi và giao tiếp bổ trợ và thay thế).[13][14] Vốn từ vựng ban đầu nên tập trung vào các nhu cầu cơ bản thay vì chú trọng cảm giác của cha mẹ.
    • Các từ ngữ như "có," "không," "ngừng lại," "đói," và "đau" cần thiết hơn là "Con yêu bố mẹ" hoặc "Mẹ yêu."
    • Các hành vi cần được tôn trọng, ngay cả đối với người đang học giao tiếp thông qua phương pháp giao tiếp bổ trợ và thay thế hoặc giao tiếp bằng lời nói.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Quan sát các buổi trị liệu

Tải về bản PDF

Một chuyên viên trị liệu có tâm sẽ đối xử tốt với trẻ tự kỷ, bất kể chuyện gì xảy ra. Không ai quá tự kỷ hoặc có “năng lực quá kém" đến mức không đáng được đối xử tử tế và tôn trọng.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Woman and Autistic Girl Sitting.png
    1
    Cân nhắc xem chuyên viên trị liệu có khôi phục năng lực cho trẻ tự kỷ không. Một chuyên viên giỏi luôn cho rằng trẻ tự kỷ có khả năng lắng nghe (ngay cả khi trẻ không có phản ứng), và cho rằng trẻ đang hết sức cố gắng.[15]
    • Trẻ tự kỷ không nói được hoặc chỉ nói được ít có thể có khả năng suy nghĩ tốt hơn khả năng giao tiếp.[16][17] Ở trẻ tự kỷ, cơ thể không phải lúc nào cũng tuân theo ý muốn, vì vậy trẻ có thể không có khả năng chỉ ra chính xác những thứ muốn chỉ.[18][19][20]
    • Các chuyên viên trị liệu sẽ phải quan tâm đến lý do tại sao trẻ có các hành động như vậy, và không bao giờ cho rằng hành vi nào đó là vô nghĩa hoặc phớt lờ những hành vi mà người tự kỷ đang cố gắng dùng để giao tiếp.[21][22][23]
    • Bài tập ở trường dành cho trẻ bốn tuổi sẽ không thích hợp cho trẻ mười sáu tuổi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Cheerful Boy and Therapist Write Bedtime Ideas.png
    2
    Đánh giá xem có phải liệu pháp này là nỗ lực chung của cả hai bên, hay chuyên viên trị liệu đang đối đầu với trẻ tự kỷ. Sự đồng thuận là điều thiết yếu. Một chuyên gia trị liệu giỏi sẽ cố gắng làm việc cùng trẻ tự kỷ và sẽ hòa nhập với trẻ một cách tôn trọng ở mức độ của trẻ. Quá trình trị liệu không phải là trận chiến, và trẻ tự kỷ không phải cố gắng chịu đựng liệu pháp điều trị.[24]
    • Suy nghĩ xem quá trình trị liệu có thể được mô tả là sự hợp tác hay sự phục tùng.[25][26]
    • Trẻ tự kỷ phải được quyền nói lên những lo lắng, ý kiến và mục tiêu của mình. Trẻ cần được đóng góp ý kiến về tiến trình điều trị.
    • Chuyên viên trị liệu cần phải tôn trọng khi trẻ nói "không." Nếu trẻ tự kỷ bị gạt đi khi nói "không," chúng sẽ nghĩ rằng từ "không" là không có ý nghĩa gì và không cần phải lắng nghe từ đó.[27]
    • Tìm một liệu pháp lý thú cho trẻ tự kỷ nếu có thể. Nhiều liệu pháp hay sẽ giống như giờ chơi có phương pháp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Jewish Guy Says No.png
    3
    Cân nhắc kỹ xem các ranh giới được xử lý như thế nào. Trẻ tự kỷ có quyền nói “không” và được chuyên viên trị liệu lắng nghe. Chuyên viên trị liệu không được thúc bách, gây áp lực, ép buộc hoặc dọa rằng trẻ sẽ mất đi một món đồ hoặc quyền lợi nào đó khi trẻ tự kỷ cảm thấy không thoải mái.[28]
    • Trẻ tự kỷ phải được tôn trọng khi chúng nói “không” hoặc thể hiện sự khó chịu (bằng lời hoặc không lời).
    • Hiện tượng bị bắt nạt và lạm dụng tình dục chiếm tỷ lệ cao ở trẻ tự kỷ (và người lớn tự kỷ). Bạn nên yêu cầu đưa việc rèn tính quyết đoán cho trẻ vào chương trình trị liệu.[29][30]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Sad Man Looks Down.png
    4
    Kiểm tra việc sử dụng phương pháp củng cố. Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả nhưng cũng có thể bị lạm dụng [31] hoặc ngược đãi.[32] Một chuyên viên kém có thể yêu cầu bạn không cho trẻ tự kỷ những thứ trẻ yêu thích ở nhà để trẻ nghe lời họ khi trị liệu.[33] Lưu ý nếu chuyên viên trị liệu sử dụng hoặc hạn chế:
    • Thức ăn
    • Sự tiếp cận những thứ yêu thích của trẻ, chẳng hạn như con gấu bông[34][35]
    • Sự củng cố tiêu cực, còn gọi sự trừng phạt thể xác (ví dụ như tát, xịt giấm vào miệng, ép phải hít khí amoniac, sốc điện)[36][37][38][39]
    • Khả năng hít thở
    • Quá nhiều vật củng cố; cuộc sống của người tự kỷ là một chuỗi những món đồ và vật trao đổi; nếu không, họ sẽ mất đi động cơ nội tại
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Boy on Exercise Ball Loves Frogs.png
    5
    Xem xét việc trẻ tự kỷ có được nghỉ ngơi để lấy lại bình tĩnh hoặc thực hiện hành vi tự kích thích không. Một phương pháp tồi vẫn tiếp tục ép buộc trẻ tự kỷ rất lâu sau khi trẻ cần được nghỉ, thậm chí dùng điều này như một kỹ thuật bẻ gãy ý chí để buộc trẻ phải phục tùng. Phương pháp tốt sẽ cho phép trẻ nghỉ theo nhu cầu.[40]
    • Thời gian trị liệu 40 giờ mỗi tuần cũng tương đương với một công việc toàn thời gian. Điều này vắt kiệt sức lực của trẻ, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
    • Một chuyên viên giỏi sẽ khuyến khích trẻ tự kỷ truyền đạt nhu cầu được nghỉ và cho phép trẻ nghỉ bất cứ khi nào trẻ cần hoặc chuyên viên đó nghĩ là cần thiết.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Woman Hugs Autistic Girl.png
    6
    Đánh giá xem trẻ có cảm thấy an toàn khi trị liệu không. Phương pháp trị liệu tốt sẽ giúp người tự kỷ cảm thấy thoải mái và an toàn.[41] Quá trình trị liệu sẽ không tốt nếu có những tiếng kêu thét, khóc lóc hoặc hai bên cùng thi gan với nhau.[42]
    • Chắc chắn là sẽ có những ngày xấu và trẻ có thể khóc trong buổi trị liệu. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy xét xem chuyên viên trị liệu đóng vai trò gì trong nguyên nhân gây cảnh khổ sở đó và họ phản ứng thế nào.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Man Signals OK While Boy Cries.png
    7
    Suy nghĩ xem chuyên viên trị liệu có quan tâm đến cảm xúc của trẻ tự kỷ không. Các liệu pháp như ABA tập trung vào kiểu thức Tiền đề - Hành vi – Kết quả. Mặc dù hiển nhiên là có lợi ích, nhưng nó cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu các trải nghiệm nội tâm (chẳng hạn như cảm xúc và sự căng thẳng) bị xem nhẹ.[43] Một chuyên viên tốt sẽ đồng cảm với trẻ tự kỷ và cố gắng nhìn thế giới qua cách nhìn của trẻ.[44]
    • Chuyên viên tốt sẽ cẩn thận, không thúc ép quá nhiều và cho trẻ nghỉ ngơi nếu cần.
    • Chuyên viên tồi sẽ không ngừng lại, cho dù họ đang gây khổ sở cho trẻ tự kỷ, hoặc thậm chí có thể còn thúc ép trẻ mạnh hơn.[45]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Shocked Woman Sees Autistic Girl Self Injuring.png
    8
    Chú ý xem cách phản ứng của chuyên viên đó nếu trẻ khóc hoặc cáu giận. Một chuyên viên trị liệu tốt sẽ ngay lập tức “xuống nước” và tỏ ý lo lắng (hoặc áy náy) vì tình huống đó. Chuyên viên tồi có thể sẽ dồn ép mạnh hơn, ghì trẻ xuống hoặc cố gắng “bẻ gãy” trẻ, biến buổi trị liệu thành cuộc đối đầu giữa hai bên.
    • Một chuyên viên tốt sẽ trung thực về những điều đã xảy ra và áp dụng các biện pháp để ngăn chặn tình huống đó xảy ra lần nữa. Họ quan tâm đến nỗi đau cảm xúc của trẻ.
    • Một số chuyên viên kém giải thích những tình huống này là "cơn thịnh nộ" và khăng khăng cho rằng những hành vi như vậy cần phải được xử lý mạnh tay hơn.
    • Quá trình điều trị với quá nhiều nước mắt và nỗi bức xúc trong nhiều tuần, nhiều tháng hay nhiều năm có thể biến một đứa trẻ nhu mì trở nên hung hăng.[46][47][48]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Girl Cries as People Talk.png
    9
    Quan sát sự can thiệp về thể chất. Một số nhà trị liệu sẽ dùng vũ lực để buộc trẻ tự kỷ phục tùng nếu trẻ không làm điều họ muốn. Hãy quan sát các hành động:
    • Trừng phạt[49]
    • Túm và kéo lê trẻ tự kỷ trái với ý muốn của trẻ (bao gồm hành động túm tay lên người)[50]
    • Kiềm chế trẻ bằng vũ lực (đập tay xuống bàn, ghì trẻ xuống sàn thay vì dịu xuống)[51][52][53]
    • Nhốt trẻ (căn phòng "lấy lại bình tĩnh", ghế ngồi có dây đai để ghìm giữ trẻ)
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Boy Hugs Bunny.png
    10
    Cảnh giác nếu trẻ có biểu hiện kém đi hoặc sợ hãi. Cách trị liệu có hại có thể gây áp lực nặng nề lên trẻ tự kỷ, khiến trẻ kiệt sức hoặc có các triệu chứng bị lạm dụng. Trẻ có thể hành động "như một người khác" trong khi trị liệu hoặc với những người tham gia trị liệu, thậm chí luôn luôn như vậy.[54] Watch for...[55]
    • Các cơn khủng hoảng gia tăng
    • Lo âu tăng cao; lòng tin vào người lớn suy giảm
    • Mất các kỹ năng
    • Hành vi cực đoan: đòi hỏi, hung hăng, cực kỳ phục tùng, thu mình lại, thờ ơ[56]
    • Có những ý nghĩ tự sát[57]
    • Tâm trạng khổ sở gia tăng trước, trong, hoặc sau khi trị liệu[58]
    • Bạo lực, nếu điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây[59]
    • Các thay đổi khác trong tâm trạng, kỹ năng hoặc hành vi[60]
    • Nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể không phải là do liệu pháp này. Tuy nhiên, nếu chuyên viên trị liệu gạt qua những nghi ngại, và/hoặc trẻ có vẻ đặc biệt lo lắng về buổi trị liệu hoặc chuyên viên trị liệu thì đó là báo động đỏ.[61]
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Quiet Hands in Praxis.png
    11
    Suy xét xem liệu bạn có chấp nhận được không nếu một người không tự kỷ được đối xử theo cách đó. Không ai có “năng lực quá kém” đến mức không được đối xử tốt. Bạn có thể nhận ra điều này khi tưởng tượng một đứa trẻ không tự kỷ được đối xử như vậy. Hãy ngừng lại một phút để hình dung ra cảnh này. Bạn có thấy khó chịu không?[62]
    • Bạn có cảm thấy ái ngại hoặc sẽ can thiệp khi thấy người thân hoặc bạn bè của bạn, những người không tự kỷ, bị đối xử như vậy không?
    • Tưởng tượng bạn đang ở độ tuổi như đứa trẻ tự kỷ đó. Liệu bạn có thấy bị hạ thấp nếu phải trải qua những điều như vậy không?
    • Nếu thấy cha mẹ của một đứa trẻ không tự kỷ đối xử với trẻ như vậy, liệu bạn có gọi cho trung tâm bảo vệ trẻ em không?
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Kiểm tra quan hệ của bạn và chuyên viên trị liệu

Tải về bản PDF

Phần này được áp dụng nếu bạn tiếp xúc với chuyên viên trị liệu.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Sly Woman Lies to Innocent Woman.png
    1
    Cảnh giác với những lời hứa hẹn lừa dối. Một chuyên viên xấu có thể sẽ không trung thực với bạn, gạ gẫm bạn, hoặc hứa những điều mà họ không thực hiện. Họ có thể không quan tâm, đổ lỗi cho bạn hoặc đổ lỗi cho trẻ tự kỷ nếu mọi việc không tiến triển như họ nói. Bạn hãy chú ý những điểm sau:
    • Chứng tự kỷ sẽ kéo dài suốt đời.[63] Không ai có thể được "chữa khỏi" chứng tự kỷ.
    • Những người tự kỷ có nhiều dạng rất khác nhau.[64] Một cách điều trị chung đối với mọi trường hợp có thể không đáp ứng được cho nhu cầu riêng biệt của trẻ.
    • Còn có các phương pháp trị liệu khác rất tốt. Nếu một chuyên viên trị liệu tuyên bố rằng phương pháp của họ là "hóa trị liệu điều trị tự kỷ," hoặc họ nói rằng tất cả các liệu pháp khác không có thật thì nghĩa là chuyên viên đó không trung thực.
    • Phương pháp ABA có khả năng dạy trẻ một số nhiệm vụ tốt hơn so với các phương pháp khác. Việc dạy các kỹ năng như mặc quần áo hoặc vỗ vào vai người khác để thu hút sự chú ý cũng hữu ích. Vì được quyết định dựa trên việc thu thập dữ liệu, cách này không có hiệu quả trong việc dạy nói hoặc các kỹ năng ngắt kết nối giữa trí não và cơ thể (chẳng hạn như chỉ ra quân bài đúng).[65][66]
    • Người tự kỷ có cảm xúc thật. Nếu trẻ tự kỷ đang có biểu hiện sợ hãi hoặc đau đớn, có lẽ là trẻ đang thực sự trải qua điều đó.
    • Chứng tự kỷ và trạng thái hạnh phúc không loại trừ nhau. Trẻ tự kỷ vẫn có thể sống hạnh phúc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Scowling Man in Raincloud Shirt.png
    2
    Chú ý xem chuyên viên trị liệu nói như thế nào về chứng tự kỷ và trẻ tự kỷ. Ngay cả khi con của bạn không nói được và có vẻ như không phản ứng, trẻ vẫn có thể hiểu được lời nói và thái độ của chuyên viên trị liệu. Thái độ tiêu cực có thể làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ tự kỷ và cũng có thể ám chỉ rằng chuyên viên này đang ngược đãi trẻ.
    • Gọi chứng tự kỷ là bị kịch, gánh nặng khủng khiếp, quái vật hủy hoại cuộc sống, v.v…
    • Gọi trẻ tự kỷ là "mánh khóe" hoặc đổ lỗi cho trẻ về mọi vấn đề nảy sinh.[67][68]
    • Thúc giục bạn trừng phạt trẻ một cách hà khắc[69]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Confused Woman.png
    3
    Cân nhắc việc chuyên viên đó có cho phép bạn theo dõi các buổi trị liệu hay không. Nếu chuyên viên trị liệu làm tổn thương trẻ tự kỷ (về tinh thần hoặc thể chất), có thể họ đang cố gắng giấu không cho bạn biết.
    • Chuyên viên đó có thể nói rằng sự có mặt của bạn sẽ gây xao lãng, hoặc bạn có thể sẽ cản trở quá trình trị liệu. Dấu hiệu này thực sự là báo động đỏ.[70][71]
    • Nếu bạn không được phép xem các buổi trị liệu mà chỉ nghe chuyên viên đó tường thuật lại, hãy lưu ý rằng có khả năng là họ đang bóp méo sự thật hoặc dùng lối diễn giải chệch đi để giải thích những sự việc xấu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Woman Listens to Man.png
    4
    Hỏi xem liệu chuyên viên trị liệu có lắng nghe khi bạn lo lắng hay không. Là cha mẹ, người chăm sóc hay người thân của trẻ tự kỷ, bản năng của bạn cũng là điều quan trọng.[72][73] Bạn thường có thể kể với chuyên viên trị liệu khi có điều không ổn xảy ra với trẻ tự kỷ. Một chuyên viên tốt sẽ lắng nghe và chú ý đến những băn khoăn của bạn, trong khi một chuyên viên xấu sẽ hành động một cách thủ thế, gạt đi hoặc áp chế bạn.
    • Một chuyên viên không tốt có thể bảo bạn đừng tin vào suy xét của mình. Đây là một tín hiệu rất đáng báo động. Họ có thể là chuyên gia, nhưng điều đó không có nghĩa rằng những suy nghĩ của bạn không có giá trị.
    • Nếu có sự bất đồng kéo dài giữa hai bên, một chuyên viên xấu có thể lôi kéo những người khác chống lại bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Woman and Autistic Girl Leave Angry Man.png
    5
    Tin vào trực giác. Nếu bạn cảm thấy "lăn tăn" rằng có điều gì đó không ổn thì cảm giác đó thực sự đáng cân nhắc. Nếu mọi việc có vẻ không ổn, bạn đừng ngại từ bỏ. Còn có nhiều chuyên viên trị liệu khác áp dụng phương pháp ABA và các liệu pháp khác. Bạn cần đặt hạnh phúc của trẻ lên trên hết.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cho dù một liệu pháp nào đó có hiệu quả với một số người thì cũng không có nghĩa là có hiệu quả với tất cả những người khác. Bạn không phải là cha mẹ/người chăm sóc tồi nếu bạn đưa trẻ tự kỷ ra khỏi liệu pháp ABA. Sự lo lắng và lựa chọn của bạn là có cơ sở.
  • Một số người tự kỷ thường khóc nhiều, đặc biệt là những người không thể giao tiếp đúng mức hoặc có các vấn đề như lo âu hoặc trầm cảm. Như vậy, hành vi khóc trong khi trị liệu chưa chắc đã là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Thay vào đó, bạn hãy chú ý xem trẻ tự kỷ có khóc nhiều hơn bình thường không và tại sao. (Lưu ý rằng việc nói chuyện về cảm giác và các vấn đề của một người có thể khiến người đó khóc, vì vậy điều này có thể xảy ra nếu đó là một phần của việc trị liệu).
  • Nhiều người lớn mắc chứng tự kỷ từng trải qua liệu pháp ABA và có kết quả tốt hoặc xấu. Họ có thể kể cho bạn nghe điều gì có tác dụng, điều gì không.
  • Các chuyên viên xấu có thể ra vẻ rất tử tế.[74] Đừng tự đổ lỗi cho mình vì đã không nhận ra ngay điều đó.
  1. http://loveacceptautistics.tumblr.com/post/99314703726/compliance-based-therapies-such-as-aba-leave
  2. https://restlesshands42.wordpress.com/2014/11/22/breaking-down-aba-again-part-2-goals-and-underlying-philosophy/
  3. https://lifehiswayblog.wordpress.com/2013/04/12/changing-the-child-vs-helping-the-child/
  4. http://smallbutkindamighty.com/2013/10/27/autism-and-aac-five-things-i-wish-i-had-known/
  5. http://stimmyabby.tumblr.com/post/93506124680/aba-teaches-kids-how-not-to-communicate (Các phiên bản dễ chịu hơn của phương pháp ABA có thể sẽ khác; hãy theo dõi vài buổi trị liệu nếu bạn chưa chắc chắn)
  6. http://emmashopebook.com/2013/03/07/presume-competence-what-does-that-mean-exactly/
  7. http://themighty.com/2015/04/i-have-nonverbal-autism-heres-what-i-want-you-to-know/
  8. http://unstrangemind.com/what-does-helpful-vs-harmful-therapy-look-like/
  9. http://idoinautismland.com/?p=269
  10. http://autismwomensnetwork.org/my-uncooperative-body/
  11. http://idoinautismland.com/?p=4
  12. https://sociallyanxiousadvocate.wordpress.com/2015/05/22/why-i-left-aba/
  13. http://www.thinkinclusive.us/on-aba-and-rethinking-effective-behavioral-interventions/
  14. http://loveexplosions.net/2013/09/15/touch-nose-gummi-bear-what-is-aba-and-why-does-it-suck/
  15. http://unstrangemind.com/what-does-helpful-vs-harmful-therapy-look-like/
  16. http://www.thinkingautismguide.com/2014/10/dr-jonine-biesman-avoiding-crises.html
  17. http://loveexplosions.net/2013/01/30/the-cost-of-compliance-is-unreasonable/
  18. http://www.thinkinclusive.us/aba-and-the-thorny-problem-of-control-and-consent/
  19. http://loveexplosions.net/2013/01/30/the-cost-of-compliance-is-unreasonable/
  20. http://loveacceptautistics.tumblr.com/post/99314703726/compliance-based-therapies-such-as-aba-leave
  21. http://www.thinkinclusive.us/aba-and-the-thorny-problem-of-control-and-consent/
  22. http://www.motherjones.com/politics/2015/05/schools-behavior-discipline-collaborative-proactive-solutions-ross-greene
  23. http://realsocialskills.org/post/110819268573/why-i-oppose-aba-as-a-method-of-instruction
  24. https://www.facebook.com/notes/amythest-schaber/then-we-did-it-again-and-again-and-again/1632106577053627
  25. http://realsocialskills.org/post/120644689767/aba-therapy-is-not-like-typical-parenting
  26. http://realsocialskills.org/post/120358683260/a-behavior-modification-aftermath
  27. https://tash.org/advocacy-issues/human-rights/
  28. http://www.autcom.org/articles/Aversives.html
  29. http://neurodiversity.com/aversives.html
  30. http://ink-and-daggers.tumblr.com/post/112076858794/im-sorry-but-thats-not-earning-your-token
  31. http://unstrangemind.com/aba/
  32. http://www.thinkinclusive.us/on-aba-and-rethinking-effective-behavioral-interventions/
  33. https://sociallyanxiousadvocate.wordpress.com/2015/05/22/why-i-left-aba/
  34. http://www.thinkinclusive.us/on-aba-and-rethinking-effective-behavioral-interventions/
  35. http://adiaryofamom.com/2013/11/22/perspective/
  36. http://unstrangemind.com/what-does-helpful-vs-harmful-therapy-look-like/
  37. http://unstrangemind.com/what-does-helpful-vs-harmful-therapy-look-like/
  38. http://www.thinkinclusive.us/aba-and-the-thorny-problem-of-control-and-consent/
  39. http://autisticadvocacy.tumblr.com/post/86028534951/we-are-like-your-child-a-checklist-for
  40. http://ink-and-daggers.tumblr.com/post/112076858794/im-sorry-but-thats-not-earning-your-token
  41. http://unstrangemind.com/aba/
  42. http://stophurtingkids.com/2014/03/20/no-harm-done-think-again/
  43. http://realsocialskills.org/post/93597132176/as-a-last-resort
  44. http://realsocialskills.org/post/91157939744/restraint-is-violent
  45. http://loveexplosions.net/2013/09/13/touch-nose-gummi-bear-aba-in-our-family/
  46. http://emmashopebook.com/2012/10/10/tackling-that-troublesome-issue-of-aba-and-ethics/
  47. http://www.childabuse.org/page.aspx?pid=229
  48. http://ink-and-daggers.tumblr.com/post/125936427334/my-name-is-christine-and-i-work-with-children-with
  49. http://www.thevisibleparent.com/389-2/
  50. http://unstrangemind.com/what-does-helpful-vs-harmful-therapy-look-like/
  51. https://restlesshands42.wordpress.com/2014/11/12/breaking-down-aba-again-part-1-ethics-standards-and-side-effects/
  52. http://www.astraeasweb.net/politics/aba.html
  53. http://www.speakforyourself.org/2014/02/22/accept-behavior-towards-non-autistic-child/
  54. http://www.autism.org.uk/about-autism/introduction/what-is-autism.aspx
  55. https://spectrumnews.org/features/deep-dive/genetics-first-a-fresh-take-on-autisms-diversity/
  56. https://restlesshands42.wordpress.com/2014/11/06/breaking-down-aba/
  57. http://stimmyabby.tumblr.com/post/93506124680/aba-teaches-kids-how-not-to-communicate
  58. http://realsocialskills.org/post/116614933847/being-seen-as-manipulative
  59. http://emmashopebook.com/2012/10/10/tackling-that-troublesome-issue-of-aba-and-ethics/
  60. https://www.childwelfare.gov/pubpdfs/whatiscan.pdf
  61. http://www.astraeasweb.net/politics/aba.html
  62. http://emmashopebook.com/2012/03/09/grappling-with-the-right-thing-to-do/
  63. http://adiaryofamom.com/2013/09/20/the-mama-gut/
  64. http://emmashopebook.com/2012/10/10/tackling-that-troublesome-issue-of-aba-and-ethics/
  65. http://realsocialskills.org/post/93977719432/nice-lady-therapists
  66. The Misbehaviour of Behaviourists (viết bởi Michelle Dawson)
  67. Neurowonderful: The basics of ABA and good therapy
  68. http://realsocialskills.org/post/100000439110/thoughts-on-good-therapy
  69. Ask an Autistic: Compliance Training (video có phụ đề)
  70. On Autism: Whom to Trust, and Whom to Avoid Like the Plague (đối phó với các tổ chức và chuyên gia trị liệu tồi)
  71. http://loveexplosions.net/resources-compliance-aba-social-skills-indistinguishability-whole-body-listening/ (nên đọc)
  72. http://emmashopebook.com/2014/07/24/alone-frightened-worried/
  73. Love Explosions: Caregiver Burnout các mẹo nhỏ hiệu quả

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 2.538 lần.
Trang này đã được đọc 2.538 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo