Cách để Khắc phục tình trạng tụt núm vú

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tụt núm vú, hay đầu ti bị thụt vào bên trong bầu vú, có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Tình trạng này có thể xuất hiện do bẩm sinh hay xuất hiện trong quá trình cơ thể phát triển. Nếu bạn không bị tụt núm vú khi còn nhỏ hoặc ở tuổi dậy thì, bạn nên nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Những người trên 50 tuổi mắc phải chứng tụt núm vú nên đi khám sàng lọc ung thư vú. Đối với hầu hết những người mắc bệnh, tụt núm vú có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc nghiêm trọng hơn là gây khó khăn khi cho con bú. May thay có rất nhiều cách thay đổi tình trạng này từ cách thủ công đến phẫu thuật thẩm mỹ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Lên kế hoạch

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định mức độ tụt của núm vú.
    Bạn hãy cởi áo ra và đứng trước gương. Đặt ngón cái và ngón trỏ để giữ núm vú của mình ngay rìa quầng (vùng màu tối quanh núm vú) và ấn nhẹ vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti. Bạn hãy làm chắc tay nhưng vẫn nhẹ nhàng. Tùy vào phản ứng của núm vú mà bạn có thể đánh giá độ thụt của chúng.[1]
    • Cấp độ 1: Núm vú nhô ra dễ dàng khi bạn nhấn nhẹ vùng quầng vú. Khi thả tay ra, núm vú vẫn duy trì khả năng nhô ra chứ không thụt lại ngay lập tứ. Ở cấp độ này bạn vẫn có thể cho con bú dù núi đôi nhìn không được thẩm mĩ. Ngực bạn không có hoặc có ít xơ nang (mô liên kết dư thừa) ở cấp độ 1.
    • Cấp độ 2: Núm vú vẫn nhô ra khi bạn nhấn nhưng không được dễ dàng lắm, và rất dễ bị tụt trở lại như cũ ngay sau đó. Núm vú thụt ở giai đoạn 2 sẽ gây khó khăn khi cho con bú. Bạn có thể có một lượng xơ nang nhỏ và ống dẫn sữa cũng bị thụt vào.
    • Cấp độ 3: Núm vú tụt hẳn vào trong và không phản ứng lại với các tác động cũng như không thể kéo ra được. Đây là cấp độ nặng nhất vì ngực sẽ có rất nhiều xơ nang và ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều. Bạn có thể bị tấy đỏ hay nhiễm trùng ở cấp độ này và không thể cho con bú.[2]
    • Kiểm tra cả hai bên ngực, vì đôi khi chỉ có một bên núm vú bị tụt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định nguyên nhân.
    Nếu đầu vú của bạn bị tụt từ khi còn nhỏ hoặc ở dậy thì, thì đây không phải là dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn mới bị gần đây, đặc biệt là khi đã bước qua tuổi 50, thì đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh hay bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, các chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư hay viêm nhiễm cũng có thể làm núm vú bị tụt.[3]
    • Nếu bạn trên 50 và quầng vú trở nên biến dạng và núm vú không nhô ra như bình thường hay thụt vào trong, bạn nên đi khám ung thư vú ngay lập tức.
    • Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Paget nhũ hoa.
    • Đầu ti hay quầng vú tiết dịch hồng hay có vẩy, dày lên hay tróc da cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú.[4]
    • Bạn hãy đi khám bác sĩ nếu núm vú tiết dịch trắng đục, hơi xanh hay đen. Tình trạng căng tức, nổi đỏ hay dầy lên quanh núm vú có thể là dấu hiệu của chứng bệnh giãn ống tuyến vú.
    • Phụ nữ mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh giãn ống tuyến vú rất cao.
    • Nếu bạn có các khối u bị chảy mủ khi nhấn vào hoặc bị trầy xước, và lên cơn sốt, bạn có thể mắc chứng nhiễm trùng có tên áp xê vú.
    • Hầu hết các bệnh nhiễm trùng núm vú thường xảy ra trong thời kì đang cho con bú, nhưng áp xê vú lại xuất hiện ở phụ nữ đang không cho con bú.
    • Nếu núm vú bị thụt sau khi xỏ khuyên, hãy nhờ bác sỹ kiểm tra xem bạn liệu có mắc chứng áp xê vú không.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lựa chọn phương pháp điều trị.
    Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tụt của núm, nguyên nhân gây tụt và liệu bạn có dự định cho con bú hay không. Nếu có bất kì dấu hiệu nào của bệnh ung thư vú, viêm nhiễm hoặc giãn ống tuyến vú, hãy đi khám ngay ngay lập tức.[6]
    • Nếu tình trạng thụt đầu ti của bạn đang ở cấp độ 1, việc áp dụng các cách thủ công sẽ làm các khối xơ nang biến mất và núm vú nhô ra dễ hơn.
    • Nếu bạn đang trong giai đoạn 2 hay 3, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về liệu trình điều trị thích hợp với mình. Trong một số trường hợp, các phương pháp không xâm lấn sẽ phù hợp cho một số trường hợp nhưng đôi khi phẫu thuật lại là giải pháp tốt nhất.
    • Nếu bạn đang mang thai hay chăm con, hãy tham khảo ý kiến các y bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn sữa mẹ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Điều trị thủ công

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng kĩ thuật Hoffman.
    Đặt cả hai ngón cái lên hai bên của đầu vú. Nhẹ nhàng di chuyển hai ngón cái theo hai hướng đối lập sao cho một ngón hướng lên trên và một ngón hướng xuống dưới, hoặc một một ngón qua trái và một ngón qua phải.
    • Thực hiện hai lần mỗi ngày khi mới tập và từ từ tăng lên năm lần.
    • Cách này sẽ làm tan các khối u làm núm vú bạn bị tụt.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kích thích núm vú bằng tay hoặc miệng khi quan hệ tình dục.
    Vê tròn, kéo hay mút núm vú đều có thể giúp nó nhô lên. Nên nhớ đừng làm mình bị đau, hãy thật chắc tay nhưng vẫn nhẹ nhàng.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vê núm vú bằng ngón cái và ngón trỏ nhiều lần trong ngày.
    Kéo nhẹ núm vú khi nó đang cương cứng sẽ giúp núm vú nhô ra. Sau đó, hãy thấm ướt một chiếc khăn bằng nước lạnh và áp lên đầu ti để tăng sự kích thích.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Dùng các sản phẩm hỗ trợ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Miếng bảo vệ núm vú.
    Miếng bảo vệ núm vú được bày bán tại các cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé hay các cửa hàng trực tuyến. Nó là các miếng dạng đĩa tròn và mềm có một lỗ nhỏ ở giữa để đẩy núm vú ra ngoài.
    • Úp miếng bảo vệ lên ngực và chỉnh cho đầu ti của bạn nằm ngay lỗ nhỏ.
    • Đeo miếng bảo vệ dưới áo thun, áo lót hay áo ngực . Hãy mặc thêm áo nếu bạn muốn che miếng này hoàn toàn.
    • Nếu bạn sắp sửa cho con bú, hãy đeo miếng bảo vệ này trước 30 phút.[10]
    • Miếng bảo vệ sẽ tạo áp lực nhẹ lên núm vú để giữ nó nhô ra. Cả nam giới và nữ giới đều có thể dùng sản phẩm này để điều trị tình trạng tụt núm vú.
    • Miếng bảo vệ còn có thể kích thích tiết sữa ở các phụ nữ đang cho con bú. Các mẹ không nên đeo miếng này liên tục nhiều ngày. Hãy làm sạch với nước nóng và xà phòng sau khi cho con bú để rửa sạch sữa dính trên miếng bảo vệ.[11]
    • Theo dõi bầu ngực trong quá trình sử dụng miếng bảo vệ, vì nó có thể gây phát ban.[12]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng máy hút sữa.
    Nếu bạn đang mang thai hay đang nuôi con, hãy sử dụng máy hút sữa để đẩy đầu ti ra.
    • Đặt cốc hút sữa lên ngực, sau đó điều chỉnh núm vú vào giữa lỗ. Cốc hút sữa có rất nhiều kích cỡ, vì vậy bạn nên chọn kích cỡ phù hợp nhất với bầu ngực của bạn.
    • Đặt cốc hút sữa lên ngực, sao cho vừa vặn với phần da của bạn.
    • Giữ máy bằng một tay và bật chế độ hút sữa.
    • Hút sữa ở mức bạn cảm thấy thoải mái nhất.
    • Tắt máy bằng cách giữ cả hai bên cốc bằng một tay và dùng tay kia để tắt.[13]
    • Nếu bạn đang nuôi con, hãy cho con bú khi núm vú đã nhô ra.
    • Không nên hút sữa quá mạnh nếu đang chăm con vì điều này sẽ làm núm vú bị chảy sữa.
    • Có rất nhiều loại máy hút sữa trên thị trường. Máy hút sữa cao cấp chạy bằng điện như những loại được sử dụng trong bệnh viện phụ sản sẽ giúp bạn kéo núm vú ra mà không gây tổn hại các mô xung quanh.
    • Có nhiều nhà sản xuất chế tạo ra máy hút sữa. Hãy tham khảo ý kiến của ý tá hoặc các chuyên gia tư vấn sữa mẹ để lựa chọn và sử dụng máy thật hiệu quả.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng ống tiêm.
    Kéo núm vú bằng xy lanh sạch có dung tích 10ml, không có kim (kích cỡ của ống tiêm sẽ phụ thuộc vào kích cỡ núm vú của bạn).
    • Dùng kéo sạch và sắc bén để cắt ống tiêm ngay vạch "0ml". (Phía đối diện với pít tông.)
    • Tháo pít tông ra và gắn lại ở đầu bạn vừa cắt và đẩy pít tông vào bên trong xy lanh.
    • Áp đầu không cắt lên núm vú và kéo pít tông ra để núm vú nhô lên.
    • Không nên kéo quá mạnh hơn mức bạn có thể chịu đựng.
    • Trước khi tháo, hãy đẩy nhẹ pít tông vào trong để dễ tháo hơn.
    • Sau khi hoàn thành, hãy tháo rời từng phần ra và rửa bằng nước nóng với xà phòng.
    • Nếu muốn thì bạn có thể dùng Evert-It, đây là một thiết bị y tế có cấu tạo và cách hoạt động tương tự như ống tiêm được mô tả bên trên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng máy Niplette.
    Niplette là thiết bị làm dài ống dẫn sữa bằng cách kéo đầu ti trong một khoảng thời gian dài. Máy nhỏ, trong suốt, làm bằng nhựa và có thể đeo trên ngực dưới lớp áo.
    • Thoa một ít dầu dưỡng lên đầu vú, quầng vú và máy.
    • Gắn xy lanh vào đầu hở ra của van và đẩy mạnh.
    • Áp máy vào đầu ngực bằng một tay và kéo xy lanh bằng tay kia để tạo lực hút. Đừng kéo quá mạnh vì bạn có thể bị đau!
    • Khi núm vú đã nhô ra ngoài, hãy gỡ máy Niplette ra.
    • Giữ chặt phần van và cẩn thận tháo xy lanh ra khỏi van. Cẩn thận khi thực hiện để tránh không khí vào ống và làm xy lanh bị rớt ra.
    • Đặt Niplette dưới lớp áo. Nếu bạn đang mặc áo bó sát, bạn có thể che giấu Niplette bằng chiếc vỏ chụp được thiết kế riêng.
    • Tháo Niplette bằng cách đẩy xy lanh vào van để phá vỡ môi trường chân không
    • Bắt đầu mang Niplette khoảng một tiếng mỗi ngày. Sau đó từ từ tăng thêm một tiếng mỗi ngày và tiếp tục tăng cho tới khi bạn đạt tám tiếng hàng ngày.
    • Không nên mang Niplette cả ngày lẫn đêm!
    • Trong vòng ba tuần, kết quả là núm vú sẽ nhô ra như thông thường.[14]
  5. 5
    Sử dụng cốc dẻo. Cốc dẻo có bán trực tuyến và được thiết kế để điều trị núm vú bị tụt bằng cách kéo nó vào trong cốc. Nhiều cuộc thử nghiệm đã chứng minh,[15] loại cốc này có thể chữa chứng thụt đầu vú vĩnh viễn chỉ trong vài tuần.
    • Canh chỉnh cốc vào núm vú và bóp đáy cốc, đồng thời nhẹ nhàng ấn cốc vào đầu ti của bạn. Thao tác này sẽ tạo ra áp lực nhẹ để kéo đầu vú theo hướng vào trong cốc.
    • Nếu bạn muốn cốc vừa vặn hơn, hãy thoa một ít kem trị nứt – như USP – lên đầu ti hoặc bên trong cốc. Nếu điều này không cải thiện tình hình, bạn nên thử một chiếc cốc với kích cỡ khác.
    • Những người mới dùng thường mang cốc trong 15 phút trong ngày đầu tiên. Nếu họ không bị đau hay khó chịu thì sẽ tăng dần thời gian lên bốn tiếng mỗi ngày trong tuần đầu sử dụng.
    • Nhiều người có thể mang cốc dẻo dưới áo ngực mà không làm xô lệch cốc hay cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể dùng chung miếng bảo vệ ngực với cốc dẻo để ngăn ngừa tình trạng cốc bị bẹp hay rơi ra khỏi núm vú do áo ngực quá chật, hay nịt ngực quá chặt.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Phương pháp y khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy tham khảo bác sĩ hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về việc phẫu thuật để điều chỉnh núm vú.
    Dù bệnh nhân mong muốn khắc phục tình trạng này mà không cần sự can thiệp của dao kéo, tuy nhiên đối với một số người, phẫu thuật lại là cách tốt nhất. Các phương pháp mới có thể xử lý mà không làm ảnh hưởng ống dẫn sữa và bạn vẫn có thể cho con bú sau phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn xem bạn có cần phẫu thuật hay không.
    • Đây là loại phẫu thuật ngoại trú ngắn hạn bao gồm việc gây tê tại chỗ. Bạn có thể về nhà trong ngày và trở lại với nhịp sống bình thường vào ngay ngày hôm sau.
    • Bạn nên thảo luận với bác sĩ phẫu thuật về tiến trình phẫu thuật cũng như các thủ tục và kết quả mong đợi sau phẫu thuật.
    • Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra tiền sử bệnh tình của bạn và đánh giá các nguyên nhân của tình trạng bệnh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tuân theo các hướng dẫn trước và sau phẫu thuật một cách cẩn thận.
    Bác sĩ sẽ cho biết bạn cần phải làm gì trước và sau phẫu thuật.
    • Nếu bạn phải đeo băng sau phẫu thuật, hãy thay băng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sau khi phẫu thuật, bạn nên bày tỏ những điều thắc mắc hay mối bận tâm của bạn với bác sỹ.
    Nếu bạn bị sưng đau, bầm tím, và khó chịu trong quá trình hồi phục thì hãy liên hệ bác sĩ ngay.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đặt lịch khám sau phẫu thuật với bác sĩ.
    Bạn sẽ biết rõ hơn tiến trình hồi phục cũng như hiệu quả của ca phẫu thuật. Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật về thời gian tái khám tiếp theo của bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một số miếng bảo vệ núm vú có hai loại kích cỡ lỗ: lỗ lớn hơn để bảo vệ núm vú bị đau và nhạy cảm, còn lỗ nhỏ hơn dành cho núm vú bị tụt. Bạn sẽ cần đến loại có lỗ nhỏ hơn.[16]
  • Theo dõi với bác sỹ sơ kỳ, các bác sỹ sản khoa/ phụ khoa hoặc chuyên gia tư vấn sữa mẹ.

Cảnh báo

  • Một số sản phẩm hỗ trợ bầu ngực không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế hoặc chuyên gia tư vấn sữa mẹ trước khi cố gắng điều chỉnh núm vú của bạn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 70.063 lần.
Trang này đã được đọc 70.063 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo