Cách để Nhận biết các dấu hiệu bệnh tâm thần

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhiều người cho rằng bệnh tâm thần khá hiếm gặp, nhưng điều này là không đúng. Ước tính trong một năm bất kỳ có khoảng 54 triệu người Mỹ bị rối loạn tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần.[1] Trên toàn thế giới, cứ 4 người thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.[2] Nhiều trường hợp bệnh tâm thần hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc men, tâm lý trị liệu hoặc kết hợp cả hai. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình có các dấu hiệu của bệnh tâm thần, hãy tìm sự giúp đỡ từ các nhà chuyên môn càng sớm càng tốt.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Hiểu về bệnh tâm thần

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rằng bệnh tâm thần không phải do lỗi của bạn.
    Xã hội thường có thành kiến với bệnh tâm thần và những người mắc bệnh tâm thần, và người ta rất dễ tin rằng nguyên nhân của vấn đề là do bạn chưa cố gắng đúng mức. Điều này là không đúng. Nếu bạn thực sự mắc bệnh tâm thần thì đó là hậu quả của một căn bệnh chứ không liên quan đến các sai lầm cá nhân hoặc bất cứ điều gì khác. Một bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần tốt không bao giờ khiến bạn cảm thấy như có lỗi trong việc bạn mắc bệnh, cả những người xung quanh bạn và bản thân bạn cũng vậy.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu về các yếu tố sinh học gây nguy cơ mắc bệnh tâm thần.
    Bệnh tâm thần không do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà có nhiều yếu tố sinh học làm thay đổi tính chất hóa học của não và gây mất cân bằng hoóc môn.[4]
    • Cấu trúc gen. Một số bệnh tâm thần, ví dụ như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và bệnh trầm cảm, có liên quan mật thiết với gen di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, có thể bạn cũng dễ mắc bệnh tâm thần, đơn giản là do cấu trúc gen của bạn.
    • Tổn thương sinh lý. Các tổn thương, ví dụ như chấn thương đầu nghiêm trọng, nhiễm vi khuẩn, virus hoặc độc tố trong quá trình phát triển thai nhi, có thể dẫn đến bệnh tâm thần. Tình trạng lạm dụng chất bất hợp pháp và/hoặc rượu cũng có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc khiến bệnh trở nặng.
    • Các bệnh mãn tính. Các bệnh mãn tính như ung thư và các căn bệnh nghiêm trọng lâu ngày khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tâm thần như lo âu và trầm cảm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hiểu về các yếu tố môi trường gây nguy cơ mắc bệnh tâm thần.
    Một số bệnh tâm thần như lo âu và trầm cảm có liên quan chặt chẽ đến hoàn cảnh cá nhân và cảm giác hạnh phúc của bạn. Tình trạng rối loạn và thất thường cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tâm thần hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn.[5]
    • Các trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống. Các tình huống gây xúc động mạnh hoặc đau buồn trong cuộc sống có thể dẫn đến bệnh tâm thần. Các tình huống này có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, chẳng hạn như mất người thân, hay kéo dài như có tiền sử bị bạo hành thể chất, tinh thần hoặc tình dục. Những trải nghiệm trong chiến tranh hoặc tình huống khẩn cấp cũng có thể gây bệnh tâm thần.
    • Căng thẳng. Tình trạng căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm chứng bệnh tâm thần đang có và gây ra các bệnh tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu. Những mâu thuẫn trong gia đình, những khó khăn về tài chính và lo lắng trong công việc đều có thể là nguyên nhân gây căng thẳng.
    • Cô đơn. Thiếu mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ, ít bạn bè và không có mối quan hệ lành mạnh có thể dẫn đến bệnh tâm thần hoặc khiến bệnh nặng hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và các triệu chứng về tâm thần.
    Một số bệnh tâm thần có tính bẩm sinh, nhưng trong một số trường hợp khác, bệnh phát triển dần dần qua thời gian hoặc xuất hiện khá đột ngột. Các triệu chứng sau đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo của bệnh tâm thần:[6][7]
    • Cảm giác buồn bã hoặc bứt rứt
    • Cảm giác lẫn lộn hoặc mất phương hướng
    • Cảm giác thờ ơ hoặc mất hứng thú
    • Lo âu quá mức và có biểu hiện giận dữ/thù ghét/bạo lực
    • Cảm giác sợ hãi/hoang tưởng
    • Khó kiểm soát cảm xúc
    • Khó tập trung
    • Khó chu toàn trách nhiệm
    • Tách biệt mình hoặc xa lánh xã hội
    • Có vấn đề về giấc ngủ
    • Ảo tưởng và/hoặc ảo giác
    • Có những ý tưởng kỳ lạ, vĩ đại hoặc xa rời hiện thực
    • Lạm dụng chất hoặc rượu
    • Thay đổi rõ rệt trong thói quen ăn uống hoặc ham muốn tình dục
    • Có ý nghĩ hoặc kế hoạch tự tử
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và các triệu chứng về thể chất.
    Đôi khi, các triệu chứng thể chất có thể báo hiệu về bệnh tâm thần. Nếu bạn có các triệu chứng sau kéo dài dai dẳng, hãy tìm sự trợ giúp y tế. Các triệu chứng cảnh báo bao gồm:
    • Mệt mỏi
    • Đau lưng và/hoặc ngực
    • Tim đập nhanh
    • Khô miệng
    • Gặp các vấn đề về tiêu hóa
    • Đau đầu
    • Toát mồ hôi
    • Thay đổi nhiều về cân nặng
    • Chóng mặt
    • Thay đổi rõ rệt về nếp ngủ
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
    Nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng trên đây xuất phát từ việc phản ứng trước các sự kiện thường ngày, do đó chưa hẳn là các chỉ dấu cho thấy bạn bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý nếu các triệu chứng không thuyên giảm, và quan trọng hơn, nếu chúng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoạt động của bạn trong đời sống hàng ngày. Bạn đừng bao giờ ngần ngại tìm sự giúp đỡ y tế.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu về các nguồn hỗ trợ điều trị.
    Có nhiều chuyên gia được đào tạo trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, và mặc dù vai trò của họ thường chồng lấn lên nhau, nhưng mỗi ngành đều có những đặc điểm riêng biệt.[8]
    • Bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa đã hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, chuyên ngành tâm thần học. Họ là chuyên gia về tâm thần học được đào tạo chuyên sâu nhất, và là người tốt nhất có thể giúp bạn sử dụng các loại thuốc kê toa. Bác sĩ tâm thần cũng được đào tạo chẩn đoán bệnh tâm thần, bao gồm các bệnh nghiêm trọng như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.
    • Chuyên gia tâm lý học lâm sàng có bằng tiến sĩ tâm lý học và thường đã hoàn thành chương trình tập sự hoặc nội trú tại các cơ sở điều trị bệnh tâm thần. Họ có thể chẩn đoán các bệnh tâm thần, tiến hành các xét nghiệm tâm thần và chữa bệnh bằng phương pháp tâm lý trị liệu. Thông thường, họ không được phép kê toa thuốc, trừ khi có giấy phép đặc biệt.
    • Điều dưỡng chuyên khoa tâm thần tối thiểu phải có bằng thạc sĩ và được đào tạo chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Họ có thể chẩn đoán bệnh tâm thần và kê toa thuốc. Trong một số trường hợp, họ cũng có thể chữa bệnh bằng tâm lý trị liệu. Tùy thuộc vào từng vùng, có thể họ được yêu cầu làm việc phối hợp với bác sĩ tâm thần.
    • Nhân viên công tác xã hội tối thiểu phải có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực công tác xã hội. Các nhân viên công tác xã hội có chứng chỉ hành nghề đã hoàn thành chương trình tập sự hoặc nội trú tại các cơ sở điều trị bệnh tâm thần, đồng thời được đào tạo trong công tác tư vấn về sức khỏe tâm thần. Họ có thể tiến hành trị liệu nhưng không được phép kê toa thuốc. Họ thường rất quen thuộc với các nguồn hỗ trợ và hệ thống hỗ trợ.
    • Chuyên viên tư vấn có bằng tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành tư vấn và thường đã hoàn thành chương trình tập sự tại các cơ sở điều trị bệnh tâm thần. Họ thường tập trung vào các vấn đề tâm thần cụ thể như nghiện hoặc lạm dụng chất, tuy nhiên họ cũng có thể tư vấn về các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Chuyên viên tư vấn không được phép kê toa thuốc, và ở nhiều nơi họ không được phép chẩn đoán bệnh tâm thần.
    • Bác sĩ nội khoa thường không có bằng đào tạo chuyên sâu về sức khỏe tâm thần, nhưng họ có thể kê toa thuốc và giúp bạn kiểm soát sức khỏe toàn diện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ.
    Một số bệnh tâm thần như lo âu và trầm cảm thường có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc kê toa mà bác sĩ riêng của bạn có thể chỉ định. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng và những lo lắng của mình.
    • Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần trong vùng bạn ở.
    • Tại Mỹ, để nộp đơn xin trợ cấp an sinh xã hội dành cho người khuyết tật tâm thần và được bảo vệ bởi luật dành cho người khuyết tật Hoa Kỳ, bạn cần phải được chẩn đoán chính thức về sức khỏe tâm thần.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Liên hệ với công ty bảo hiểm y tế.
    Nếu sống ở Mỹ, thông thường bạn phải đóng bảo hiểm y tế để được thanh toán chi phí điều trị. Hãy gọi cho công ty bảo hiểm và hỏi về các thông tin liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần chấp nhận chương trình bảo hiểm của bạn.
    • Nhớ làm rõ mọi yêu cầu cụ thể về chương trình bảo hiểm của bạn. Ví dụ, có thể bạn cần lấy giấy giới thiệu của bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu đế đến gặp bác sĩ tâm thần, hoặc có thể có các giới hạn trong việc trị liệu.
    • Nếu không có bảo hiểm y tế, bạn hãy tìm một trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng trong vùng bạn sinh sống. Các trung tâm này thường điều trị miễn phí hoặc lấy phí rất thấp cho những người có thu nhập thấp hoặc không có bảo hiểm. Một số trường đại học lớn và trường y cũng có các phòng khám lấy phí thấp.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đặt lịch hẹn với bác sĩ.
    Tùy vào từng vùng, có thể bạn phải chờ vài ngày đến vài tháng để có cuộc hẹn với chuyên gia sức khỏe tâm thần, do đó bạn nên đặt cuộc hẹn càng sớm càng tốt. Bạn có thể yêu cầu được tham gia danh sách chờ hoặc danh sách hủy nếu có để tăng cơ hội được xếp lịch sớm hơn.
    • Nếu bạn đang có ý nghĩ hoặc kế hoạch tự sát, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Tại Mỹ, trang National Suicide Prevention Lifeline phục vụ các cuộc gọi miễn phí 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần.[10] Bạn cũng có thể liên hệ với dịch vụ cấp cứu bằng cách gọi số 911 (hoặc số tương ứng trong vùng).[11] Ở Việt Nam, bạn hãy gọi đến đường dây nóng số 1800 1567 (dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em-Bộ Lao động thương binh xã hội cung cấp với sự hỗ trợ của tổ chức Plan tại Việt Nam) để được giúp đỡ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đặt câu hỏi.
    Bạn đừng ngần ngại hỏi chuyên gia trị liệu. Hãy hỏi họ khi bạn không hiểu hoặc cần làm rõ điều gì đó. Bạn nên hỏi về các phương án điều trị khả dĩ, chẳng hạn như có các phương pháp và thời gian trị liệu nào và các loại thuốc nào có thể cần sử dụng.[12]
    • Bạn cũng nên hỏi xem mình cần làm gì để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy rằng bạn không thể tự chữa trị bệnh tâm thần, nhưng có những việc mà bạn có thể làm để cải thiện sức khỏe tâm thần của mình; hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xem xét về tương tác giữa bạn và bác sĩ.
    Mối quan hệ giữa bạn và chuyên gia trị liệu phải đem lại cảm giác an toàn, thân thiện và thoải mái. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất dễ bị tổn thương khi lần đầu đến phòng khám. Chuyên gia trị liệu có thể hỏi những câu hỏi không dễ chịu hoặc yêu cầu bạn nghĩ về những điều khiến bạn không thoải mái, nhưng họ vẫn phải giúp bạn an tâm, cảm thấy mình có giá trị và được chào đón.[13]
    • Nếu cảm thấy không thoải mái sau vài buổi trị liệu, bạn có thể thay đổi. Đừng quên rằng có thể bạn phải làm việc lâu dài với chuyên gia trị liệu, vì thế họ phải khiến bạn cảm thấy họ hoàn toàn đứng về phía bạn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Đối phó với bệnh tâm thần

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh phán xét bản thân.
    Những người mắc bệnh tâm thần, đặc biệt là người bị trầm cảm và lo âu, thường cảm thấy như họ có thể chỉ việc “bỏ thói quen đó đi”. Tuy nhiên, cũng tương tự như bạn không thể mong rằng bạn “bỏ thói quen” bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn không nên tự phán xét mình vì bạn đang phải chống chọi với bệnh tâm thần.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thiết lập một mạng lưới hỗ trợ.
    Một mạng lưới những người chấp nhận và ủng hộ bạn là điều cần thiết với tất cả mọi người, và càng quan trọng hơn nếu bạn đang đối phó với bệnh tâm thần. Bạn nên bắt đầu từ bạn bè và người thân trong gia đình. Ngoài ra cũng có nhiều nhóm hỗ trợ khác. Bạn hãy tìm các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng hoặc tìm trên mạng.[14]
    • Một nơi thích hợp để bạn bắt đầu xây dựng mạng lưới hỗ trợ là Liên Minh Quốc Gia Trợ Giúp Người Mắc Bệnh Tâm Thần (NAMI). Họ có đường dây tư vấn và chỉ dẫn về các nguồn hỗ trợ.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc tập thiền hoặc thực hành chánh niệm.
    Mặc dù thiền không thể thay thế cho sự giúp đỡ của chuyên gia trị liệu và/hoặc thuốc men, nhưng nó có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những bệnh liên quan đến nghiện và lạm dụng chất. Thực hành chánh niệm và thiền chú trọng vào hiện tại và sự chấp nhận, nhờ đó có thể giảm căng thẳng.[16]
    • Có thể sẽ có ích nếu ban đầu bạn nhờ một chuyên gia trong lĩnh vực thiền hướng dẫn trước khi tiếp tục tự thực hành.
    • NAMI, The Mayo Clinic [17], và howtomeditate.org đều cung cấp các lời khuyên liên quan đến tập thiền.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Viết nhật ký.
    Một cuốn nhật ký để ghi lại các suy nghĩ và trải nghiệm của bạn có thể đem lại nhiều lợi ích. Viết ra những ý nghĩ tiêu cực hoặc lo âu là cách có thể giúp bạn ngừng tập trung vào các ý nghĩ đó. Việc theo dõi yếu tố nào dẫn đến trải nghiệm hoặc triệu chứng nào đó sẽ giúp chuyên gia trị liệu điều trị cho bạn một cách hiệu quả nhất. Cách này cũng cho phép bạn bộc lộ cảm xúc một cách an toàn.[18]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Duy trì chế độ ăn tốt và thói quen tập thể dục.
    Mặc dù không thể ngăn chặn bệnh tâm thần, nhưng chế độ ăn và thói quen tập luyện có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Giữ nếp sinh hoạt đều đặn và ngủ đủ giấc là đặc biệt quan trọng nếu bạn các mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực.[19]
    • Có thể bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn và thói quen tập thể dục nếu bạn mắc chứng rối loạn ăn uống như biếng ăn, cuồng ăn hoặc ăn vô độ. Tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo là bạn đang duy trì các thói quen lành mạnh.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hạn chế tiêu thụ rượu.
    Rượu là chất làm dịu và có thể ảnh hưởng lớn đến cảm giác hạnh phúc của bạn. Nếu bạn đang gặp rắc rối với các bệnh như trầm cảm hoặc lạm dụng chất, có lẽ rượu là thứ là bạn tuyệt đối nên tránh. Nếu có uống rượu, bạn hãy uống có chừng mực: thông thường là 2 cốc rượu vang, 2 cốc bia hoặc 2 cốc rượu mùi mỗi ngày đối với nữ và 3 cốc đối với nam.
    • Tuyệt đối không nên uống rượu khi đang uống một số loại thuốc kê toa. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ kê toa thuốc cho bạn về cách sử dụng thuốc.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu có thể, bạn hãy nhờ một người bạn hay người thân đi cùng bạn trong lần trị liệu đầu tiên. Họ sẽ giúp bạn bình tĩnh và hỗ trợ bạn.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị và lối sống dựa trên các bằng chứng khoa học và y học, với sự giúp đỡ của các chuyên gia. Nhiều liệu pháp trị bệnh tâm thần “tại nhà” có ít tác dụng hoặc không có tác dụng, một số liệu pháp thực ra còn khiến bệnh nặng hơn.
  • Xã hội thường có thành kiến với bệnh tâm thần. Nếu bạn không thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin về bệnh của bạn cho ai đó thì đừng làm. Hãy tìm những người chấp nhận, ủng hộ và quan tâm đến bạn.
  • Nếu có người bạn hoặc người thân nào mắc bệnh tâm thần, bạn đừng phán xét họ hoặc bảo họ “chỉ cần cố gắng hơn nữa”. Hãy trao cho họ sự yêu thương, chấp nhận và ủng hộ.

Cảnh báo

  • Nếu bạn có những ý nghĩ hoặc kế hoạch tự sát, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
  • Nhiều bệnh tâm thần sẽ trầm trọng thêm nếu không được điều trị. Bạn cần tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.
  • Đừng bao giờ cố điều trị mà không có sự trợ giúp chuyên khoa. Điều này thực ra có thể khiến bệnh nặng hơn và gây hại nghiêm trọng cho bạn hoặc những người khác.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 19 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.316 lần.
Trang này đã được đọc 5.316 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo