Cách để Đối phó với Tình trạng Buồn nôn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Buồn nôn là cảm giác khó chịu trong dạ dày cho bạn biết rằng bạn có thể nôn mửa. Điều này có thể dẫn đến phản xạ buồn nôn trong miệng bởi vì mọi thứ trong dạ dày có thể chạm đến cuống họng của bạn, kích hoạt dây thần kinh liên quan đến hoạt động nôn mửa. Nhiều tình trạng bệnh lý và một vài loại thuốc có thể dẫn đến buồn nôn, bao gồm cúm dạ dày, ung thư, hóa trị, say tàu xe, mang thai, chóng mặt, và lo âu hoặc do cảm xúc. Buồn nôn là tình trạng khá phổ biến và có nhiều biện pháp để đối phó với nó.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Sử dụng Thức ăn và Thức uống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo sát chế độ dinh dưỡng BRAT.
    Chế độ dinh dưỡng này được phát triển để hỗ trợ người không thể tiêu thụ thực phẩm thông thường bởi vì gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy. Chế độ này chỉ bao gồm các loại thực phẩm nhẹ và không kích thích dạ dày của bạn. BRAT là từ viết tắt của banana (chuối), rice (cơm), applesauce (sốt táo)toast (bánh mì nướng).
    • Chỉ nên tuân theo chế độ BRAT trong một thời gian ngắn, trong vòng 24 – 36 giờ. Nó được thiết kế để chiến đấu với vấn đề dạ dày ngắn ngày. Bạn sẽ không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ này.[1][2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng một vài loại thực phẩm cụ thể.
    Kèm theo chế độ BRAT, hoặc sau khi bạn đã thực hiện theo nó trong một ngày hoặc tương tự, có khá nhiều loại thực phẩm không gây buồn nôn mà bạn có thể sử dụng. Một vài loại thực phẩm cụ thể đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc đối phó với buồn nôn và nhẹ nhàng hơn cho dạ dày của bạn, đặc biệt nếu buồn nôn là do say tàu xe hoặc do mang thai gây nên. Bạn nên dùng thực phẩm nhạt chứa nhiều chất dinh dưỡng chẳng hạn như bánh quy giòn, bánh muffin Anh, gà nướng, cá nướng, khoai tây và mì sợi.
    • Bạn cũng có thể dùng kẹo bạc hà, súp loãng, thạch có hương vị, bánh bông lan thiên thần (angel food cake), nước hoa quả, kem cây, và nước ép táo hoặc nước ép nho đông đá.[3][4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh xa các thực phẩm khác.
    Một số loại thực phẩm sẽ chỉ khiến tình trạng buồn nôn của bạn trở nên tồi tệ hơn. Chúng có thể kích thích dạ dày và dẫn đến trào ngược axit, buồn nôn và nôn mửa. Khi bạn cảm thấy buồn nôn, bạn nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ:
    • Thực phẩm chứa nhiều chất béo chẳng hạn như đồ chiên
    • Thức ăn cay hoặc có nhiều gia vị
    • Thực phẩm đã qua chế biến sẵn chẳng hạn như khoai tây chiên đóng gói, bánh donut, thức ăn nhanh, và thực phẩm đóng hộp
    • Thức uống chứa cồn hoặc caffein, đặc biệt là cà phê
    • Thực phẩm nặng mùi
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn theo khẩu phần nhỏ.
    Khi bạn cảm thấy không khỏe, bạn nên tránh ăn quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên ăn theo từng bữa nhỏ trong ngày. Phương pháp này sẽ giúp dạ dày bạn ít phải làm việc hơn bởi vì không có nhiều thức ăn để nó tiêu hóa.[5]
    • Bữa ăn của bạn cần phải bao gồm thực phẩm nhạt đã được bàn luận ở phần trên.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng gừng.
    Gừng thường được sử dụng để giảm thiểu tình trạng buồn nôn. Gừng sẽ giúp xoa dịu dạ dày cũng như quá trình tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng gừng theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như thêm gừng tươi hoặc bột gừng vào công thức nấu ăn, ngậm kẹo gừng hoặc gừng tươi, và uống trà gừng.[6] Bạn cũng có thể tìm mua loại viên nang gừng từ các tiệm thảo dược. Liều lượng thông thường là 1000 mg qua đường uống.[7]
    • Từ lâu, gừng đã được sử dụng như bài thuốc tại nhà để điều trị nhiều tình trạng khác nhau gây buồn nôn, bao gồm say tàu xe, say sóng, ốm nghén hoặc nôn mửa khi mang thai, buồn nôn do hóa trị, buồn nôn sau khi phẫu thuật.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hớp từng ngụm nước nhỏ.
    Vì buồn nôn có liên quan đến rối loạn tiêu hóa, bạn cần phải cẩn thận khi tiêu thụ bất kỳ một loại thực phẩm nào. Khi bạn cảm thấy buồn nôn, bạn nên hớp một vài ngụm nước không chứa cồn chẳng hạn như nước tinh khiết, thức uống thể thao, nước giải khát không có ga, và trà. Quá nhiều chất lỏng có thể sẽ gây nôn mửa, vì vậy, bạn chỉ nên hớp từng ngụm nước nhỏ. Bạn nên cố gắng hớp từ một đến hai ngụm nước mỗi 5 – 10 phút. Phương pháp này sẽ giúp ổn định dạ dày của bạn và nếu bạn đang nôn mửa, nó sẽ giúp bù đắp lượng nước hoặc chất điện giải đã mất đi trong quá trình này.[9][10]
    • Uống nước gừng hoặc nước chanh có ga sẽ khá hữu ích cho tình trạng buồn nôn. Bạn không cần phải chờ cho đến khi chúng bay hết ga rồi mới uống.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Sử dụng Biện pháp Thay thế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngồi yên.
    Khi bạn cảm thấy buồn nôn, hãy ngồi yên trên ghế hoặc ghế bành để ngăn bản thân chuyển động theo bất kỳ hướng nào. Chuyển động được phát hiện bởi nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm tai trong, mắt, cơ bắp, và khớp. Khi những bộ phận này không truyền tải cùng một chuyển động đến não, hoặc khi chúng không đồng bộ với nhau, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác buồn nôn.[11][12]
    • Nhiều người nhận thấy rằng ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối cũng sẽ khá hữu ích.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh nằm sau khi ăn.
    Ngay sau khi ăn, thực phẩm mà bạn tiêu thụ vẫn chưa được tiêu hóa. Nếu bạn nằm xuống trước khi quá trình này diễn ra, thức ăn trong dạ dày có thể xâm nhập vào thực quản của bạn và khiến bạn buồn nôn. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến tình trạng trào ngược axit và gây nôn mửa.
    • Sau khi ăn, bạn nên đi dạo trong vòng 30 phút để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hít thở không khí trong lành.
    Buồn nôn có thể là do chất lượng của không khí gây nên, chẳng hạn như sự ngột ngạt, hoặc tác nhân kích ứng trong không khí. Ngột ngạt có thể là do căn phòng không thoáng khí khiến bụi bẩn tích tụ, dẫn đến sự tắc nghẽn trong hệ thống hô hấp qua đường mũi, phổi, và họng. Ngoài ra, mùi thức ăn cũng sẽ khiến bạn khó chịu, gây buồn nôn nếu khu vực đó không thoáng khí.
    • Không khí lạnh, trong lành sẽ giúp xoa dịu vấn đề của bạn một cách hiệu quả. Bạn có thể nhanh chóng ra khỏi nhà để hít thở không khí trong lành. Nếu bạn không thể thực hiện điều này, một chiếc quạt máy hoặc máy điều hòa cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự.[13]
    • Đồng thời, hãy cố gắng mở cửa sổ hoặc sử dụng máy hút khói khi nấu ăn để loại bỏ mùi thức ăn.[14]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử qua liệu pháp hương thơm bạc hà.
    Bài tập hít thở sâu kèm theo liệu pháp hương thơm của bạc hà sẽ giúp giảm thiểu sự buồn nôn và nôn mửa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngửi mùi dầu bạc hà không chỉ giảm thiểu sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của buồn nôn và nôn mửa mà còn làm giảm quá trình sử dụng thuốc chống buồn nôn.[15][16][17] Bạn có thể tìm mua dầu bạc hà tại tiệm tạp hóa, tiệm thuốc tây và siêu thị. Bạn có thể sử dụng dầu theo cách như sau:
    • Ngửi mùi lọ dầu bạc hà hoặc cho một vài giọt dầu vào bông gòn, đặt bông vào một chiếc cốc và ngửi.
    • Mát-xa dầu quanh vùng bụng và ngực để bạn có thể ngửi được mùi dầu.
    • Hòa dầu vào nước và cho dung dịch này vào một lọ xịt để sử dụng trong nhà và trong xe ô tô.
    • Cho thêm từ 5 – 10 giọt dầu vào bồn tắm trước khi tắm.[18]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng kỹ thuật hít thở.
    Đối với những người bị buồn nôn khi đang trong giai đoạn hồi phục sau khi phẫu thuật, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít thở sâu một cách có kiểm soát sẽ giúp giảm thiểu cảm giác buồn nôn.[19][20] Để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần phải ngồi tại nơi yên tĩnh, thoải mái. Sau khi hít thở sâu, hãy hít thở như thông thường. Chầm chậm hít vào từ mũi, cho phép ngực và bụng dưới của bạn căng phồng khi bạn lắp đầy không khí trong phổi. Hãy để bụng của bạn phồng to hết mức. Tiếp theo, từ từ thở ra từ miệng. Bạn cũng có thể thở ra từ mũi nếu hành động này khiến bạn thoải mái hơn.
    • Cố gắng kết hợp biện pháp tưởng tượng có hướng dẫn và hít thở sâu. Khi bạn ngồi với tư thế thoải mái và nhắm mắt lại, bạn nên phối hợp phương pháp hít thở sâu và tưởng tượng về hình ảnh hữu ích hoặc tập trung vào từ ngữ hoặc cụm từ có thể giúp bạn thư giãn. Hình ảnh đó có thể là địa điểm du lịch, một căn phòng trong nhà, hoặc một nơi nào đó an toàn hoặc dễ chịu. Biện pháp này sẽ giúp một vài người ngăn chặn tình trạng buồn nôn và thôi thúc muốn nôn.[21][22]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng liệu pháp âm nhạc.
    Đối với bệnh nhân bị buồn nôn do hóa trị, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng liệu pháp âm nhạc sẽ đem lại sự cải thiện cho tình trạng này.[23][24] Liệu pháp âm nhạc sẽ được thực hiện bởi chuyên gia sức khỏe đã được đào tạo đặc biệt, được gọi là nhà trị liệu âm nhạc, và sử dụng âm nhạc để xoa dịu triệu chứng. Các chuyên gia này sẽ tiến hành thực hiện nhiều biện pháp khác nhau đối với từng bệnh nhân, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của người đó.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Sử dụng Thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bệnh.
    Nhiều loại thuốc chống buồn nôn yêu cầu phải có sự chỉ định của bác sĩ, vì vậy, bạn nên đi khám bệnh. Mô tả triệu chứng và tiền sử thuốc của bạn. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc mạnh hơn hoặc yêu cầu bạn sử dụng thuốc thông thường, không cần kê toa, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn.
    • Uống thuốc theo như hướng dẫn được in trên bao bì hoặc theo chỉ định của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.[26][27]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Điều trị tình trạng buồn nôn phổ biến.
    Nhiều người gặp phải tình trạng buồn nôn do đau nửa đầu. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng metoclopramide (Reglan) hoặc prochlorperazine (Compazine) để xoa dịu triệu chứng. Nếu bạn bị chóng mặt và say tàu xe, thuốc kháng histamin chẳng hạn như meclizine và dimenhydrinate sẽ khá hữu ích.
    • Bạn cũng có thể sử dụng thuốc kháng cholin chẳng hạn như miếng dán chứa scopolamine để đối phó với buồn nôn liên quan đến các tình huống này.[28][29]
    • Bạn nên biết rằng các loại thuốc trên sẽ đem lại tác dụng phụ đáng kể và bạn chỉ nên sử dụng chúng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kiếm sự trợ giúp với tình trạng buồn nôn khi mang thai, sau khi phẫu thuật, và cúm dạ dày.
    Buồn nôn là triệu chứng phổ biến của quá trình mang thai và sau khi phẫu thuật. Để đối phó với tình trạng ốm nghén, pyridoxine, hoặc vitamin B6 đã được chứng minh sẽ đem lại hiệu quả và an toàn cho người sử dụng với liều lượng 50 – 200 mg mỗi ngày. Bạn có thể tìm mua chúng dưới dạng viên ngậm hoặc kẹo mút. Uống thuốc viên bào chế từ gừng với liều lượng 1 gram mỗi ngày cũng sẽ đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát sự buồn nôn và nôn mửa trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chất đối kháng thụ thể dopamin (droperidol và promethazin), chất đối kháng thụ thể serotonin (ondansetron), và dexamethason (steroid) có thể giúp ích cho triệu chứng buồn nôn sau khi phẫu thuật.[30]
    • Bạn nên nhớ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều lượng thuốc mà ban sử dụng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bạn.
    • Cúm dạ dày, còn được biết đến dưới tên gọi viêm dạ dày ruột, có thể được điều trị bởi bismuth subsalicylate (pepto bismol) hoặc chất đối kháng thụ thể serotonin (ondansetron).[31][32]
    Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://healthandcounseling.unca.edu/nausea-vomiting-diarrhea
  2. http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/weight-loss/brat-diet-recovering-from-an-upset-stomach.html
  3. http://www.gundersenhealth.org/pregnancy/pregnancy/wellness-and-nutrition/anti-nausea-diet
  4. https://healthandcounseling.unca.edu/nausea-vomiting-diarrhea
  5. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000122.htm
  6. https://www.g-pact.org/gastroparesis/alternative-nausea-treatment
  7. Lien H.C. et al. Tác dụng của gừng đối với say tàu xe và rối loạn nhịp sóng chậm của dạ dày do chuyển động tròn. Tạp chí Sinh lý học. Sinh lý học của Dạ dày-Ruột và Gan Xuất bản ngày 1 tháng Ba năm 2003 Tập 284 số 3
  8. Ernst E, Pittler M.H. Tính hiệu quả của gừng đối với buồn nôn và nôn mửa: bài nhận xét hệ thống của các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Tạp chí Gây mê Anh. Tập 84 Số 3. p367-371. 2000
  9. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000122.htm
  1. https://healthandcounseling.unca.edu/nausea-vomiting-diarrhea
  2. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000122.htm
  3. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/motionsickness.html
  4. http://www.healthguidance.org/entry/14412/1/How-to-Stop-Nausea.html
  5. http://www.gundersenhealth.org/pregnancy/pregnancy/wellness-and-nutrition/anti-nausea-diet
  6. Sites DS. et al. Hít thở có kiểm soát kèm theo hoặc không kèm phương pháp trị liệu hương thơm bằng bạc hà đối với tình trạng buồn nôn sau phẫu thuật và/hoặc giảm thiểu triệu chứng nôn mửa: một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. Tạp chí điều dưỡng cho người đang hồi phục sau khi sử dụng thuốc gây mê. Tháng Hai năm 2014;29(1):12-9
  7. Lua PL, Zakaria NS. Bài nhận xét ngắn về bằng chứng khoa học hiện thời liên quan đến việc sự dụng liệu pháp hương thơm cho tình trạng buồn nôn và nôn mửa. Tạp chí thuốc bổ sung và thay thế. Tháng Sáu năm 2012;18(6):534-40
  8. Tate S. Dầu bạc hà: phương pháp điều trị cho tình trạng buồn nôn sau khi phẫu thuật. Tạp chí Điều dưỡng Nâng cao, 1997, 26, 543–549
  9. https://www.g-pact.org/gastroparesis/alternative-nausea-treatment
  10. http://advance.uconn.edu/2002/020225/02022508.htm
  11. Sites DS. et al. Hít thở có kiểm soát kèm theo hoặc không kèm phương pháp trị liệu hương thơm bằng bạc hà đối với tình trạng buồn nôn sau phẫu thuật và/hoặc giảm thiểu triệu chứng nôn mửa: một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. Tạp chí điều dưỡng cho người đang hồi phục sau khi sử dụng thuốc gây mê. Tháng Hai năm 2014;29(1):12-9
  12. http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/relaxation-techniques-breath-control-helps-quell-errant-stress-response
  13. http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/physicalsideeffects/nauseaandvomiting/nauseaandvomiting/nausea-and-vomiting-other-treatments
  14. Madson AT, Silverman MJ. Ảnh hưởng của liệu pháp âm nhạc đến sự thư giãn, lo âu, cảm giác đau đớn, và buồn nôn ở bệnh nhân cấy ghép nội tạng trưởng thành. Tạp chí Liệu pháp Âm nhạc. Mùa Thu 2010;47(3):220-32
  15. Karagozoglu S, Tekyasar F, Yilmaz FA. Ảnh hưởng của liệu pháp âm nhạc và tưởng tượng có hướng dẫn đến sự lo âu do hóa trị và buồn nôn. Tạp chí Điều dưỡng. Tháng Một năm 2013;22(1-2):39-50
  16. http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/physicalsideeffects/nauseaandvomiting/nauseaandvomiting/nausea-and-vomiting-other-treatments
  17. http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/antiemetic-medicines-otc-relief-for-nausea-and-vomiting.html
  18. Flake Z, Scalley RD, Bailey A. Lựa chọn Thực tiễn của Thuốc chống nôn. Bác sĩ Gia đình Mỹ. Ngày 1 tháng Ba năm 2004;69(5):1169-1174.
  19. http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/antiemetic-medicines-otc-relief-for-nausea-and-vomiting.html
  20. Flake Z, Scalley RD, Bailey A. Lựa chọn Thực tiễn của Thuốc chống nôn. Bác sĩ Gia đình Mỹ. Ngày 1 tháng Ba năm 2004;69(5):1169-1174.
  21. Flake Z, Scalley RD, Bailey A. Lựa chọn Thực tiễn của Thuốc chống nôn. Bác sĩ Gia đình Mỹ. Ngày 1 tháng Ba năm 2004;69(5):1169-1174.
  22. http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/antiemetic-medicines-otc-relief-for-nausea-and-vomiting.html
  23. Flake Z, Scalley RD, Bailey A. Lựa chọn Thực tiễn của Thuốc chống nôn. Bác sĩ Gia đình Mỹ. Ngày 1 tháng Ba năm 2004;69(5):1169-1174.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Roy Nattiv, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Roy Nattiv, MD. Roy Nattiv là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Los Angeles, California. Nattiv specializes chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm, suy dinh dưỡng, chứng loạn khuẩn ở ruột non, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nattiv tốt nghiệp Đại học California, Berkeley và nhận bằng bác sĩ y khoa (MD) tại Trường Y khoa Sackler ở Tel Aviv, Israel. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Montefiore, Đại học Y Albert Einstein. Nattiv tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đào tạo về tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Đại học California, San Francisco (UCSF). Anh từng là học viên nghiên cứu sinh của Viện Y học Tái sinh California (CIRM) và đã được Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu về viêm loét đại trang ở trẻ em. Bài viết này đã được xem 2.025 lần.
Trang này đã được đọc 2.025 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo