Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản đều có các dấu hiệu hư hỏng khác nhau. Tùy thuộc vào loại thịt, bạn sẽ cần chú ý mùi khó chịu, kiểm tra màu hoặc kết cấu và đưa ra giải pháp ngăn chặn để tránh hư hỏng sớm. Nếu không chắc thịt có bị hỏng chưa, bạn nên vứt bỏ cho an toàn. Khi biết dấu hiệu và cảnh giác với thức phẩm hỏng, bạn có thể giữ được sự an toàn trong khi ăn và chế biến thịt!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Nhận diện thịt đỏ đã hỏng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra ngày hết hạn trên bao bì đựng thịt.
    Thịt đỏ có thể giữ được khoảng 1-3 ngày nếu còn sống và 7-10 ngày nếu đã qua chế biến. Hãy bỏ thịt đã quá thời hạn sử dụng để tránh ngộ độc thực phẩm.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bỏ thịt đỏ được giữ trong tủ lạnh quá 5 ngày.
    Thời hạn có thể giữ thịt trong tủ lạnh sẽ tùy thuộc vào việc thịt được xay hay cắt. Thịt xay có thể giữ trong tủ lạnh khoảng 1-2 ngày sau ngày bán. Thịt thái lát, thịt miếng và thịt quay giữ được trong khoảng 3-5 ngày.[2]
    • Thịt có thể giữ được lâu hơn khi đông lạnh. Nếu bạn đã cho thịt vào tủ lạnh vài ngày và không có kế hoạch sử dụng, hãy đông lạnh thịt để tránh hư hỏng.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra mùi khó chịu của thịt.
    Nếu thịt có mùi ôi, chắc chắn thịt đã hỏng. Thịt đỏ ôi có mùi nặng rất dễ nhận biết. Hãy bỏ thịt có mùi khó chịu, đặc biệt khi đã quá hạn sử dụng của thịt.[4]
    • Đừng ấn mũi vào thịt hoặc gần thịt để ngửi mùi. Thay vào đó, bạn đặt tay gần thịt và vẫy về phía mặt để ngửi mùi thịt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh ăn thịt đỏ có màu xanh lá.
    Thịt đã chuyển sang màu xanh lá hoặc nâu pha xanh lá thường không còn an toàn để ăn, nhưng việc chuyển màu nâu mà không có màu xanh lá không hẳn là dấu hiệu hư hỏng. Thịt óng ánh nhiều màu cũng là dấu hiệu hư hỏng, vì đây là dấu hiệu cho biết vi khuẩn đã phá vỡ lớp mỡ của thịt.[5]
    • Khi nghi ngờ màu sắc của thịt, bạn hãy bỏ thịt ngay.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm tra kết cấu của thịt.
    Thịt đỏ bị hỏng sẽ có cảm giác dính khi chạm vào. Nếu bạn cảm nhận được lớp nhớt trên thịt, hãy vứt bỏ thịt. Điều đó có nghĩa là vi khuẩn đã bắt đầu sinh sôi trên thịt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Kiểm tra thịt gia cầm bị hỏng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý mùi ôi nồng.
    Thịt gia cầm tươi không có bất kỳ mùi khó chịu nào. Nếu thịt gia cầm có mùi khó chịu rõ rệt, bạn hãy vứt bỏ thịt và làm sạch tủ lạnh hoặc tủ đông. Mùi của thịt gia cầm sống thường vẫn lưu lại khi nơi bảo quản chưa được vệ sinh.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh ăn thịt gia cầm có màu xám.
    Thịt gia cầm tươi có màu hồng, còn loại đã qua chế biến có màu trắng. Thịt gia cầm chuyển sang màu xám là đã hỏng. Đừng mua hoặc ăn thịt gà bị tối màu hoặc biến màu.[8]
    • Hãy bỏ lớp bột giòn hoặc nước sốt khỏi phần thịt gia cầm đã qua chế biến ở nhà hàng để kiểm tra màu sắc của thịt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chạm vào thịt gia cầm sống để kiểm tra kết cấu.
    Mặc dù thịt gia cầm sống có lớp màng nước mỏng, nhưng sẽ không nhớt. Nếu thịt gia cầm có cảm giác dính hoặc đổ nhớt, bạn phải vứt bỏ thịt ngay.[9]
    • Rửa tay sau khi xử lý thịt gia cầm sống bất kể thịt có bị hỏng hay không.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra nấm mốc trên thịt gia cầm đã qua chế biến.
    Bên cạnh tất cả các dấu hiệu trên, thịt gia cầm đã qua chế biến sẽ nổi mốc nếu bị hỏng. Đừng cố gắng bỏ lớp mốc hoặc ăn những phần không bị mốc nếu bạn thấy dấu hiệu này trên thịt gia cầm đã qua chế biến. Hãy bỏ toàn bộ phần thịt gia cầm đã qua chế biển để tránh ngộ độc thực phẩm.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Nhận biết hải sản đã hỏng

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tránh hải sản có mùi "tanh".
    Trái ngược với suy nghĩ thông thường, hải sản tươi không có mùi tanh. Hải sản có mùi biển nhưng sẽ không có mùi tanh hôi. Hãy tin vào mũi của bạn: nếu hải sản có mùi hôi, bạn hãy bỏ ngay.
    • Hãy ngửi hải sản tươi khi bạn ở siêu thị để so sánh mùi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xem xét hải sản để kiểm tra độ tươi.
    Hải sản sẽ có lớp vỏ bên ngoài bóng khi mới được đưa ra khỏi nước. Hải sản khô thường đã bị hỏng. Nếu hải sản có mắt và/hoặc mang, mắt sẽ trong (không đục) và mang có màu đỏ, không phải tím hoặc nâu.[11]
    • Tránh chọn cá có lớp vảy trông như sắp bong ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng ăn thịt cá có màu đục.
    Thịt cá tươi có màu trắng, đỏ hoặc hồng với lớp màng nước mỏng. Nếu phần thịt có màu xanh dương hoặc xám và đổ nhớt thì nghĩa là cá đã ươn.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra hải sản sống trước khi chế biến.
    Hải sản cần được ăn khi còn tươi sống như các loại vỏ cứng thường hỏng rất nhanh sau khi chết. Hãy chạm vào nghêu, hào và vẹm còn sống để đảm bảo vỏ vẫn đóng kín. Trước khi chế biến cua và tôm hùm, bạn cần kiểm tra xem càng còn động đậy hay không.[13]
    • Đừng ăn hải sản vỏ cứng đã chết nhiều giờ trước khi chế biến.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Ngăn tình trạng thịt hư hỏng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh rã đông thịt bằng cách đặt trên quầy bếp.
    Thịt được để ngoài tủ lạnh hoặc tủ đông quá lâu thường dễ hư hỏng. Việc để thịt ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian dài sẽ tăng nguy cơ hư hỏng. Thay vào đó, bạn nên rã đông thịt bằng lò vi sóng vì vừa nhanh vừa an toàn.[14]
    • Rã đông thịt trong tủ lạnh là một cách an toàn thay thế cho cách đặt trên quầy bếp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bảo quản thịt ở nhiệt độ an toàn.
    Thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C. Nếu được bảo quản ở nơi ấm áp hơn, thịt rất dễ hỏng. Hãy bỏ thực phẩm được đặt ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đông lạnh thịt nếu bạn không muốn ăn sớm.
    Mặc dù thịt sẽ chỉ giữ được vài ngày trong tủ lạnh, nhưng có thể giữ được vài tháng trong tủ đông. Để kéo dài thời hạn sử dụng của thịt, bạn xếp thịt vào hộp kín và đông lạnh đến khi cần ăn.[16]
    • Thịt đông lạnh có thể bị cháy đông; dù không nguy hiểm, nhưng thịt không còn thơm ngon.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh ăn thịt đã hết hạn sử dụng hoặc không được giữ lạnh.
    Kể cả khi không có dấu hiệu hỏng, thịt vẫn bị nhiễm vi khuẩn độc hại. Đừng ăn thịt được đặt ở bếp quá lâu hoặc quá hạn bán.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm tra nhiệt độ bên trong của thịt khi chế biến.
    Vì vi khuẩn từ thực phẩm rất khó nhận biết nên việc chế biến thịt đến đúng nhiệt độ là chìa khóa để tránh ngộ độc thực phẩm. Thịt đỏ được chế biến trong khoảng 50–75°C (tùy thuộc vào độ chín) là thích hợp. [17] Thịt gia cầm nên được chế biến ở nhiệt độ 75°C.[18] Hải sản an toàn nhất khi được chế biến ở nhiệt độ 65°C.[19]
    • Một số hải sản trong món sushi thường được ăn sống. Trong trường hợp này, hãy tuân thủ hướng dẫn chế biến một cách cẩn thận và vứt bỏ nếu bạn thấy dấu hiệu hư hỏng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào thịt sống.[20]
  • Tránh ăn thịt có bao bì rách hoặc nước chảy ra từ bao bì.[21]
  • Nếu nghi ngờ thịt đã hỏng, bạn không nên tiếp tục ăn. Hãy gửi trả lại thịt hỏng nếu bạn được phục vụ ở nhà hàng.[22]

Cảnh báo

  • Đừng ăn thịt đáng nghi để kiểm tra xem có bị hỏng hay không. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm dù chỉ ăn một mẩu nhỏ của thực phẩm đã hỏng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 30.533 lần.
Trang này đã được đọc 30.533 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo