Cách để Ngừng chảy nước dãi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chảy nước dãi (tăng tiết nước bọt) có thể gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Trong các trường hợp nặng, tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị bằng cách tránh các thức ăn và mùi vị có thể kích thích chảy nước dãi. Nước ép nho, trà, cây xô thơm và gừng đều có thể giúp cho miệng khô ráo hơn và giảm sản xuất nước bọt. Đối với chứng tăng tiết nước bọt có liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn như viêm nhiễm khoang miệng hoặc rối loạn thần kinh vận động, bạn cần thảo luận với bác sĩ về những cách kiểm soát bệnh.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thử dùng các liệu pháp tự nhiên tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh các thức ăn và mùi gây chảy nước dãi.
    Hạn chế ăn hoa quả họ cam quýt cũng như thức ăn ngọt và chua vốn có thể kích thích các tuyến nước bọt tăng hoạt động. Cố gắng tránh xa các thức ăn hoặc sản phẩm vệ sinh có hương thơm mà có thể khiến bạn chảy nước dãi.[2]
    • Các thức ăn có thể kích thích tiết nước bọt nhưng có vị nhạt và khô như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng cũng có thể giúp hút nước bọt thừa và giảm nhẹ triệu chứng tức thời.
    • Nếu có ai đó ở gần đang ăn hoặc nấu nướng mà bạn không thể tránh được, hãy cố gắng đánh lạc hướng bản thân. Tìm việc gì đó để làm, nhẩm một bài hát trong đầu, viết một câu chuyện hoặc chat trên điện thoại chẳng hạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống nhiều nước hơn, nhất là khi nước bọt đặc hơn bình thường.
    Nghe có vẻ lạ, nhưng việc duy trì nước cho cơ thể sẽ giúp kiểm soát các tuyến nước bọt hoạt động quá mức. Bạn nên cố gắng uống khoảng 3,8 lít nước mỗi ngày.[3]
    • Nếu nước bọt đặc và chứa nhiều chất nhầy, việc uống nhiều nước sẽ làm loãng nước bọt, giúp bạn dễ nuốt hơn. Bạn cũng nên tránh các sản phẩm từ sữa khi nước bọt bị đặc.
  3. 3
    Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng. Cách này có thể giúp ngừng chảy nước dãi trong các trường hợp nhẹ và vừa, nhất là khi bạn không thể kiểm soát được. Bạn sẽ ít bị chảy nước dãi hơn khi miệng bận làm việc. Hãy luôn chuẩn bị sẵn kẹo cao su hoặc kẹo cứng đề phòng khi cần đến.[4]
    • Nếu bạn lo ngại về lượng đường nạp vào, hãy chọn kẹo cao su hoặc kẹo cứng không đường.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống một cốc nước ép nho đen.
    Khi nước bọt chảy nhiều, bạn hãy rót cho mình một cốc nước ép nho. Chất axit tannic trong nước ép nho có thể giúp cho miệng có cảm giác khô và giảm sản xuất nước bọt.[5]
    • Các thức uống khác chứa axit tannic còn có trà xanh và trà đen, cà phê và rượu vang đỏ.
    • Lưu ý rằng các đồ uống này có thể gây sâu răng và làm ố men răng. Hãy nhớ dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Thêm một lợi ích nữa, đánh răng cũng có thể tạm thời giảm tiết nước bọt quá mức.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử dùng cây xô thơm hoặc gừng để làm khô miệng.
    Một cốc trà gừng hoặc trà cây xô thơm có thể giúp làm khô các tuyến nước bọt hoạt động quá mức. Nhai lá xô thơm hoặc nhấm nháp một mẩu gừng cũng có tác dụng. Bạn cũng có thể uống cồn thuốc xô thơm mỗi ngày một lần bằng cách hòa tan 15-20 giọt chiết xuất xô thơm với một cốc nước.[6]
    • Trà cây xô thơm có bán ở các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc trên mạng. Ngoài ra, bạn có thể ngâm 1 thìa canh lá xô thơm tươi hoặc 1 thìa cà phê xô thơm khô trong 1 cốc (240 ml) nước nóng khoảng 3-5 phút để làm trà xô thơm.
    • Một số chuyên gia y tế khuyên dùng xô thơm và gừng để giảm tiết nước bọt ở những bệnh nhân có các bệnh như Parkinson và hội chứng xơ cứng teo cơ một bên. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào, đặc biệt nếu bạn đang có bệhn hoặc đang dùng thuốc.
    • Tránh dùng chiết xuất hoặc cồn thuốc xô thơm nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
    • Liều dùng vượt quá 15 g lá xô thơm hoặc 0,5 dầu chiết xuất xô thơm cho mỗi kg trọng lượng cơ thể có thể dẫn đến tăng tiết nước bọt và các phản ứng không mong muốn khác.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Kiểm soát các nguyên nhân tiềm ẩn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh các tình huống kích thích nôn và gây buồn nôn.
    Tình trạng nước bọt tiết quá nhiều thường đi kèm với buồn nôn và nôn. Nếu bạn bị chảy nước dãi do buồn nôn, hãy ngồi xuống và cố gắng thư giãn cho đến khi cảm giác buồn nôn qua đi. Ghi lại các tình huống khiến bạn buồn nôn và hết sức tránh những tình huống đó.[8]
    • Các mùi nồng gắt, đi tàu xe, chơi tàu lượn, ánh sáng chói hoặc nhấp nháy và nhiệt độ cao là các nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn.
    • Các thức ăn nhạt như bánh mì nướng, bánh quy giòn có thể giúp ổn định dạ dày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc kháng...
    Uống thuốc kháng axit nếu bạn bị trào ngược dạ dày- thực quản. Nước bọt tiết quá mức cũng có thể liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, khi axit dạ dày trào lên họng. Nếu bạn mắc chứng bệnh này, hãy tránh các thức ăn chua, cay và uống thuốc kháng axit không kê toa.[9]
    • Thuốc kháng axit có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các thuốc khác, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang uống bất cứ loại thuốc nào do bác sĩ kê toa.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ...
    Hỏi bác sĩ kê toa thuốc xem liệu có thuốc nào trong đó gây tăng tiết nước bọt không.Các thuốc chống co giật, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng cholinergic trực tiếp và gián tiếp có thể gây tăng tiết nước bọt.[10] Nếu bạn thường xuyên uống các loại thuốc trên, hãy tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ tiềm tàng của thuốc.[11]
    • Đơn cử một số thuốc có thể gây tăng tiết nước bọt là clozapine, potassium chlorate, risperidone, và pilocarpine.
    • Bác sĩ kê toa thuốc cho bạn có thể khuyến nghị dùng các thuốc thay thế có ít tác dụng phụ hơn. Nếu không có, họ có thể kê thêm thuốc kiểm soát tiết nước bọt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập các bài tập cải thiện khả năng nuốt nước bọt.
    Với trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân mắc chứng khó nuốt, việc rèn luyện các cơ liên quan đến hoạt động nuốt có thể giúp cho nước bọt không tích tụ. Các bài tập này bao gồm hút chất lỏng qua ống hút và dùng ống hút để hút các hạt đậu hoặc nho khô lên.[12]
    • Nếu trẻ nhỏ chảy dãi nhiều, các bài tập này có thể giúp trẻ biết kiểm soát các cơ dùng để nuốt. Trong trường hợp cần thiết, một nhà trị liệu ngôn ngữ cũng có thể giúp trẻ học cách kiểm soát các cơ này trong miệng và họng.
    • Việc đến gặp nhà trị liệu ngôn ngữ có thể cũng cần thiết cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh vận động, các bệnh lý cơ, tổn thương dây thần kinh cấp, bệnh Parkinson hoặc các chứng rối loạn khác dẫn đến khó nuốt.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm sự điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hỏi bác sĩ về việc điều trị các bệnh viêm nhiễm khoang miệng, nếu cần thiết.
    Từ đau răng đến viêm amidan, nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng có thể dẫn đến tiết nước bọt quá mức. Bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ nếu không thể tự kiểm soát tình trạng tăng tiết nước bọt, hoặc nếu bạn có biểu hiện nhiễm trùng như đau, sưng hoặc tiết dịch.[13]
    • Bên cạnh tình trạng viêm nhiễm, các vấn đề khác về răng miệng như khuyết tật cấu trúc cũng có thể khiến nước bọt tích tụ. Bạn có thể sử dụng đai hỗ trợ, niềng răng và các thiết bị khác để khắc phục các khuyết tật ở miệng, cổ hoặc xương hàm gây khó nuốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi bác sĩ về các thuốc có thể kiểm soát tình trạng chảy nước dãi.
    Thuốc kháng cholinergic sẽ chặn các tín hiệu thần kinh báo hiệu cho các tuyến nước bọt sản xuất nước bọt. Thuốc có dạng viên nén 0,5 g hoặc dạng miếng dán sau tai. Liều lượng thông thường là 1-3 viên mỗi ngày hoặc 1 miếng dán được thay hàng ngày.
    • Các tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón, khô miệng, giảm bài tiết nước tiểu, bứt rứt, chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, nôn, đỏ bừng mặt, đau đầu và mờ mắt.[14] Ở dạng miếng dán, thuốc có thể gây kích ứng hoặc ngứa tại chỗ dán.[15] Bạn cần trao đổi với bác sĩ về mọi rủi ro và lợi ích của thuốc trước khi sử dụng.
    • Các miếng dán scopolamine cũng có thể giúp giảm lượng nước bọt, nhưng tác dụng phụ của nó cũng tương tự như thuốc kháng cholinergic.[16]
  3. 3
    Hỏi bác sĩ về thuốc nhỏ mắt atropine 1%. Thuốc có thể được đặt dưới lưỡi để làm khô tại chỗ. Atropine là một loại thuốc kháng cholinergic nhưng được sử dụng với liều thấp trong miệng, do đó các tác dụng phụ thường ít xảy ra hơn nhiều.[17]
    • Các thuốc tương tự bao gồm hyoscyamine dạng uống, amitriptyline dạng uống, và ipratropium bromide đang đặt dưới lưỡi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thảo luận với...
    Thảo luận với bác sĩ về phương pháp tiêm Botox trong trường hợp tăng tiết nước bọt nghiêm trọng. Nếu các phương pháp điều trị khác không thành công, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng phương pháp tiêm botulinum (Botox). Dưới sự hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ tiêm độc tố toxin vào các tuyến nước bọt để tạm thời ngăn chặn hoạt động của chúng.[18]
    • Botox cần được tiêm sau mỗi 5-6 tháng để kiểm soát chứng tăng tiết nước bọt.
    • Đảm bảo tìm bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm khi bạn chọn cách điều trị này,
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc phẫu thuật như một giải pháp cuối cùng.
    Phẫu thuật loại bỏ tuyến nước bọt hiếm khi được thực hiện và chỉ được khuyến nghị khi tình trạng tăng tiết nước bọt ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống. Ví dụ, tình tạng sặc nước bọt có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh vận động, do đó phẫu thuật có thể là giải pháp tốt nhất.[19]
    • Có nhiều loại phẫu thuật mà bạn có thể lựa chọn. Bác sĩ hoặc đội ngũ nhân viên y tế sẽ giúp bạn xác định phương án phù hợp.
    • Thông thường, phẫu thuật tuyến nước bọt là thủ thuật nhanh và đơn giản. Một số trường hợp chỉ cần gây tê tại chỗ, nghĩa là vùng cần phẫu thuật sẽ được làm tê, và bạn vẫn tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Erik Kramer, DO, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012.
Trang này đã được đọc 658 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo