Cách để Áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn đang mắc căn bệnh nào đó, chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, kiểm tra sức khỏe hoặc phục hồi sau khi mổ, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng.[1]Mục đích của chế độ này là loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa khỏi hệ tiêu hóa.[2]Không giống như thực phẩm rắn, thực phẩm trong chế độ ăn uống chất lỏng có thể dễ dàng được hấp thụ vào hệ tiêu hóa và không để lại thức ăn thừa trong đường ruột. Nếu được bác sĩ chỉ định theo chế độ ăn uống chất lỏng, bạn cần phải nhớ một điều quan trọng là chỉ nên hấp thụ đúng loại chất lỏng và đồ ăn cần thiết.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Chuẩn bị cho chế độ ăn uống chất lỏng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hỏi ý kiến bác sĩ.
    Thông thường, bác sĩ hoặc phẫu thuật viên sẽ là người yêu cầu bạn áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng. Tuy nhiên, nếu bạn tự mình theo chế độ này vì lý do khác thì bạn cần thực hiện một việc quan trọng là hỏi ý kiến bác sĩ để biết rằng chế độ ăn uống chất lỏng có an toàn đối với bạn hay không.
    • Hỏi bác sĩ mục đích của chế độ ăn uống chất lỏng, cần áp dụng trong bao lâu và chính xác thì bạn được phép ăn những thứ gì trong khoảng thời gian này.
    • Bạn cũng nên hỏi xem có cần hạn chế hoạt động thể chất, bỏ thói quen ăn thực phẩm chức năng, ngừng uống hoặc thay đổi loại thuốc của mình hay không.
    • Hỏi bác sĩ xem liệu có thể xảy ra các tác dụng phụ nào khi bạn theo chế độ ăn uống chất lỏng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi mua sắm tại cửa hàng tạp hóa.
    Sau khi biết rõ rằng mình có thể và không thể ăn thứ gì trong lúc đang theo chế độ ăn uống chất lỏng, bạn nên đi đến cửa hàng tạp hóa. Bạn cần chuẩn bị kỹ và mua đủ các thực phẩm lỏng cần thiết để ăn theo đúng chế độ.
    • Mua đầy đủ các món được phép ăn và tích trữ ở nhà để luôn sẵn sàng áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng.
    • Nên chuẩn bị hết những thứ cần thiết. Thường thì sẽ khó theo chế độ ăn uống chất lỏng được chỉ định nếu bạn không có đủ các thứ cần thiết ở nhà hoặc ở chỗ làm.
    • Mua nhiều thực phẩm như: Canh, kem que, thạch, nước hoa quả, trà, cà phê và nước ép nguyên chất như nước táo ép hoặc nước ép nho trắng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sẵn sàng đối mặt với tác dụng phụ.
    Chế độ ăn uống chất lỏng có thể gây một số tác dụng phụ. Điều này tùy thuộc vào việc bạn được phép ăn thứ gì và phải theo chế độ này trong bao lâu.
    • Các tác dụng phụ thường ở mức độ nhẹ như đói bụng, đau đầu, buồn nôn, lả người và tiêu chảy.
    • Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nói trên trở nên trầm trọng hơn hoặc có cảm giác bị ốm. Nói cho bác sĩ biết khi nào triệu chứng xuất hiện và gây ảnh hưởng đến bạn ra sao.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều loại chất lỏng khác nhau.
    Khi đang áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng, bạn được phép uống các chất lỏng khác ngoài nước. Bạn sẽ cảm thấy dễ theo chế độ này hơn nếu uống nhiều loại chất lỏng khác nhau.
    • Uống nhiều chất lỏng trong ngày có thể giúp đỡ đói và tránh một số tác dụng phụ khác.
    • Bạn có thể uống các loại đồ uống sau: Nước (thông thường, có ga hoặc hương vị riêng), nước ép sạch không có thịt quả (như nước táo ép), nước ép có vị hoa quả, đồ uống thể thao, soda, canh, cà phê và trà (không cho thêm sản phẩm từ sữa).[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn các loại đồ ăn phù hợp.
    Dù đang áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng, bạn vẫn có thể ăn một số món.
    • Ăn những món này có thể giúp bạn thấy đỡ ngán khi phải uống chất lỏng trong hầu hết cả ngày.
    • Các loại đồ ăn thích hợp là: Gelatin, kem que (không có sữa, hoa quả, sô cô la hoặc hạnh nhân) và kẹo cứng.[4]
    • Đảm bảo dinh dưỡng bằng cách dùng thêm một vài món thơm ngon như canh gà hoặc canh bò.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hấp thụ chất lỏng có chứa calo thành nhiều bữa trong ngày.
    Nếu có cả thức ăn và đồ uống chứa calo trong chế độ ăn uống, bạn nên dàn trải thành nhiều bữa ăn trong ngày.[5]
    • Khi đang theo chế độ ăn uống chất lỏng, lượng calo hấp thụ vào cơ thể sẽ thấp hơn bình thường nên có thể khiến hạ đường huyết, gây cảm giác chóng mặt, sắp ngất hoặc buồn nôn.
    • Thực đơn ăn uống mà bạn có thể áp dụng trong ngày là: Bữa sáng uống một ly nước ép không có thịt quả, một cốc cà phê hoặc trà không thêm sản phẩm từ sữa (có thể cho thêm chất làm ngọt); bữa nhẹ buổi sáng uống một cốc gelatin; bữa trưa uống một bát canh nhỏ và một cốc nước ép không có thịt quả; bữa nhẹ buổi chiều uống một bát canh nhỏ; bữa chính buổi chiều uống một cốc gelatin và một bát canh nhỏ; bữa nhẹ buổi tối uống một cốc nước ép không có thịt quả.
    • Những ai mắc bệnh tiểu đường cần thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nên uống đủ đồ ngọt để hấp thụ khoảng 200 gam hydrat cacbon trong ngày.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hạn chế hoạt động thể chất.
    Khi đang theo chế độ ăn uống chất lỏng, bạn sẽ không hấp thụ đủ lượng calo và các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động thể chất.
    • Nếu bạn vốn là một người năng động, bạn cần giảm hoặc hạn chế hoạt động thể chất trong ngày. Ví dụ: Nếu thường ngày bạn chạy trong 45 phút thì bây giờ bạn chỉ nên đi bộ trong 30 phút.
    • Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng và thực hiện các hoạt động thường ngày khác dù đang áp dụng chế độ ăn uống chất lỏng.
    • Nếu bạn thấy quá mệt mỏi, buồn nôn hoặc cảm tưởng như sắp ngất trong hoặc sau khi thực hiện hoạt động thể chất, bạn nên dừng lại ngay và không nên tiếp tục tập luyện khi đang theo chế độ ăn uống chất lỏng.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Chế độ ăn uống chất lỏng không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để thực hiện các chức năng của cơ thể. Bạn chỉ nên theo chế độ ăn uống chất lỏng để chữa bệnh dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ. Đây không phải là chế độ ăn uống hợp lý nếu mục tiêu của bạn là giảm cân.
  • Không ăn các thực phẩm có màu đỏ nếu sắp khám trực tràng vì bác sĩ có thể hiểu nhầm rằng đây là máu trong quá trình khám.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Claudia Carberry, RD, MS
Cùng viết bởi:
Chuyên gia dinh dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Claudia Carberry, RD, MS. Claudia Carberry là chuyên gia dinh dưỡng đã có chứng nhận chuyên lĩnh vực cấy ghép thận và tư vấn giảm cân tại Trường Y thuộc Đại học Arkansas. Cô là thành viên của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Arkansas. Claudia có bằng thạc sĩ chuyên ngành Dinh dưỡng của Đại học Tennessee Knoxville năm 2010. Bài viết này đã được xem 3.441 lần.
Trang này đã được đọc 3.441 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo