Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đau vai là tình trạng khá phổ biến và có thể do nhiều vấn đề gây nên, chẳng hạn như co thắt cơ, bong gân, trật khớp, rối loạn cột sống (cổ hoặc lưng giữa), hoặc thậm chí là bệnh tim. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến gây đau vai thường do căng cơ bắp và/hoặc dây chằng, thường là vì làm việc căng thẳng hoặc tập luyện quá sức.[1] Hầu hết tình trạng đau vai có thể tự khỏi trong vòng một tuần, hoặc sớm hơn nếu bạn sử dụng biện pháp chữa trị tại nhà có hiệu quả. Đối với hiện tượng đau vai nặng, bạn cần đi khám bác sĩ, thậm chí có thể phải phẫu thuật (mặc dù trường hợp này khá hiếm).

Phần 1
Phần 1 của 2:

Trị đau vai ở nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghỉ ngơi và kiên nhẫn.
    Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây nên đau vai thường do làm việc quá sức. Nói cách khác là vì chuyển động vai nhiều hoặc nâng vật quá nặng. Nếu đây là nguyên nhân chính gây đau vai, bạn nên dừng hoạt động gây hại trong vài ngày. Nếu đau vai do làm việc, bạn có thể đề nghị cấp trên chuyển đổi công việc (ít lặp đi lặp lại hoặc đòi hỏi khắt khe) hoặc thay đổi nơi làm việc. Nếu đau vai do tập luyện, có thể bạn tập tạ quá nặng hoặc sai tư thế, khi đó bạn cần tham khảo ý kiến của huấn luyện viên cá nhân.
    • Cho vai nghỉ ngơi là một cách hiệu quả, nhưng nếu chỉ đau vai nhẹ thì bạn không nên ngưng hoạt động hoàn toàn. Điều này sẽ làm cho vai bị cứng đơ, vì thế bạn nên tập luyện nhẹ để kích thích tuần hoàn máu và tăng cường quá trình hồi phục.[2]
    • Đau nhức thường là dấu hiệu của co thắt cơ, trong khi đau nhói khi chuyển động thường do tổn thương khớp/dây chằng.
    • Viêm bao hoạt dịch và đau dây chằng ở vai thường trở nên tồi tệ vào ban đêm trong lúc ngủ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm đá lạnh lên lưng.
    Nếu vai bị sưng, bạn nên chườm túi đá lạnh (hoặc đồ lạnh) lên phần tổn thương nhiều nhất để giảm viêm và đau đớn.[3] Đá có tác dụng hiệu quả đối với tổn thương cấp tính bao gồm viêm nhiễm. Chườm đá lạnh khoảng 15 phút vài tiếng một lần cho đến khi triệu chứng đau vai giảm hẳn hoặc biến mất.
    • Ép chặp túi đá lên vai bằng vải băng để tăng cường hiệu quả giảm viêm.
    • Luôn dùng khăn mỏng bọc đá trước khi chườm lên cơ thể. Cách này giúp ngăn chặn kích ứng da và hoại tử do tê cóng.
    • Nếu không có đá cục, bạn có thể dùng túi gel hoặc rau quả đông lạnh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Áp dụng phương pháp nhiệt ẩm.
    Nếu bị đau vai mạn tính và cảm thấy cứng đờ khi thức dậy vào buổi sáng hoặc trước khi tập thể dục, bạn nên sử dụng nhiệt thay cho đá lạnh. Nhiệt ẩm làm ấm các mô mềm (cơ, dây chằng và gân) và tăng cường lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương, giúp trị đau do viêm xương khớp hoặc vết thương cũ.[4] Bạn có thể tạo nguồn nhiệt ẩm bằng cách cho ngũ cốc (lúa mì hoặc gạo), thảo dược và/hoặc tinh dầu vào túi và hâm nóng. Chườm túi nóng khoảng 15-20 phút vào buổi sáng hoặc trước khi tập thể dục.
    • Tắm nước nóng cũng là nguồn cung cấp nhiệt ẩm. Thêm muối Epson để thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau.
    • Tránh sử dụng nhiệt khô từ miếng đệm nóng thông thường vì có thể làm mất nước trong mô mềm và gia tăng nguy cơ tổn thương.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng thuốc bán sẵn tại hiệu thuốc.
    Nếu cơn đau vai quá nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc nhiệt ẩm, bạn có thể dùng thuốc trị viêm hoặc thuốc giảm đau. Thuốc trị viêm phù hợp với tình trạng sưng vai nặng (chẳng hạn như viêm bao hoạt dịch và viêm gân) và bao gồm aspirin, ibuprofen (Motrin, Advil) và naproxen (Aleve). Thuốc giảm đau (thuốc trấn thống) dành cho tình trạng đau nhẹ không phải do viêm gây nên và bao gồm acetaminophen (Tylenol và Paracetamol). Ghi nhớ rằng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời trong việc chữa đau vai và không nên dùng hằng ngày kéo dài hơn nhiều tuần do tác động tiêu cực đến gan, thận và dạ dày.[5]
    • Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc giãn cơ (chẳng hạn như cyclobenzaprine) để trị đau vai, nhưng không được dùng chung với thuốc khác.
    • Ibuprofen không phù hợp với trẻ nhỏ, trong khi acetaminophen không nên dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì có thể gây nên hội chứng Reye.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thực hiện một vài động tác kéo dãn vai đơn giản.
    Đau vai có thể do cơ bị căng cứng vì tư thế không phù hợp hoặc ít hoạt động. Nếu không cảm thấy đau nói khó chịu khi chuyển động vai, bạn có thể vận động vai nhẹ nhàng để tăng cường lợi ích. Kéo dãn có tác dụng đối với cơ bị căng cứng vì động tác này giảm căng thẳng lên cơ, kích thích lưu thống máu và cải thiện sự dẻo dai.[6] Cơ vai dẻo dai đóng vai trò quan trọng bởi vì phần này chuyển động nhiều nhất so với những bộ phận khác trong cơ thể. Kéo dãn vai khoảng 30 giây kết hợp thở sâu và thực hiện từ 3 đến 5 lần một ngày cho đến khi cơn đau biến mất.
    • Trong khi đứng hoặc ngồi, vươn thân mình ra trước và nắm phần khuỷu tay của cánh tay đối diện. Kéo phần sau khuỷu tay ngang thân mình cho đến khi vai được kéo dãn.
    • Cũng trong tư thế đứng thẳng hoặc ngồi, đưa hai tay ra sau vài đan hai cánh tay lại với nhau. Nhẹ nhàng kéo cánh tay ở bên vai tổn thương cho đến khi cảm thấy vai được kéo dãn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cân nhắc thay đổi nơi làm việc.
    Đau vai có thể do chỗ làm việc không được thiết kế phù hợp. Nếu máy tính, bàn ghế không sắp xếp đúng vị trí tương ứng với chiều cao và vóc dáng cơ thể, vai, cổ và lưng giữa có thể bị căng thẳng. Do đó, khi ngồi ở bàn làm việc và nhìn thẳng: mắt nên ngang tầm màn hình khoảng 1/3 phía trên; cẳng tay song song với sàn nhà khi gõ bàn phím và tựa lên tay ghế; khuỷu tay cách cơ thể vài cm; và bàn chân thả lỏng trên sàn nhà.[7]
    • Nếu đứng trong khi làm việc, bạn không nên xoay vòng hoặc xoắn cơ thể liên tục mà nên duy trì đối xứng và cân bằng.
    • Để ngăn chặn tình trạng đau vai, bạn nên hạn chế công việc đòi hỏi phải ngước cổ lên cao bằng cách dùng thang hoặc tiếp cận với công việc của mình.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tìm kiếm phương pháp điều trị chuyên môn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mát-xa chuyên sâu.
    Nếu đau vai kéo dài hơn dự kiến, bạn nên xem xét liệu pháp thư giãn chuyên sâu do nhà trị liệu mát-xa có trình độ cung cấp. Mát-xa chuyên sâu tác động lên cơ bắp bị căng cứng mạn tính làm hạn chế chuyển động, giảm sự linh hoạt, ngăn cản lưu thông máu và gây viêm nhiễm.[8] Mát-xa có tác dụng hiệu quả nhất đối với cơ bị căng cứng nhẹ hoặc vừa, nhưng không nên áp dụng đối với tình trạng đau khớp nghiêm trọng.
    • Bắt đầu bằng buổi trị liệu 30 phút tập trung lên vùng vai bị đau, ngoài ra cũng nên chú ý phần cổ dưới và giữa hai bả vai.
    • Để nhà trị liệu mát-xa tác động sâu đến mức bạn có thể chịu được. Nhà trị liệu cần tiếp cận nhiều lớp cơ trên vai của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi khám bác sĩ trị liệu vật lý.
    Nếu đau vai do hoạt động quá sức, bạn nên củng cố sức mạnh cho vai và áp dụng bài tập tăng cường thể lực. Bác sĩ trị liệu vật lý có thể hướng dẫn bạn các bài tập tăng cường dành cho vai (máy tập thể dục, tạ, băng cao su và/hoặc bóng thể dục) để vai được sử dụng trong công việc hay hoạt động hiệu quả hơn khi tập luyện hoặc chơi thể thao.[9] Ngoài ra, bác sĩ trị liệu vật lý cũng có khả năng trị đau cơ bằng phương pháp siêu âm chữa bệnh hoặc kích thích cơ bằng điện nếu cần.
    • Liệu pháp vật lý cần được tiến hành từ 2 đến 3 lần một tuần trong vòng từ 4 đến 6 tuần để cải thiện hiệu quả chứng đau vai.
    • Nếu đau vai do bong gân khớp, bác sĩ trị liệu vật lý sẽ làm giảm cơn đau bằng cách buộc dải băng y tế.
    • Các hoạt động tăng cường sức khỏe tốt cho vai bao gồm chèo thuyền, bơi lội, bowling và bắn cung.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi khám bác sĩ trị liệu nắn xương.
    Nếu đau vai do đau khớp gây nên, chẳng hạn như khớp vai hoặc khớp cột sống, bạn cần đi khám bác sĩ trị liệu nắn xương để kiểm tra cụ thể. Bác sĩ trị liệu nắn xương là chuyên gia về xương khớp tập trung hồi phục chuyển động và chức năng khớp đốt sống và ngoại biên tạo nên phần vai. Đau vai có thể do khớp tiềm ẩm (ổ khớp cánh tay và/hoặc mõm cùng vai đòn), nhưng cũng có thể do rối loạn hoặc tổn thương đốt sống dưới (cổ) hoặc đốt sống ngực (lưng giữa). Khi thích hợp, chấn thương khớp có thể khôi phục bằng cách điều chỉnh bằng tay, tạo nên âm thanh "nổ bốp" hoặc "răng rắc".
    • Mặc dù phương pháp điều chỉnh khớp có thể cải thiện vấn đề xương khớp, nhưng bện nhân cần phải tiến hành thêm một số biện pháp nhằm giải quyết triệt để.
    • Bác sĩ trị liệu nắn xương có thể sử dụng thao tác thủ công để khắc phục tình trạng trật khớp vai.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc liệu pháp châm cứu.
    Châm cứu là hình thức chữa trị được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước, chủ yếu ở Trung Hoa cổ đại, với tác dụng giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục.[10]Phương pháp bao gồm châm kim mỏng vào da ở một số vị trí huyệt (đôi lúc gần khu vực bị tổn thương, nhưng thường ở một số bộ phận cách xa trên cơ thể) từ 20 đến 60 phút một lần, kích thích sản sinh hợp chất giảm đau trong cơ thể. Châm cứu chưa được khoa học chứng minh có tác dụng chữa đau vai, nhưng một vài thông tin truyền miệng cho hay phương pháp này rất hiệu quả.[11] Phương pháp này được chứng minh là an toàn, cho nên bạn có thể thử nếu đủ khả năng thanh toán chi phí điều trị.
    • Châm cứu được thực hiện bởi nhiều chuyên gia y tế như là bác sĩ, bác sĩ trị liệu nắn xương và bác sĩ trị liệu vật lý. Bạn nên chọn bác sĩ được chứng nhận NCCAOM.
    • Một buổi châm cứu chưa đủ tác dụng giảm đau vai, do đó bạn nên cân nhắc thực hiện 3 lần trị liệu trước khi đánh giá hiệu quả của phương pháp này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị xâm lấn.
    Nếu biện pháp tại nhà hoặc liệu pháp ôn hòa không có tác dụng trị đau vai, bạn cần đi khám bác sĩ để tiến hành điều trị xâm lân, chẳng hạn như tiêm corticosteroid và/hoặc phẫu thuật. Tiêm corticosteroid (chẳng hạn như prednisolone) vào phần vai bị sưng có thể nhanh chóng giảm viêm và đau đớn, giúp hồi phục khả năng chuyển động và chức năng.[12] Phương pháp tiêm thích hợp đối với chứng viêm gân và viêm bao hoạt dịch nghiêm trọng. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có tác dụng chữa trị dây chằng bị đứt, gãy xương, viêm khớp nặng, đông máu, hoặc rỉ chất lỏng tích tụ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia chữa trị để tiến hành chụp phim, chụp cắt lớp xương, MRI hoặc nghiên cứu độ dẫn thần kinh để hiểu rõ tình trạng vai của bạn.
    • Biến chứng của phương pháp tiêm steroid bao gồm teo và yếu dây chằng/cơ, tổn thương thần kinh và suy giảm chức năng miễn dịch.
    • Biến chứng của phương pháp phẫu thuật vai bao gồm viêm nhiễm cục bộ, chảy máu nhiều, phản ứng dị ứng với thuốc mê, tổn thương thần kinh, tê liệt, giảm vận động do sẹo và sưng/đau kinh niên.
    • Bạn có thể cân nhắc phương pháp điều trị mới đó là huyết thanh giàu tiểu cầu (PRP). Tiểu cầu có trong máu và chứa protein cần thiết để chữa lành tổn thương.[13] Phương pháp điều trị này bao gồm rút máu ra khỏi cơ thể và tách tiểu cầu để tăng nồng độ máu.[14] Sau đó tiểu cầu sẽ được tiêm vào khu vực bị đau.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Để giảm thiểu cơn đau vai, bạn nên nằm ngửa khi ngủ. Nói chung, tư thế nằm sấp thường gây ảnh hưởng lên khớp vai và cổ dưới.
  • Để tránh tổn thương vai, bạn nên hạn chế mang túi xách lệch vai. Thay vào đó, nên dùng ba-lô truyền thống có dây đeo phù hợp.
  • Nếu cơn đau vai trở nên nghiêm trọng hoặc gây suy nhược, và càng ngày trở nên trầm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Thử phương pháp trị đau vai bằng cách nhấn huyệt kích thích, chẳng hạn như dùng tay hoặc bóng nhấn huyệt.
  • Không nằm nghiêng sang một bên và kéo vai ra trước vì có thể gây đau vai tồi tệ trong lúc ngủ.
  • Nếu nằm sấp trong khi đau vai, bạn nên đặt gối trước mặt và thả lỏng vai trên gối. Điều này giúp ngăn chặn cơ bắp và dây chằng bị kéo dãn gây đau vai

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Joel Giffin, PT, DPT, CHT
Cùng viết bởi:
Chuyên gia vật lý trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Joel Giffin, PT, DPT, CHT. Joel Giffin là bác sĩ vật lý trị liệu và người sáng lập của Flex Physical Therapy tại Thành phố New York, New York. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm chuyên gia vật lý trị liệu tay, bác sĩ Giffin điều trị cho toàn cơ thể và chuyên về điều trị phục hồi chức năng cho bàn tay và các chi trên. Anh đã điều trị cho các diễn viên của nhà hát Broadway trong các buổi biểu diễn như The Lion King, Sleep No More, Tarzan và Sister Act. Flex Physical Therapy cũng chuyên về trị liệu nghề nghiệp và liệu pháp sàn chậu. Bác sĩ Giffin lấy bằng thạc sĩ vật lý trị liệu loại ưu của Đại học Quinnipiac và nhận bằng tiến sĩ vật lý trị liệu loại xuất sắc của Đại học Simmons. Anh là thành viên của Hiệp hội Vật lý Trị liệu Hoa Kỳ và Hội Các Chuyên gia Trị liệu Bàn tay Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 2.047 lần.
Trang này đã được đọc 2.047 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo