Cách để Điều trị thoát vị đĩa đệm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chứng thoát vị đĩa đệm có thể rất đau đớn. Tình trạng này xảy ra khi chất keo mềm trong đĩa đệm của các đốt sống thoát ra ngoài. Không phải ai bị thoát vị đĩa đệm cũng đau, nhưng bạn sẽ bị đau dữ dội nếu chất keo trong đĩa đệm thoát ra chạm vào các dây thần kinh ở lưng. Tuy phải mất một thời gian, nhưng nhiều người bị thoát vị đĩa đệm có thể hồi phục mà không cần phẫu thuật .[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xác định thoát vị đĩa đệm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết các triệu chứng.
    Đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ là những vùng thường bị thoát vị đĩa đệm nhất. Nếu thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, bạn sẽ đau chân; nếu bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bạn sẽ đau ở vai và cánh tay. Các triệu chứng bao gồm:[2]
    • Đau ở các chi. Cơn đau sẽ tăng khi ho, hắt xì, hoặc cử động theo kiểu nào đó.
    • Tê bại hoặc cảm giác như bị kẹp hoặc bị kim châm. Hiện tượng này xảy ra khi các dây thần kinh chạy đến đầu chi bị ảnh hưởng do thoát vị đĩa đệm.
    • Yếu cơ. Nếu vùng thắt lưng bị tổn thương, bạn có thể dễ bị trượt và ngã hơn. Nếu vùng cổ bị tổn thương, bạn sẽ khó mang vác các vật nặng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến bác sĩ khám nếu bạn nghĩ mình bị thoát vị đĩa đệm.
    Bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định chính xác chứng đau xuất phát từ đâu. Bạn có thể được hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm các chấn thương gần đây. Bác sĩ có thể kiểm tra:[3][4]
    • Các phản xạ
    • Sức mạnh của cơ
    • Khả năng kết hợp, giữ thăng bằng và đi lại
    • Xúc giác. Bác sĩ có thể thử xem bạn có cảm giác với sự đụng chạm nhẹ hoặc những rung động trên nhiều vùng khác nhau của cơ thể không.
    • Khả năng giơ chân lên cao hoặc chuyển động đầu. Những chuyển động này làm giãn các dây thần kinh cột sống. Nếu cảm giác đau, tê bại, hoặc cảm giác bị kẹp và kim châm tăng lên thì có thể đó là dấu hiệu của chứng thoát vị đĩa đệm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm xét nghiệm hình ảnh nếu bác sĩ yêu cầu.
    Các xét nghiệm này có thể dùng để loại trừ các khả năng khác gây ra chứng đau và giúp bác sĩ biết chính xác tình trạng các đĩa đệm. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, vì có thể điều này sẽ ảnh hưởng đến các xét nghiệm mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện.[5][6]
    • Chụp X-quang. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để xác định tình trạng đau ở bạn không phải là do nhiễm trùng, u bướu, gãy xương hoặc các xương cột sống bị sai lệch vị trí. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm tủy đồ đồng thời chụp X-quang, theo đó thuốc nhuộm được đưa vào dịch tủy và sẽ hiển thị trên hình ảnh X-quang. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để xác định vị trí các đĩa đệm có thể chèn ép lên dây thần kinh.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Trong quá trình chụp CT, bạn sẽ nằm trên bàn di chuyển vào máy chụp cắt lớp. Máy sẽ sử dụng tia X để liên tiếp chụp vùng tổn thương. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nín thở trong thời gian ngắn để đảm bảo hình ảnh chụp được rõ nét. Quá trình chụp không gây đau, nhưng bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn vài giờ đồng hồ trước khi chụp hoặc trước khi tiêm thuốc cản quang. Quá trình chụp có thể mất khoảng 20 phút hoặc ít hơn. Kết quả chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định chính xác đĩa đệm nào bị tổn thương.[7]
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Máy chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường và sóng radio để chụp những hình ảnh của cơ thể. Kỹ thuật cộng hưởng từ đặc biệt hữu ích trong việc xác định chính xác đĩa đệm nào bị thoát vị và dây thần kinh nào có thể bị chèn ép. Chụp cộng hưởng từ không gây đau, nhưng bạn cần nằm trên bàn trượt vào máy chụp. Máy sẽ phát ra âm thanh lớn, do đó có thể bạn phải đeo tai nghe hoặc nút tai. Thời gian chụp có thể mất một tiếng rưỡi.[8]
    • Đây là xét nghiệm hình ảnh nhạy nhất nhưng cũng tốn kém nhất.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Khảo sát dẫn truyền thần kinh (nerve tests).
    Nếu bác sĩ nghi ngờ có tổn thương ở các dây thần kinh, bạn có thể được yêu cầu làm khảo sát dẫn truyền thần kinh và đo điện cơ (electromyogram).[9]
    • Trong quá trình khảo sát dẫn truyền thần kinh, bác sĩ có thể sử dụng một xung điện nhỏ để biết liệu tín hiệu truyền đến các cơ nào đó có tốt hay không.
    • Với kỹ thuật đo điện cơ, bác sĩ sẽ dùng một chiếc kim mỏng châm vào cơ để đo các xung điện truyền đến.
    • Cả hai thủ thuật trên đều có thể gây khó chịu.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Sử dụng các liệu pháp tại nhà và thay đổi lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chườm đá hoặc chườm nóng nếu cần.
    Tổ chức Mayo Clinic khuyến nghị các phương pháp sau đây như các liệu pháp tại nhà để đối phó với chứng đau do thoát vị đĩa đệm. Liệu pháp mà bạn chọn có thể tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.[10]
    • Trong vài ngày đầu tiên, túi chườm lạnh có thể giúp giảm viêm và sưng. Bạn có thể dùng túi đá hoặc túi rau củ đông lạnh bọc trong khăn và chườm lên chỗ đau. Chườm trong 10 phút, sau đó nhấc ra để da ấm lại. Không đặt trực tiếp túi đá lạnh lên da.
    • Vài ngày sau, bạn có thể dùng nhiệt để làm thư giãn các cơ bắp bị căng. Dùng chai nước nóng bọc trong khăn hoặc túi chườm nóng. Không đặt nguồn nhiệt trực tiếp lên da để tránh bị bỏng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Năng vận động.
    Có thể bạn cần nghỉ ngơi vài ngày đầu sau khi bị thoát vị đĩa đệm, nhưng sau đó bạn cần tích cực vận động thể chất để khỏi bị cứng và bình phục nhanh hơn. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để biết loại bài tập nào thích hợp với bạn.[11][12]
    • Tránh các hoạt động có thể khiến tình trạng trầm trọng thêm. Những hoạt động này có thể bao gồm mang vác vật nặng, tập tạ hoặc vươn người.
    • Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập bơi lội, vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể và giảm áp lực lên cột sống. Các chọn lựa khác có thể là đạp xe hoặc đi bộ.
    • Thử tập bài tập vận động xương chậu (pelvic tilt) nếu bác sĩ cho phép. Nằm ngửa, chống hai đầu gối lên và đặt hai bàn tay dưới thắt lưng. Chuyển động xương chậu sao cho phần lưng ép xuống bàn tay. Giữ yên trong năm giây. Lặp lại 10 lần. Nếu thấy đau, bạn cần ngừng lại và nói chuyện với bác sĩ.
    • Tập siết cơ mông (buttock squeezes). Nằm ngửa, chống hai đầu gối lên, siết cơ mông và giữ yên 5 giây. Lặp lại 10 lần. Động tác này không gây đau. Ngừng tập và trao đổi với bác sĩ nếu thấy đau.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều chỉnh tư thế nằm ngủ.
    Bạn có thể thấy đỡ hơn khi nằm ở tư thế khiến cột sống và các dây thần kinh không chịu áp lực. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị bệnh nhân như sau:[13]
    • Nằm sấp, đặt gối dưới bụng sao cho lưng cong lên. Tư thế này có thể giảm áp lực lên các dây thần kinh.
    • Nằm ở tư thế bào thai, kẹp gối giữa hai đầu gối. Phần bị thoát vị đĩa đệm ở trên.
    • Nằm ngửa, kê một chồng gối dưới khoeo chân sao cho hông và đầu gối gập lên, phần cẳng chân song song với mặt giường. Ban ngày bạn có thể nằm trên sàn và kê chân lên ghế.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm sự hỗ trợ xã hội.
    Chứng đau mãn tính có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu. Việc duy trĩ mạng lưới xã hội sẽ giúp bạn đủ sức đối phó và bớt cô đơn. Bạn có thể tìm sự hỗ trợ xã hội bằng cách:[14]
    • Trò chuyện với bạn bè và gia đình. Nếu có những hoạt động thể chất nào mà bạn không còn thực hiện một mình được nữa, bạn hãy để mọi người giúp đỡ.
    • Đến gặp chuyên gia tư vấn. Chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn học các kỹ thuật đối phó và xác định liệu bạn có những kỳ vọng không thực tế về sự hồi phục của mình không. Bác sĩ có thể giới thiệu một chuyên gia giúp mọi người đối phó với chứng đau.
    • Gia nhập nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn bớt cô đơn và học được các cơ chế đối phó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm soát stress.
    Stress khiến bạn càng mẫn cảm với cơn đau. Bạn có thể kiểm soát cơn đau tốt hơn bằng cách học các kỹ thuật đối phó với stress. Một số người nhận thấy các kỹ thuật sau là có hiệu quả:[15]
    • Thiền
    • Hít thở sâu
    • Liệu pháp âm nhạc hoặc nghệ thuật
    • Tưởng tượng các hình ảnh thanh bình
    • Dần dần căng và thả lỏng từng nhóm cơ trên cơ thể
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nói chuyện với bác sĩ vật lý trị liệu về các liệu pháp thay thế.
    Bạn có thể thay đổi cách chuyển động hoặc cách ngồi để tránh làm tình trạng xấu đi. Những phương pháp thay thế để chế ngự chứng đau cũng hữu ích, tuy nhiên bạn luôn cần nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo các phương pháp đó an toàn đối với bạn. Các phương pháp có thể áp dụng bao gồm:[16]
    • Đeo nẹp trong thời gian ngắn để bảo vệ và giữ ổn định cổ hoặc lưng.
    • Kéo giãn cột sống
    • Các phương pháp điều trị siêu âm
    • Kích thích điện
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Dùng thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xử lý cơn đau trung bình bằng thuốc giảm đau không kê toa.
    Đây có thể là liệu pháp đầu tiên bác khuyên dùng nếu bạn bị đau quá dữ dội.[17][18]
    • Các loại thuốc có thể sử dụng gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve).
    • Mặc dù các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể rất công hiệu, nhưng sẽ không thích hợp nếu bạn bị cao huyết áp, hen suyễn, các bệnh về tim hoặc phổi. Bạn cần tham khảo bác sĩ trước khi uống vì các thuốc này có thể cản trở hấp thu các thuốc khác, kể cả các liệu pháp thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng. Đặc biệt thuốc NSAID được biết là gây loét dạ dày. Tham khảo bác sĩ nếu các thuốc kê toa không có tác dụng trong 7 ngày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xử lý cơn đau dữ dội bằng thuốc theo toa bác sĩ.
    Tùy vào các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể đề nghị:[19]
    • Thuốc tác động thần kinh. Loại thuốc này ngày càng được sử dụng rộng rãi vì các tác dụng phụ thường ít nghiêm trọng hơn thuốc giảm đau narcotics (thuốc giảm đau gây mê). Các thuốc thông dụng gồm gabapentin (Neurotin, Gralise, Horizant), pregabalin (Lyrica), duloxetine (Cymbalta), và tramadol (Ultram).
    • Thuốc giảm đau narcotics. Loại thuốc này có thể được bác sĩ chỉ định khi các thuốc không kê toa không đủ mạnh và thuốc tác động thần kinh cũng không có hiệu quả. Thuốc narcotics có các tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, lẫn lộn và táo bón. Các thuốc này thường có chứa codeine hoặc hỗn hợp của oxycodone và acetaminophen (Percocet, Oxycontin).
    • Thuốc giãn cơ. Một số người bị đau do các cơ co thắt, và thuốc giãn cơ có thể giúp ích trong trường hợp này. Một loại thuốc thông dụng là diazepam. Thuốc giãn cơ có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, do đó tốt nhất nên được sử dụng ban đêm, trước khi đi ngủ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết có cần tránh lái xe hoặc vận hành máy móc khi uống thuốc không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiêm cortisone để giảm đau.
    Cortisone có thể ngăn chặn viêm và sưng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp vào chỗ đau.[20]
    • Bác sĩ cũng có thể cho uống thuốc steroid để làm giảm sưng.[21]
    • Các thuốc corticosteroids thường được sử dụng để trì hoãn hoặc có thể loại bỏ phương án phẫu thuật.[22] Hy vọng là khi tình trạng viêm đã giảm, về lâu dài cơ thể sẽ tự nhiên lành lại.
    • Khi dùng với liều cao trong thời gian dài, cortisone có thể gây tăng cân, trầm cảm, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương, bầm tím, nổi mụn và dễ bị nhiễm trùng.[23]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thảo luận với bác sĩ về phương án phẫu thuật.
    Bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật nếu các lựa chọn khác không thể cải thiện các triệu chứng, hoặc các dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng. Một số loại phẫu thuật bác sĩ có thể đề nghị là:[24][25]
    • Phẫu thuật mở (open discectomy). Với thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường vào cột sống và lấy phần bị hư hại của đĩa đệm ra. Nếu tổn thương quá lớn, bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ đĩa đệm. Trường hợp này có thể cần phải gắn lại các đốt sống xung quanh đĩa đệm bị lấy ra để ổn định cột sống. Thủ thuật này gọi là hợp nhất.
    • Thay thế đĩa đệm nhân tạo (prosthetic intervertebral disk replacement). Với thủ thuật này, một đĩa đệm nhân tạo sẽ được thay thế cho đĩa đệm hư hại đã được lấy ra.
    • Phẫu thuật nội soi bằng tia laser (endoscopic laser discectomy). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch vào cột sống, sau đó đặt vào một ống nhỏ gắn đèn và camera (thiết bị nội soi). Sau đó đĩa đệm bị hư hại sẽ được lấy ra bằng tia laser.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
    Phương pháp phẫu thuật có tác dụng với hầu hết bệnh nhân sau khi mổ nhưng đòi hỏi nhiều tuần để phục hồi. Khoảng hai tuần đến một tháng rưỡi sau phẫu thuật là bạn có thể đi làm lại.[26]
    • Liên lạc với bác sĩ ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu biến chứng nào sau phẫu thuật. Tuy hiếm, nhưng các biến chứng có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng, tổn thương các dây thần kinh, tê liệt, xuất huyết hoặc mất xúc giác tạm thời.
    • Phương pháp phẫu thuật có tác dụng trong một thời gian. Nhưng nếu bệnh nhân được hợp nhất hai đốt sống, trọng lượng lại dồn lên đốt sống liền kề, do đó có thể bạn phải phẫu thuật lần nữa. Một câu hỏi quan trọng mà bạn nên hỏi bác sĩ là liệu sau này bạn có phải mổ nữa không.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu không đi hoặc đứng được, các cơ quá yếu, hoặc có vấn đề về bàng quang, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đây là trường hợp nguy cấp.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Joel Giffin, PT, DPT, CHT
Cùng viết bởi:
Chuyên gia vật lý trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Joel Giffin, PT, DPT, CHT. Joel Giffin là bác sĩ vật lý trị liệu và người sáng lập của Flex Physical Therapy tại Thành phố New York, New York. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm chuyên gia vật lý trị liệu tay, bác sĩ Giffin điều trị cho toàn cơ thể và chuyên về điều trị phục hồi chức năng cho bàn tay và các chi trên. Anh đã điều trị cho các diễn viên của nhà hát Broadway trong các buổi biểu diễn như The Lion King, Sleep No More, Tarzan và Sister Act. Flex Physical Therapy cũng chuyên về trị liệu nghề nghiệp và liệu pháp sàn chậu. Bác sĩ Giffin lấy bằng thạc sĩ vật lý trị liệu loại ưu của Đại học Quinnipiac và nhận bằng tiến sĩ vật lý trị liệu loại xuất sắc của Đại học Simmons. Anh là thành viên của Hiệp hội Vật lý Trị liệu Hoa Kỳ và Hội Các Chuyên gia Trị liệu Bàn tay Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 1.875 lần.
Trang này đã được đọc 1.875 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo