Cách để Nhận biết các triệu chứng ung thư ruột kết

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ung thư đại trực tràng, còn gọi là ung thư ruột kết, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ nhì ở Mỹ. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, bao gồm mọi chủng tộc và các nhóm sắc tộc. Hơn 90% trường hợp bệnh là ở người trên 50 tuổi. Thật không may, ở giai đoạn khởi phát, bệnh ung thư ruột kết không có hoặc có rất ít triệu chứng. Đừng quá lo lắng nếu bạn có các triệu chứng ung thư ruột kết, vì các triệu chứng có thể giống với nhiều bệnh lý khác. Tuy vậy, bạn vẫn cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh là thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Nhận biết các triệu chứng ung thư ruột kết

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý hiện tượng có máu trong phân.
    Bạn nên đi khám bệnh nếu bị chảy máu ở trực tràng dường như không phải là do bệnh trĩ hoặc bị rách. Ngay cả khi chỉ có một chút máu dính trong giấy vệ sinh, bạn cũng cần phải đến bác sĩ để được kiểm tra.[2] Máu xuất hiện trong phân là một triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư ruột kết.
    • Phân có lẫn máu có thể đỏ tươi hoặc sậm màu hơn bình thường. Nếu vị trí chảy máu ở đoạn ruột cao hơn, phân có thể chuyển thành màu đen. Nếu bạn không chắc có máu trong phân hay không, hãy liên lạc với bác sĩ cho yên tâm.
    • Máu trong phân cũng có thể gây ra mùi khó chịu. Nếu bạn nhận thấy phân có mùi khác lạ rõ rệt, hãy hỏi bác sĩ càng sớm càng tốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Để ý sự thay đổi trong thói quen đại tiện, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón.
    Nếu bạn có từng đợt bị tiêu chảy và táo bón thì đó là điều đáng lưu tâm. Những người bị ung thư ruột kết có thể đi tiêu ra phân dài và hẹp, hoặc có cảm giác muốn đi tiêu nữa ngay cả khi vừa mới đi xong. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng như trên và kéo dài hơn 3-4 ngày.[3]
    • Theo dõi quy luật trong thói quen đại tiện. Nếu mọi thứ dường như khác lạ hoặc có bất cứ điều gì khiến bạn lo lắng, bất kể là tần suất đi vệ sinh hay kết cấu của phân, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ.
    • Các triệu chứng này chưa hẳn là dấu hiệu cho biết bạn bị ung thư ruột kết. Hội chứng ruột kích thích và một số bệnh khác cũng có các triệu chứng tương tự.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý khi bị đau bụng và đầy hơi.
    Các triệu chứng này thường đi kèm với các thay đổi khó chịu khi đi tiêu có thể xảy ra. Nếu bạn đau ở vùng bụng và bị chướng bụng có vẻ như không có nguyên nhân nào khác, hãy đến gặp bác sĩ.[4]
    • Bạn cũng có thể bị đau vùng chậu.
    • Cũng như trên, các triệu chứng này có thể xảy ra ở các bệnh khác, do đó chưa chắc là bạn đã bị ung thư ruột kết. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bác sĩ để được kiểm tra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Để ý sự thay đổi về cân nặng hoặc sự thèm ăn.
    Những người bị ung thư ruột kết có thể mất cảm giác ngon miệng, có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân. Nếu bạn thường không muốn ăn hết bữa và không còn thèm các món ăn ưa thích như trước, có thể thủ phạm là bệnh ung thư ruột kết. Hãy chú ý đến những thay đổi về cân nặng, đặc biệt nếu bạn bị sụt cân đều đều mà không có chủ ý giảm cân.[5]
    • Thỉnh thoảng cân nặng dao động đôi chút là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị sụt 5 kg trở lên trong vòng chưa đến 6 tháng mà không có lý do rõ ràng, hãy hẹn gặp bác sĩ để khám bệnh.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lưu ý xem bạn có bị mệt mỏi khác thường không.
    Đây là một triệu chứng thường gặp của nhiều dạng ung thư, kể cả ung thư ruột kết. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi dai dẳng và suy nhược kèm với các triệu chứng khác của bệnh ung thư ruột kết, hãy đi khám ngay lập tức.[7]
    • Chú ý cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức không đỡ hơn dù đã nghỉ ngơi.[8]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Tìm sự chẩn đoán y khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gọi cho bác sĩ nếu bạn có triệu chứng ung thư ruột kết.
    Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào của bệnh ung thư ruột kết, hãy hẹn ngày đi khám ngay lập tức. Họ có thể thực hiện các xét nghiệm để tìm các dấu hiệu ung thư hoặc loại trừ các bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự.[9]
    • Các bệnh lý khác có các triệu chứng giống như ung thư ruột kết bao gồm bệnh viêm dạ dày-ruột, hội chứng ruột kích thích và bệnh trĩ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bác sĩ về tiền sử sức khoẻ và các yếu tố nguy cơ.
    Báo cho bác sĩ biết về các yếu tố nguy cơ của bạn để giúp bác sĩ xác định liệu bạn có thể bị ung thư ruột kết không. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ hàng đầu, vì đa số bệnh nhân ung thư ruột kết đều trên 50 tuổi. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố khác cũng gây nguy cơ cao.[10] Các yếu tố này bao gồm:
    • Là người Mỹ gốc Phi. Người Mỹ gốc Phi lcó nguy cơ ung thư ruột kết cao hơn các chủng tộc khác.
    • Có tiền sử bệnh ung thư ruột kết hoặc polyp.
    • Có các hội chứng di truyền có thể dẫn đến bệnh ung thư ruột kết, chẳng hạn như hội chứng đa polyp gia đình và bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp (hội chứng Lynch).
    • Có lối sống ít vận động. Tập thể dục nhiều hơn có thể giúp giảm rủi ro này.
    • Ăn ít chất xơ và nhiều chất béo. Bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách thay đổi sang chế độ ăn nhiều rau và hoa quả hơn, đồng thời giảm chất béo và thịt.
    • Có bệnh tiểu đường hoặc béo phì.
    • Hút thuốc và uống rượu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xét nghiệm sàng lọc định kỳ nếu bác sĩ khuyến nghị.
    Cách tốt nhất để phòng ngừa hoặc phát hiện sớm ung thư ruột kết là xét nghiệm sàng lọc định kỳ sau tuổi 50. Các xét nghiệm này có thể giúp phát hiện các khối u ung thư hoặc tiền ung thư. Bác sĩ sẽ tiến hành một hoặc nhiều thủ thuật sau đây để xác định liệu bạn có bị ung thư ruột kết không:[11]
    • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT), để tìm máu trong phân.
    • Xét nghiệm DNA ẩn trong phân để tìm chất chỉ điểm ung thư di truyền trong phân. Xét nghiệm này có thể phát hiện các khối u tiền ung thư trong ruột kết, từ đó tăng khả năng ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm bệnh ung thư.[12]
    • Nội soi đại tràng sigma, theo đó một thiết bị có gắn đèn gọi là sigmoidoscope được sử dụng để kiểm tra polyp và các khối u trong trực tràng và đoạn cuối ruột già.
    • Nội soi đại tràng, theo đó bác sĩ sẽ dùng máy nội soi đại tràng kiểm tra toàn bộ ruột kết để tìm các khối u ung thư và tiền ung thư mà sau đó sẽ được lấy mẫu sinh thiết nếu tìm thấy.
    • Nội soi ảo đại tràng hoặc chụp barium đại tràng đối quang kép (DCBE), một dạng khác của chụp x-quang để tìm polyp và khối u ở ruột kết.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thảo luận với...
    Thảo luận với bác sĩ về các phương án điều trị nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với ung thư ruột kết. Bạn có thể rất lo sợ và bối rối khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. May mắn thay, có nhiều phương án điều trị khác nhau để chống lại bệnh ung thư và kiểm soát các triệu chứng. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ và lợi ích của các phương pháp khác nhau.[13]
    • Cách điều trị phù hợp sẽ tùy thuộc vào sức khoẻ tổng thể của bạn và sự phát triển hoặc lan rộng của các té bào ung thư. Ví dụ, nếu ung thư nhỏ và còn trong giai đoạn sớm, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ ung thư trong quá trình nội soi đại tràng.[14]
    • Với ung thư ruột kết tiến triển hơn, có thể bạn cần các phương pháp điều trị bổ sung, chẳng hạn như hoá trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột già.
    • Nếu bạn suy sụp tinhh thần, bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn các chuyên gia trị liệu tâm lý hoặc các nhóm hỗ trợ nhằm giúp đỡ các bệnh nhân ung thư và gia đình của họ. Bạn cũng đừng ngần ngại tìm đến những người thân yêu để được giúp đỡ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Có bằng chứng khoa học cho thấy xét nghiệm sàng lọc ung thư ruột kết định kỳ (bắt dầu từ độ tuổi 50) giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư ruột kết. Hãy trao đổi với bác sĩ về các xét nghiệm phù hợp nhất với bạn.
  • Đa số các trường hợp ung thư đại trực tràng khởi phát từ các polyp (các khối u bất thường) trong ruột già hoặc trực tràng. Các khối u này có thể tiến triển thành ung thư trong một thời gian dài.
  • Nếu bạn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư ruột kết, hãy trao đổi với bác sĩ về những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ. Ngoài việc xét nghiệm sàng lọc, bạn có thể được khuyên thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh hơn, năng vận động hơn hoặc tránh hút thuốc và uống rượu.[15]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Joshua Ellenhorn, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật & Bác sĩ khoa ngoại ung thư
Bài viết này đã được cùng viết bởi Joshua Ellenhorn, MD. Joshua Ellenhorn là bác sĩ phẫu thuật với chuyên ngành về phẫu thuật ung thư, phẫu thuật ít xâm lấn và phẫu thuật với sự hỗ trợ của rô-bốt. Ông điều hành phòng khám tư tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, California và là một bác sĩ hàng đầu về phẫu thuật, nghiên cứu ung thư và giảng dạy phẫu thuật. Ellenhorn đã đào tạo hơn 60 bác sĩ phẫu thuật ung thư và có hơn 18 năm hành nghề tại City of Hope National Medical Center, tại đây ông là giáo sư và trưởng khoa phẫu thuật tổng quát và ngoại ung thư. Ellenhorn chuyên thực hiện các thủ thuật sau: phẫu thuật bàng quang, sửa chữa đĩa đệm, ung thư đại trực tràng, ung thư da và ung thư tế bào hắc tố, ung thư dạ dày và ung thư tụy. Ông có bằng bác sĩ y khoa của Trường Y khoa thuộc Đại học Boston, hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Chicago và Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về phẫu thuật tại Đại học Cincinnati. Bài viết này đã được xem 1.271 lần.
Trang này đã được đọc 1.271 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo