Cách để Điều trị hen suyễn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hen suyễn là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến đường hô hấp và phổi. [1] Bệnh có biểu hiện khó thở, thở khò khè và thở gấp.[2] Người bị hen suyễn có thể ho vào buổi tối, cảm thấy căng, đau hoặc tức ngực.[3] Người ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị hen suyễn.[4] Bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể được kiểm soát. Quá trình điều trị bao gồm việc phòng ngừa, giảm tiếp xúc với tác nhân kích thích và uống thuốc để ngăn bệnh bùng phát. [5]

Phần 1
Phần 1 của 3:

Kiểm soát bệnh hen suyễn bằng thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch điều trị hen suyễn.
    Bạn nên trao đổi với bác sĩ để cùng lên kế hoạch chi tiết về việc sử dụng thuốc chữa hen suyễn, tác nhân kích thích và cách phòng tránh, cũng như việc nên làm gì khi bị hen suyễn.[6]
    • Mỗi người bệnh sẽ có một kế hoạch điều trị khác nhau vì trải nghiệm bệnh hen suyễn của mỗi người là khác nhau.[7] Ví dụ, nếu người bệnh hen suyễn là học sinh/sinh viên, kế hoạch điều trị bệnh sẽ bao gồm việc cho phép sử dụng thuốc tại trường học.[8]
    • Kế hoạch điều trị bệnh cần có thông tin số điện thoại khẩn cấp, danh sách tác nhân kích thích, triệu chứng khi bệnh bùng phát và nên làm gì khi triệu chứng xuất hiện, phương pháp chuẩn bị trước khi tập luyện thể dục để không kích thích cơn hen suyễn.[9]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc.
    Thuốc thường là yếu tố cơ bản trong quá trình điều trị hen suyễn. Thuốc do bác sĩ kê đơn có thể giúp kiểm soát và phòng ngừa hen suyễn.[10] Có hai loại thuốc hen suyễn dạng thuốc uống và thuốc hít và hầu hết bệnh nhân đều được bác sĩ kê đơn dùng cả hai cùng lúc:
    • Thuốc kháng viêm giúp giảm sưng và chất nhầy trong đường hô hấp. Thuốc có bạn giúp bạn thở dễ hơn.
    • Thuốc giãn phế quản giúp giãn cơ quanh đường hô hấp để cải thiện tốc độ thở và lượng oxy trong phổi.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng thuốc kháng viêm.
    Thuốc dạng uống hoặc dạng ít giúp kiểm soát viêm là thuốc quan trọng nhất đối với người bệnh hen suyễn. Thuốc giúp giảm sưng và chất nhầy trong đường hô hấp và giúp kiểm soát hoặc phòng ngừa triệu chứng hen suyễn nếu uống hàng ngày.[12]
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid dạng hít như Fluticasone, Budesonide, Ciclesonide hoặc Mometasone.[13] Thuốc có thể cần được dùng hàng ngày hoặc trong thời gian dài để phát huy hoàn toàn tác dụng và có thể gây tác dụng phụ.[14]
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc biến đổi Leukotriene như Montelukast, Zafirlukast hoặc Zileuton để phòng ngừa và giảm triệu chứng hen suyễn lên đến 24 tiếng. [15] Tuy nhiên, các thuốc này cần được sử dụng cẩn thận vì chúng có liên quan đến phản ứng tâm lý bao gồm kích động và tức giận. [16] May mắn là những phản ứng này rất hiếm gặp.
    • Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc ổn định dưỡng bào như Cromolyn sodium hoặc Nedocromil sodium.[17]
    • Đối với triệu chứng nghiêm trọng không thể kiểm soát bằng các phương pháp khác, bác sĩ có thể kê thuốc uống steroid ngắn hạn hoặc dài hạn. Các thuốc này gây nhiều tác dụng phụ hơn nên chỉ được sử dụng khi các phép điều trị khác không hiệu quả hoặc khi có triệu chứng cấp tính ở mức nghiêm trọng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc giảm phế quản.
    Thuốc giãn phế quản có ở dạng thuốc ngắn hạn hoặc dài hạn. Thuốc giãn phế quản ngắn hạn (thường gọi là thuốc hít cứu trợ) giúp giảm hoặc ngăn chặn triệu chứng hen suyễn và có thể giúp ích khi lên cơn hen suyễn. [18] Thuốc giãn phế quản dài hạn giúp kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa hen suyễn. [19]
    • Trong một số trường hợp, điều trị bằng thuốc trước khi tập thể dục có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn do tập thể dục.
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chủ vận beta như Salmeterol hoặc Formoterol. [20] Các thuốc này giúp mở đường hô hấp nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ lên cơn suyễn nghiêm trọng. Thuốc thường được uống cùng thuốc corticosteroid.[21]
    • Bạn có thể sử dụng thuốc dạng hít kết hợp như Fluticasone-salmeterol hoặc Mometasone-formoterol.[22]
    • Ipratropium bromide là thuốc kháng cholinergic giúp kiểm soát triệu chứng hen suyễn cấp tính hay hen suyễn mới xuất hiện. Mặt khác, Theophylline là thuốc giãn phế quản tác động lâu dài nhưng hiếm được sử dụng, chỉ trừ một số trường hợp nhất đinh.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng thuốc chữa dị ứng.
    Nghiên cứu cho thấy thuốc chữa dị ứng có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn do dị ứng.[23] Nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc chữa dị ứng để điều trị hen suyễn.[24]
    • Thuốc chích chữa dị ứng có thể giúp giảm phản ứng của cơ thể với dị nguyên trong thời gian dài.[25]
    • Thuốc steroid hít đường mũi như Fluticasone có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng, từ đó giảm tác nhân kích thích hen suyễn.
    • Thuốc uống kháng histamin như Diphenhydramine, Cetirizine, Loratadine và Fexofenadine có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn. Bác sĩ có thể kê đơn hoặc khuyến nghị bạn dùng thuốc kháng histamin.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cân nhắc liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt.
    Phương pháp dùng nhiệt để hạn chế khả năng co thắt của đường hô hấp này ít được ứng dụng rộng rãi. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt nếu bị hen suyễn nghiêm trọng và các phép điều trị khác không hiệu quả. [26]
    • Bạn cần trải qua 3 lần điều trị ngoại trú trong quá trình điều trị bằng liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt.[27]
    • Liệu pháp này làm nóng bên trong đường hô hấp để giảm lượng cơ trơn co thắt và hạn chế lượng khí dung nạp.[28]
    • Kết quả của liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt có thể kéo dài 1 năm, tức bạn cần tái điều trị trong những năm kế tiếp.[29]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Thay đổi lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hạn chế tiếp xúc với tác nhân kích thích.
    Hen suyễn thường trở nặng sau khi tiếp xúc với yếu tố môi trường kích thích triệu chứng bệnh. Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với tác nhân kích thích có thể giúp giảm thiểu triệu chứng hoặc ngăn ngừa cơn hen suyễn.[30]
    • Tránh tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Che mặt khi ra ngoài trời lạnh hoặc gió.
    • Luôn tăng cường hệ miễn dịch, ví dụ như bằng cách tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm, để giảm các bệnh nhiễm trùng kích thích cơn hen suyễn.
    • Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc nếu bị hen suyễn vì khói thuốc là tác nhân kích thích hen suyễn.
    • Sử dụng điều hòa để giảm lượng phấn hoa trong nhà.
    • Giảm bụi trong nhà bằng cách hút bụi hoặc giặt thảm mỗi ngày.
    • Dùng tấm phủ để phủ giường, nệm, gối.
    • Hạn chế cho thú nuôi vào nhà hoặc ít nhất là phòng ngủ nếu bị dị ứng với lông thú nuôi.
    • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để dọn sạch bụi bẩn, lông thú nuôi, bào tử nấm mốc và phấn hoa.[31]
    • Hạn chế ra ngoài để tránh tiếp xúc với phấn hoa hoặc không khí ô nhiễm.[32]
    • Giảm căng thẳng về mặt tinh thần.[33]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Duy trì sức khỏe tổng thể.
    Giữ gìn sức khỏe bằng cách áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục và đi khám bác sĩ thường xuyên để giúp giảm triệu chứng hen suyễn. Các bệnh như béo phì và bệnh tim mạch có thể gây hen suyễn hoặc khiến bệnh hen suyễn trầm trọng thêm.[34]
    • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tim, phổi. Tập thể dục còn giúp kiểm soát cân nặng.[35]
    • Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đều đặn. Nên bổ sung đủ lượng rau củ quả được khuyến nghị mỗi ngày để tăng cường chức năng phổi và giảm triệu chứng hen suyễn.[36]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm soát chứng...
    Kiểm soát chứng ợ nóngtrào ngược axit dạ dày-thực quản. Một số bằng chứng cho thấy hai chứng bệnh này gây tổn thương đường hô hấp và khiến bệnh hen suyễn trở nặng. Nên trao đổi với bác sĩ và điều trị cả chứng ở nóng và trào ngược axit dạ dày-thực quản để giúp giảm triệu chứng hen suyễn.[37]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập hít thở...
    Tập hít thở sâu. Một số bằng chứng cho thấy kết hợp bài tập hít thở sâu với thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng hen suyễn và giảm lượng thuốc cần uống. [38] Hít thở sâu cũng giúp bạn thư giãn, từ đó giảm tình trạng căng thẳng về mặt tinh thần để tránh khiến bệnh trở nặng.
    • Hít thở sâu giúp đưa khí oxy đi khắp cơ thể. Từ đó, hít thở sâu sẽ giúp giảm nhịp tim, bình thường hóa mạch đập và giúp thư giãn để kiểm soát hen suyễn. [39]
    • Hít thở hoàn toàn bằng mũi. Nên hít thở với một thời gian cụ thể. Ví dụ, bạn có thể hít vào 4 giây và thở ra 4 giây. [40]
    • Để tối ưu hóa bài tập hít thở sâu, bạn nên ngồi ngay ngắn, vai dựa ra sau. Hít thở thật chậm và đều, hít bụng vào để mở rộng phổi và xương sườn.[41]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khám phá liệu pháp thảo mộc.
    Một số nghiên cứu cho thấy liệu pháp tự nhiên và liệu pháp thảo mộc có thể giúp kiểm soát hen suyễn. Lưu ý nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn sử dụng thảo mộc.[42]
    • Tìm mua các sản phẩm chứa hạt Chia, caffeine, choline và pycnogenol vì chúng giúp giảm triệu chứng hen suyễn.[43]
    • Trộn rượu thuốc ngâm hoa cúc Lobelia (hoa Thúy điệp) với rượu thuốc ngâm ớt theo tỉ lệ 3:1. Uống 20 giọt hỗn hợp với nước để giúp giảm cơn hen suyễn nặng.[44]
    • Ăn gừng và nghệ để giảm viêm. [45]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Xác định dấu hiệu mắc bệnh hen suyễn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết yếu tố nguy cơ.
    Nguyên nhân gây hen suyễn chưa xác định nhưng được biết có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. [46] Nhận biết bản thân có nguy cơ không giúp bạn xác định triệu chứng và điều trị hen suyễn.[47] Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hen suyễn gồm có:[48]
    • Đặc điểm của máu liên quan đến bệnh hen suyễn
    • Mắc bệnh dị ứng như viêm da cơ địa hoặc viêm mũi dị ứng
    • Thừa cân
    • Hút thuốc lá, tiếp xúc với người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc
    • Làm việc hoặc tiếp xúc với hương liệu độc hại và các chất gây ô nhiễm khác
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng.
    Hen suyễn có nhiều dấu hiệu và triệu chứng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Nhận biết triệu chứng tiềm ẩn giúp bạn điều trị bệnh đúng cách.[49] Một số triệu chứng của bệnh hen suyễn:[50]
    • Thở gấp
    • Căng hoặc đau ngực
    • Khó ngủ
    • Ho, đặc biệt là khi tập thể dục, lên cơn ho cấp tính hoặc ho về đêm
    • Thở khò khè
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiếp nhận xét nghiệm hen suyễn.
    Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị hen suyễn. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán và xác định bệnh. Các xét nghiệm dưới đây là cách duy nhất để xác định hen suyễn:[51]
    • Đo phế dung, tức đo xem ống phế quản hẹp bao nhiêu và lượng không khí bạn có thể thở ra sau khi hít sâu.
    • Sử dụng lưu lượng đỉnh kế để xác định khả năng thở ra.[52]
    • Thử Methacholine, tức dùng một tác nhân kích thích để xem bạn có bị hen suyễn không.
    • Xét nghiệm oxit nitric để đo lượng oxit nitric trong hơi thở, từ đó xác định bệnh hen suyễn.[53]
    • Chụp X-quang, CT hoặc MRI để quan sát các mô phổi và lỗ trong mũi có khả năng khiến hen suyễn trở nặng.
    • Xét nghiệm dị ứng.
    • Xét nghiệm bạch cầu ái toan trong đờm, để phát hiện sự xuất hiện của một số loại tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu ái toan. [54]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tiếp nhận chẩn đoán xác định.
    Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ có thể xác định bệnh hen suyễn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách điều trị tốt nhất cho bản thân.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc tập luyện hoặc trước khi muốn sử dụng thực phẩm chức năng, nguyên liệu thảo mộc.
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu thuốc không giúp kiểm soát cơn hen suyễn. Gọi cấp cứu 115 hoặc nhập viện cấp cứu nếu cơn hen suyễn trở nặng, đặc biệt là nếu bị khó thở hoặc môi/móng tay có màu xanh.
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Medications_for_Treating_Asthma
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Medications_for_Treating_Asthma
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  8. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Medications_for_Treating_Asthma
  9. http://kidshealth.org/parent/medical/asthma/rescue_controller.html
  10. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Medications_for_Treating_Asthma
  11. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  12. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  17. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Medications_for_Treating_Asthma
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/treatment/con-20026992
  20. http://asthma.yale.edu/clinical_center/bronchial-thermoplasty.aspx
  21. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma/treatment
  22. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/lifestyle-home-remedies/con-20026992
  23. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma/treatment
  24. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma/treatment
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/lifestyle-home-remedies/con-20026992
  26. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/lifestyle-home-remedies/con-20026992
  27. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/lifestyle-home-remedies/con-20026992
  28. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/lifestyle-home-remedies/con-20026992
  29. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/alternative-medicine/con-20026992
  30. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/panic-attacks/basics/lifestyle-home-remedies/con-20020825
  31. http://www.yogajournal.com/category/poses/types/pranayama/
  32. http://www.yogajournal.com/category/poses/types/pranayama/
  33. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/alternative-medicine/con-20026992
  34. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/alternative-medicine/con-20026992
  35. http://www.drweil.com/drw/u/ART00306/asthma.html
  36. http://www.drweil.com/drw/u/ART00306/asthma.html
  37. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/risk-factors/con-20026992
  38. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/risk-factors/con-20026992
  39. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/risk-factors/con-20026992
  40. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/symptoms/con-20026992
  41. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/symptoms/con-20026992
  42. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/tests-diagnosis/con-20026992
  43. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/tests-diagnosis/con-20026992
  44. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/tests-diagnosis/con-20026992
  45. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/tests-diagnosis/con-20026992

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 2.896 lần.
Trang này đã được đọc 2.896 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo