Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mặc dù ngôi thai ngược (mông thai nhi hướng xuống) là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong suốt thai kỳ, nhưng chỉ có khoảng ba phần trăm (3%) số thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí này khi đã đủ tuần tuổi chào đời. Các trường hợp như vậy gọi là ‘thai nhi nằm ngược’ và bé rất dễ mắc một số vấn đề trong quá trình sinh, như bị trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiếu ôxi lên não. Có khá nhiều phương pháp xoay ngôi thai để chỉnh sang vị trí nằm tự nhiên của thai nhi khi sinh (gọi là ngôi thai thuận) từ tuần 30 đến tuần thứ 37, chẳng hạn như cácc bài tập đặc biệt, chườm nóng và lạnh và liệu pháp âm thanh. Sau tuần thứ 37, bạn nên dựa vào sự hỗ trợ y tế để xoay thai; tuy nhiên việc tìm sự chấp thuận của bác sĩ trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ luôn là việc làm khôn ngoan.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tập thể dục (tuần 30 tới 37)

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nằm nghiêng.
    Thế nằm nghiêng là phương pháp phổ biến nhất để xoay ngôi thai ngược, giúp cằm thai nhi tì sát xuống ngực (còn gọi là ngôi chỏm), đây là bước đầu tiên để lật đứa bé.
    • Để thực hiện động tác này, bạn phải nâng hông cao hơn đầu từ 22 tới 30 cm. Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để nâng hông, nhưng cách đơn giản nhất là nằm trên sàn và nâng nâng cao hông lên bằng vài chiếc gối.
    • Thay vào đó, bạn có thể dùng một tấm ván rộng bằng gỗ (hoặc thậm chí bằng sắt) và kê một đầu ván lên giường hay đi văng. Bạn nằm lên tấm ván với đầu hướng xuống dưới (để gối kê dưới đầu) và hai bàn chân hướng lên trên.[1]
    • Mỗi lần nằm trong 15 phút và ngày nằm ba lần, bạn nhớ nằm khi đói hoặc khi đứa bé đang hoạt động. Cố gắng thả lỏng và thở sâu khi thực hiện bài tập, tránh căng cơ bụng. Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp phương pháp nằm nghiêng với việc chườm nóng hay lạnh, hoặc cho bé nghe nhạc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bài tập đầu gối-ngực.
    Bài tập này dùng trọng lực để kích thích đứa bé đảo lộn vị trí vào tư thế sinh bình thường.
    • Quỳ xuống sàn hay giường và tựa hai cẳng tay lên mặt đất, hướng mông lên trời và ép cằm vào ngực. Tư thế tập giúp phần dưới tử cung nở rộng và tạo không gian rộng hơn cho đầu thai nhi.[2]
    • Giữ yên tư thế từ 5 tới 15 phút, thực hiện hai lần một ngày. Bạn nhớ tập lúc bụng đói, nếu không, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu sau khi tập.
    • Nếu bạn biết cách sờ vị trí thai nhi thì quá trình xoay ngôi thai sẽ thuận lợi hơn. Trong khi tì cơ thể trên một khủy tay, bạn dùng tay còn lại vuốt nhẹ hướng lên vào vị trí cuối cùng của đứa bé, nằm ngay trên xương mu của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bài tập tì người về phía trước.
    Thế tập này tương tự như tư thế đầu gối-ngực nhưng đòi hỏi dùng nhiều sức hơn.
    • Bắt đầu với tư thế đầu gối-ngực ở trên giường hay trên ghế xô pha. Cẩn thận đặt hai lòng bàn tay xuống sàn. Bạn nhớ ép cằm vào ngực vì động tác này giúp thả lỏng cơ vùng chậu.
    • Cẩn thận với tư thế tập vì bạn có thể trượt tay. Một tấm thảm tập hoặc thảm chống trượt sẽ hữu ích. Bạn nên nhờ chồng mình hay ai đó hỗ trợ dùng tay đỡ vai bạn trong suốt quá trình tập.
    • Giữ yên tư thế đó trong 30 giây, và nhớ thực hiện bài tập thường xuyên (3 tới 4 lần mỗi ngày), tập nhiều lần với mỗi lần tập kéo dài trong thời gian ngắn sẽ tốt hơn tập ít lần nhưng cố giữ lâu.[1]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bơi lội.
    Bơi và làm động tác thụp đầu xuống nước hay lộn người có thể giúp thai nhi tự xoay về phía ngôi thai thuận. Bạn thử áp dụng các bài tập sau dưới hồ bơi:
    • Thụp đầu xuống đáy hồ bơi nước sâu rồi bật lên với hai tay hướng lên trên, giống như đang phá tan mặt nước.
    • Chỉ cần bơi quanh hồ cũng đủ kích thích thai nhi di chuyển (bơi lội cũng tạo cảm giác rất tốt trong những tuần cuối thai kỳ). Người ta cho rằng bơi sải và bơi ếch đặc biệt hiệu quả cho mục đích này.
    • Lộn người về trước hay lộn ngược lại trong nước sâu. Đây là cách thả lỏng cơ bắp và giúp đứa bé dễ dàng đảo lộn bên trong. Nếu có thể giữ thăng bằng tốt thì bạn nên thử đứng hai tay dưới nước và giữ tới khi phải ngoi lên mặt nước thở.
    • Lặn xuống nước. Lặn sâu xuống hồ trong khi bạn dùng tay giữ đầu đứa bé nằm ngoài khung xương chậu. Người ta cho rằng tình trạng không trọng lượng và sóng nước là nguyên nhân khiến thai nhi tự động xoay ngược lại.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý kỹ tới tư thế cơ thể.
    Ngoài việc thực hiện các bài tập để xoay đứa bé, bạn cần chú ý tới tư thế cơ thể trong sinh hoạt hằng ngày vì nó ảnh hưởng đến chuyển động của thai nhi.
    • Cụ thể là bạn nên đứng hoặc ngồi với tư thế phù hợp nhất để đảm bảo tạo không gian rộng tối đa trong tử cung, giúp thai nhi tự động di chuyển sang vị trí bình thường. Để có thế đứng tốt nhất, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn sau:
    • Đứng thẳng với cằm song song với mặt đất.
    • Để hai vai thả lỏng tự nhiên. Nếu bạn đang đứng thẳng với vị trí cằm song song với mặt đất, tự nhiên hai vai bạn sẽ nằm thẳng hàng và hạ xuống. Tránh ưỡn vai ra sau.
    • Thóp bụng vào trong, không đứng với tư thế để bụng xệ xuống.
    • Kéo mông vào trong để trọng tâm cơ thể nằm trên hông.
    • Để hai bàn chân đúng vị trí. Mở rộng hai chân rộng ngang vai và tập trung khối lượng cơ thể lên đều hai bàn chân.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Sử dụng kỹ thuật tthay thế (tuần 30 tới 37)

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng túi chườm lạnh hay nóng.
    Ép thứ gì đó lạnh vào đầu tử cung và/hay một vật khác hơi nóng vào cuối tử cung, cách làm này khiến đứa bé phải di chuyển để tránh chỗ lạnh và tìm tới chỗ ấm hơn, như vậy thai nhi sẽ tự động lật vào đúng vị trí.
    • Để thực hiện, bạn đặt một túi đá hay túi củ quả đông lạnh lên đỉnh bụng, gần chỗ đầu đứa bé. Hy vọng đứa bé sẽ chạy trốn chỗ lạnh để tìm tới nơi ấm áp hơn.
    • Chườm túi đá khi bạn đang nằm trong bồn tắm, mở nước nóng ngập tới nửa dưới bụng, đây là kỹ thuật sử dụng nhiệt độ rất hiệu quả vì thai nhi sẽ hướng tới chỗ ấm hơn. Hoặc bạn cũng có thể đặt một bình nước nóng lên nửa dưới bụng.
    • Kỹ thuật dùng nhiệt độ nóng và lạnh tuyệt đối an toàn nên bạn muốn làm bao lâu hay bao nhiêu lần là tùy thích. Nhiều phụ nữ đã sử dụng túi chườm nóng và lạnh đặt lên bụng trong khi thực hiện tư thế nằm nghiêng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng âm thanh kích thích thai nhi xoay.
    Có một số phương pháp sử dụng âm thanh khác nhau nhằm kích thích đứa bé hướng tới chỗ có âm thanh, nhờ đó thai nhi di chuyển vào đúng vị trí trước khi sinh.[3]
    • Cách phổ biến nhất là cho bé nghe nhạc bằng cách đặt tai nghe lên phần dưới bụng. Bạn có thể tải loại nhạc sản xuất riêng cho trẻ sơ sinh và thai nhi sắp sinh, đó có thể là nhạc cổ điển êm dịu hay các bài hát ru có giai điệu bạn yêu thích.
    • Hoặc bạn có thể nhờ chồng mình ép miệng vào bụng dưới để nói chuyện với đứa bé, kích thích bé di chuyển theo âm thanh của giọng nói, đây là cách rất tốt để anh ấy tạo sự gắn kết với thai nhi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên nắn khớp có kinh nghiệm sử dụng kỹ thuật Webster.
    Kỹ thuật Webster được phát triển để phục hồi sự cân bằng và chức năng của vùng chậu, người ta cho rằng phương pháp này kích thích đứa bé lăn sang vị trí đúng.
    • Kỹ thuật Webster bao gồm hai phần – thứ nhất nó giúp xương cùng và xương chậu nằm ở vị trí cân đối và được căn chỉnh thẳng hàng. Nếu các xương này không khớp khít với nhau, chúng sẽ cản trở đứa bé dịch chuyển vào vị trí ngôi đầu.
    • Thứ hai, kỹ thuật Webster giúp giảm sức căng và làm lỏng các dây chằng tròn có tác dụng đỡ tử cung. Khi dây chằng được nới lỏng, đứa bé có nhiều không gian hơn để di chuyển tới vị trí phù hợp trước khi chào đời.
    • Bạn nên nhớ kỹ thuật Webster là một quá trình đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần, do đó bạn phải thường xuyên tới gặp chuyên viên nắn khớp, ít nhất ba lần một tuần trong suốt những tuần cuối cùng của thai kỳ. Tuy nhiên bạn cần tìm một chuyên viên nắn khớp có bằng cấp, đã có kinh nghiệm chữa trị cho phụ nữ mang thai ngôi ngược.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tham khảo liệu pháp chữa bệnh bằng ngải.
    Đây là kỹ thuật chữa bệnh cổ truyền của Trung Quốc bằng cách đốt cháy thảo dược để kích thích các huyệt đạo.
    • Để xoay ngôi thai, người ta đốt cháy một loại thảo dược có tên ngải cứu bên cạnh huyệt BL 67, huyệt này nằm bên cạnh góc ngoài của móng chân ngón út.
    • Người ta cho rằng kỹ thuật dùng ngải cứu giúp tăng cường độ hoạt động của thai nhi, từ đó kích thích bé lật sang vị trí ngôi đầu. [5]
    • Chuyên viên châm cứu thường thực hiện kỹ thuật này (bên cạnh phương pháp châm cứu truyền thống) hoặc do một thầy thuốc có bằng cấp về y học cổ truyền của Trung Quốc thực hiện. Tuy nhiên bạn có thể mua ống hơ ngải để thử áp dụng phương pháp này tại nhà.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Áp dụng liệu pháp thôi miên.
    Một số phụ nữ đã xoay ngôi thai thành công nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên trị liệu bằng biện pháp thôi miên.
    • Liệu pháp thôi miên thường áp dụng phương pháp tiếp cận kép để xoay đứa bé. Đầu tiên, họ thôi miên để đưa người mẹ vào trạng thái thư giãn sâu, giúp cơ vùng chậu thả lỏng và phần dưới tử cung nở rộng, tạo điều kiện cho thai nhi di chuyển.
    • Cũng trong quá trình thôi miên này, nhân viên trị liệu hướng dẫn bạn mường tượng ra hình ảnh đứa bé đang xoay vào đúng vị trí mong muốn, đó cũng chính là hình ảnh giúp bạn đi vào trạng thái thôi miên.
    • Bạn có thể hỏi nhân viên tại các cơ sở y tế để biết tên và số điện thoại của một chuyên viên trị liệu bằng thôi miên có uy tín trong vùng.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Sử dụng biện pháp can thiệp y khoa (sau 37 tuần)

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Áp dụng thủ thuật ECV.
    Một khi đã bước qua tuần thứ 37 trong thai kỳ thì thai nhi khó có thể tự mình xoay vào đúng vị trí.
    • Vì vậy bạn nên sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ để nhờ họ hỗ trợ xoay đứa bé bằng cách áp dụng thủ thuật ngoại xoay thai (“ECV”). Đây là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, được bác sĩ thực hiện ngay tại bệnh viện.
    • Cách thực hiện như sau: bác sĩ dùng thuốc nới lỏng tử cung để từ bên ngoài, họ có thể xoay đứa bé vào đúng vị trí ngôi đầu bằng cách tác dụng lực đẩy hướng xuống vào phần bụng dưới (việc này khiến một số phụ nữ cảm thấy rất khó chịu).
    • Trong suốt quá trình, bác sĩ phải dùng sóng siêu âm để theo dõi vị trí thai nhi và nhau thai, cùng với lượng nước ối. Nhịp tim của thai nhi được theo dõi liên tục trong khi thao tác. Nếu nhịp tim giảm quá chậm, họ có thể phải dùng biện pháp cấp cứu lấy thai nhi ra ngay lập tức.[3]
    • Tỷ lệ thành công của thủ thuật ECV với các ca ngôi thai ngược là 58%, nhưng tỷ lệ này cao hơn đối với các phụ nữ mang thai lần hai trở lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thủ thuật ECV không thể thực hiện được vì các biến chứng như bị chảy máu hay lượng nước ối thấp hơn mức bình thường, hoặc khi người mẹ mang thai đôi.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham khảo về khả năng sinh mổ.
    Trong một số trường hợp bạn cần phải sinh mổ cho dù có mang thai ngược hay không, như khi bạn bị nhau thai tiền đạo, mang thai ba hay trước đó đã từng sinh mổ.
    • Tuy nhiên, nếu thai nhi nằm ở vị trí ngôi mông và tất cả các yếu tố khác đều bình thường, bạn cần quyết định chọn lựa một trong hai phương pháp, sinh thường qua âm đạo hay sinh mổ. Đa phần các thai nhi nằm ở vị trí ngôi thai ngược đều phải sinh mổ, vì bác sĩ cho rằng lựa chọn này phần nào ít rủi ro hơn.
    • Nếu bạn chọn sinh mổ thì lịch mổ thường được lên kế hoạch trước khi thai nhi tới tuần tuổi 39. Họ sẽ tiến hành siêu âm trước khi phẫu thuật để đảm bảo đứa bé chưa thay đổi vị trí nằm so với lần cuối cùng siêu âm.
    • Nhưng nếu bạn chuyển dạ trước khi tiến hành mổ và diễn biến của quá trình xảy ra quá nhanh, bạn buộc phải sinh con qua đường âm đạo bất chấp kế hoạch đã định.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc sinh thường.
    Bạn nên xem xét sinh thường qua đường âm đạo khi mang ngôi thai ngược vì việc này không còn nguy hiểm nhiều như trước đây.
    • Thật ra vào năm 2006 trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) từng khẳng định việc sinh thường đối với các thai nhi nằm ngược là an toàn và có cơ sở để khẳng định an toàn trong một số điều kiện cụ thể.
    • Ví dụ, sinh thường với ngôi thai ngược có thể là lựa chọn đúng đắn nếu xương chậu của người mẹ đủ rộng; thai đủ tuần tuổi, quá trình chuyển dạ bắt đầu và diễn biến một cách bình thường; hình ảnh siêu âm cho thấy thai nhi có khối lượng khỏe mạnh, không có dị tật (ngoài việc nằm ngược); bác sĩ đỡ đẻ có kinh nghiệm với các trường hợp ngôi thai ngược.[5]
    • Nếu bạn thấy mình đáp ứng đủ các điều kiện trên và muốn sinh con theo cách tự nhiên thay vì dùng phương pháp sinh mổ, thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết rõ về lựa chọn của mình, xem xét liệu sinh thường có an toàn cho bạn và bé hay không.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Luôn luôn trao đổi với bác sĩ hoặc bà đỡ trước khi thử áp dụng bất kì bài tập hay phương pháp xoay thai nhi nào. Việc xoay thai nhi có thể dẫn tới tình trạng dây rốn quấn cổ rất nguy hiểm, hoặc làm tổn thương nhau thai.
  • Theo Hiệp hội Quốc tế về Xương khớp và Nhi khoa thì cần có thêm nghiên cứu đối với kỹ thuật Webster về xoay ngôi thai ngược, và hiện tại những nghiên cứu như vậy vẫn đang được tiến hành.


Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 31.657 lần.
Trang này đã được đọc 31.657 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo