Cách để Thấu hiểu Cảm xúc của Bản thân

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cảm xúc luôn song hành cùng chúng ta. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi vui cười cùng người bạn thân hoặc sợ hãi khi gặp chó dữ. Tuy nhiên, cảm xúc không chỉ là trải nghiệm chủ quan mà còn bao gồm rất nhiều điều khác. Bạn cũng có thể học hỏi để hiểu hơn về cảm xúc của mình. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã giúp ta hiểu thêm về bản chất của cảm xúc - về sự xuất hiện của những cảm xúc khác nhau, cách cảm xúc điều khiển hành vi của chúng ta và ảnh hưởng của các loại cảm xúc khác nhau đến cơ thể cũng như tâm trí của con người. Việc hiểu cảm xúc của bạn là một nỗ lực tuyệt vời giúp bạn tăng khả năng kiểm soát cảm xúc và hành động của mình.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Tìm hiểu bản chất của cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu nguồn gốc của cảm xúc.
    Cảm xúc là các phản ứng mặc định được hình thành thông qua quá trình tiến hóa cho phép bạn điều khiển cuộc sống theo cách thường được thích nghi trong quá khứ và có lẽ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.[1]
    • Ví dụ, cảm xúc sợ hãi tiến hóa theo thời gian. Khi tổ tiên của chúng ta - những người từng trải qua nỗi sợ - nhìn thấy vách núi cheo leo, họ đã tỏ ra thận trọng khi đến gần vách núi. Vì họ đã thận trọng hơn, nên những người trải qua nỗi sợ có khả năng sống sót cao hơn người không biết sợ. Những người biết sợ đã sống lâu hơn để duy trì nòi giống và sinh ra những đứa trẻ được kế thừa cảm giác sợ hãi.
    • Sự tiến hóa xảy ra với cảm xúc tiêu cực như sợ hãi và cảm xúc tích cực như hạnh phúc. Cảm xúc tiêu cực ngăn con người thực hiện những hành động nguy hiểm hoặc tốn kém. Mặt khác, cảm xúc tích cực khuyến khích con người thực hiện những việc có lợi.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu các cảm xúc cơ bản.
    Hầu hết các nhà tâm lý học đều đồng ý rằng con người sở hữu một nhóm "cảm xúc cơ bản", bao gồm: giận dữ, ghê tởm, sợ hãi, hạnh phúc, buồn bã và bất ngờ.
    • Các nhà nghiên cứu đã dần thêm khinh miệt, tự hào, xấu hổ, yêu thương và lo lắng vào danh sách cảm xúc. Có lẽ vẫn còn một số cảm xúc cơ bản khác, nhưng mức độ phổ biến hoặc phụ thuộc vào nền văn hóa cụ thể của chúng vẫn đang được tranh cãi.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu vai trò của cảm xúc.
    Cảm xúc là một phần quan trọng đối với sự tồn tại, khả năng phát triển và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của chúng ta. Tất cả cảm xúc - dù là tiêu cực - đều giúp chúng ta điều khiển cuộc đời của chính mình.
    • Ví dụ, thử tưởng tượng bạn thức dậy vào buổi sáng và không cảm thấy ngượng ngùng hoặc xấu hổ hoặc lo lắng về việc giao tiếp. Nói chung là bạn không quan tâm đến cách hành xử của mình trước mặt người khác. Trong trường hợp này, có thể bạn sẽ không còn một người bạn nào nếu không quan tâm đến cách hành xử của mình khi ở quanh họ. Đó là vì cảm xúc giúp chúng ta hòa hợp với những người khác.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận ra ảnh hưởng của cảm xúc trong việc đưa ra quyết định.
    Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong khả năng quyết định của chúng ta. Cảm xúc cho ta biết giá trị hoặc sức thuyết phục của thông tin, làm ảnh hưởng đến quyết định của ta theo một cách nào đó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thương tổn trong một số phần của não bộ có liên quan đến cảm xúc thường sẽ làm suy yếu khả năng quyết định, và trong một vài trường hợp, làm suy yếu khả năng thực hiện hành vi đạo đức của con người.[5]
    • Một trong những trường hợp liên quan nổi tiếng nhất là Phineas Gage (PG). Trong khi làm việc, PG bị một thanh kim loại cắm xuyên qua đầu, gây thương tổn cho một phần não liên quan đến việc xử lý cảm xúc. Kỳ diệu thay, PG đã sống sót sau tai nạn, nhưng anh ta đã không còn là con người như trước kia. Có một sự thay đổi lớn trong tính cách của anh ta - trở nên vô cảm hoặc bộc lộ cảm xúc không phù hợp, đưa ra quyết định tệ hại, và khiến người khác cảm thấy khổ sở. Một trong những lý do chính dẫn đến sự thay đổi hành vi này là thanh kim loại đã làm tổn thương phần não bộ liên quan đến cảm xúc của anh ta.[6][7]
    • Người mắc chứng rối loạn nhân cách thuộc nhóm gặp khó khăn trong xã hội. Một trong những triệu chứng thường gặp của rối loạn nhân cách là thiếu cảm xúc, hay còn được gọi là đặc điểm nhẫn tâm - vô cảm hoặc thiếu sự thấu cảm hay cảm giác tội lỗi. Việc thiếu các cảm xúc này có thể dẫn đến tình trạng chống đối xã hội và đôi khi là hành vi phạm tội. Từ đó, ta có thể thấy rằng cảm xúc rất quan trọng đối với chuẩn mực đạo đức của con người.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hiểu rằng cảm xúc có thể bị rối loạn.
    Cũng như việc bạn có thể gặp phải tình trạng rối loạn chức năng thận hoặc mắt, cảm xúc của bạn cũng có thể bị rối loạn. Nếu bạn cho rằng cảm xúc của mình có dấu hiệu rối loạn, hãy gặp chuyên gia tâm lý để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số tình trạng rối loạn cảm xúc phổ biến, hoặc tình trạng rối loạn tâm thần khiến cảm xúc bị ảnh hưởng gồm có:[9]
    • Trầm cảm, có liên quan đến việc thường xuyên cảm thấy buồn bã trong thời gian dài và mất đi sự hào hứng.[10]
    • Rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu tổng quát dùng để chỉ trạng thái lo lắng quá mức và kéo dài trước sự việc thường ngày.[11]
    • Tâm thần phân liệt liên quan đến tình trạng thiếu cảm xúc hoặc tâm trạng cáu kỉnh hoặc phiền muộn.
    • Hưng cảm (tình trạng vui buồn thất thường) do rối loạn lưỡng cực có nghĩa là tâm trạng “sôi sục” bất thường và cực độ trong khoảng thời gian dài. Người mắc chứng hưng cảm cũng sẽ thường xuyên cảm thấy cáu gắt cực độ.[12]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ghi chú khi cảm xúc xuất hiện.
    Khi bạn cảm nhận được thời điểm mà cảm xúc của mình trỗi dậy kèm theo những cảm giác cụ thể, hãy ghi chép lại để nghiên cứu sâu hơn về chúng. Để tìm hiểu thêm về cảm xúc mà bạn gặp phải và yếu tố kích hoạt chúng trong cuộc sống, bạn nên ghi chép lại thời điểm mà bạn cảm nhận được chúng và yếu tố mà bạn nghĩ rằng đã gây ra chúng.
    • Ví dụ, có lẽ là bạn đã cảm thấy tức giận và bạn nhớ lại cảm giác này trước khi nhận ra mình phải xếp hàng 15 phút để mua đồ ăn trưa và bạn ghét việc xếp hàng.
    • Bạn có thể dùng thông tin này để tăng hoặc giảm cảm xúc mà mình muốn hay không muốn trong cuộc sống. Nếu biết điều gì khiến bạn giận dữ, bạn có thể đưa ra giải pháp để tránh những tình huống kích hoạt cảm xúc đó. Ví dụ, khi biết bạn ghét việc xếp hàng, bạn sẽ chọn mua 1-2 món đồ ở siêu thị để có thể thanh toán tại quầy ưu tiên.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Nhận diện cảm xúc của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu cảm giác của từng loại cảm xúc.
    Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng cảm xúc khác nhau sẽ đem lại cảm giác khác nhau. Mặc dù rõ ràng là các cảm xúc tiêu cực khác với cảm xúc tích cực, nhưng mỗi cảm xúc tiêu cực cũng đem đến cảm giác khác nhau. Xấu hổ sẽ khác với buồn bã, và chúng sẽ khác với sợ hãi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu cảm giác giận dữ.
    Giận dữ xuất hiện khi ai đó đó thực hiện những điều bất công với bạn theo một cách nào đó. Cảm xúc này đóng vai trò như yếu tố ngăn cản họ thực hiện điều tương tự trong tương lai. Khi không có sự tức giận, người khác sẽ tiếp tục lợi dụng bạn.[13]
    • Cảm giác tức giận đôi khi hình thành từ phía sau lưng, ngay giữa xương vai và tiến dần lên trên dọc theo gáy, quanh hai bên quai hàm và đầu.
    • Khi giận dữ, bạn có thể cảm thấy nóng bừng và rối bời.
    • Nếu bạn thấy lưng, cổ và xương hàm xuất hiện những cảm giác như căng cứng, đau nhức và nặng nề, bạn đang cảm thấy tức giận trong lòng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu cảm giác kinh tởm.
    Kinh tởm là phản ứng đối với tác nhân đem đến sự ghê tởm, thường khiến chúng ta khó chịu về mặt thể chất. Cảm xúc này được hình thành để bảo vệ chúng ta trước những thứ có thể gây cảm giác không thoải mái. Đây cũng là cảm xúc xuất hiện khi chúng ta nhận thấy những điều mang hàm ý tởm lợm - chẳng hạn như những hành vi đi ngược chuẩn mực đạo đức.[14]
    • Cảm giác kinh tởm thường được cảm nhận chủ yếu ở bụng, ngực và vùng đầu. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong người hoặc buồn nôn và bạn chỉ muốn bịt mũi rồi di chuyển ra xa tác nhân đem đến sự ghê tởm.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hiểu cảm giác sợ hãi.
    Sợ hãi là phản ứng trước mối nguy hại, chẳng hạn như thú dữ, độ cao hoặc súng. Đây là cảm giác giúp chúng ta tránh xa các mối nguy hại này tại thời điểm đó và không đến gần chúng trong tương lai.[16] Mặc dù sợ hãi là phản ứng cảm xúc đã tiến hóa, nhưng những điều khiến chúng ta sợ hãi lại được tích lũy thông qua trải nghiệm.
    • Sợ hãi thường được cảm nhận từ thân trên. Tuy nhiên, đối với chứng sợ độ cao, cảm giác sợ hãi thường xuất hiện ở chân.
    • Khi cảm thấy sợ hãi, tim của bạn sẽ đập nhanh hơn và bạn bắt đầu thở gấp, lòng bàn tay của bạn sẽ toát mồ hôi và có cảm giác nóng vì một phần của hệ thần kinh đang hoạt động mạnh. Đây là phản ứng có tên chống trả hay bỏ chạy.[17]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khám phá cảm giác hạnh phúc.
    Hạnh phúc là phản ứng trước những điều thường có liên quan đến việc tồn tại, phát triển, và di truyền cho thế hệ sau. Một số điều khiến chúng ta hạnh phúc bao gồm tình dục, có con, đạt được thành công với mục tiêu có giá trị, được người khác khen thưởng và được chào đón.[18]
    • Mặc dù hạnh phúc có lẽ là một trong những cảm xúc dễ nhận biết hoặc được biết đến nhiều nhất, nhưng đây cũng là một trong số các cảm xúc khó định nghĩa nhất. Hạnh phúc có thể là cảm giác ấm áp lan tỏa trên toàn cơ thể hoặc có thể bao gồm sự mãn nguyện, an toàn, hoặc sống một cuộc sống yên vui.[19][20]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nhìn lại cảm giác buồn bã.
    Buồn bã là phản ứng trước sự mất mát mà chúng ta quan tâm. Đây là cảm xúc rất đau đớn, và có thể giúp chúng ta tránh gặp phải mất mát trong tương lai hoặc trân trọng những gì chúng ta có lại sau mọi khó khăn (ví dụ như người yêu).[21]
    • Buồn bã thường hình thành từ ngực và tiến dần lên cổ và mắt, khiến chúng ta khóc. Có thể bạn đã nghe ai đó nói "Cô ấy nghẹn ngào". Cho phép bản thân được khóc là cách để giải tỏa tâm sự trong lòng. Việc chú ý đến cảm giác về mặt thể chất tại những vùng này và cho phép nguồn năng lượng được lan tỏa sẽ giúp chúng ta bộc lộ nỗi buồn sau mất mát và đồng cảm với nỗi đau của người khác.[22][23]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cảm nhận sự ngạc nhiên.
    Ngạc nhiên là phản ứng xuất hiện trước một điều gì đó bất ngờ nhưng không phải là mối nguy hại. Đây là cảm xúc khá thú vị vì sự trung tính khi so sánh với các loại cảm xúc khác vốn có xu hướng thiên về tích cực hoặc tiêu cực. Sự ngạc nhiên có tác dụng chuyển hướng sự chú ý đến những điều mới lạ.[24]
    • Cảm giác ngạc nhiên được cảm nhận chủ yếu tại phần đầu và ngực. Đó là phản ứng trước yếu tố nằm ngoài mong đợi và khiến bạn hơi choáng.[25]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trải nghiệm về mặt cảm xúc chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng tâm trạng có thể sẽ kéo dài. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy bản thân đang sợ hãi, hãy nhớ rằng cảm giác sẽ nhanh chóng qua đi.
  • Lưu ý, cảm xúc dù tiêu cực là phản ứng bình thường của con người và trong nhiều trường hợp, cảm xúc có thể sẽ khá hữu ích với bạn.

Cảnh báo

  • Nếu bạn đang gặp phải nỗi đau tâm lý nghiêm trọng và/hoặc kéo dài, hoặc bạn nhận thấy sự thay đổi lớn trong tâm trạng, hãy đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chloe Carmichael, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chloe Carmichael, PhD. Tiến sĩ Chloe Carmichael là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép, điều hành một phòng khám tư nhân ở thành phố New York, tập trung vào các vấn đề về mối quan hệ, kiểm soát căng thẳng và huấn luyện nghề nghiệp. Cô nhận bằng Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Long Island và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Amazon, Dr. Chloe’s 10 Commandments of Dating. Bài viết này đã được xem 22.548 lần.
Trang này đã được đọc 22.548 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo