Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thế giới hiện đại ngày càng đầy ắp các thông tin, những trò giải trí và âm thanh không dứt khiến mức độ căng thẳng cũng tăng lên. Công nghệ mới cho phép chúng ta liên tục cập nhật thông tin vào bất cứ lúc nào. Sống trong thế giới quay cuồng với vật chất và kỹ thuật số này, chúng ta dễ dàng quên đi việc làm sao để thư giãn và tìm kiếm sự bình yên. Mặc dù tất cả những điều gây xao lãng này không bao giờ biến mất, bạn vẫn có thể hành động để tập trung lại năng lượng và kiểm soát các suy nghĩ cũng như cảm giác của mình.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Tìm Nơi Yên tĩnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành ra mười hai phút mỗi sáng.
    Buổi sáng thường bận rộn với các hoạt động chuẩn bị cho một ngày mới. Hơn nữa bạn chỉ mới vừa tỉnh giấc, do đó có thể bạn khó mà dành ra 12 phút để thư giãn tâm trí trước khi bắt đầu một ngày.[1]
    • Khoa học đã chứng minh rằng cơ thể mất khoảng 12 phút thả lỏng để hạ mức cortisol, “loại hormone gây stress” còn ở mức cao vào buổi sáng. Cortisol tác động vào khả năng duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.
    • Thay vì mở máy vi tính hoặc điện thoại để kiểm tra mail hoặc tin nhắn, bạn hãy đem một tách trà ra ngoài trời và thanh lọc đầu óc khi mặt trời lên.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gột rửa tâm trí với những bổn phận quen thuộc.
    Các công việc hàng ngày có thể trở thành nguồn bình yên nếu bạn có thể dành ra ba mươi phút yên tĩnh khi rửa bát, quét nhà hoặc nấu ăn. Những nhiệm vụ này quen thuộc đến mức chúng là những hoạt động “lơ đãng” không đòi hỏi phải suy nghĩ.[2]
    • Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao những ý tưởng hay nhất thường nảy ra khi bạn đang tắm dưới vòi sen hay đang là quần áo? Đó là vì những hoạt động thường lệ không cần suy nghĩ đã cho phép trực giác thế chỗ, đem đến sự bình yên để bạn tìm ra giải pháp cho những vấn đề rắc rối.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi dạo giữa thiên nhiên.
    Đắm mình trong sự thanh bình của thiên nhiên là một cách đơn giản để nhanh chóng tìm được bình yên. Âm thanh nền với tiếng gió thổi, tiếng của loài vật rộn ràng xung quanh mà không bị điện thoại quấy rầy, bạn có thể thư giãn tâm trí trong hư không.[3]
    • Nếu muốn đi dạo trong rừng, bạn hãy để điện thoại, iPod hay máy tính bảng ở nhà. Những thiết bị ồn ào đó có thể hoạt động vào bất cứ lúc nào và phá vỡ sự thanh thản và yên tĩnh.
    • Nếu bạn sống ở thành phố thì những hoạt động như đi dạo nơi không gian thoáng đãng, lang thang qua công viên, hoặc thậm chí ngắm cảnh thiên nhiên trên ti vi cũng đem lại một bầu không khí thanh bình.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Phát triển năng khiếu trồng trọt.
    Ngoài việc cung cấp thực phẩm lành mạnh, làm vườn còn là một cách vận động đem lại nhiều lợi ích khi đi tìm sự bình yên. Thứ nhất, việc làm vườn đưa bạn ra ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên. Thứ hai, đó là một hoạt động đơn độc, yên tĩnh. Bạn có thể giảm stress khi trồng cây ăn quả và rau xanh.[4]
    • Không khí trong lành và vận động thể chất khi làm vườn đã được chứng minh là giúp giảm stress, giải phóng năng lượng, giảm cân, đồng thời bạn cũng có thể tự hào vì những sản phẩm mình thu hoạch được.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Yên tĩnh trên đường đi.
    Tắt nhạc khi di chuyển trong xe. Thay vào đó bạn hãy ngẫm nghĩ về những sự kiện trong ngày để phục hồi tinh thần và lấy lại sự bình yên. Tách khỏi điện thoại, video game, máy tính và các thiết bị điện tử khác trên đường đi làm hoặc về nhà để tìm lại chút thư thái trong cuộc sống.[5]
    • Thay vì tắt radio, bạn hãy bật nhạc thiền. Loại nhạc này có thể khiến những âm thanh ồn ào huyên náo trên đường chìm xuống, giúp giảm stress và đem lại sự thanh thản.
    • Tận dụng thời gian đi lại như một cơ hội để nhận thức về suy nghĩ và cảm giác của bạn mà không phán xét. Bài tập chú tâm này sẽ giúp giảm những cảm xúc tiêu cực khi phải di chuyển trên đoạn đường dài hoặc khi bị kẹt xe khiến bạn mất kiên nhẫn.
    • Tìm một hoạt động thú vị nào đó để giết thời gian khi đi trên đường. Bạn có thể dùng thời gian di chuyển hàng ngày như một khoảng lặng giữa các bổn phận khác. Nếu lái xe, bạn nên thử nghe nhạc thiền hoặc nhạc cổ điển. Nếu đi bằng phương tiện công cộng, hãy đọc sách hoặc tranh thủ chợp mắt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Loại bỏ Những thứ Khiến Bạn Xao lãng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tắt âm thanh tin nhắn trong điện thoại.
    Điện thoại dễ dàng trở thành vật gây phiền nhiễu lớn nhất trong xã hội hiện đại ngày nay. Một khảo sát cho thấy, trung bình người ta kiểm tra điện thoại 150 lần mỗi ngày, hoặc sáu phút một lần trong thời gian 16 tiếng của ngày. Âm thanh chối tai này không có lợi cho môi trường yên tĩnh.[6]
    • Đơn giản chỉ cần tắt mọi tin báo không cần thiết – facebook, twitter, cập nhật trò chơi game và email – khi bạn cài đặt điện thoại.
    • Hẹn một số thời gian trong ngày để kiểm tra tất cả tin nhắn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hoàn tất các nhiệm vụ còn dang dở.
    Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. Không lạ gì nếu bạn có hàng núi các công việc ở nhà hoặc nơi làm việc đang chờ đợi. Danh sách các bổn phận dường như vô tận – công việc nội trợ, thư từ cần trả lời, cân đối chi tiêu, lũ thú cưng đang đói – tuy nhiên trong số đó có nhiều công việc cũng không mất nhiều thì giờ để hoàn thành nếu bạn tập trung vào làm ngay.[7]
    • Áp dụng “nguyên tắc một phút” vì phần lớn các công việc có thể hoàn thành dưới hai phút. Khi hoàn thành những công việc đó càng sớm càng tốt, bạn có thể loại bỏ được nhiều việc nhỏ nhặt, bứt rứt mà bạn phải xử lý mỗi ngày.
    • Liệt kê các việc cần làm để đem lại hiệu quả cho ngày làm việc. Khi viết ra những nhiệm vụ cần làm trên giấy, bạn có thể giải thoát tâm trí khỏi mối bận tâm đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Loại bỏ những thứ lộn xộn bừa bãi.
    Không ai thấy vui mắt trước cảnh tượng thiếu ngăn nắp, và hàng đống đồ đạc bày bừa khắp nơi sẽ gây căng thẳng. Đôi mắt rất tinh tế và dễ dàng thấy nhiều chi tiết nhỏ xung quanh. Cảnh tượng lộn xộn khiến bạn khó tập trung bởi những hình ảnh làm phân tâm. [8]
    • Dọn dẹp bàn làm việc, tường, quầy kệ ở nhà, ở nơi làm việc và mọi đồ vật không cần thiết khác sao cho không bị phân tâm.
    • Sự hỗn độn trong thiết bị kỹ thuật số cũng có tác động tương tự. Hàng chục biểu tượng trên màn hình, các chương trình đang mở, các trò chơi hoặc tin nhắn báo liên tục, tất cả đang cạnh tranh thu hút sự chú ý của bạn. Việc loại bỏ hết các khoản mục đó sẽ giúp bạn tập trung hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rút điện tivi, hay hủy thuê bao truyền hình cáp hoặc vệ tinh.
    Ít có việc gì tiêu tốn thời gian hơn là xem ti vi. Thực tế là một người trung bình mất từ 37-40 tiếng mỗi tuần để xem ti vi.[9]
    • Truyền hình cáp hoặc vệ tinh hiện nay cung cấp đến gần 200 kênh. Nghĩ xem bạn đã tiêu phí bao nhiêu thời gian chỉ để lướt qua các kênh và cuối cùng không có gì để xem hết.
    • Nếu sự yên tĩnh trong nhà chưa đủ làm động lực mạnh mẽ cho bạn thực hiện việc này, hãy nghĩ đến chi phí. Ở Mỹ, gói thuê bao truyền hình cáp trung bình hiện nay tốn khoảng hơn 100 đô la mỗi tháng, hoặc 1.200 đô-la một năm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Thư giãn Cơ thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tập trung vào hơi thở.
    Hít thở diễn ra tự nhiên đến mức chúng ta chẳng mấy khi chú ý về lợi ích của nó. Mỗi ngày dành ra vài lần với 3 phút ngừng việc đang làm để hít thở sâu có thể giúp bạn suy nghĩ thông suốt, bình tâm lại và làm việc hiệu quả hơn. Bạn cần chọn một nơi yên tĩnh để có thể tập trung vào hơi thở khi luồng không khí lưu thông khắp cơ thể.[10]
    • Bắt đầu bằng việc thong thả ngồi hoặc đứng ở nơi yên tĩnh chuẩn bị cho bài tập thở. Khi nhắm mắt và bắt đầu hít vào, tự hỏi về suy nghĩ, cảm giác và các giác quan bạn đang trải qua. Thực hiện điều này trong một phút.
    • Sau một phút, chuyển sự tập trung từ hít vào sang thở ra và chú ý hoàn toàn vào các giác quan. Không suy nghĩ khi thở ra. Để dành việc này trong thời gian một phút khác.
    • Mở rộng sự chú ý trong phút cuối cùng, suy nghĩ về dáng điệu và nét mặt của bạn, tìm xem có sự khó chịu hoặc căng thẳng nào không. Nếu có, hãy tập trung bằng cách tưởng tượng năng lượng của hơi thở đặt lên chỗ đau.
    • Hít thở có hai tác dụng: đó là một phương pháp thiền giúp bạn nuôi dưỡng lòng từ tâm và suy nghĩ thấu đáo, đồng thời giúp bạn giảm căng thẳng và áp lực khi kiểm soát được tình huống.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho mắt nghỉ ngơi.
    Đa phần mọi người đều cho rằng động tác căn bản khi thiền là nhắm mắt, nhưng có nhiều dạng thiền đòi hỏi “đôi mắt mở” để khỏi ngủ thiếp đi. Đa số các phương pháp thiền yêu cầu mắt khép hờ, nhưng một số khác lại cần mắt mở to. Cả hai cách “mở mắt” và “nhắm mắt” đều được chấp nhận khi bạn đi tìm bình yên trong ngày.[11]
    • Bắt đầu bằng việc tập trung ánh mắt vào một điểm tĩnh khi thả lỏng cơ thể. Hít thở ba lần, thả lỏng vai, hàm và mặt trong khi thở ra.
    • Chú ý vào thế giới xung quanh bạn – âm thanh, mùi vị và nhiệt độ - để nhận ra những điều bạn đang suy nghĩ và cảm nhận bên trong mình.
    • Chấp nhận mọi thông tin về giác quan mà bạn đang cảm nhận. Điều quan trọng là không cố gắng kiểm soát hay thay đổi bất cứ điều gì.
    • Nhớ rằng thiền là sự thực hành. Cũng như bất cứ bài tập thể dục hay môn thể thao nào, bạn cần dành thời gian để phát triển các kỹ năng thực hành. Thực vậy, mục đích của phương pháp thiền mở mắt là duy trì ý thức tập trung khi bạn thực hiện các bổn phận trong cuộc sống.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thư giãn khi ngồi trên ghế dựa.
    Có nhiều cách để thả lỏng cơ thể khi ngồi ở các tư thế khác nhau. Yếu tố quan trọng nhất là chọn một tư thế khiến bạn thấy thoải mái nhất. Mặc dù ngồi trên ghế dựa là tư thế dễ nhất, bạn cũng cần đảm bảo sống lưng phải thẳng; cột sống, vai và đầu cần thả lỏng; không bao giờ thõng người hoặc rũ xuống.[12]
    • Tránh đặt mình vào tư thế đòi hỏi phải linh hoạt hơn cần thiết. Nhớ rằng điều quan trọng là thư giãn.
    • Dùng khúc gỗ hoặc quyển niên giám điện thoại kê cao hai chân sau của ghế để đảm bảo có tư thế đúng: ngồi thẳng nhưng không giữ lưng cứng nhắc hoặc dựa vào lưng ghế, chỉ chạm phần cuối cột sống vào lưng ghế.
    • Hai bàn tay nên đặt trên đùi, lòng bàn tay úp xuống, hoặc đặt một chiếc gối trên lòng và hai bàn tay ngửa trên gối.
    • Hai bàn chân để sát mặt đất. Nếu hai chân không chạm đất, bạn đặt một chiếc chăn gấp lại dưới chân để chân khỏi lơ lửng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quỳ hoặc dùng gối.
    Nếu ngồi trên ghế là quá dễ và không xếp bằng được, bạn có thể ngồi trên sàn. Sàn nhà là nơi an toàn để bạn tập thiền vì nó là phần nền vững chắc, cho phép bạn tập trung thả lỏng tâm trí. Bạn có thể chỉ quỳ trên sàn hoặc đặt một chiếc gối để đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể.[13]
    • Nếu dùng gối, cần đảm bảo gối phải đủ cứng và thoải mái (zafu là loại gối được thiết kế đặc biệt để thiền).
    • Đảm bảo độ dày của gối phải thích hợp, nếu không tư thế của bạn có thể sụp xuống, gây khó chịu, tê mỏi và thiếu tập trung.
    • Bạn có thể đặt tay ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng có lẽ dễ nhất là đặt bàn tay ngay trước mặt. Nếu thấy không thoải mái, bạn có thể đặt một chiếc gối hoặc chăn trước mặt và để tay lên đó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngồi xếp bằng.
    Giống như tư thế hoa sen trong yoga, ngồi xếp bằng là tư thế khó nhất của thiền. Do đó bạn cần thận trọng, không ép buộc mình vào tư thế không thoải mái, vì như vậy có thể gây những tổn hại lâu dài cho cơ và khớp. Bạn cũng sẽ không thể tập trung khi đang đau.[14]
    • Đối với người tập thiền, tư thế thợ may là đơn giản nhất và là tư thế gập chân thông thường nhất.
    • Để ngồi tư thế này, bạn cần đảm bảo đầu gối tỳ chắc chắn trên sàn. Nếu không thể đặt cả hai đầu gối trên sàn, bạn có thể dùng một tấm đệm cứng hoặc một chiếc chăn gập vào kê dưới bên đầu gối không chạm đến sàn để giữ thăng bằng.
    • Nếu không thể thực hiện được trọn vẹn tư thế này, bạn hãy thử tập các bài tập yoga để giúp cho hông linh hoạt.
    • Đặt hai tay trên đùi, lòng bàn tay ngửa.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Tập trung vào Sự tĩnh tại

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trở nên chú tâm hơn.
    Trong cả ngày dài, tâm trí của bạn có thể ở chế độ “lái tự động” khi bạn lao vào vòng xoáy của các hoạt động thường ngày mà không thực sự để tâm nhiều đến việc mình đang làm. Bộ não của chúng ta luôn ngập trong mớ hỗn độn tinh thần và hình ảnh khi quay cuồng trong thế giới hỗn loạn xung quanh chúng ta. Các bài tập chú tâm giúp chúng ta đắm mình trong khoảnh khắc hiện tại, phá vỡ chuỗi căng thẳng và lo lắng.[15]
    • Cũng như nhiều phương pháp thiền khác, các bài tập thở tập trung vào động tác hít thở, và luồng không khí lưu thông trong cơ thể giữ vai trò quan trọng trong việc đem lại nhận thức trong tâm bạn, sau cùng quay trở lại môi trường xung quanh bạn.
    • Ăn là một cách khác để đạt được sự chú tâm. Ví dụ như bạn có thể ăn một quả nho khô hoặc một loại quả khô nào đó có thể cầm được, cảm nhận kết cấu, nhìn màu sắc, ngửi mùi và nếm hương vị của nó. Cũng với trình tự như vậy khi bạn nuốt vào. Bằng cách đó, bạn có thể sử dụng nhiều giác quan với sự chú tâm và bạn sẽ thấy rằng bài tập này có ý nghĩa thế nào.
    • Khi thực hiện những công việc và hoạt động thường ngày, bạn cũng có thể thực hành sự chú tâm. Tương tự như bài tập về nho khô, bạn hãy để tâm vào tiến trình của công việc thay vì hoàn thành một cách lơ đãng như vẫn thường làm.
    • Cố gắng chỉ hoàn thành một hoạt động chú tâm mỗi ngày trong mười phút. Đến cuối tuần, bạn hãy ghi lại các phản ứng với từng trải nghiệm và diễn giải nó khi bạn thực hiện với sự chú tâm. Quan trọng nhất là cố gắng đánh giá sự khác nhau khi bạn thực hiện việc đó một cách chú tâm và không chú tâm là như thế nào.
    • Hãy nhớ rằng chú tâm là chấp nhận và không phán xét, không phải là cố gắng thay đổi hoặc kiểm soát hoạt động đó. Chú tâm là một bài tập đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự tham gia để thu được lợi ích tối đa từ đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thực hành bất động thân thể một cách có ý thức.
    Tĩnh lặng là trạng thái cao của năng lượng giúp bạn tập trung hoàn toàn vào việc trải nghiệm sự thực về bản thân mình. Trong sự tĩnh lặng không có sự hiện diện của năng lượng tiêu cực; tĩnh lặng là trạng thái tràn đầy năng lượng, hòa hợp, không bị cản trở và cho bạn một cảm giác mới mẻ về sự sống. Việc đạt tới mức cao nhất của trạng thái tĩnh lặng sẽ đem lại sự bình yên và biến chuyển lối suy nghĩ về bản thân và cách nhìn nhận về thế giới của bạn một cách tự nhiên.[16]
    • Thấu hiểu bản thân bằng cách là chính mình ở mức độ tĩnh lặng thấp nhất. Đầu tiên hãy chú ý vào cảm giác của cơ thể khi bạn thực hành tĩnh tại cả về thể chất và tinh thần. Bạn sẽ thành công nhờ duy trì sự tỉnh táo rộng khắp và chủ tâm thả lỏng cơ thể trong môi trường hiện tại của bạn.
    • Xua tan mọi sự đánh giá trái ngược về bản thân bằng cách chạm tới những gì sâu thẳm bên trong bạn để tự trải nghiệm chính mình và tìm ra đặc tính thực sự của bạn. Sau khi giải quyết mâu thuẫn và rối loạn bên trong mình, sự bình yên sẽ đến với bạn.
    • Khi đã đạt đến giai đoạn này, bạn có thể tiến tới sống cuộc sống thường ngày với sự tự tin bằng sự an tâm vừa tìm thấy, nghĩa là luôn duy trì sự kết nối với sự thực về bản thân, đồng thời bỏ qua mọi phán xét, đánh giá và những quan điểm sai lầm về mình.
    • Tập trung vào sự bình yên bên trong bạn để giữ vững quan điểm của mình. Điều này khiến đặc tính mới của bạn trở nên có hiệu quả đối với bản thân bạn và với những người khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập yoga.
    Yoga giúp bạn mở ra và khám phá bản chất thực sự của bạn, để bạn có thể sống với nhận thức mới của mình. Việc trải nghiệm bản chất thực sự – những suy nghĩ, cảm giác và tình cảm của bạn – bằng yoga giúp bạn tiến tới sự tĩnh tại. Những hành vi này sau đó lại quyết định lối suy nghĩ của bạn, những điều bạn làm và cách bạn tương tác với môi trường. Tóm lại, nó có thể được tính vào chất lượng cuộc sống.[17]
    • Có nhiều tư thế yoga giúp bạn đạt tới sự bình yên và tĩnh tại, nhưng một tư thế dễ cho những người mới tập yoga là tư thế xác chết, còn gọi là tư thế Savasana: nằm ngửa trên sàn, tay chân giang ra một góc 45 độ, thở sâu. Tư thế này nhằm thư giãn hoàn toàn và giải tỏa căng thẳng.
    • Tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, nhắm mắt và cảm nhận môi trường xung quanh.
    • Thả lỏng các cơ trên mặt, đồng thời thở sâu và chậm qua mũi.
    • Bắt đầu từ trên đỉnh đầu, dần dần đi xuống bàn chân, tập trung vào từng phần trên cơ thể, chủ tâm thả lỏng từng bộ phận cơ thể trước khi chuyển sang bộ phận kế tiếp.
    • Thực hiện điều này trong ba đến năm phút và cố gắng không ngủ thiếp đi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đếm ngược.
    Đếm ngược là một bài tập thở nhằm làm lắng dịu cơ thể, đem lại sự tĩnh lặng và đạt đến sự bình yên trong cả ngày bận rộn. Bạn chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh và đếm ngược từ 50 đến 0 sao cho đồng bộ với hơi thở của bạn.[18]
    • Số chẵn là thở ra và số lẻ là hít vào. Như vậy bạn sẽ dễ dàng đếm cho đúng, phòng trường hợp nhầm lẫn. Chỉ nên đếm số lần thở ra.
    • Chú ý thẳng lưng và nhắm mắt. Bạn có thể ngồi trên ghế hoặc trên sàn, tùy nơi nào bạn thấy thoải mái.
    • Khi đếm đến 0, ngừng đếm nhưng hãy cảm nhận trạng thái tự nhiên của hơi thở.
    • Thở bình thường vì mục đích ở đây là giữ kiểm soát bằng cách thở thoải mái mà không cần thở sâu.
    • Khi đếm ngược, bạn có thể duy trì sự chú tâm và phát triển sự tập trung, đồng thời bạn cũng nhận thức được những suy nghĩ và môi trường xung quanh khi tâm trí bạn trở nên hoạt động trong suốt quá trình thực hiện phương pháp này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Quay trở lại trọng tâm.
    Thông thường, ngồi bất động là cách dễ nhất để đạt đến sự tĩnh lặng, nhưng điều này không có nghĩa cơ thể bạn phải bất động. Thay vào đó, bạn nên làm quen với năng lượng của sự tĩnh lặng qua việc thực hành ngồi bất động.[19]
    • Chỉ dành vài giây để thực hành bài tập này, nhưng cố gắng lặp lại nhiều lần trong ngày.
    • Bạn có thể thực hiện ngồi bất động ở bàn làm việc, khi lái xe, giữa cuộc nói chuyện, hay thậm chí trong bữa ăn. Mục đích là cảm nhận sự bình yên và hạnh phúc, do đó bạn hãy thử quay trở lại trọng tâm nhiều lần trong ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Vượt qua Khoảnh khắc Hiện tại

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành thời gian ở bên gia đình và bạn bè.
    Đôi khi sự trống trải và cô đơn được lấp đầy bởi cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên thứ mà bạn có thể mất đi chính là lòng yêu thương và sự hỗ trợ. Việc đến thăm bạn bè và gia đình có thể bù đắp cho khoảng trống này vì qua đó bạn có thể thư giãn và lấy lại cân bằng cho cuộc sống bận rộn của bạn.[20]
    • Nói chuyện với những người mà bạn thương yêu và tin cậy là một cách tuyệt vời để giải tỏa stress, để suy nghĩ tích cực và đưa tâm trí bạn thoát khỏi công việc và các vấn đề gây áp lực khác.
    • Cho dù thời gian biểu trong tuần bận rộn đến đâu, bạn hãy dành ra một ngày trong tuần cho bạn bè và gia đình. Cơ thể và trí óc của bạn chắc hẳn sẽ cảm kích bạn vì việc này!
    • Gia đình và bạn bè cũng cho bạn tình bạn bè, tình đồng đội và những cuộc gặp gỡ vui vẻ, nhờ đó bạn có thể thấy đỡ cô đơn và áp lực.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham gia các công việc có ý nghĩa.
    Một nghiên cứu gần đây cho thấy các hoạt động có ý nghĩa như làm thiện nguyện thể làm tăng cảm giác hạnh phúc, giảm rủi ro trầm cảm và nguy cơ tử vong.[21]
    • Thay vì nằm ườn trong nhà cả ngày, bạn hãy nghĩ đến việc bước ra ngoài và làm các công việc tình nguyện. Lợi ích từ hoạt động thể chất và giúp đỡ người khác chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một lối suy nghĩ tích cực.
    • Sự kết nối xã hội với con người thay vì với máy tính hay điện thoại sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn, bởi con người được sinh ra để nhìn, chạm và tương tác với nhau. Về mặt sinh học, mối tương tác này tiết ra hormone oxytocin, loại hormone có liên hệ với sự gắn bó, quan tâm và giảm mức độ stress.
    • Công việc tình nguyện là một hoạt động có thể cho bạn cảm giác sâu sắc về giá trị và hạnh phúc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tin vào bản thân.
    Ngay cả người tốt nhất cũng có lúc hành động với động cơ không trong sáng. Chúng ta dùng những lời nói dối nhỏ nhặt để tránh những rắc rối lớn hơn, hành động không đúng đắn để được xã hội chấp nhận, hoặc an ủi bạn bè hay người quen để được đáp lại như thế. Mặc dù chưa chắc là phạm luật, nhưng những hành động đó thực sự tạo nên cảm giác tội lỗi và những cảm giác tiêu cực khác.[22]
    • Suy nghĩ vể động cơ thực sự của bạn. Hãy tự hỏi bản thân nguyên nhân thực sự sai khiến bạn hành động là gì. Nói cách khác, bạn đừng nói dối bản thân mình và người khác. Hãy tin động cơ hành động của bạn là tốt.
    • Việc tin vào bản thân và nói thật về nguyên nhân hành động của bạn dần dần sẽ thanh lọc bản ngã bên trong bạn.
    • Tách khỏi những người hay nói dối và lừa gạt để bạn khỏi quay lại kiểu hành xử đó.
    • Tiếp tục thanh lọc tâm trí và tâm hồn của những ý nghĩ không thích hợp khi bước tới trong cuộc sống, và cuối cùng bạn sẽ chọn được những hoạt động có khả năng kết nối bạn với những điều bạn thích thú và những con người mà bạn yêu thương.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm lời khuyên của chuyên gia.
    Nếu đang phải vật lộn để tìm sự bình yên trong tâm hồn, có lẽ bạn nên tìm một chuyên gia tâm lý hoặc liệu pháp điều trị. Chuyên gia tư vấn sẽ kiểm tra tâm trạng, những mối lo âu, trọng tâm và những mối quan hệ của bạn để tìm ra kế hoạch hỗ trợ bạn.[23]
    • Các chuyên gia tâm lý được đào tạo chuyên sâu về đánh giá và ước lượng để giúp đỡ mọi người tìm được sự bình yên một cách hiệu quả. Bạn đừng bao giờ e ngại việc tìm sự giúp đỡ chuyên môn.
    • Nhiều người cho rằng các chuyên gia tâm lý chỉ điều trị cho những bệnh nhân gặp các vấn đề nghiêm trọng như trầm cảm, mất kiểm soát cơn giận dữ hoặc các chấn thương não. Tuy nhiên trong thực tế, họ có thể giúp xử lý nhiều vấn đề sức khỏe, kể cả các vấn đề thể chất.
    • Chuyên gia tâm lý cũng sẽ làm việc với bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu, bác sĩ nhi khoa và bác sĩ tâm thần để giúp bạn tìm sự bình yên bằng thuốc men, rèn luyện thể chất hoặc các liệu pháp khác.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Để có thể tiến tới sự bình yên từ bên trong mình, bạn cũng cần sống một cách bình yên.
  • Giữ sự tập trung và lòng tin.
  • Thần kinh nội tiết hạ lâm sàng và sự mất cân bằng thần kinh tự động cũng có thể làm rối loạn đầu óc.
  • Các tín đồ Ấn Độ giáo và Phật giáo sử dụng phương pháp này nói rằng họ đạt được đến sự khai sáng.
  • Hoàn tất việc thực hành này với namasmaran và pranayam.

Cảnh báo

  • Bài tập tinh thần và vận động thể chất không thể tạo ra trải nghiệm bình yên, nhưng chúng cho bạn sự bình yên thoáng qua trong lòng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sydney Axelrod
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sydney Axelrod. Sydney Axelrod là huấn luyện viên cuộc sống và chủ sở hữu của Sydney Axelrod LLC, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ huấn luyện phát triển nghề nghiệp và cá nhân. Thông qua mô hình huấn luyện một đối một, các khóa học kỹ thuật số, hội thảo nhóm, Sydney giúp khách hàng khám phá ra mục đích của họ, vượt qua những bước chuyển tiếp trong cuộc sống, đặt ra và hoàn thành mục tiêu. Sydney được đào tạo hơn 1000 giờ về kỹ năng huấn luyện và có bằng cử nhân về tiếp thị và tài chính của Đại học Emory. Bài viết này đã được xem 2.550 lần.
Trang này đã được đọc 2.550 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo