Cách để Làm dịu Cơn ho Theo cách Tự nhiên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ho thường gây cảm giác khó chịu và không thoải mái, vì vậy bạn sẽ muốn sớm chấm dứt tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn ho, chẳng hạn như bệnh về đường hô hấp, dị ứng hoặc khô họng. Bạn có thể giảm ho tự nhiên bằng cách sử dụng phương pháp chữa trị tại nhà hoặc chữa bằng thảo mộc. Tuy nhiên, hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng thảo mộc để chữa trị. Bên cạnh đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Sử dụng phương pháp chữa trị tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nước để làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng và tan đờm.
    Đặc biệt khi ở nơi có khí hậu khô nóng, chỉ riêng việc uống nhiều nước cũng giúp giảm tình trạng ho phiền toái. Nước sẽ giúp làm dịu cảm giác khó chịu vì ho. Ngoài ra, cơ thể cũng được cấp nước, làm tan đờm ở cổ họng vốn là nguyên nhân gây ho.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tắm nước nóng để làm ẩm khí quản và tan đờm.
    Hít thở không khí ẩm là một cách để thông cổ và giảm ho. Nếu bạn ho nhiều trước khi đi ngủ dẫn đến khó ngủ, hãy tắm nước nóng và hít thở sâu không khí ẩm. Đây là cách giúp làm tan đờm ở cổ họng hoặc ít ra là làm dịu sự khó chịu ở cổ họng.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bật máy làm ẩm không khí hoặc máy tạo ẩm để tăng độ ẩm cho không khí.
    Nếu cổ họng bị khô trong khi ngủ khiến bạn thức giấc vì cơn ho, bạn cũng có thể bật máy làm ẩm không khí hoặc máy tạo ẩm để tăng độ ẩm không khí trong khi ngủ.[4]
    • Dầu khuynh diệp là loại dầu long đờm, nghĩa là giúp làm tan đờm gây ho. Bạn cũng có thể thử thêm một ít dầu khuynh diệp vào máy tạo ẩm để thông cổ vào ban đêm.
    • Bạn nhớ làm sạch thiết bị thường xuyên. Máy làm ẩm không khí nếu không được vệ sinh có thể hình thành nấm mốc và các vi khuẩn khác, sau đó phát tán ra môi trường xung quanh khi máy hoạt động.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Súc miệng với nước muối ấm để làm dịu cơn đau họng và tan đờm.
    Sử dụng nước muối là một phương pháp khác để làm tan đờm ở cổ họng gây ra tình trạng ho. Nước muối cũng có khả năng làm dịu cổ họng nếu bị đau vì ho. Hãy ngửa đầu ra sau và súc miệng với dung dịch nước muối khoảng một phút.[6]
    • Đây cũng là một cách hay để giảm ho gây ra bởi tình trạng nước mũi chảy ngược, tạo cảm giác như có đờm ở cuống họng.
    • Nhớ không nuốt nước muối mà hãy nhổ đi.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kê cao đầu trong khi ngủ.
    Một cách khác để giúp giảm ho là kê cao đầu trong khi ngủ. Hãy đặt thêm một hoặc hai chiếc gối để kê cao đầu vào ban đêm.[7]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh gây khó chịu cho cổ họng vì tình trạng ho sẽ tồi tệ hơn.
    Việc tiếp xúc với khói, bụi, khói xe và chất gây ô nhiễm khác cũng gây ho vì chất gây ô nhiễm khiến cổ họng và phổi bị kích ứng. Hãy bảo trì máy lọc không khí trong nhà thường xuyên, lau sạch bụi trong nhà (đặc biệt là trên quạt trần) và tránh những nơi ô nhiễm ngoài trời.[8]
    • Trồng các chậu cây là một cách tuyệt vời khác để giảm ô nhiễm trong nhà.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi sức khỏe.
    Mặc dù đây không phải là phương pháp trực tiếp để giảm ho, nhưng việc nghỉ ngơi cũng giúp rút ngắn thời gian ho. Hầu hết các trường hợp ho cấp tính đều do nhiễm vi-rút cảm cúm khiến hệ miễn dịch phải chống lại. Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách nghỉ ngơi nếu tình trạng cảm cúm là nguyên nhân gây ho.[9]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cai thuốc lá...
    Cai thuốc lá nếu bạn có thói quen hút thuốc. Hầu hết những người hút thuốc đều gặp tình trạng ho kéo dài thường được xem là “ho do hút thuốc”. Tình trạng ho xuất hiện do khói thuốc gây kích ứng cổ họng và phổi. Bằng việc cai thuốc lá, bạn có thể chấm dứt tình trạng ho do hút thuốc.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thử phương pháp chữa trị tự nhiên và bằng thảo mộc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nuốt 1-2 thìa cà phê (5-10ml) mật ong hoặc khuấy vào cốc trà.
    Dùng mật ong dạng thuốc hoặc mật ong hữu cơ với hiệu quả kháng khuẩn và vi-rút.[11] Bạn có thể dùng 2 thìa cà phê hoặc nhiều hơn trước khi ngủ để giảm ho.[12]
    • Mật ong cũng hiệu quả như thuốc ho.[13]
    • Đừng cho trẻ dưới một tuổi dùng mật ong để tránh nguy cơ mắc chứng ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh.[14]
    • Thêm chanh tươi vào mật ong cũng rất hữu ích. Chanh có nhiều vitamin C, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.[15] Mặc dù không trị ho, nhưng cách này tăng sức đề kháng của cơ thể để chống cảm cúm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn gừng để thông khí quản.
    Gừng được chứng minh có khả năng thông khí quản, giúp tăng lượng ô-xi cho cơ thể. Đây là cách chữa trị thay thế hiệu quả cho bệnh hen suyễn, tạo ra lựa chọn tự nhiên tuyệt vời làm giảm tình trạng ho mạn tính ở người mắc bệnh suyễn.[16]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử dùng chiết xuất từ cây cơm cháy (elderberry) như một loại thuốc thông mũi tự nhiên.
    Một số nghiên cứu cho biết cây cơm cháy có hiệu quả như thuốc thông mũi và giảm tình trạng sưng niêm mạc. Nếu tình trạng ho xảy ra do triệu chứng cảm cúm, cây cơm cháy là một lựa chọn tự nhiên giúp làm tan đờm gây ho.
    • Không cho trẻ nhỏ dùng sản phẩm từ cây cơm cháy khi chưa trao đổi với bác sĩ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống một ít trà bạc hà để làm tan đờm.
    Bạc hà và nguyên liệu hoạt tính chủ yếu - menthol - đều hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn. Đây là cách làm tan đờm với tác dụng giảm ho do tắc nghẽn. Bên cạnh đó, bạc hà cũng được chứng minh là có khả năng làm dịu tình trạng ho khan.
    • Nếu không thích uống bạc hà, bạn cũng có thể thử cho một hoặc hai thìa cà phê bạc hà khô vào nước sôi rồi trùm khăn lên đầu và hít hơi nước bốc lên từ nước bạc hà.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng rễ thục quỳ (marshmallow root) để làm dịu cổ họng.
    Rễ thục quỳ là một loại thảo mộc thường được dùng để trị ho. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của loại thảo mộc này với con người, nhưng nó đã được chứng minh có khả năng làm dịu niêm mạc do các dấu hiệu kích ứng từ bệnh suyễn và ho. Ho khiến cổ họng khó chịu và ho thường xuyên sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bằng việc làm dịu cổ họng, rễ thục quỳ cũng giúp rút ngắn thời gian ho cấp tính.
    • Rễ thục quỳ cũng có ở dạng trà, thuốc bổ hoặc cồn thuốc (tincture) để pha với nước. Hãy luôn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Liều lượng sử dụng an toàn cho trẻ nhỏ vẫn chưa được kiểm chứng; vì vậy, bạn cần hỏi bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ dùng loại thảo mộc này.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ăn một ít cỏ xạ hương tươi nếu bạn bị viêm phế quản.
    Có hai nghiên cứu khuyên rằng bạn có thể dùng cỏ xạ hương để giảm ho và chữa trị các triệu chứng viêm phế quản cấp tính. Nếu chọn thuốc bổ dạng thảo mộc có chứa cỏ xạ hương, bạn nhớ dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Bạn không nên nuốt dầu cỏ xạ hương vì nó được coi là độc.
    • Cỏ xạ hương có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng cỏ xạ hương, đặc biệt khi bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Dùng khuynh diệp để thông mũi.
    Khuynh diệp được dùng để sản xuất nhiều loại kẹo ngậm và thuốc ho có bán ở quầy thuốc, nhưng bạn có thể dùng loại thảo mộc không có các hóa chất khác như trong các sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh việc sử dụng trà, bạn cũng có thể tìm được dầu và tinh chất khuynh diệp để thoa trực tiếp lên mũi và ngực, giúp tan đờm và giảm ho.
    • Không nuốt dầu khuynh diệp vì có độc.
    • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng sản phẩm có chứa khuynh diệp, bao gồm thuốc bôi ngực và mũi, vì sản phẩm này không nên dùng cho trẻ dưới hai tuổi.
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên tránh dùng khuynh diệp.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Biết khi nào cần phải khám bệnh

Tải về bản PDF
  1. 1
    Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cách chữa trị bằng thảo mộc. Mặc dù phương pháp chữa trị bằng thảo mộc thường an toàn, nhưng không hẳn có thể áp dụng với tất cả mọi người. Thảo mộc có thể gây tác dụng phụ cho một số người hoặc phản ứng với một số loại thuốc. Hãy nói với bác sĩ rằng bạn quan tâm đến việc chữa trị bằng thảo mộc và hỏi xem cách này có an toàn với bạn hay không.[17]
    • Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần tránh bất kỳ loại thảo mộc nào không.
    • Xin lời khuyên của bác sĩ về cách chữa trị bằng thảo mộc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến phòng khám khi tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần.
    Bạn có thể chữa ho bằng phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần, bạn phải khám và điều trị tại trung tâm y tế. Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách chữa trị phù hợp, nếu cần.[18]
    • Bạn có thể bị nhiễm trùng dẫn đến ho nên cần được khám và điều trị đúng cách.
    • Bác sĩ có thể kê thuốc giúp làm dịu ho.
  3. 3
    Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có một số triệu chứng nghiêm trọng. Nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể đã mắc phải bệnh cần được khám và điều trị tại trung tâm y tế. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Hãy đến bệnh viện nếu bạn có các triệu chứng sau:[19]
    • Sốt trên 38°C
    • Ho ra đờm xanh hoặc vàng
    • Khò khè
    • Thở gấp
  4. 4
    Đến ngay phòng cấp cứu nếu bạn khó thở hoặc khó nuốt. Mặc dù có thể không đáng lo lắm, nhưng các triệu chứng nghiêm trọng này cần được bác sĩ khám và điều trị. Bạn cần thở một cách bình thường, nên hãy đến phòng cấp cứu để được chữa trị đúng cách. Cho bác sĩ biết bạn đã ho trong bao lâu cũng như các triệu chứng khác mà bạn gặp phải.[20]
    • Bạn có thể phải cần đến sự hỗ trợ của máy móc để thở một cách dễ dàng hoặc được dùng thuốc hít để thông khí quản.
    • Bạn cũng nên đến bệnh viện nếu đờm có máu.
  5. 5
    Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn ho liên tục hoặc kéo hơi dài. Đây là các triệu chứng cho biết bạn đang có tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ho gà. Hãy đến phòng khám hoặc trung tâm cấp cứu để đảm bảo bạn vẫn ổn. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây ho và đưa ra cách chữa trị phù hợp.[21]
    • Nếu phải kéo hơi dài sau khi ho liên tục, có lẽ bạn đang bị ho gà. Đây là bệnh cần được chữa trị tại bệnh viện và có thể lây cho người khác; vì vậy, bạn không nên do dự trong việc khám chữa bệnh.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu ho dai dẳng trong nhiều tuần hoặc nặng hơn, bạn cần đến phòng khám để kiểm tra.
  • Nếu ho dữ dội kèm theo việc thở gấp và tiếng khò khè khi lấy hơi, hãy đến phòng khám ngay lập tức. Bạn có thể mắc bệnh ho gà - tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng và dễ lây lan.[22]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 45.768 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 45.768 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo