Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có hai cách để kết nối các linh kiện điện với nhau. Trong mạch nối tiếp, chúng được mắc lần lượt còn với mạch song song, chúng được mắc dọc trên những nhánh song song. Cách mắc các điện trở thành phần sẽ quyết định điện trở toàn mạch.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Mạch điện nối tiếp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận diện mạch điện nối tiếp.
    Mạch điện nối tiếp chỉ là một mạch đơn khép kín, không có mạch nhánh. Mọi điện trở hay các linh kiện khác của mạch điện đều được xếp thành một hàng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cộng toàn bộ giá trị điện trở với nhau.
    Trong mạch nối tiếp, điện trở toàn mạch bằng tổng mọi điện trở.[1] Cường độ dòng điện chạy qua mọi điện trở là như nhau, do đó, mỗi điện trở sẽ làm phần việc của mình đúng như những gì mà nó được kỳ vọng.
    • Lấy ví dụ mạch nối tiếp có ba điện trở lần lượt là 2 Ω (ôm), 5 Ω và 7 Ω. Điện trở toàn mạch là 2 + 5 + 7 = 14 Ω.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ta cũng có thể bắt đầu với cường độ dòng điện và điện áp.
    Nếu không biết giá trị điện trở của từng thành phần, bạn có thể dựa vào Định luật Ôm: V = IR, hay điện áp = cường độ dòng điện x điện trở. Bước đầu tiên là tìm cường độ dòng điện và điện áp toàn mạch:
    • Trong mạch nối tiếp, cường độ dòng điện ở mọi điểm là như nhau.[2] Nếu biết cường độ dòng điện ở bất kỳ điểm nào, bạn có thể dùng giá trị đó cho phương trình này.
    • Điện áp toàn mạch bằng điện áp của nguồn (pin). Nó khác điện áp của một thành phần trong mạch.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thay giá trị vào Định luật Ôm.
    Biến đổi V = IR để tìm điện trở: R = V / I (điện trở = điện áp / cường độ dòng điện). Hãy thay các giá trị mà bạn tìm được vào công thức này để tìm tổng điện trở.
    • Ví dụ, một mạch nối tiếp được cấp điện bởi pin 12 vôn và cường độ dòng điện đo được là 8 amp. Điện trở toàn mạch phải là RT = 12 vôn / 8 amp = 1,5 ôm.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Mạch điện song song

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu mạch điện song song.
    Mạch điện song song chia thành nhiều nhánh, những nhánh này sau đó lại hợp lại. Từng nhánh đều có dòng điện chạy qua.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tính điện trở toàn mạch từ điện trở của từng nhánh.
    Bởi từng điện trở chỉ làm chậm dòng điện chạy qua một nhánh, nó chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến điện trở toàn mạch. Công thức điện trở toàn mạch RT, trong đó, R1 là điện trở nhánh thứ nhất, R2 là điện trở nhánh thứ hai, và cứ thế cho đến nhánh cuối cùng Rn.
    • Chẳng hạn như, xét một mạch song song có ba nhánh với điện trở mỗi nhánh lần lượt là 10 Ω, 2 Ω, and 1 Ω.
      Dùng công thức và tìm RT:
      Quy đồng mẫu số:

      Nhân hai vế cho RT: 1 = 1,6RT
      RT = 1 / 1,6 = 0,625 Ω.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thay vì làm như trên, ta có thể bắt đầu với cường độ dòng điện và điện áp toàn mạch.
    Nếu không biết điện trở của từng bộ phận, bạn sẽ cần đến cường độ dòng điện và điện áp:
    • Trong một mạch song song, điện áp của mỗi nhánh cũng bằng điện áp toàn mạch.[4] Chỉ cần biết điện áp của một nhánh, bạn đã sẵn sàng để đi tiếp. Điện áp toàn mạch cũng bằng điện áp của nguồn điện, chẳng hạn như pin.
    • Trong mạch song song, cường độ dòng điện có thể khác nhau dọc theo từng nhánh. Bạn cần biết cường độ dòng điện tổng hợp, bằng không, bạn sẽ không thể tìm được điện trở toàn mạch.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thay những giá trị này vào Định luật Ôm.
    Nếu đã biết cường độ dòng điện và điện áp toàn mạch, bạn có thể tìm được điện trở toàn mạch bằng Định luật Ôm: R = V / I.
    • Lấy ví dụ một mạch song song có điện áp 9 vôn và cường độ dòng điện toàn mạch là 3 amp. Điện trở toàn mạch RT = 9 vôn / 3 amp = 3 Ω.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cẩn trọng với nhánh có điện trở bằng không.
    Nếu một nhánh trong mạch song song không có điện trở, toàn bộ dòng sẽ chạy qua nhánh đó. Điện trở toàn mạch là không ôm.
    • Trong ứng dụng thực tế, điều này thường cho thấy một điện trở bị hư hoặc đã bị bỏ qua (đoản mạch) và cường độ dòng điện cao có thể sẽ làm hư hại những phần khác của mạch.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Mạch kết hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chia mạch của bạn thành những phần nối tiếp và song song.
    Mạch kết hợp là mạch có một số thành phần được mắc nối tiếp (lần lượt) và một số khác được mắc song song (trên các nhánh khác nhau). Hãy tìm trong sơ đồ mạch điện những chỗ có thể đơn giản hóa thành khu vực chỉ mắc nối tiếp hoặc song song. Khoanh tròn từng vùng để tiện theo dõi.
    • Lấy ví dụ một mạch có hai điện trở 1 Ω và 1,5 Ω được mắc nối tiếp. Sau điện trở thứ hai, mạch này chia làm hai nhánh song song, một nhánh mắc một điện trở 5 Ω và nhánh còn lại đi kèm điện trở 3 Ω.
      Ta khoanh tròn hai nhánh song song để tách biệt chúng với phần còn lại của mạch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm điện trở của từng phần song song.
    Sử dụng công thức điện trở song song để tìm điện trở tổng hợp của phần song song đơn lẻ của mạch.
    • Mạch ví dụ có hai nhánh với điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 3 Ω.


      Ω
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đơn giản hóa sơ đồ mạch điện của bạn.
    Một khi đã tìm được điện trở tổng hợp của phần song song, bạn có thể gạch bỏ cả phần này trên sơ đồ. Xem nó như là một dây đơn lẻ với điện trở bằng giá trị mà bạn vừa tìm được.
    • Trong ví dụ trên, bạn có thể phớt lờ hai nhánh và xem chúng như một điện trở 1,875 Ω.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cộng các điện trở theo kiểu mắc nối tiếp.
    Một khi từng phần song song đã được thay thế bằng điện trở đơn lẻ, sơ đồ mạch điện chỉ còn là một vòng đơn: mạch nối tiếp. Điện trở toàn mạch của một mạch nối tiếp bằng tổng mọi điện trở riêng lẻ. Do đó, bạn chỉ việc cộng dồn để có được đáp án.
    • Sơ đồ mạch điện đã được đơn giản hóa có các điện trở 1 Ω, 1,5 Ω và một phần có điện trở 1,875 Ω như bạn vừa tính được. Chúng đều được mắc nối tiếp, do đó Ω.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng định luật Ôm để tìm giá trị chưa biết.
    Nếu không biết điện trở của một thành phần trong mạch, hãy tìm cách tính nó. Nếu đã biết điện áp V và cường độ dòng điện I đi qua thành phần đó, hãy tìm điện trở bằng các sử dụng định luật Ôm: R = V / I.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Sử dụng công thức tính công suất tiêu thụ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Học công thức tính công suất tiêu thụ.
    Công suất tiêu thụ là mức độ tiêu thụ năng lượng của mạch điện và là mức mà tại đó, mạch truyền tải năng lượng đến đối tượng cấp điện của nó (chẳng hạn như bóng đèn).[6] Công suất toàn mạch bằng tích của điện áp toàn mạch với cường độ dòng điện toàn mạch. Hay ở dạng phương trình, ta có: P = VI.[7]
    • Nhớ rằng khi tìm điện trở toàn mạch, bạn cần biết công suất toàn mạch. Chỉ mỗi công suất tiêu thụ của một thành phần trong mạch là không đủ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng công suất và cường độ dòng điện để tìm điện trở.
    Nếu đã biết hai giá trị này, bạn có thể kết hợp hai công thức để tìm điện trở:
    • P = VI (công suất = điện áp x cường độ dòng điện).
    • Định luật Ôm nói rằng V = IR.
    • Thay IR cho V trong công thức đầu tiên: P = (IR)I = I2R.
    • Sắp xếp lại để tìm điện trở: R = P / I2.
    • Trong mạch nối tiếp, cường độ dòng điện đi qua bất kỳ thành phần nào cũng bằng cường độ dòng điện toàn mạch. Điều này không đúng với mạch song song.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm điện trở từ công suất và điện áp.
    Nếu chỉ biết công suất và điện áp, bạn có thể dùng cách tiếp cận tương tự để tìm điện trở. Nhớ dùng điện áp toàn mạch hay điện áp của nguồn được dùng để cấp điện cho toàn mạch:
    • P = VI.
    • Sắp xếp lại định luật Ôm theo I: I = V / R.
    • Thay V / R cho I trong công thức tính công suất: P = V(V/R) = V2/R.
    • Sắp xếp lại để tìm điện trở: R = V2/P.
    • Trong mạch song song, điện áp của từng nhánh bằng điện áp toàn mạch. Điều này không đúng với mạch nối tiếp: điện áp từng thành phần không bằng điện áp toàn mạch.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Công suất được tính bằng watt (W).
  • Điện áp được tính bằng vôn (V).
  • Cường độ dòng điện được tính bằng amp (A), hay milliamp (mA). 1 ma = A = 0,001 A.
  • Giá trị công suất P được dùng trong những công thức trên là công suất tức thời, nghĩa là công suất tại một thời điểm xác định. Nếu dùng điện xoay chiều (AC), công suất của mạch sẽ liên tục thay đổi. Thợ điện tính công suất trung bình của mạch AC bằng công thức Ptrung bình = VIcosθ, trong đó cosθ hệ số công suất của mạch.[8]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 91.687 lần.
Chuyên mục: Vật lý
Trang này đã được đọc 91.687 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo