Cách để Ngưng làm kẻ thích gây sự chú ý

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ai cũng cần được chú ý vào lúc này hay lúc kia. Tuy nhiên, bạn có thể là kiểu người lúc nào cũng muốn thu hút sự chú ý. Người thích gây sự chú ý khao khát sự chú ý để bù đắp cho cảm giác kém cỏi và tự ti ở bản thân. Nếu tự nhận thức được bản thân là kiểu người này, thì có những cách bạn có thể tập để tránh những hành vi ấy.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thể hiện bản thân theo cách lành mạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thực hành một loại hình nghệ thuật.
    Người thích gây sự chú ý thường hành xử theo cách không thật. Họ làm vậy để thu hút chú ý chứ không phải để bộc lộ cá tính bản thân. Làm gì đó mang tính sáng tạo là cách hay để bộc lộ bản thân một cách chân thật, học cách là chính mình. Bạn có thể chọn loại hình nghệ thuật nào mình muốn, bao gồm hội họa, viết lách, làm nhạc, hát, hoặc làm đồ thủ công.[1]
    • Nếu chưa từng làm công việc sáng tạo, bạn có thể sẽ e sợ. Hãy thử những thứ khiến bạn hứng thú, cho dù không biết mình có giỏi hay không.
    • Nhớ rằng việc bạn làm là cho bản thân. Hãy học cách thể hiện bản thân theo cách sáng tạo mà không lo người khác nghĩ gì hay phải lên kế hoạch khoe khoang thứ mình làm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng mạng xã hội có tính xây dựng.
    Người thích sự chú ý dùng mạng xã hội theo cách sai lầm. Sẽ ổn thôi nếu bạn dùng mạng xã hội để liên lạc với bạn bè và cập nhật những sự kiện mới nhất. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình dùng mạng xã hội để gây sự chú ý, thì hãy cân nhắc trước khi đăng bài.[2]
    • Hãy nhận thức nếu đa phần các bài đăng của bạn toàn là chém gió hoặc khoe mẽ.
    • Xem xét liệu bài đăng của bạn thường là để than thân trách phận hoặc lôi kéo lời khen, ủng hộ.
    • Người thích sự chú ý sẽ đăng bài kiểu "Quẩy hết nước chấm với hội bằng hữu cực chất!", trong khi đó bạn có thể chỉ cần đăng ảnh mình cùng bè bạn với dòng trạng thái "Cảm ơn đời đã cho tôi những người bạn tốt".
    • Nếu cần sự ủng hộ, thay vì viết kiểu "Hôm nay là ngày tồi tệ nhất đời mình. Chỉ muốn đào hố chết quách đi cho xong", thì bạn có thể thay thế bằng "Mình đã có một ngày tồi tệ. Có ai nói chuyện với mình được không? Mình cần các bạn hỗ trợ". Bạn được phép trực tiếp kêu gọi giúp đỡ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn đang nhờ hỗ trợ và hãy giữ cuộc trò chuyện riêng tư với người đề nghị tâm sự với bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập trung vào người khác.
    Khi lúc nào cũng muốn được chú ý, bạn sẽ chỉ chăm chăm vào mỗi bản thân. Hãy chuyển trọng tâm và thử tập trung vào người khác. Có nhiều cách để làm được điều này. Bạn có thể dành thời gian cho người mình quan tâm, làm tình nguyện, hoặc thậm chí dành thời gian tìm hiểu người khác.[3]
    • Trong cộng đồng có nhiều người đang cần giúp đỡ? Bạn có thể tình nguyện đi nấu cơm từ thiện. Bạn cũng có thể xin suất làm tình nguyện viên ở các trung tâm bảo trợ trẻ em, làm gia sư miễn phí.
    • Dành thời gian với bạn bè và gia đình, hỏi thăm về cuộc sống của họ. Hãy nhớ bạn quan tâm đến họ như thế nào và hãy đầu tư thời gian trò chuyện với họ.
    • Bạn có thể sáng tạo ra nhiều cách quan tâm khác nhau. Ví dụ, bạn tổ chức một buổi quyên góp quần áo từ thiện, hoặc tổng vệ sinh khu phố.
    • Tuy nhiên, đừng so sánh bản thân với người khác, bởi sẽ tạo cảm giác kém cỏi. Thường thì bạn chỉ toàn so sánh những trải nghiệm thường nhật của mình với những khoảnh khắc nổi bật ở người khác, khiến bạn thấy bản thân không giỏi. Điều này sẽ khiến bạn khao khát được chú ý hơn.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tạo những thay đổi tích cực

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tha thứ cho bản thân.
    Chìm đắm mãi trong lỗi lầm là việc không tốt, nhưng nhiều người thường có thói quen dằn vặt bản thân về những gì xảy ra. Hãy cho phép bản thân được tha thứ và học hỏi từ những sai lầm.[5]
    • Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng vẫn có thể học những bài học giá trị từ nó. Hãy tự nhủ rằng thật tuyệt vời bạn có thể học được gì đó mới và thay đổi cách nhìn về mọi thứ trong tương lai.
    • Nếu nhớ lại những lần hành động theo kiểu gây sự chú ý, bạn hãy tha thứ bản thân cho những việc ấy. Thực tế là bạn đã nhận thức được hành vi của mình, đó là bước tiến xa để ngăn chặn thói quen này trong tương lai.
    • Trò chuyện tử tế với bản thân, theo cách bạn sẽ nói với một người bạn khi họ gặp khó khăn. Hãy nói với bản thân: "Tôi biết lần này mình làm chưa tốt, nhưng tôi đã cố gắng lắm rồi. Ai cũng có lúc vụng về. Điều đó ổn và tôi sẽ cố gắng hơn trong lần sau".
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập sống thật mỗi ngày.
    Hãy chọn những cách giúp bạn tập sống thật mỗi ngày. Tức là làm những việc bạn thấy thích hoặc có thể khẳng định điều gì đó quan trọng về bản thân bạn.[6]
    • Học cách là chính mình và hành động một cách chân thật, không lo lắng người khác nghĩ gì. Bạn có thể mỗi ngày thực hiện một điều như thế, khi cảm thấy đang là chính mình, chân thật với cảm xúc hiện tại. Hãy thành thật nói ra điều trước kia bạn không dám bày tỏ, như là: "Thật ra tớ không thích quán cà phê đó lắm". Hoặc là mặc một bộ trang phục thoải mái, dù nó trông không sành điệu.
    • Bạn cũng có thể tự động viên bản thân để học cách chấp nhận. Bạn có thể tự nhủ: “Tôi có giá trị riêng, tôi đáng yêu theo cách của mình, hoặc: “Tôi chấp nhận và yêu quý mọi khía cạnh bản thân như nhau và tôi đang cố phát triển, thay đổi bản thân”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thực hành chánh niệm.
    Chánh niệm tức là tập trung vào hiện tại, không đắm chìm trong những suy nghĩ và cảm xúc khiến bạn lạc lối khỏi thực tại. Bạn có thể thực hành chánh niệm thông qua thiền định. Tuy nhiên, còn nhiều cách khác để đạt chánh niệm.[7]
    • Bạn có thể tìm đọc sách hoặc trang web hướng dẫn phương pháp thiền, hoặc đến một trung tâm có khóa hướng dẫn người mới bắt đầu. Bạn cũng có thể tải ứng dụng như Insight Timer, Calm hoặc Headspace.
    • Nếu không hợp với thiền, bạn có thể chánh niệm bằng cách nhận thức cảm giác mà cơ thể vật lý đang trải nghiệm. Nếu bị phân tán bởi cảm giác tội lỗi, xấu hổ, kỷ niệm không đẹp, hãy kéo nhận thức về cảm nhận lớp vải quần áo trên da, hay bàn chân chạm đất.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cam kết thay đổi.
    Sẽ khó để bạn thay đổi được bản thân nếu không có cam kết chủ đích. Nếu muốn thay đổi hoặc loại bỏ tính thích gây chú ý, hãy cam kết làm được điều đó và thực hiện từng bước cụ thể để đạt mục tiêu.[8]
    • Viết ra cam kết. Bạn có thể đính nó lên lịch, đánh dấu ngày bạn cam kết thay đổi.
    • Viết ra mục tiêu hằng ngày hay hằng tuần, như: “Tôi sẽ thiền 5 phút mỗi ngày” hay “Mỗi tuần, tôi sẽ dành ra 5 tiếng làm tình nguyện cho một tổ chức từ thiện”.
    • Kể cho mọi người biết về kế hoạch của mình. Hãy kể cho một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong nhà. Họ có thể giúp kiểm tra tiến độ thực hiện theo cam kết của bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dành thời gian chất lượng một mình.
    Nếu là người thích gây sự chú ý, bạn có thể sẽ cố dành thời gian với nhiều người. Hãy tập cách dành thời gian cho bản thân nữa nhé. Bạn nên lập mục tiêu sẽ dành ra bao nhiều thời gian một mình cho mỗi ngày hay mỗi tuần.
    • Khi ở một mình, hãy làm những việc mà bạn thích. Điều này giúp việc ở một mình trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Bạn có thể đọc những quyển sách hay tạp chí ưa thích, đi dạo quanh công viên hay khu phố, đầu tư thời gian cho một sở thích.
    • Có thể ban đầu bạn sẽ không thoải mái khi ở một mình. Tuy nhiên, nếu vượt qua được cơn khó chịu ban đầu, bạn có thể sẽ tận hưởng khoảng thời gian một mình đó đấy.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Theo dõi quá trình.
    Một khi đã bắt đầu thực hành những thay đổi tích cực, hãy dành thời gian để soi chiếu và theo dõi mình đã đi đến đâu. Bạn có thể viết nhật ký, hỏi xin ý kiến những người đáng tin cậy hoặc dành thời gian xem xét lại ngày hoặc tuần qua.
    • Hãy nhân từ với bản thân. Thay đổi lớn ở bản thân không xảy ra sau một đêm.
    • Khen ngợi bản thân ở mỗi thay đổi tích cực. Hãy ghi nhận công lao bản thân. Tự nhủ: "Giỏi lắm. Mình đã cố gắng hết sức và nó đã hiệu quả".
  7. 7
    Truy tìm nguồn gốc hành vi thích gây chú ý của bạn. Xác định vì sao bạn lại muốn được chú ý sẽ giúp bạn đối mặt với gốc rễ vấn đề. Ví dụ, có thể do bạn luôn thấy mình không đủ tốt, sợ ở một mình, hoặc cảm thấy cuộc sống hiện tại chưa thỏa mãn. Đối mặt với những vấn đề này giúp bạn vượt qua xu hướng muốn thu hút sự chú ý.
    • Viết nhật ký giúp bạn khám phá cảm xúc bản thân.
    • Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ tâm lý, người có thể giúp bạn xác định những vấn đề tiềm ẩn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm hệ thống hỗ trợ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dựa vào bạn bè và gia đình.
    Chắc chắn sẽ có ai đó bạn biết có thể trung thực với bạn. Đó cũng nên là người bạn biết rằng sẽ luôn quan tâm và muốn giúp đỡ bạn. Bạn sẽ cần tin vào ý kiến của họ và sẵn sàng lắng nghe, cho dù có khó khăn thế nào. Đó có thể là anh chị em, cô dì, bạn thân hoặc đồng nghiệp.[9]
    • Hãy chọn người bạn thường xuyên gặp gỡ, tương tác. Bằng cách đó, họ có thể nhận thấy hành vi của bạn thường ngày.
    • Đảm bảo người đó sẵn sàng nói cho bạn nghe những điều có thể bạn không muốn nghe.
    • Đảm bảo người đó tử tế và bao dung, cho dù phải chia sẻ những ý kiến có thể gay gắt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi xin đánh giá chân thật.
    Hãy chia sẻ với người đó những dạng hành vi mà bạn đang bận tâm. Nhờ họ quan sát giúp bạn. Từ đó họ có thể nói cho bạn khi thấy phản ứng cảm xúc của bạn có kịch tính hay thổi phồng quá không.[10]
    • Nếu chưa biết loại hành vi nào cần chấn chỉnh, thì có thể đơn giản nói cho người đó biết nỗi lo bản thân là kẻ thích gây chú ý của bạn. Hãy nhờ họ chỉ ra hành vi nào cho thấy điều đó.
    • Bạn cũng có thể hỏi đối phương liệu họ có nhận thấy ở bạn đặc điểm của kẻ thích gây sự chú ý không.
    • Bạn có thể nói kiểu: "Tớ đang cố sửa cái tính thích gây sự chú ý của mình. Cậu có nhận thấy tớ như vậy không? Cậu có thể trông chừng và cho tớ biết nếu thấy tớ lại làm những việc gây sự chú ý không?".
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tham gia nhóm hỗ trợ.
    Thích sự chú ý thường có liên hệ với hành vi nghiện hoặc các kiểu tính cách cụ thể. Nếu không phải đang vật lộn với chất gây nghiện nào, thì không cần đến nhóm hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những hành vi cưỡng chế hay chứng nghiện ở bản thân, hãy cân nhắc tìm nhóm hỗ trợ.[11]
    • Các chứng nghiện thường thấy đi đôi với hành vi gây chú ý đó là nghiện rượu, lạm dụng ma túy và ăn uống không kiểm soát.
    • Nhưng nếu là người thích gây sự chú ý, không có nghĩa là bạn có nguy cơ nghiện cao.
    • Tìm trợ giúp từ nhóm có thể hữu ích khi bạn không có người thân nào giúp đỡ được mình.
    • Bạn có thể tra cứu danh sách các nhóm hỗ trợ trên mạng. Nếu không có nhóm nào trong khu vực bạn sống, thì các nhóm trên mạng cũng có thể hỗ trợ bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đi trị liệu tâm lý.
    Nếu không có cá nhân hay đội nhóm nào có thể giúp bạn, bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn giải quyết vấn đề hành vi cũng như lý giải nguyên do ngầm dẫn đến tình trạng đó.[12]
    • Bạn có thể trị liệu riêng lẻ hoặc trị liệu theo nhóm nếu thấy phù hợp.
    • Bạn có thể lên mạng tìm danh sách bác sĩ trị liệu trong địa phương. Nhiều trang có hồ sơ của từng bác sĩ. Bạn có thể tra cứu chuyên môn hoặc kinh nghiệm của họ có liên quan tới vấn đề của mình hay không.
    • Vài bác sĩ trị liệu chấp nhận bảo hiểm y tế hoặc có bảng giá phù hợp hoàn cảnh.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu nhận thấy bản thân sa đà vào hành vi thích gây chú ý cũ, thì cũng đừng quá hà khắc. Hãy nhớ rằng thay đổi nào cũng cần thời gian. Hãy tiếp tục luyện tập.
  • Nếu gặp khó khăn trong cam kết, hãy nhờ bạn bè, gia đình, hoặc cố vấn hỗ trợ.

Cảnh báo

  • Hành vi thích gây sự chú ý đôi khi có thể nguy hiểm, khi một người có thể đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm, tự làm bản thân bị thương để được chú ý. Nếu nhận thấy dạng hành vi này ở bản thân, hoặc có người lên tiếng cho bạn biết, hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp của bác sĩ tâm lý.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Supatra Tovar, PsyD, RD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng (PSY #31949)
Bài viết này đã được cùng viết bởi Supatra Tovar, PsyD, RD. Tiến sĩ Supatra Tovar là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép (PSY #31949), chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép hành nghề, chuyên gia thể hình kiêm chủ sở hữu Dr. Supatra Tovar and Associates. Tiến sĩ Tovar đã công tác trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng lâm sàng và tâm lý học. Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe tổng thể, bà chuyên áp dụng Liệu pháp Tâm lý Sức khỏe Toàn diện. Bà kết hợp kiến thức tâm lý học, dinh dưỡng và hình thể để hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề như trầm cảm, tăng cân quá đà, rối loạn ăn uống, chuyển đổi cuộc sống và mối quan hệ. Tiến sĩ Tovar có bằng cử nhân Sinh học môi trường của Đại học Colorado Boulder, bằng thạc sĩ Khoa học dinh dưỡng của Đại học bang California, Los Angeles, và bằng tiến sĩ tâm lý học chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng của Đại học quốc tế Alliant, Los Angeles. Bài viết này đã được xem 3.316 lần.
Trang này đã được đọc 3.316 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo