Cách để Vượt qua Nỗi sợ Nha sĩ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đi khám răng có thể trở thành nỗi đau theo nghĩa đen đối với nhiều người. Một phần lớn dân số thậm chí cảm thấy sợ hãi khi phải đi nha sĩ.[1] Nếu bạn mắc phải căn bệnh ám ảnh nha khoa hoặc thậm chí là thường xuyên tránh đi nha sĩ, bạn có thể vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách xác định chúng và xây dựng trải nghiệm tích cực với nha sĩ của bạn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Hiểu rõ Nỗi sợ hãi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận thức được rằng sợ đi khám răng là điều hoàn toàn bình thường.
    Không có lý do gì khiến bạn trở nên xấu hổ bởi nỗi sợ đi nha sĩ của mình. Nhiều người trên thế giới cũng đang gặp phải nỗi ám ảnh này. Bạn không nên cho phép nó ngăn bạn nhận được sự chăm sóc răng miệng thích hợp vì điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng giao tiếp của bạn.[2]
    • Hầu hết mọi hướng dẫn đều khuyên bạn nên đi khám răng 2 lần mỗi năm để duy trì sức khỏe răng miệng tốt.[3]
    • Không đi nha sĩ thường xuyên có thể gây sâu răng, áp xe răng, gãy hoặc mất răng, và hôi miệng. Một vài tình trạng trong số này có thể gây ảnh hướng đến đời sống xã hội của bạn.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Viết ra nỗi sợ hãi cụ thể.
    Nhiều người có thể không muốn thừa nhận rằng họ gặp phải nỗi ám ảnh nha khoa. Để có thể vượt qua nỗi sợ đi nha sĩ, bạn nên viết ra danh sách nguyên nhân gây lo lắng cho bạn.[5]
    • Bạn thậm chí có thể sẽ không nhận thức được nỗi sợ hãi của bản thân cho đến khi bạn bắt đầu suy nghĩ về nó.[6] Bạn có thể sẽ nhận thấy rằng quá trình chăm sóc răng miệng tại phòng nha không khiến bạn hoảng sợ, nhưng nha sĩ mới chính là người khiến bạn cảm thấy sợ hãi. Đây là nỗi sợ khá dễ dàng để bạn có thể vượt qua chỉ đơn giản bằng cách tìm kiếm phương pháp tiếp cận mới.
    • Đem danh sách này đến gặp nha sĩ và thảo luận về nỗi sợ hãi với họ. Nha sĩ có thể cung cấp cho bạn lời lý giải hợp lý về nguyên nhân gây lo lắng của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu nguyên nhân hình thành nỗi sợ hãi.
    Nỗi sợ hãi thường được hình thành dựa trên trải nghiệm hoặc ký ức của bạn.[7] Xác định nguồn gốc của tình trạng ám ảnh nha khoa mà bạn đang gặp phải có thể giúp bạn chủ động tiến hành thực hiện các bước để vượt qua nỗi sợ đi nha sĩ của bạn.
    • Suy nghĩ về trải nghiệm cụ thể có thể góp phần hình thành nỗi sợ nha sĩ và sử dụng trải nghiệm tích cực để chống lại chúng sẽ giúp bạn hình thành tư duy phù hợp để bắt đầu vượt qua nỗi ám ảnh của mình. Ví dụ, nếu bạn gặp phải tình trạng sâu răng hoặc lấy tủy răng vô cùng đau đớn, hãy suy nghĩ về tình huống mà nha sĩ đã khen bạn rằng bạn giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt hoặc về quá trình điều trị vấn đề răng miệng hoàn toàn không đau đớn chẳng hạn như làm sạch răng mà bạn đã trải qua để bù đắp cho nỗi sợ của mình.[8]
    • Nếu bạn không thể xác định cụ thể nguồn gốc gây sợ hãi cho bạn, nó có thể bắt nguồn từ ký ức hoặc nỗi từ phía xã hội, chẳng hạn như câu chuyện kinh dị liên quan đến nha khoa mà bạn bè hoặc người thân của bạn đã kể.
    • Suy nghĩ dần dần về nguồn gốc của chứng ám ảnh nha khoa sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi. Có thể điều duy nhất mà bạn cần thực hiện để vượt qua sự sợ hãi đó chính là nhìn nhận nó.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cần biết rằng dịch vụ nha khoa đã được cải thiện rất nhiều.
    Trước khi bạn tiến hành thực hiện các bước cụ thể trong việc đi đến phòng nha để giúp bản thân vượt qua nỗi sợ hãi, bạn nên nhớ rằng trong những năm gần đây, dịch vụ nha khoa đã được cải thiện khá đáng kể. Máy khoan thời cổ xưa và kim tiêm gây mê to tướng đã không còn tồn tại. Hiểu rõ sự cải thiện trong nha khoa có thể giúp bạn giảm thiểu sự sợ hãi.[10]
    • Ngày nay, có khá nhiều biện pháp điều trị vấn đề răng miệng chẳng hạn như sâu răng. Máy khoan hiện tại đã có nút bấm để ngừng hoạt động khi bạn muốn hoặc thậm chí bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng tia laser để loại bỏ khu vực bị viêm nhiễm.[11]
    • Nhiều nha sĩ cũng đã cố gắng cải thiện phòng mạch của mình theo kiểu ít đem lại cảm giác như đang trong buồng bệnh hơn bằng cách sử dụng màu sắc nhẹ nhàng và loại bỏ mùi hương đặc trưng liên quan đến quá trình đi khám răng.[12]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tìm kiếm Nha sĩ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm kiếm nha sĩ phù hợp với bạn.
    Nha sĩ có thể tạo không khí chung cho toàn bộ buổi khám bệnh của bạn. Nếu họ không hình thành sự ấm áp và chào đón và có xu hướng lạnh lùng, nỗi sợ hãi của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tìm kiếm vị bác sĩ phù hợp sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ nha sĩ một cách đáng kể.
    • Cách tốt nhất để tìm được bác sĩ tốt đó chính là thông qua sự giới thiệu của bạn bè và người thân. Người khác sẽ không giới thiệu cho bạn vị nha sĩ mà bản thân họ không thấy thoải mái với người này.
    • Bạn cũng có thể tham khảo lời nhận xét trực tuyến về nha sĩ hoặc trên báo hoặc tạp chí.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sắp xếp lịch để tiến hành thảo luận với nha sĩ tiềm năng của bạn.
    Lên lịch hẹn gặp nha sĩ tiềm năng để có thể tìm kiếm người phù hợp. Gặp gỡ và thảo luận về sức khỏe và nỗi sợ hãi với họ sẽ giúp bạn nhận thức được cảm giác thoải mái của bạn khi tiếp xúc với một người cụ thể nào đó, người có thể xử lý mối lo ngại về nha khoa của bạn.
    • Đưa ra câu hỏi cho ứng viên và thảo luận về nỗi sợ hãi của bạn. Chuẩn bị sẵn danh sách cụ thể về nỗi sợ hãi có thể giúp bạn chắc chắn rằng bạn không bỏ sót bất kỳ điều gì.
    • Bạn nên nhớ bảo đảm rằng vị nha sĩ nghiêm túc nhìn nhận bạn cũng như sự sợ hãi của bạn. Không nên chấp nhận bất kỳ người nào phớt lờ bạn, vì điều này có thể làm tăng thêm nỗi sợ của bạn và đây cũng là dấu hiệu cho thấy rằng người đó không dịu dàng hoặc cảm thông.[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thiết lập kế hoạch tiến hành dần dần dịch vụ nha khoa đơn giản.
    Một khi bạn đã tìm được vị nha sĩ khiến bạn cảm thấy thoải mái, bạn có thể lên kế hoạch cho nhiều buổi khám bệnh hơn. Bắt đầu bằng dịch vụ chăm sóc răng miệng đơn giản chẳng hạn như làm sạch răng và từ từ chuyển sang dịch vụ quan trọng hơn chẳng hạn như lấy tủy răng hoặc bọc mão răng nếu có.[14]
    • Phương pháp này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tin cậy với nha sĩ của bạn.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nếu bạn cảm...
    Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với bất kỳ điều gì, bạn có thể yêu cầu nha sĩ ngừng quá trình điều trị để giúp bạn bình tĩnh lại.[16]
    • Bạn càng đi nha sĩ thường xuyên bao nhiêu thì bạn lại càng có trải nghiệm tích cực bấy nhiêu, và bạn sẽ tăng cường khả năng duy trì sức khỏe răng miệng cho bản thân cũng như vượt qua nỗi ám ảnh nha khoa của chính mình.[17]
    • Lên lịch hẹn với nha sĩ vào thời điểm mà bạn sẽ không phải chờ đợi lâu. Trở thành bệnh nhân đầu tiên của buổi sáng là chiến thuật khá tốt.[18]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Quản lý Sự sợ hãi trong Quá trình Tiến hành Dịch vụ Nha khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giao tiếp với nha sĩ.
    Nền tảng của bất kỳ một mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân tốt đẹp nào cũng đều thông qua quá trình giao tiếp hiệu quả.[19] Trò chuyện với nha sĩ của bạn trước khi, trong khi, và sau khi thực hiện thủ tục nha khoa có thể giúp làm giảm thiểu nỗi sợ hãi của mình.[20]
    • Trước khi thực hiện dịch vụ nha khoa, hãy trò chuyện với nha sĩ về bất kỳ nỗi sợ hãi hoặc mối lo ngại nào mà bạn đang gặp phải.[21] Bạn cũng nên yêu cầu nha sĩ giải thích cho bạn hiểu rõ về phương pháp điều trị nha khoa mà bạn lựa chọn trước khi bắt đầu.[22]
    • Yêu cầu nha sĩ thông báo cho bạn biết tình hình khi đang tiến hành điều trị. Bạn nên nhớ rằng bạn có quyền được biết chuyện gì đang xảy ra.[23]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Viết kịch bản về phương pháp nha khoa khiến bạn sợ hãi.
    Khắc phục sự sợ hãi có thể khiến bất kỳ một người nào mất đi sự tự tin và lảng tránh tình huống. Sử dụng chiến thuật hành vi bằng cách viết kịch bản trước buổi hẹn có thể giúp bạn tham gia vào tình huống không hề đáng sợ này và giảm thiểu nỗi sợ nha sĩ của bạn.[24]
    • Viết kịch bản là kỹ thuật mà trong đó bạn hình thành khái niệm cho kế hoạch đối phó hoặc “kịch bản” cho tình huống cụ thể và theo sát nó. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy sợ hãi khi bạn sắp phải thực hiện dịch vụ làm sạch răng, bạn có thể viết ghi chú và phát triển kế hoạch có thể cho phép bạn có quyền ra lệnh tương tự trong buổi khám bệnh. Hãy suy nghĩ về câu trả lời cho bất kỳ một câu hỏi hoặc phản ứng trước bất kỳ tình huống bất ngờ nào có thể phát sinh trong quá trình tương tác.[25]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Suy nghĩ về dịch vụ nha khoa bằng từ ngữ đơn giản.
    Nếu bạn cảm thấy sợ hãi khi phải đi nha sĩ hoặc trước việc tiến hành dịch vụ nha khoa cụ thể nào đó, bạn có thể suy nghĩ về nó bằng từ ngữ đơn giản. Đây là kỹ thuật hành vi có thể giúp bạn định hình cách suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về tình huống bằng cách khiến chúng trông như chỉ là tình huống phổ biến và tầm thường.[26]
    • Nếu bạn sợ phải làm sạch răng, bạn có thể tái định hình suy nghĩ của mình như thể “biện pháp này cũng đơn giản tương tự như chải răng”.[27]
    • Đối phó với từng vấn đề nhỏ nhặt và dễ quản lý hơn sẽ giúp bạn vượt qua bất kỳ một nỗi sợ hãi nào.[28]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng kỹ thuật thư giãn.
    Thư giãn sẽ giúp bạn cảm nhận trải nghiệm tích cực hơn tại phòng nha và giảm thiểu tối đa sự sợ hãi của bạn. Từ bài tập hít thở cho đến thiền, có rất nhiều kỹ thuật thư giãn mà bạn có thể sử dụng để quản lý nỗi ám ảnh nha khoa của bạn.[29]
    • Nhiều nha sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng khí nitơ oxit, thuốc an thần, hoặc thuốc chống lo âu chẳng hạn như alprazolam để giúp bạn thư giãn trong suốt quá trình điều trị.[30]
    • Một vài nha sĩ sẽ kê toa thuốc chống lo âu cho bạn trước buổi khám bệnh nếu bạn gặp phải tình trạng kích động thần kinh nghiêm trọng.[31]
    • Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc chống lo âu nào khác không phải do nha sĩ chỉ định, bạn nên chắc chắn rằng bạn cho nha sĩ của bạn biết rõ về chúng trước khi tiến hành dịch vụ nha khoa để có thể đảm bảo rằng sẽ không xảy ra bất kỳ một tình trạng tương tác thuốc nguy hiểm nào.[32]
    • Cần nhớ rằng sử dụng các loại thuốc này trong quá trình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng sẽ khá tốn kém, và bảo hiểm nha khoa của bạn có thể sẽ không chi trả cho khoản chi phí này.
    • Bài tập hít thở sẽ giúp bạn thư giãn. Bạn có thể hít thở nhịp nhàng trong 4 giây và thở ra trong 4 giây. Nếu điều này có thể giúp ích cho bạn, hãy suy nghĩ về từ “thư” khi bạn hít vào và “giãn” trong khi bạn thở ra để giúp loại bỏ càng nhiều nỗi sợ hãi khỏi tâm trí càng tốt.[33]
    • Nếu cần thiết, bạn có thể tăng gấp đôi kỹ thuật thư giãn.[34]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Gây xao nhãng cho bản thân bằng nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau.
    Bạn có thể sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau để gây xao nhãng cho bản thân trong suốt quá trình khám răng. Nghe nhạc hoặc xem chương trình TV mà nha sĩ đã cài đặt sẵn có thể giúp bạn thư giãn và giảm thiểu nỗi sơ hãi của bạn.[35]
    • Ngày nay, nhiều nha sĩ có chuẩn bị sẵn máy nghe nhạc MP3 hoặc TV và máy tính bảng để gây xao nhãng cho bệnh nhân.[36]
    • Nếu nha sĩ của bạn không có sẵn những thiết bị này, bạn có thể hỏi xem liệu bạn có thể nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách trong suốt quá trình khám bệnh hay không.[37]
    • Bạn cũng có thể sử dụng “quả cầu sức khỏe” (stress ball) để giúp bản thân phân tâm và thư giãn trong suốt buổi khám bệnh.
    • Bạn cũng có thể lắng nghe loại nhạc êm dịu hoặc xem video vui nhộn trước buổi hẹn khám răng để có thể thư giãn và liên kết hình ảnh của nha sĩ với sự bình tĩnh, điều này sẽ giúp bạn vượt qua sự sợ hãi.[38]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đi khám răng cùng bạn bè hoặc người thân.
    Bạn có thể đi cùng bạn bè hoặc người thân đến buổi hẹn khám răng vì họ có thể gây xao nhãng cho bạn và giúp bạn bình tĩnh lại.
    • Nếu bạn cảm thấy lo lắng cùng cực, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu bạn bè của bạn có thể đi cùng bạn vào phòng phẫu thuật hay không. Biết rằng một người nào đó mà bạn tin tưởng đang hiện diện trong căn phòng cùng bạn có thể giúp bạn thư giãn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Phòng ngừa vấn đề răng miệng nghiêm trọng bằng cách đi khám răng thường xuyên hơn.
    Nhiều người sợ phải đi nha sĩ bởi vì sự đau đớn và phức tạp mà dịch vụ điều trị thường đem lại cho họ chẳng hạn như lấy tủy răng. Bằng cách làm sạch răng và khám răng thường xuyên, bạn không chỉ đang giúp bản thân vượt qua nỗi sợ nha sĩ mà còn ngăn ngừa sự hình thành của vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn.[39]
    • Bạn nên nhớ chăm sóc sức khỏe răng miệng mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ bạn phải tiến hành thủ tục điều trị nha khoa phức tạp. Chải răng ít nhất là hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa có thể giúp bạn ngăn ngừa vấn đề phát sinh.[40]
    • Bạn càng có được những buổi khám răng tích cực bao nhiêu thì bạn sẽ càng nhanh chóng vượt qua nỗi sợ nha sĩ bấy nhiêu.[41]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tự thưởng cho bản thân sau buổi khám răng tích cực.
    Sau buổi khám bệnh, bạn có thể tự thưởng cho bản thân bằng một điều gì đó mà bạn mong muốn hoặc bằng cách thực hiện hoạt động vui tươi nào đó. Điều này sẽ giúp bạn liên kết quá trình khám răng với phần thưởng thay vì nỗi sợ hãi.
    • Ví dụ, bạn có thể mua cho bản thân một món quà nhỏ nào đó chẳng hạn như một chiếc áo hoặc một đôi giày vì đã mạnh dạn đi khám răng.
    • Bạn có thể thực hiện một hoạt động thú vị nào đó chẳng hạn như đi đến công viên giải trí hoặc công viên nước trong khu vực bạn sinh sống.
    • Bạn có thể sẽ muốn tránh tự thưởng bánh kẹo ngọt cho bản thân bởi vì chúng có thể gây sâu răng và khiến bạn phải đi khám răng thường xuyên hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Duy trì thái độ tích cực. Bạn nên nhớ rằng bạn đi nha sĩ là để giữ gìn sự sạch sẽ cho răng miệng, chứ không phải là để dọa bản thân mình.
  • Khi đi khám răng, bạn hãy nhớ bình tĩnh và thư giãn. Hãy để nha sĩ thực hiện điều mà họ cần làm. Vì cuối cùng, mục tiêu ở đây chính là giữ cho hàm răng của bạn luôn sạch sẽ và không bị sâu răng. Nha sĩ không có ý định gây sợ hãi cho bạn.
  1. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  2. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  3. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  4. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  5. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  6. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  7. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  8. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  9. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  10. http://www.dentalfearcentral.org/help/
  11. http://www.dentalfearcentral.org/help/
  12. http://www.dentalfearcentral.org/help/
  13. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  14. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  15. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201201/building-bulletproof-courage
  16. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201201/building-bulletproof-courage
  17. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201201/building-bulletproof-courage
  18. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201201/building-bulletproof-courage
  19. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201201/building-bulletproof-courage
  20. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  21. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  22. http://www.dentalfearcentral.org/help/sedation-dentistry/oral-sedation/
  23. http://www.dentalfearcentral.org/help/sedation-dentistry/oral-sedation/
  24. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  25. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  26. http://www.health.harvard.edu/blog/dental-fear-our-readers-suggest-coping-techniques-20100825327
  27. http://www.health.harvard.edu/blog/dental-fear-our-readers-suggest-coping-techniques-20100825327
  28. http://www.health.harvard.edu/blog/dental-fear-our-readers-suggest-coping-techniques-20100825327
  29. http://www.health.harvard.edu/blog/dental-fear-our-readers-suggest-coping-techniques-20100825327
  30. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  31. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm
  32. http://psychcentral.com/library/phobia_dentist.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Leslie Bosch, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học phát trển
Bài viết này đã được cùng viết bởi Leslie Bosch, PhD. Tiến sĩ Leslie Bosch là nhà tâm lý học phát triển, huấn luyện viên sức khỏe thể chất lẫn tinh thần được Hội đồng Y khoa Quốc gia công nhận, kiêm chủ sở hữu Bosch Integrative Wellness. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, cô chuyên cung cấp dịch vụ huấn luyện giải tỏa căng thẳng cho cá nhân và tập thể bằng nhiều phương pháp thay đổi có tính khoa học, bao gồm hỏi đáp truyền động lực, tâm lý học tích cực, tự thấu cảm, giao tiếp phi bạo lực, thuyết học tập xã hội và thuyết tự quyết. Tiến sĩ Bosch từng theo học tại Trung tâm Y học Tích hợp Andrew Weil thuộc Đại học Arizona và có bằng tiến sĩ chuyên ngành Nghiên cứu Gia đình và Phát triển Con người của Đại học Arizona. Cô cũng là thành viên của Hiệp hội Huấn luyện Sức khỏe Thể chất và Tinh thần thuộc Hội đồng Y khoa Quốc gia. Tiến sĩ Bosch đã công bố nhiều nghiên cứu và được giới thiệu trên nhiều ấn phẩm truyền thông. Bài viết này đã được xem 8.620 lần.
Trang này đã được đọc 8.620 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo