Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn có thể trị bỏng lưỡi tự nhiên bằng cách ngậm viên đá lạnh. Bạn cũng có thể ăn sữa chua hoặc một thìa mật ong. Mặt khác, bạn nên tránh ăn đồ chua. Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể ngậm viên ho hoặc nhai kẹo cao su tinh dầu bạc hà. Bên cạnh đó, bạn có thể uống thuốc giảm đau và tránh thoa kem hoặc thuốc mỡ lên lưỡi. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu sau 7 ngày lưỡi vẫn còn đau.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Áp dụng liệu pháp tự nhiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngậm một viên đá hoặc kem que.
    Cách xoa dịu bỏng lưỡi hiển nhiên nhất là dùng lạnh để chống nóng. Bạn có thể ngậm một viên đá, liếm một que kem nước quả hoặc thậm chí uống thức uống lạnh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn sữa chua.
    Sữa chua là một trong những biện pháp trị bỏng lưỡi hiệu quả nhất vì sữa chua rất mát và có tính xoa dịu.
    • Ăn một thìa sữa chua ngay sau khi bị bỏng lưỡi và ngậm vài giây trước khi nuốt.
    • Bạn có thể ăn sữa chua Hy Lạp tự nhiên hoặc bất kỳ loại sữa chua nào khác, hoặc thử uống một ly sữa lạnh.[1]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rắc đường lên lưỡi.
    Phương pháp trị bỏng lưỡi độc đáo nhất là rắc một chút dường lên vùng lưỡi bị bỏng và chờ đường tan ra. Bạn nên ngậm đường trong ít nhất một phút để cơn đau biến mất. Cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu sau khi bạn ngậm đường.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn một thìa mật ong.
    Mật ong là chất xoa dịu tự nhiên, do đó giúp giảm đau do bỏng lưỡi. Một thìa mật ong là đủ để xoa dịu lưỡi bị bỏng.
    • Bạn chỉ cần ăn một thìa mật ong, sau đó ngậm trên lưỡi một lúc trước khi nuốt xuống.
    • Không cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong, vì trong mật ong có chứa các bào tử độc hại có thể dẫn đế hội chứng ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh, thậm chí tử vong. [2]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng vitamin E.
    Vitamin E có tác dụng điều trị bỏng và giúp mau lành vết thương bằng cách tái tạo mô lưỡi. Bạn chỉ cần cắt một viên nang vitamin E 1000 IU, sau đó rắc dầu vitamin E lên vùng lưỡi bị bỏng.[3]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thở bằng miệng.
    Liệu pháp này nghe có vẻ bình thường, nhưng việc thở qua miệng (thay vì qua mũi) giúp xoa dịu cơn bỏng lưỡi nhờ không khí lạnh tạt qua lưỡi khi bạn hít vào.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tránh thực phẩm mặn và chua.
    Khi lưỡi chưa lành, bạn nên tránh ăn thực phẩm có tính axit như cà chua, hoa quả và nước ép họ cam quýt và giấm. Nếu thực sự thèm chua, bạn có thể uống nước ép cam lạnh, vì thức uống này không mấy ảnh hưởng và giúp xoa dịu cơn đau ngay trong khi bạn uống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh thực phẩm mặn như khoai tây chiên để tránh kích thích lưỡi bị bỏng.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Dùng lô hội.
    Cây lô hội là liệu pháp điều trị và xoa dịu bỏng tự nhiên và phổ biến. Thoa một ít gel lô hội (được lấy ra trực tiếp từ cây, không phải kem hoặc gel lô hội mua ở cửa hàng) lên vùng lưỡi bị bỏng. Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước vì vị gel lô hội không hề dễ chịu chút nào. Bạn cũng có thể lấy gel lô hội từ cây và đông lạnh thành viên đá, sau đó ngậm trong lưỡi để xoa dịu cơn đau.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Áp dụng liệu pháp giảm đau

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngậm viên ho.
    Bạn nên tìm viên ho chứa benzocaine, menthol hoặc phenol. Những thành phần trên có tác dụng gây tê cục bộ, do đó giúp gây tê lưỡi và giảm đau. Nước súc miệng gây mê cũng chứa những thành phần trên và giúp trị bỏng lưỡi hiệu quả.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhai kẹo cao su vị bạc hà.
    Nhai kẹo cao su chứa tinh dầu bạc hà (menthol) giúp kích hoạt các thụ thể cảm nhận nóng lạnh trên lưỡi, nhờ đó mang lại cảm giác mát lạnh và dễ chịu. Kẹo cao su có vị bạc hà và bạc hà lục đều chứa dẫn xuất menthol.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc giảm đau.
    Nếu cảm thấy quá đau do bỏng lưỡi, bạn có thể cân nhắc uống một số thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Paracetamol) hoặc ibuprofen. Các thuốc này giúp giảm đau và giảm sưng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh thoa kem hoặc thuốc mỡ trị bỏng.
    Hầu hết các loại kem và thuốc mỡ trị bỏng chỉ được điều chế để thoa ngoài da.
    • Bạn không nên thoa những thuốc này lên lưỡi vì chúng chứa các thành phần độc hại khi nuốt vào.
    • Bạn chỉ được phép thoa kem và thuốc mỡ trị bỏng được điều chế đặc biệt cho miệng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc đến gặpbác sĩ.
    Nếu lưỡi bị bỏng đau và sưng hơn 7 ngày, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn để thúc đẩy quá trình phục hồi.
    • Nếu cảm giác bỏng rát ở lưỡi là tự phát sinh, không phải do ăn hoặc uống thực phẩm nóng, bạn có thể đang mắc hội chứng bỏng rát miệng. Hội chứng này rất đau đớn và có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác trong miệng.
    • Nếu nghi ngờ mình bị hội chứng bỏng rát miệng, bạn nên đi khám ngay, vì bỏng rát miệng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn như tiểu đường, cường giáp, trầm cảm hoặc dị ứng thực phẩm.[5]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không nên gây tê lưỡi trước khi ăn, vì bạn có thể vô tình cắn phải lưỡi và kích thích lưỡi bỏng nặng thêm.
  • Bạn có thể rắc đường nâu lên viên đá lạnh, sau đó đặt mặt đá có đường lên lưỡi bị bỏng.
  • Nếu không có thuốc Orajel, bạn có thể ngậm một chút đinh hương, vì loại thảo mộc này cũng có tác dụng gây tê giống Orajel.
  • Bạn có thể ngậm đá và nhai kẹo cao su bạc hà cùng một lúc.
  • Bạn có thể ăn hoặc uống đồ lạnh như kem hoặc nước đá để xoa dịu cơn đau.

Cảnh báo

  • Nếu muốn dùng đá lạnh, bạn nên làm ướt đá trước khi ngậm trong lưỡi. Không nên đắp đá lạnh trực tiếp lên lưỡi bị bỏng vì đá có nguy cơ dính lên lưỡi và gây đau nặng hơn.
  • Mật ong là liệu pháp tại nhà phổ biến. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng mật ong để điều trị bỏng lưỡi cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
  • Không thoa kem trị bỏng nếu bị bỏng trong miệng. Hầu hết các loại kem đều sử dụng ngoài da, không phải trong miệng. Các loại kem này có thể gây hại cho sức khỏe và dẫn đến tử vong.
  • Bạn không nên tự xử lý các vết thương nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ bị tổn thương nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ.
  • Không nên dùng quá nhiều thuốc mỡ. Thuốc mỡ có thể gây tê cổ họng và khiến bạn có nguy cơ nuốt phải dịch dạ dày ợ ra hoặc dịch tiết từ miệng.[6]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 43.109 lần.
Trang này đã được đọc 43.109 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo