Cách để Khắc phục tiêu xương chân răng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tiêu xương chân răng là tình trạng xương nâng đỡ răng bị teo lại, khiến răng bị lỏng lẻo trong ổ răng. Nếu không điều trị, bạn có thể bị mất răng vì phần xương còn lại không đủ để nâng đỡ răng. Tiêu xương chân răng thường liên quan nhất đến các bệnh sau: các vấn đề nghiêm trọng về nướu (bệnh nha chu), bệnh loãng xương và bệnh tiểu đường tuýp 2. Mặc dù phẫu thuật thường là cần thiết trong việc khắc phục tiêu xương chân răng nghiêm trọng, nhưng bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách duy trì chế độ vệ sinh răng miệng tốt và phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng tiêu xương chân răng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Khắc phục bằng phương pháp y khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng phương pháp cấy ghép xương để khắc phục tình trạng tiêu xương.
    Rất khó để khôi phục lại xương chân răng đã bị mất đi. Hiện tại, cấy ghép xương là cách duy nhất để khôi phục hoàn toàn xương chân răng. Khi được phẫu thuật ghép xương, vết thương thường sẽ lành trong vòng 2 tuần.
    • Có thể bạn phải chờ 3-6 tháng mới thấy kết quả của thủ thuật ghép xương.
    • Phẫu thuật ghép xương để khắc phục tiêu xương chân răng có thể chia thành 3 dạng chính sau đây.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cấy ghép tạo xương để kích thích xương tái tạo.
    Trong phẫu thuật này, xương sẽ được lấy từ một nguồn (vùng hàm, xương hàm dưới, v.v…) và chuyển đến vùng xương chân răng bị mất. Các tế bào xương vừa được ghép sẽ bắt đầu nhân lên và tạo xương mới để bù vào xương đã mất.
    • Tiêu chuẩn vàng trong phẫu thuật cấy ghép xương là lấy xương từ một vị trí trong cơ thể của bệnh nhân và ghép vào vị trí xương bị mất.
    • Kỹ thuật này cho phép cơ thể dễ dàng tiếp nhận các tế bào xương mới vì nhận ra đó là các tế bào của chính nó.
    • Phẫu thuật ghép tủy xương thường được sử dụng trong trường hợp loãng xương.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét phẫu thuật cấy ghép dẫn tạo xương để cung cấp khung cho việc tạo xương.
    Trong quá trình này, một mảnh xương được ghép vào vị trí xương bị mất. Mảnh xương ghép sẽ làm khung cho các tế bào tạo xương (tạo cốt bào) có thể phát triển và nhân lên.
    • Thủy tinh y sinh là một ví dụ của vật liệu làm khung.
    • Cùng với các mảnh xương ghép, thủy tinh y sinh được ghép vào chỗ xương bị mất để tái tạo lại xương chân răng.
    • Thủy tinh y sinh sẽ làm khung cho các mảnh ghép xương phát triển và tạo xương. Chúng cũng tạo ra các yếu tố tăng trưởng để hỗ trợ các tạo cốt bào tạo xương hiệu quả hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng phương pháp dẫn truyền xương để kích thích sự tăng trưởng tế bào gốc.
    Ở kỹ thuật này, các mảnh xương ghép, chẳng hạn như xương khử khoáng (DBM) lấy từ ngân hàng xương, được ghép vào vị trí bị mất xương chân răng. Các mảnh DBM sẽ kích thích tế bào gốc phát triển ở nơi xương bị mất, và các tế bào gốc này sẽ chuyển đổi thành tạo cốt bào (tế bào tạo xương). Các tạo cốt bào này sẽ sửa chữa khiếm khuyết của xương và tạo xương chân răng mới.
    • Việc sử dụng các mảnh ghép DBM từ người chết là hợp pháp và an toàn. Các mảnh ghép sẽ được khử trùng kỹ trước khi cấy ghép.
    • Sau khi xác định việc cấy ghép là an toàn, các xét nghiệm sẽ được thực hiện để đảm bảo mảnh ghép phù hợp với người nhận.
      • Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo mảnh ghép không bị cơ thể đào thải.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cạo vôi răng dưới nướu để xử lý nhiễm trùng gây mất xương.
    Cạo vôi răng dưới nướu hay làm sạch chân răng là một kỹ thuật làm sạch sâu mà bệnh nhân tiểu đường thường cần đến. Với thủ thuật này, vùng chân răng sẽ được làm sạch kỹ để loại bỏ những phần chân răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn vốn là nguyên nhân gây mất xương. Sau khi cạo vôi răng dưới nướu, bệnh nướu sẽ được kiểm soát và tình trạng tiêu xương chân răng cũng chấm dứt.
    • Nếu bị tiểu đường, khả năng hồi phục của bạn có thể bị giảm sút và bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như thuốc kháng sinh và nước súc miệng kháng khuẩn.
    • Bạn có thể được kê toa thuốc doxycycline 100mg/ngày trong 14 ngày để bù lại cho hệ miễn dịch kém.
    • Nước súc miệng chlorhexidine cũng có thể được bác sĩ kê toa để diệt vi khuẩn gây các bệnh nghiêm trọng về nướu. Bạn sẽ súc miệng bằng 10 ml chlorhexidine 0,2% (Orahex®) 30 giây trong 14 ngày.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng liệu pháp bổ sung estrogen để ngăn ngừa loãng xương.
    Estrogen có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và duy trì lượng khoáng chất trong xương bằng cách làm chậm quá trình mất xương. Liệu pháp thay thế hoóc môn cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và gãy xương. Có một số cách để bổ sung estrogen, phổ biến nhất là:
    • Estrace: 1-2 mg mỗi ngày trong 3 tuần
    • Premarin: 0,3 mg mỗi ngày trong 25 ngày
    • Các miếng dán estrogen liệt kê dưới đây được dùng trong liệu pháp bổ sung estrogen. Các miếng dán này được dán trên bụng, bên dưới eo:
      • Alora
      • Climara
      • Estraderm
      • Vivelle-Dot
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Ngăn ngừa tiêu xương chân răng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngăn ngừa tiêu xương chân răng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng thật tốt.
    Để tránh phải phẫu thuật ghép xương tốn kém, bạn cần phải ngăn ngừa xảy ra tình trạng tiêu xương chân răng. Việc này khá dễ dàng, miễn là bạn thực hiện đúng các bước cần thiết. Tất cả những điều bạn cần làm là giữ vệ sinh răng miệng tốt và tuân theo một số bước đơn giản:
    • Đánh răng kỹ sau mỗi bữa ăn – đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh về nướu. Đánh răng là cách để loại bỏ các mảng bám gây ra các bệnh về nướu và tiêu xương chân răng.
    • Dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng. Chỉ nha khoa có thể loại bỏ các mảng bám vẫn còn sau khi đánh răng. Dùng chỉ nha khoa là điều bắt buộc sau khi đánh răng, vì các mảng bám có thể vẫn còn lại trong những vị trí mà lông bàn chải không với tới.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến phòng khám nha khoa định kỳ để làm sạch răng.
    Sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu xương chân răng. Bạn có thể phòng chống sâu răng bằng cách đi khám nha khoa định kỳ để được làm sạch kỹ và chăm sóc răng toàn diện.
    • Để bảo tồn xương chân răng, bạn cần phải giữ sức khỏe cho toàn bộ hàm răng.
    • Đến gặp nha sĩ cách 6 tháng một lần để được làm sạch răng định kỳ, một điều bắt buộc để duy trì thật tốt vệ sinh răng miệng.
    • Thường xuyên trao đổi với nha sĩ để họ có thể giúp bạn theo dõi sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các vấn đề về nướu.
    • Bạn cũng có thể được chụp x-quang để xác định rõ những vùng bị tiêu xương.
    • Nếu bạn bỏ qua các buổi kiểm tra răng định kỳ, có thể tình trạng tiêu xương chân răng chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn không thể khôi phục.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh răng bằng kem đánh răng có flo.
    Kem đánh răng chứa flo có thể bảo vệ răng và nướu khỏi bị mất xương chân răng bằng việc cung cấp các khoáng chất cần thiết cho xương và men răng.
    • Việc sử dụng thêm flo ngoài kem đánh răng không được khuyến khích, vì điều này có thể dẫn đến các vấn đề khác về sức khỏe.
    • Dùng kem đánh răng có flo mỗi ngày một lần, những lần khác có thể dùng kem đánh răng thông thường.
    • Không cho trẻ em dưới 10 tuổi sử dụng kem đánh răng có flo.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tăng lượng canxi nạp vào để hỗ trợ sức khỏe của răng.
    Canxi là một dưỡng chất cần thiết cho xương, bao gồm cả răng. Các thực phẩm giàu canxi và thực phẩm bổ sung canxi sẽ giúp cơ thể nhận được đủ lượng canxi cần thiết để xây dựng và tăng cường độ chắc khỏe của xương và răng, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ tiêu xương chân răng và gãy xương.
    • Các thực phẩm như sữa ít béo, sữa chua, phô mai, rau bina và sữa đậu nành rất giàu canxi và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ chắc khỏe của răng và xương.
    • Canxi cũng có bán dưới dạng viên uống thực phẩm bổ sung.
      • Uống 1 viên (Caltrate 600+) sau bữa sáng và 1 viên sau bữa tối. Nếu lỡ bỏ sót liều nào, bạn hãy uống bù ngay khi nhớ ra.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nạp đủ vitamin D để hấp thụ tốt canxi.
    Bạn có thể uống thực phẩm bổ sung vitamin D hoặc tắm nắng để đảm bảo duy trì mức vitamin D thích hợp trong cơ thể. Vitamin D giúp tăng mật độ xương bằng cách hỗ trợ cơ thể hấp thụ và giữ lại canxi.
    • Để xác định tình trạng thiếu vitamin D, bạn hãy hỏi bác sĩ về việc xét nghiệm máu để đo lượng vitamin D trong máu.
      • Kết quả dưới 40ng/ml cho thấy sự thiếu hụt vitamin D trong máu.
      • Mức vitamin D bình thường nên có trong máu là 50 ng/ml.
      • Uống thực phẩm vitamin D mỗi ngày với liều dùng 5.000 IU.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Hiểu về các yếu tố nguy cơ và phát hiện sớm triệu chứng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết các...
    Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tiêu xương chân răng để xử lý hiệu quả. Bệnh tiêu xương chân răng ở giai đoạn sớm rất khó xác định nếu chỉ quan sát răng. Nha sĩ thường phải chụp x-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính để xác định xem xương có bị teo không. Nếu lâu nay không đi khám răng, có khả năng là bạn sẽ chỉ biết mình bị tiêu xương chân răng khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.
    • Bạn có thể nhận thấy một số thay đổi khi bị tiêu xương chân răng. Các thay đổi này xảy ra do xương bị teo nhỏ và khả năng nâng đỡ răng trở nên kém hiệu quả. Lưu ý rằng các thay đổi này chỉ diễn tiến qua thời gian:
    • Lệch khớp cắn
    • Hình thành khoảng trống giữa các răng
    • Cảm giác răng lỏng lẻo và có thể lung lay.
    • Răng mọc xiêu vẹo
    • Răng xoay trục
    • Cảm giác cắn khác lạ so với trước
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu rằng bệnh nướu răng là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu xương chân răng.
    Bệnh nha chu hoặc bệnh nướu nghiêm trọng do vi khuẩn sống trên các mảng bám dẫn đến tình trạng tiêu xương chân răng. Vi khuẩn hiện diện trong các mảng bám sẽ trú ngụ trong nướu và tiết ra các chất độc khiến xương chân răng teo nhỏ.
    • Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng góp phần làm tiêu xương chân răng trong quá trình diệt vi khuẩn. Nguyên nhân là vì các tế bào miễn dịch tiết ra các chất (chẳng hạn như matrix metalloproteinases, IL-1 beta, prostaglandin E2, TNF-alpha) có thể tăng tốc độ mất xương.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết rằng bệnh tiểu đường góp phần gia tăng nguy cơ mất xương.
    Tiểu đường là bệnh thiếu khả năng sản xuất insulin (tuýp 1) và đề kháng insulin (tuýp 2). Cả hai dạng tiểu đường này đều dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về nướu và có thể dẫn đến tiêu xương chân răng.
    • Bệnh nhân tiểu đường có mức đường huyết cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây tiêu xương chân răng.
    • Những người mắc bệnh tiểu đường kém khả năng phòng vệ vì các tế bào bạch cầu bị suy yếu khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hiểu rằng bệnh loãng xương góp phần làm yếu xương và mất xương một cách tổng thể.
    Loãng xương là bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trên 60 tuổi, khi mật độ xương giảm sút. Sự sụt giảm này là do mất cân bằng canxi – photphat vốn giúp duy trì lượng khoáng chất trong xương, kết hợp với mức estrogen sụt giảm.
    • Sự sụt giảm mật độ xương tổng thể cũng ảnh hưởng đến xương răng, dẫn đến nguy cơ tiêu xương chân răng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhớ rằng việc nhổ răng có thể dẫn đến tiêu xương chân răng.
    Xương chân răng thường teo lại ngay khi chiếc răng bị mất đi. Sau khi nhổ răng, một cục máu đông sẽ hình thành và các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến vị trí chiếc răng vừa nhổ để làm sạch vi khuẩn và các mô tổn thương. Vài tuần sau, các tế bào mới sẽ đến để tiếp tục quá trình làm sạch. Các tế bào này (trụ xương) có thể kích thích sự hình thành xương.
    • Tuy nhiên, các tế bào này sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu răng vẫn còn, vì chúng đòi hỏi phải có xương nâng đỡ. Nếu răng bị mất đi, chức năng của xương sẽ không còn và các tế bào này cũng không thể tạo xương mới.
    Quảng cáo

Tham khảo

  1. Lindhe, J., Lang, N. & Karring, T. (2008). Clinical Periodontology and Implant Dentistry. Oxford, UK: Blackwell Munksgaard.
  2. Reddy, H. (2010). Osteoporosis and periodontal bone loss. Annals & Essences of Dentistry, 2(4), 140-143.
  3. Gustke, C. (1999). Treatment of periodontitis in the diabetic patient. Journal of Clinical Periodontology, 26(3), 133-138.
  4. Murthy, B., Khanu, A., & Arunachalam, M. (2010). Tissue regeneration: Current concepts in Periodontics. Annals & Essences of Dentistry, 2(4), 229-238.
  5. Taba Jr., M., Jin, Q., Sugai, J., & Giannobile, W. (2005). Current concepts in periodontal bioengineering. Orthodontics & Craniofacial Research, 8(4), 292-302.
  6. Testing for vitamin D. Vitamin D Council. Retrieved from http://www.vitamindcouncil.org/about-vitamin-d/testing-for-vitamin-d/
  7. http://dentistryyaletown.wordpress.com/2012/05/25/how-to-reverse-dental-bone-loss/
  8. http://www.prweb.com/releases/2013/11/prweb11296441.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Pradeep Adatrow, DDS, MS
Cùng viết bởi:
Nha sĩ & Bác sĩ phẫu thuật miệng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pradeep Adatrow, DDS, MS. Pradeep Adatrow là nha sĩ, bác sĩ nha chu và bác sĩ phục hình răng miệng duy nhất được ủy ban chứng nhận tại miền nam nước Mỹ. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Adatrow chuyên về trồng răng, điều trị rối loạn năng khớp thái dương hàm, phẫu thuật nha chu tạo hình, nha chu phẫu thuật và phi phẫu thuật, tái tạo xương, điều trị bằng laser, thủ thuật ghép mô mềm và nướu. Ông nhận bằng cử nhân dịch tễ học và thống kê sinh học của Đại học Alabama và lấy bằng bác sĩ phẫu thuật nha khoa của Trường Nha khoa thuộc Đại học Tennessee. Adatrow sau đó hoàn thành chương trình ba năm sau đại học về nha chu và kỹ thuật cấy chân răng sinh học tại Đại học Indiana và tiếp tục hoàn thành chương trình ba năm sau tiến sĩ về phục hình răng miệng nâng cao của Đại học Tennessee. Ông cũng là giáo sư toàn thời gian và giám đốc về phẫu thuật phục hình răng miệng tại Đại học Tennessee. Bác sĩ Adatrow đã nhận các giải thưởng Dean's Junior Faculty Award và John Diggs Faculty Award và được giới thiệu vào Hội Nha khoa. Ông được chứng nhận bởi Ủy ban Nha chu Hoa Kỳ và là thành viên của Học viện Nha khoa Quốc tế rất uy tín - một thành tựu mà chỉ có 10.000 người trên thế giới có được. Bài viết này đã được xem 3.636 lần.
Trang này đã được đọc 3.636 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo