Cách để Khiến người khác nói thật

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Biết cách để khiến người khác nói thật là kỹ năng hữu ích mà bạn nên có. Nó có thể giúp bạn trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm trong gia đình và trong công việc. Mặc dù bạn cần phải luyện tập, kiên nhẫn và nỗ lực, đây là điều mà bạn có thể đạt được và sẽ giúp bạn thấu hiểu rõ gốc rễ của vấn đề. Bằng cách cho người đó biết rằng bạn đứng về phía họ, bắt đầu cuộc trò chuyện theo cách phù hợp, và hiểu rõ dấu hiệu khi một người nào đó nói dối, bạn có thể tăng cơ hội tìm hiểu sự thật.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chứng tỏ bạn đứng về phía họ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh buộc tội.
    Bạn đang giảm thiểu cơ hội khiến một người nào đó tâm sự với bạn nếu bạn có vẻ như đang buộc tội họ. Bạn nên giữ bình tĩnh và duy trì ngôn ngữ cơ thể trung lập. Sẽ rất đáng sợ nếu bạn la hét, đập tay lên bàn và đứng khoanh tay. Người đó sẽ sẵn lòng chia sẻ thông tin với bạn nhiều hơn nếu họ có cảm giác là bạn sẽ thấu hiểu.
    • Ngồi xuống, nếu có thể, hãy nhìn vào mắt người đó và nói với giọng nhẹ nhàng và trấn an. Đặt tay lên đùi, hai bên người, hoặc trên bàn và giữ biểu cảm trung lập trên nét mặt.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thể hiện sự đồng cảm.
    Một phần của quá trình thiết lập sự tin tưởng là cho người đó biết rằng bạn hiểu họ và đồng cảm với hoàn cảnh của họ. Họ sẽ sẵn lòng cho bạn biết sự thật nếu họ nghĩ rằng bạn không nổi giận với họ. Bạn nên cư xử như thể bạn thấu hiểu lý do vì sao họ lại làm điều họ đã làm.
    • Ví dụ như bạn bắt gặp con trai bạn đang hút thuốc cùng một đám bạn. Bạn có thể nói rằng “Con nói với bố/mẹ là con không hút thuốc, nhưng nếu con có hút thuốc thật thì bố/mẹ cũng hiểu. Đôi khi áp lực từ bạn bè khiến người ta làm những việc mà bình thường không làm ”.
    • Khi bày tỏ cảm nhận rằng bất cứ ai cũng có thể làm điều mà bạn nghi ngờ người đó đã làm, ban sẽ khiến họ dễ tiết lộ sự thật hơn.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tỏ ra rằng sự thật đó không phải là vấn đề to tát.
    Con người thường sợ nói thật vì họ lo sợ lãnh nhận hậu quả. Tuy nhiên, nếu bạn giảm mức độ trầm trọng của tình huống, họ sẽ dễ dàng thú nhận hơn.
    • Bạn có thể nói “Thực ra cũng không nghiêm trọng lắm đâu. Bố/mẹ chỉ muốn biết sự thực là như thế nào thôi”. Việc trấn an người đó rằng hành động sai trái không phải là vấn đề quá lớn có thể khiến họ cho bạn biết chuyện thật sự đã xảy ra.[3]
    • Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này nếu hành vi phạm lỗi không quá nghiêm trọng. Ví dụ, nó sẽ không gây ra hậu quả liên quan đến pháp luật hoặc ngồi tù.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nói cho họ biết họ không phải là người duy nhất có lỗi.
    Bạn nên khiến người đó cảm thấy họ không phải là người duy nhất đang bị buộc tội. Nếu họ có cảm tưởng rằng người khác cũng chia sẻ trách nhiệm – và hậu quả - của tình huống, họ sẽ muốn nói sự thật. Người đó sẽ trốn tránh nếu họ nghĩ rằng một mình họ phải gánh chịu hậu quả.
    • Bạn có thể nói, “Bố/mẹ biết không phải chỉ có mình con có liên quan, mà nhiều người khác cũng có lỗi.”[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tỏ ý bảo vệ.
    Nói với người đó là bạn sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ họ. Truyền đạt cho họ biết bạn luôn đứng về phía họ và sẽ làm mọi điều có thể để giúp đỡ họ. Họ sẽ mở lòng với bạn nếu nỗi sợ hãi của họ đã được xóa bỏ.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thảo luận tình huống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phân biệt giữa sự buộc tội dựa trên sự nghi ngờ và dựa trên bằng chứng.
    Cách xử lý tình huống sẽ tùy thuộc vào việc bạn đang có bao nhiêu bằng chứng về hành vi sai trái của người kia. Bạn cần xử lý tình huống dựa trên sự nghi ngờ khác với tình huống có bằng chứng rõ ràng.
    • Với tình huống nghi ngờ, bạn nên bày tỏ sự nghi ngờ của mình với thái độ không cật vấn và cố gắng nhử người đó nói ra sự thật trong suốt quá trình tương tác.
    • Đối với lời buộc tội có bằng chứng, bạn cần phải nói rõ ý kiến của bạn và nêu lên bằng chứng mà bạn có. Trong trường hợp này, người đó sẽ không có cơ hội phủi bỏ trách nhiệm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kể ra câu chuyện của họ.
    Đưa ra mọi dữ kiện có thật mà bạn biết bằng cách kể câu chuyện từ quan điểm của bạn. Người đó có thể xen vào và chỉnh sửa nếu một phần chi tiết nào đó không đúng sự thật. Điều này sẽ cung cấp cho bạn lời thú nhận một phần.
    • Bạn cũng có thể cố ý thay đổi một phần của câu chuyện để dụ dỗ họ điều chỉnh. Ví dụ, bạn có thể nói “Vậy là tối hôm qua anh đã đến quán rượu”, ngay cả khi bạn biết rõ họ đến một nơi nào khác có liên quan. Phương pháp này sẽ khiến họ chỉnh sửa lời nói của bạn, và sẽ hướng bạn đến với sự thật.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thay đổi mọi thứ.
    Liên tục nêu câu hỏi tương tự theo nhiều cách khác nhau. Chú ý khi họ trả lời bằng những câu nói giống nhau, vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy họ đã luyện tập từ trước về điều họ nên nói. Người đó cũng có thể sẽ trở nên không nhất quán trong câu trả lời của mình, và nó sẽ cho thấy rằng họ đang nói dối.
    • Bạn cũng có thể yêu cầu người đó trình bày câu chuyện bắt đầu từ đoạn cuối và tiến dần về đoạn đầu hoặc yêu cầu họ bắt đầu tại đoạn giữa. Việc kể lại câu chuyện theo từng đoạn có thể khiến họ mắc lỗi, và điều này sẽ cho thấy là họ không đang nói thật.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận.
    Ngôn ngữ mà bạn sử dụng sẽ đóng vai trò khá to lớn trong việc xác định liệu một người nào đó có đang nói thật hay không. Sử dụng ngôn ngữ ngụ ý đổ lỗi sẽ khiến người đó giấu giếm sự thật. Lựa chọn từ ngữ ít nặng nề hơn có thể khuyến khích người đó nói thật.
    • Ví dụ, sử dụng từ “lấy” thay vì “đánh cắp” hoặc “dành thời gian với người nào đó” thay cho “lừa dối”. Người đó sẽ có khuynh hướng thừa nhận tội lỗi nếu bạn sử dụng ngôn ngữ dễ nghe hơn.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bắt nọn, nếu cần thiết.
    Mặc dù nguy hiểm, nhưng mẹo bắt nọn thường là chiến thuật hữu hiệu. Bạn cần phải đe dọa hoặc nêu lên những gì mà bạn nghĩ nó là sự thật, ngay cả khi bạn không có ý định thực hiện lời đe dọa hoặc không có bằng chứng cụ thể. Lời bắt nọn của bạn sẽ khiến người đó muốn nói thật vì họ có cảm giác rằng họ đã bị vạch trần hoặc sợ phải nhận lấy hậu quả chỉ có trong giả thiết.
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi có nhân chứng trông thấy bạn tại hiện trường vụ án”. Câu nói này đủ để dọa người đó sợ và phải nói thật. Bạn cũng có thể đe dọa đến gặp nhà chức trách hoặc một người nào đó có quyền lực nếu người này không ngừng nói dối.[9]
    • Cần nhớ rằng lời đe dọa chỉ nên được sử dụng nếu bạn biết rõ về sự tham gia hoặc tội lỗi của người đó. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đe dọa dưới bất cứ hình thức nào nếu hành động này có thê khiến người kia thủ thế và giảm người đó nói ra sự thật.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh dùng vũ lực.
    Nếu một người nào đó nói dối trắng trợn trước mặt bạn, sẽ khó để bạn kiềm chế phản ứng của mình. Nếu bạn cần phải nghỉ ngơi đôi chút để bình tĩnh lại, hãy thực hiện, nhưng không bao giờ được tấn công một người nào đó hoặc sử dụng đe dọa thể chất để ép buộc họ nói thật.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Kiểm tra các manh mối tiết lộ nói dối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý xem liệu họ có trả lời câu hỏi của bạn không.
    Trốn tránh thường là dấu hiệu cho thấy người đó đang nói dối bạn. Cố gắng thay đổi chủ đề hoặc chỉ đơn giản là từ chối trả lời là manh mối quan trọng. Thông thường, con người sẽ nói về mọi thứ nếu họ không đang giấu giếm một điều gì đó.[10]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lắng nghe giọng điệu của họ.
    Giọng điệu và âm vực giọng nói của một người nào đó thường sẽ thay đổi nếu họ nói dối. Giọng điệu của họ có thể trở nên cao hơn, họ có thể nói nhanh hơn, hoặc thậm chí bạn có thể nghe thấy sự run rẩy trong lời nói của họ. Bất kỳ một thay đổi nào cũng có thể là dấu hiệu cho biết họ đang nói dối.
    • Bạn cần phải làm quen với giọng điệu của người đó để nhận biết khi họ nói dối. Bắt đầu bằng cách nêu câu hỏi mà bạn đã biết rõ câu trả lời và chú ý đến giọng điệu của họ khi trả lời. Tiến sang câu hỏi bạn không biết câu trả lời một khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn với giọng nói của họ. Thay đổi trong giọng nói cho biết là họ đang nói dối. [11] Tuy nhiên, điều này không được áp dụng với người mắc phải chứng bệnh nói dối hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ.
    Vẻ ngoài của một người nào đó có thể thay đổi đáng kể nếu họ nói dối. Nói dối khiến người khác lo lắng và cơ thể của họ thường sẽ có biểu hiện tương ứng. Ngay cả sự thay đổi nhỏ nhặt nhất trong hành vi của họ cũng có thể là dấu hiệu của sự dối trá.
    • Ví dụ, một người nào đó có thể cố gắng che miệng hoặc mắt của mình khi nói dối. Bạn cũng sẽ nhận thấy họ bồn chồn, nuốt nước bọt nhiều hơn, và hắng giọng quá mức. Họ cũng có thể sẽ tránh nhìn vào mắt bạn và cười vang một cách đầy lo lắng.[12]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Klare Heston, LCSW
Cùng viết bởi:
Nhân viên công tác xã hội y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Klare Heston, LCSW. Klare Heston là nhân viên xã hội lâm sàng độc lập được cấp phép tại Ohio. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia năm 1983. Bài viết này đã được xem 19.967 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 19.967 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo