Cách để Đối phó với thời điểm bạn muốn tự sát

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Suy nghĩ về việc tự sát sẽ khá đáng sợ và khó để đối phó. Cảm giác muốn tự vẫn có thể bao gồm: cảm giác vô cùng thất vọng hoặc chản nản, suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc tự tử, và lên kế hoạch để thực hiện điều này.[1] Bạn có thể thành công trong việc đối phó với thời điểm bạn muốn tự sát bằng cách giữ an toàn cho chính mình, cam kết với cuộc sống, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía xã hội và tiến hành điều trị tâm lý.

  • Nếu bạn đang có suy nghĩ về việc làm hại bản thân, lên kế hoạch để gây hại cho chính mình hoặc để tự sát, bạn cần phải được giúp đỡ ngay lập tức.
  • Tại Việt Nam, bạn có thể gọi 112 hoặc 1900599830 Hotline Tâm sự Bạn trẻ của Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý Việt Nam.
  • Bạn cũng có thể tìm kiếm danh sách đường dây nóng quốc tế dành riêng cho vấn đề tự tử trực tuyến.
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Giữ an toàn cho bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm đến nơi an toàn.
    Giữ an toàn cho bản thân vào thời điểm bạn có cảm giác muốn tự sát có nghĩa là bạn cần phải biết rõ bạn nên làm gì khi có suy nghĩ muốn tự vẫn. Tìm đến nơi an toàn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hành động dựa trên suy nghĩ không hay này.[2]
    • Xác định địa điểm bạn có thể lui tới, như nhà bạn bè, nhà người thân, hoặc văn phòng của nhà trị liệu.
    • Bạn cũng có thể sử dụng loại thẻ giữ an toàn hữu ích để nhắc bản thân nhớ về nơi bạn cần phải đến.[3]
    • Nếu bạn không thể đến nơi an toàn, bạn nên gọi điện cho dịch vụ khẩn cấp của địa phương (112) hoặc đường dây nóng ngăn ngừa tự sát.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Loại bỏ vật dụng gây hại.
    Dễ dàng tìm đến với những đồ vật có khả năng gây nguy hiểm sẽ khiến bạn khó có thể cưỡng lại hành vi muốn tự gây hại cho bản thân.
    • Loại bỏ lưỡi lam hoặc vũ khí khỏi ngôi nhà của bạn ngay lập tức.[4]
    • Vứt bỏ các loại thuốc nếu bạn có thể dùng chúng để làm hại chính mình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía người khác.
    Cảm giác mất kết nối hoặc cô đơn có thể hình thành suy nghĩ muốn tự vẫn.[5] Tăng cường cảm giác kết nối sẽ giúp bạn giảm thiểu suy nghĩ và hành động liên quan đến tự tử.[6]
    • Đầu tiên, bạn nên xác định người hoặc trung tâm mà bạn có thể gọi điện, bao gồm: người thân nào đó trong gia đình, bạn bè, chuyên gia chăm sóc sức khỏe (bác sĩ hoặc nhà trị liệu), dịch vụ khẩn cấp (112) và đường dây nóng ngăn ngừa tự sát. Bạn nên thử liên lạc với người nhà, bạn bè thân thiết hoặc nhà trị liệu trước tiên (nếu hiện tại, bạn đang được an toàn và không lên kế hoạch để gây hại cho chính mình).
    • Xác định cách thức mà người khác có thể giúp đỡ bạn như: đưa bạn đến bệnh viện, trò chuyện về cảm giác của bạn, an ủi bạn, gây xao nhãng cho bạn, và giúp bạn trở nên vui vẻ hơn.
    • Mạng lưới hỗ trợ xã hội có thể là một trong những nhân tố to tát nhất có khả năng giảm thiểu suy nghĩ và hành động muốn tự sát.[7] Vì vậy, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía người thân yêu trong suốt khoảng thời gian này bằng mọi cách (nếu chúng an toàn). Trò chuyện với bạn bè, dành thời gian cho gia đình, vây quanh người ủng hộ và yêu thương bạn.
    • Nếu bạn có cảm giác như thể không có ai bên cạnh để giúp đỡ bạn ngay lúc này, bạn nên gọi điện thoại cho nhà trị liệu hoặc dịch vụ nào đó chẳng hạn như Hotline Tâm sự Bạn trẻ. Họ là những người đã được đào tạo để hỗ trợ người đang cảm thấy yếu đuối và họ có thể giúp bạn.
    • Thông thường, người thuộc cộng đồng LGBTQ (Cộng đồng Người Đồng tính, Lưỡng tính và Chuyển giới), đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường thiếu hệ thống hỗ trợ xã hội. Nếu đây là trường hợp của bạn và bạn không có cảm giác rằng bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ phía người khác, bạn có thể gọi điện đến đường dây tư vấn của Tổ chức ICS (Tổ chức Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Người LGBT tại Việt Nam) tại số 08.39405140, hoặc trò chuyện với chuyên gia trực tuyến.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giảm thiểu tác nhân kích hoạt.
    Dấu hiệu cảnh báo, hoặc tác nhân kích hoạt, có thể là suy nghĩ, cảm giác, hành vi, hoặc tình huống khiến bạn không thể kiểm soát hoặc dẫn bạn đến với suy nghĩ muốn tự vẫn. Hiểu rõ tác nhân kích hoạt của bản thân là bước quan trọng trong việc ngăn ngừa suy nghĩ muốn tự sát, và tìm hiểu cách để đối phó nếu có.[9]
    • Căng thẳng là dấu hiệu báo trước của suy nghĩ muốn tự tử.[10] Bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu bạn có suy nghĩ về việc muốn tự tử khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc choáng ngợp với tình huống hiện tại hay không.
    • Xác định tình huống khiến bạn tăng cường tư tưởng muốn tự tử và tránh xa chúng. Một vài ví dụ bao gồm: tranh cãi hoặc vấn đề với người thân, ở nhà một mình, căng thẳng, cảm giác chán nản, vấn đề trong mối quan hệ, trong công việc hoặc học tập, và lo ngại về tài chính. Bạn nên tránh xa các loại tác nhân kích hoạt này nếu có thể.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng kỹ năng đối phó phù hợp với bạn.
    Một phần của quá trình ngăn bản thân tự làm hại chính mình đó là sử dụng kỹ năng đối phó phù hợp khi bạn sở hữu suy nghĩ muốn làm hại bản thân. Bạn nên suy nghĩ về phương pháp đã đem lại hiệu quả trong quá khứ và xác định cách tốt nhất để đối phó.
    • Xác định cách để khiến bản thân bình tĩnh lại và xoa dịu chính mình. Một vài gợi ý gồm có: tập thể dục, trò chuyện với bạn bè, viết nhật ký, yếu tố gây xao nhãng, kỹ thuật thư giãn, hít thở sâu, thiền, và chánh niệm.[11] Hãy tận dụng chúng!
    • Kỹ năng đối phó có tính tôn giáo và tâm linh (cầu nguyện, thiền, tham gia phụng vụ, truyền thống tôn giáo) là nhân tố bảo vệ to lớn giúp chống lại tự tử.[12]
    • Không nên sử dụng rượu bia hoặc các loại chất gây nghiện khác để đối phó. Sử dụng chất gây nghiện sẽ làm tăng nguy cơ hình thành suy nghĩ và khuynh hướng muốn tự tử.[13]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Trò chuyện một cách tích cực với bản thân.
    Tự nói chuyện với bản thân là nhân tố quan trọng để đối phó với suy nghĩ muốn tự sát. Bạn có khả năng thay đổi tâm trạng của mình thông qua suy nghĩ.[14] Xác định một vài điều mà bạn có thể nói với chính mình trong hiện tại (đặc biệt là về lý do để tiếp tục sống), và vào thời điểm bạn sở hữu suy nghĩ muốn tự làm hại bản thân trong tương lai.
    • Bạn sẽ nói gì với người bạn đang có cảm giác như thế này? Có lẽ bạn sẽ nói một điều gì đó dễ chịu như “Tôi biết đây là thời điểm vô cùng khó khăn với bạn, nhưng mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn; suy nghĩ hoặc cảm giác tương tự sẽ không xuất hiện một cách thường xuyên. Chúng sẽ qua đi. Tôi sẽ luôn có mặt bên bạn trong thời điểm hiện tại. Tôi yêu bạn và muốn bạn phải sống cũng như được hạnh phúc”.
    • Một vài ví dụ của quá trình tự nói chuyện với bản thân một cách tích cực mà bạn có thể sử dụng gồm có, “Tôi có lý do để sống. Tôi muốn có mặt vì gia đình và bạn bè mình. Tôi có kế hoạch cho tương lai và những mục tiêu tôi vẫn chưa đạt được”.
    • Suy nghĩ rằng tự tử là vô đạo đức hoặc sai trái sẽ là nhân tố bảo vệ ngăn bạn tự sát.[15] Nếu bạn tin rằng tự vẫn là hành vi sai trái về mặt đạo đức, bạn nên nhắc nhở bản thân nhớ về điều này. Bạn có thể nghĩ hoặc nói với chính mình, "Tự tử là không đúng; về mặt đạo đức, mình hoàn toàn phản đối nó, vì vậy, mình biết là mình không thể làm vậy. Mình cần phải đối phó với suy nghĩ và cảm giác của mình theo cách không gây hại cho bản thân".
    • Tin tưởng rằng bạn sở hữu hệ thống hỗ trợ xã hội cũng là nhân tố bảo vệ bạn chống lại suy nghĩ và hành động muốn tự vẫn.[16] Bạn nên nhắc bản thân nhớ rằng bạn được yêu thương và quan tâm. Bạn có thể tự nói với chính mình theo kiểu, "Mình được yêu thương. Gia đình mình yêu mình. Bạn bè yêu mình. Ngay cả khi mình có suy nghĩ hoặc cảm giác rằng họ không yêu thương mình trong thời điểm hiện tại; trong thâm tâm mình biết rõ là họ rất yêu mình. Họ không muốn bất kỳ điều tồi tệ nào xảy đến với mình và họ sẽ rất đau buồn nếu mình bị hại".
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Cam kết với cuộc sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cam kết giảm thiểu suy nghĩ muốn tự sát.
    Bạn cần phải cam kết giảm thiểu suy nghĩ muốn tự tử và hành vi tự làm hại bản thân, bất kể mọi suy nghĩ và cảm giác tiêu cực mà bạn đang có.[17] Nếu bạn hoàn toàn cam kết trong việc giữ gìn mạng sống của mình, mục tiêu này sẽ giúp bạn đối phó khi gặp căng thẳng.
    • Cam kết giảm thiểu suy nghĩ muốn tự tử có thể bao gồm sự đồng ý trong việc: sử dụng biện pháp tự trò chuyện với bản thân một cách tích cực, xác định mục tiêu và theo sát nó, nhắc nhở chính mình về sự tích cực, và xác định biện pháp khác để đối phó với suy nghĩ cũng như cảm giác tiêu cực.
    • Bạn có thể viết lời cam kết với cuộc sống ra giấy. Bạn nên viết theo kiểu, “Tôi cam kết sống cuộc sống của mình ngay cả khi mọi chuyện trở nên khá khó khăn. Tôi cam kết thiết lập mục tiêu và hoàn thành chúng. Tôi cam kết sử dụng kỹ năng đối phó và tìm kiếm sự trợ giúp nếu tôi có suy nghĩ muốn làm hại bản thân”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định mục tiêu và theo sát chúng.
    Sở hữu mục tiêu trong cuộc sống là một cách để hình thành sự cam kết và mục đích, và chúng sẽ trở thành yếu tố ngăn bạn có suy nghĩ muốn tự sát. Mục tiêu sẽ cung cấp cho bạn điều gì đó để theo đuổi, và bạn có thể nhắc bản thân nhớ về chúng mỗi khi bạn muốn làm hại chính mình.
    • Một vài ví dụ của mục tiêu trong cuộc sống bao gồm: sự nghiệp, kết hôn, sinh con, và đi du lịch vòng quanh thế giới.
    • Nhắc nhở bản thân nhớ về mục tiêu cho tương lai của mình. Sẽ vô cùng đáng tiếc nếu bạn bỏ qua phần tuyệt vời trong cuộc sống.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định khía cạnh tích cực của cuộc sống.
    Một biện pháp khác để cam kết với cuộc sống và đối phó với suy nghĩ muốn tự vẫn là nhận thức rõ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.[18] Nó sẽ giúp thay đổi suy nghĩ của bạn và hướng chúng đến với lý do vì sao bạn muốn tiếp tục sống.
    • Liệt kê danh sách mọi yếu tố mà bạn trân trọng trong cuộc sống. Danh sách này có thể bao gồm nhiều yếu tố như: gia đình, bạn bè, món ăn Ý, du lịch, hòa mình vào thiên nhiên, kết nối với người khác, chơi đàn ghita, và âm nhạc. Chúng có thể đem lại sự khuây khỏa cho bạn khi bạn có suy nghĩ muốn tự sát.
    • Bạn thích làm gì? Hoạt động nào cung cấp cho bạn sự hài lòng nhiều nhất? Bạn có thích nấu ăn hoặc giúp đỡ bạn bè hoặc chơi đùa với chú cún nhà bạn hay không? Nếu hoàn cảnh của bạn không tạo áp lực cho bạn, bạn sẽ làm gì cả ngày? Bạn nên suy nghĩ kỹ về chúng và dành nhiều thời gian hơn để thực hiện chúng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Dựa vào nguồn hỗ trợ từ bên ngoài

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tiến hành điều trị tâm lý.
    Nếu bạn không ngừng suy nghĩ về việc tự làm hại bản thân, bạn cần phải tiến hành trị liệu hoặc điều trị tâm lý. Nhà trị liệu thường được đào tạo để đối phó với suy nghĩ muốn tự sát, và có thể đóng vai trò là nguồn hỗ trợ quan trọng với bạn.
    • Nếu bạn không có sẵn nhà trị liệu trong thời điểm hiện tại, bạn có thể liên lạc với bệnh viện để tìm kiếm danh sách bác sĩ đã được cấp phép, hoặc tiến hành nghiên cứu để tìm phòng khám sức khỏe tâm thần chi phí thấp, giá rẻ, hoặc miễn phí.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Duy trì và phát triển hệ thống hỗ trợ lành mạnh.
    Nguồn hỗ trợ xã hội rất cần thiết trong việc đối phó với suy nghĩ muốn tự sát.[19] Nguyên nhân có thể là vì không sở hữu nguồn hỗ trợ xã hội sẽ khiến bạn bị trầm cảm và tăng cường suy nghĩ muốn tự vẫn.[20] Nếu bạn có thể tìm đến với gia đình hoặc người thân yêu khác của bạn, hãy thực hiện nó. Nếu bạn có cảm giác như thể bạn không có ai bên cạnh, nhà trị liệu sẽ là nguồn hỗ trợ trong quá trình giúp đỡ bạn xây dựng mạng lưới trợ giúp cho bản thân.
    • Chia sẻ về suy nghĩ của mình với bất kỳ người nào khiến bạn cảm thấy thoải mái khi trò chuyện. Nếu bạn không có ai để trò chuyện, bạn có thể gọi điện thoại cho nhà trị liệu hoặc một số dịch vụ khác như 1900599830 Hotline Tâm sự Bạn trẻ.
    • Cho người khác biết về kế hoạch an toàn của bạn để họ có thể tham gia và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn cần.[21]
    • Mối quan hệ lành mạnh sẽ không bao gồm hành động liên tục bị lăng mạ, la mắng, bắt nạt, hoặc gây thương tổn. Nếu bạn đang trong mối quan hệ bạo hành, bạn nên tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
    • Hệ thống hỗ trợ lành mạnh bao gồm nhiều người khác nhau mà bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ, bao gồm bạn bè, gia đình, giáo viên, nhà tư vấn, bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần, và đường dây nóng.[22]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc sử dụng thuốc.
    Thuốc, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm, có thể được dùng để điều trị triệu chứng trầm cảm thường có liên quan đến suy nghĩ tự tử. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng sử dụng thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành suy nghĩ và hành động muốn tự sát. Bạn nên nhớ thảo luận về tác dụng phụ và rủi ro với bác sĩ trước khi uống bất kỳ một loại thuốc nào, cho dù nó có được kê toa hay không.
    • Tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần về thuốc chống trầm cảm, hoặc các loại thuốc khác để điều trị suy nghĩ và hành vi muốn tự sát.
    • Nếu bạn không có bác sĩ riêng, bạn nên liên lạc với bệnh viện hoặc tìm đến phòng khám chi phí thấp trong khu vực.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Chú ý và bảy tỏ lòng biết ơn (với bản thân) trước bất kỳ một sự cải thiện nhỏ nào trong tình trạng của bạn.
  • Chúc mừng bản thân. Ngay cả đối với những điều vô cùng nhỏ nhặt. Bạn đã làm được, đúng không? Không phải là bạn cũng cần phải có sự dũng cảm để có thể bước ra khỏi giường hay sao? Hãy tự hào về chính mình!

Cảnh báo

  • Nếu bạn đang có suy nghĩ muốn tự tử hoặc lên kế hoạch tự làm hại chính mình, bạn nên goi điện cho đường dây hỗ trợ bạn trong việc ngăn ngừa tự tử như 1900599830 Hotline Tâm sự Bạn trẻ, hoặc số điện thoại khẩn cấp trong khu vực (112), đường dây giúp đỡ thông qua tin nhắn, hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 5.583 lần.
Trang này đã được đọc 5.583 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo