Cách để Nói cho ba mẹ biết bạn bị trầm cảm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nói chuyện với ba mẹ về chứng trầm cảm của bạn có lẽ sẽ mang nhiều áp lực. Bạn có thể lo lắng rằng họ sẽ không xem trọng vấn đề hoặc bản thân sẽ bị kì thị. Nhưng bạn có thể làm theo những bước sau để quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. Đầu tiên, hãy chuẩn bị kỹ càng cho buổi nói chuyện bằng cách thu thập thông tin về trầm cảm và triệu chứng của bạn. Sau đó, hãy ngồi xuống và nói chuyện trực tiếp với bố hoặc mẹ. Cuối cùng, chia sẻ cho họ biết làm thế nào để hỗ trợ khi bạn điều trị trầm cảm.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nói gì và nói như thế nào

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 SV Milo Crying.png
    1
    Nhận biết các triệu chứng trầm cảm. Trước khi trò chuyện với ba mẹ về chứng trầm cảm của mình, bạn cần phải đảm bảo các triệu chứng khớp với những gì bạn đang trải qua. Hãy tra cứu để tìm hiểu nhiều hơn về trầm cảm từ các nguồn uy tín như Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH).[1]
    • Trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên dưới 20 tuổi có nhiều biểu hiện khác nhau. Bạn có thể thấy do dự, đau nhức, giận dữ hoặc buồn bã cùng cực. Bạn cũng sẽ gặp vất vả ở trường - như chán nản không có động lực, khó tập trung và ghi nhớ.
    • Thời gian gần đây, bạn cũng có thể xa lánh bạn bè, gia đình và chỉ muốn ở một mình. Bạn bị khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Bạn cũng sẽ muốn làm tê liệt cảm xúc bằng thuốc hoặc rượu, cũng như các hoạt động liều lĩnh khác.[2]
    • Cho dù không chắc những gì bạn đang trải qua là trầm cảm, bạn cũng nên thảo luận về các triệu chứng để được giúp đỡ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Alan Thinks Unhappily.png
    2
    Nhận biết rằng đây sẽ là cuộc đối thoại khó khăn. Bạn có thể khóc hoặc ba mẹ bạn khóc. Điều này hoàn toàn ổn. Trầm cảm là chủ đề khó nói và bạn đã làm đúng khi đề cập đến nó trước khi tình hình tệ hơn.
    • Có khả năng là ba mẹ bạn đã nhận thấy điều không ổn. Họ chỉ không biết đó là gì và giúp thế nào. Bằng cách gọi tên vấn đề, bạn sẽ giúp họ thấy khá hơn và biết cách hành động.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Grace Comforts Alan.png
    3
    Nhờ một người tin cậy hướng dẫn. Bạn có thể lo lắng về phản ứng của bố mẹ đối với bệnh tâm lý. Nếu vậy, bạn có thể ngờ một cố vấn trong trường, huấn luyện viên hoặc giáo viên cho lời khuyên. Cách này giúp bạn chuẩn bị trước tâm lý để nói chuyện với ba mẹ.[3]
    • Bạn có thể mở đầu, “Thưa cô, em nghĩ em có thể bị trầm cảm. Em không biết chia sẻ điều đó với ba mẹ ra sao”.
    • Người đáng tin cậy này có thể gọi cho ba mẹ bạn đến gặp mặt và bạn có thể thông báo tình trạng của mình trong môi trường an toàn, thoải mái.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Tommy Thinking Unhappily.png
    4
    Quyết định xem ai là người bạn sẽ thông báo tin trước. Cân nhắc bạn muốn thông báo tới ba hoặc mẹ trước hoặc cho cả hai cùng một lúc. Chúng ta thường gần gũi với một trong hai người hơn, nên hãy nghĩ rằng một người sẽ có phản ứng tốt hơn, hoặc do người kia là vấn đề khiến bạn trầm cảm.[4]
    • Trong trường hợp đó, hãy nói chuyện với người nào bạn thấy thoải mái nhất. Người đó sẽ giúp bạn chuyển lời đến người còn lại.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 Z Pencil and Paper.png
    5
    Viết thư. Hãy viết thư nếu bạn khó khăn trong việc chọn lọc từ ngữ. Đôi khi, trò chuyện về cảm xúc bản thân là rất khó. Bạn sẽ thấy ổn hơn nếu thông báo tình hình với ba mẹ một cách gián tiếp như viết thư hoặc gửi tin nhắn.
    • Hãy đảm bảo trình bày bằng giọng văn nghiêm túc để ba mẹ nhận thức được tình hình thật sự. Bạn nên miêu tả triệu chứng, giải thích ảnh hưởng của chúng với cuộc sống và xin phép được gặp bác sĩ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Ami Dismayed.png
    6
    Luyện tập những điều cần nói. Thảo luận những vấn đề nghiêm trọng như trầm cảm thì khó có thể thực hiện một cách bộc phát. Hãy luyện tập bằng cách nói chuyện trước gương, hoặc đóng vai với một người bạn thân. Bước này sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi trò chuyện thật.
    • Cân nhắc viết ra một số điểm chính bạn muốn nhắc đến trong cuộc trò chuyện. Cách này giúp bạn bao quát được mọi thứ nếu cảm xúc có quá đầy tràn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 RTW Vera Thinking Unhappily.png
    7
    Dự liệu trước những câu hỏi. Hãy chuẩn bị tinh thần để giải thích về trầm cảm và miêu tả cảm xúc cũng như triệu chứng cho họ hiểu. Từ tra cứu trước đó, bạn có thể chia sẻ hiểu biết của mình về cách phụ huynh có thể hợp tác để giúp đỡ bạn. Ba mẹ bạn sẽ có nhiều câu hỏi đấy. Bạn có thể nghĩ trước về câu trả lời hoặc đơn giản nói rằng bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi được nói chuyện với chuyện gia về sức khỏe tâm thần. Sau đây là ví dụ về những câu hỏi phụ huynh có thể đặt ra:[5]
    • Con có định làm bản thân bị thương hay tự sát không?
    • Con cảm thấy như vậy bao lâu rồi?
    • Có cái gì khiến con bị như vậy không?
    • Ba mẹ có thể làm gì để con thấy khá hơn?
    • Ba mẹ bạn có thể đặt thêm câu hỏi mới sau khi lắng nghe câu trả lời của bạn. Bạn có thể sẽ phải nói nhiều về trầm cảm trước khi họ có thể hoàn toàn hiểu được - nhưng những lần nói chuyện sau sẽ dễ thở hơn lần đầu.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Bắt đầu trò chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 Z Clock 1.png
    1
    Chọn thời điểm tốt để nói chuyện. Bạn có thể chọn thời điểm mà bạn lẫn bố mẹ đều không bị phân tán. Đó nên là khoảng thời gian yên tĩnh để cả hai đối thoại một-một hoặc được ở một mình với cả hai. Những dịp như lái xe đường dài, làm việc nhà, buổi chiều yên tĩnh, cùng làm việc nhà, đi dạo cùng nhau là thời điểm tốt để khơi chuyện.[6]
    • Nếu ba mẹ là những người bận rộn thì hãy hỏi khi nào họ có thời gian. Bạn có thể hỏi: “Con có chuyện rất quan trọng để nói với ba mẹ. Khi nào ba mẹ có thời gian để ta nói chuyện riêng ạ?”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Tommy Talks Worriedly.png
    2
    Cho họ biết chuyện này là nghiêm túc. Đôi khi, ba mẹ gây ra lỗi lầm khi không xem trọng vấn đề tâm lý của con mình. Bạn có thể kêu gọi sự chú ý của họ bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng ngay từ đầu.
    • Bạn có thể truyền tải thông điệp bằng cách nói: “Con có vấn đề thật sự nghiêm trọng cần ba mẹ giúp” hoặc “Điều này rất khó nói nên con mong ba mẹ lắng nghe”.
    • Trong vài trường hợp, cơ hội nói chuyện và tính nghiêm trọng của vấn đề sẽ tự thân nó bộc lộ. Ví dụ, bạn lỡ bật khóc và tuông ra mọi cảm xúc, hoặc bạn buồn bã chuyện ở trường và ba mẹ bắt đầu hỏi han.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Teddy Talks Sadly to Noelle.png
    3
    Nhấn mạnh vào bản thân khi nói về cảm xúc. Hướng mọi thứ về phía mình sẽ khiến ba mẹ đỡ phòng thủ và phản kháng lại. Ví dụ, nếu bạn nói “Ba mẹ cãi nhau khiến con buồn lắm” sẽ khiến phụ huynh nghĩ đến việc bào chữa cho bản thân thay vì lắng nghe thật sự. Thay vào đó nên tập trung vào bạn và cảm xúc của bạn.
    • Sử dụng nhân xưng ngôi thứ nhất, nhấn mạnh cảm xúc bản thân: "Con cảm thấy kiệt sức và ủ rũ. Đến mức không lết nổi khỏi giường” hoặc “Con biết gần đây con hay cáu kỉnh. Đôi lúc con thật sự giận dữ và ghét bản thân. Con cứ có mong muốn giá như mình chết đi”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Amirra Talks Sadly.png
    4
    Đặt tên cho thứ bạn cảm nhận được. Giờ đây ba mẹ đã biết điều đó ảnh hưởng đến bạn thế nào, hãy gọi tên vấn đề ra. Trình bày với ba mẹ những nghiên cứu bạn đã đọc và đề nghị cho họ xem những bài viết bạn thấy là có ích. Hãy cho họ xem những bài viết của How.com.vn như Điều-trị-Bệnh-Trầm-cảmNhận-biết-các-dấu-hiệu-trầm-cảm nếu thấy có ích.
    • "Con tìm được những bài viết này về trầm cảm. Nghe rất giống những gì con trải qua, con nghĩ là con đang mắc phải cái này”.
    • Hãy kiên quyết khi phụ huynh xem nhẹ cảm xúc của bạn và gọi chúng là “buồn nhiều chút” hoặc “hơi mất hứng”. Hãy nói cho họ biết bạn đã đạt những tiêu chuẩn lâm sàn về bệnh trầm cảm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Tommy Talks About Doctor.png
    5
    Đặt lịch hẹn với bác sĩ. Đừng chỉ khơi đề tài bệnh trầm cảm và mong ba mẹ biết cách đối phó với nó. Hãy đảm bảo họ biết bạn lo lắng thế nào về tình trạng của mình và bạn cần được giúp đỡ.[8]
    • Bạn có thể nói: “Con nghĩ mình cần đặt lịch hẹn với bác sĩ ở chỗ X để được đánh giá”.
    • Bác sĩ có thể đánh giá xem bạn có mắc trầm cảm hay không. Gặp bác sĩ là bước cơ bản đầu tiên trong việc điều trị, hoặc để được giới thiệu cho một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể trị liệu cho bạn.
    • Bạn cũng có thể hỏi ba mẹ về tiền sử trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác trong gia đình. Điều này giúp bạn xác định nguyên nhân bệnh của mình có phải do di truyền hay không.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Amirra at Her Reading Nook.png
    6
    Đừng hoảng loạn khi ba mẹ phản ứng không tốt. Có khả năng ba mẹ sẽ không đáp lại theo đúng ý của bạn. Họ có thể không tin, tự đổ lỗi, giận dữ hoặc sợ hãi. Hãy nhớ rằng bạn đã và đang chiến đấu với trầm cảm một thời gian dài rồi, còn ba mẹ chỉ mới biết về nó. Hãy cho họ thời gian để tiêu hóa thông tin và tìm hiểu cảm nhận bản thân.[9]
    • Nếu ba mẹ còn bối rối, hãy nói: “Con cũng đã mất một thời gian để hiểu về trầm cảm”. Hãy nhớ rằng đây không phải lỗi của bạn. Bạn đã làm đúng và đây là cách tốt nhất để ba mẹ biết tình trạng của bạn.
    • Nếu ba mẹ không xem trọng tình trạng của bạn, hãy tiếp tục nói chuyện với họ (hoặc một người lớn khác) cho đến khi họ chịu hành động.[10] Trầm cảm là chuyện nghiêm trọng, cho dù ba mẹ có tin bạn hay không.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Nhận hỗ trợ từ ba mẹ khi điều trị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Luke Listens to Crying Tommy.png
    1
    Chia sẻ cảm xúc với ba mẹ. Cởi mở về trầm cảm có thể là một thử thách, nhưng bạn có thể cảm thấy ổn hơn nếu cố gắng chia sẻ cảm xúc. Hãy thu hết can đảm để nói chuyện với ba mẹ về cảm giác khi mắc trầm cảm, nhất là những khi bạn cảm thấy không ổn.[11]
    • Đừng cảm thấy tội lỗi khi bị trầm cảm và đừng cố kìm nén để bảo vệ ba mẹ khỏi lo lắng và căng thẳng.
    • Trò chuyện với ba mẹ không có nghĩa là mong họ “sửa” bạn. Đó chỉ là cơ hội để bày tỏ cảm xúc và đỡ đơn độc.
    • Ba mẹ bạn sẽ muốn biết điều gì không ổn ở bạn hơn là phải tự mình đoán ý. Hãy thành thật về cảm xúc của mình. Bằng cách này họ mới có thể bắt đầu giúp đỡ bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Keira Thinks with Pencil.png
    2
    Lập danh sách những việc ba mẹ có thể làm để giúp đỡ. Bạn có thể giúp ba mẹ bằng cách cập nhật tiến trình cải thiện triệu chứng trầm cảm ở bạn. Bạn có thể vượt qua trầm cảm bằng cách uống thuốc, nghỉ ngơi buổi tối, ăn uống cân bằng và tập thể dục. Hãy nói cho ba mẹ biết cách giúp đỡ bạn trong những việc này.[12]
    • Lập danh sách những cách ba mẹ có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Ví dụ, họ có thể cùng bạn ra ngoài đi dạo, chơi trò chơi gia đình để bạn giảm căng thẳng, theo mua thêm thuốc hoặc đảm bảo bạn đi ngủ đúng giờ để nghỉ ngơi đầy đủ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Ocean and Christy Thumbs Up.png
    3
    Nhờ ba mẹ cùng đi đến gặp bác sĩ nếu bạn muốn. Một cách hay để ba mẹ được tham gia vào quá trình điều trị đó là dắt họ cùng đến các buổi hẹn. Bằng cách này, phụ huynh có thể cập nhật tình hình trị liệu và đặt câu hỏi khi cần. Được ba mẹ chở đến gặp bác sĩ và các buổi trị liệu cũng khiến bạn cảm thấy được hỗ trợ trong khoảng thời gian khó khăn.[13]
    • Bạn có thể nói: “Con rất mong ba mẹ có thể cùng con đến buổi hẹn bác sĩ tiếp theo”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Noelle Thinking Unhappily.png
    4
    Xem liệu ba mẹ có muốn tham gia nhóm hỗ trợ không. Bác sĩ có thể gợi ý bạn tham gia nhóm hỗ trợ trong khu vực dành cho trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên mắc trầm cảm. Những nhóm này có ích cho bạn vì chúng giúp bạn gắn kết với những người đang trải qua tình trạng tương tự. Những nhóm hỗ trợ này cũng có ích cho các bậc phụ huynh.
    • Tại những nhóm này, ba mẹ có thể học cách hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, họ cũng có thể gắn kết với những phụ huynh hoặc thành viên khác đang có con em mắc trầm cảm.
    • The National Alliance on Mental Illness có các nhóm hỗ trợ cá nhân và gia đình. Hãy tìm các nhóm hỗ trợ của NAMI trong khu vực bạn sống để tham gia cùng ba mẹ.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: LR22 D Zoey Talks Worriedly to Ocean.png
    5
    Nhờ bác sĩ giúp đỡ. Nếu bạn đã tìm được một bác sĩ trị liệu nhưng lại gặp vấn đề với sự hỗ trợ từ ba mẹ, thì hãy nhờ bác sĩ can thiệp. Một bác sĩ trị liệu sẽ yêu cầu một buổi gặp mặt một-một hoặc gặp mặt cả gia đình để thảo luận về tính nghiêm trọng của tình trạng bạn mắc phải, cùng nhiều vấn đề khác nữa.
    • Đôi khi, ba mẹ sẽ chịu đáp ứng hơn nếu mối bận tâm của bạn được một chuyên gia sức khỏe tâm thần công nhận hoặc một chuẩn đoán chính thức.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: John A. Lundin, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi John A. Lundin, PsyD. Tiến sĩ tâm lý học John Lundin là nhà tâm lý học lâm sàng với 20 năm kinh nghiệm điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tiến sĩ Lundin chuyên điều trị lo âu và vấn đề về tâm trạng của bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi. Ông nhận bằng tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Wright Institute, hành nghề tại San Francisco và Oakland thuộc khu vực Vịnh California. Bài viết này đã được xem 2.838 lần.
Trang này đã được đọc 2.838 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo