Kỹ năng lắng nghe chủ động 3A

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù là bạn đang tìm cách cải thiện kỹ năng lắng nghe ở nơi làm việc hoặc cố gắng chú tâm hơn trong các cuộc trò chuyện với bạn bè, kỹ năng lắng nghe chủ động 3A sẽ là một chiến thuật tuyệt vời. Kỹ thuật 3A – attitude (thái độ), attention (chú tâm) và adjustment (điều chỉnh) sẽ giúp chia nhỏ khái niệm lắng nghe chủ động để bạn có thể xử lý mọi khía cạnh của kỹ năng này và hiểu được những gì người khác nói. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật 3A. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về kỹ năng lắng nghe chủ động cùng với các rào cản mà bạn có thể gặp phải và cách áp dụng kỹ năng này trong đời sống hàng ngày.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Kỹ năng lắng nghe chủ động 3A là gì?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thái độ (Attitude).
    Chữ A đầu tiên nói đến thái độ tích cực khi lắng nghe. Hãy cố gắng tiếp cận các cuộc trò chuyện với thái độ tích cực và hết sức hạn chế các ý nghĩ tiêu cực trước khi nghe người kia nói hết. Thái độ tiêu cực của bạn khi tiếp cận tình huống có thể tạo nên thành kiến, và nó sẽ ngăn cản bạn nghe người kia nói hoặc khiến bạn phân tâm và không lắng nghe được.[1]
    • Có thể bạn không có nhiều điểm chung với một đồng nghiệp đang thuyết trình, nhưng hãy suy nghĩ một cách tích cực như “Mai có kỹ năng rất khác mình, có lẽ hôm nay mình sẽ học được nhiều điều qua buổi thuyết trình của cô ấy.”
    • Điều này có thể rất khó nếu bạn đang bận tâm về một chuyện khác hoặc nếu bạn đang bực bội với người đang nói. Nếu có thể, bạn nên sắp xếp lại cuộc họp hoặc cuộc trò chuyện để giảm áp lực và quay lại với cái nhìn mới mẻ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú tâm (Attention).
    Chữ A thứ hai đề cập đến cách truyền đạt cho người đối thoại biết rằng bạn đang lắng nghe. Những cử chỉ và ngôn ngữ mà bạn thể hiện cho đối phương biết rằng bạn đang lắng nghe sẽ khuyến khích họ tiếp tục nói chuyện và giúp bạn tập trung vào những gì người kia nói. Bạn có thể làm việc này bằng cách phát các tín hiệu như giao tiếp bằng ánh mắt với người đối diện, gật đầu khi nghe họ nói, mỉm cười khích lệ và bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ.[2]
    • Nếu bạn đang dự một buổi thuyết trình, hãy thể hiện sự chú ý của bạn bằng cách giao tiếp bằng mắt với người đang thuyết trình, gật đầu và ghi chép những điểm quan trọng trong sổ tay.
    • Khi nói chuyện với đồng nghiệp, bạn hãy thử bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ. Ví dụ, nếu người đồng nghiệp đó thường ra điệu bộ bằng tay khi nói chuyện, bạn hãy làm tương tự như họ. Điều này có thể giúp người kia cảm thấy hoải mái hơn để tiếp tục trò chuyện và giúp bạn thiết lập mối quan hệ giữa hai bên.
    • Đặt ra những câu hỏi tiếp nối cũng là một cách tuyệt vời để tỏ cho người kia thấy rằng bạn đang lắng nghe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều chỉnh (Adjustment).
    Chữ A cuối cùng nhắc đến việc duy trì suy nghĩ cởi mở khi nghe người khác nói. Khi bước vào một cuộc họp, thậm chí một cuộc trò chuyện với bạn bè, có thể bạn đã có sẵn ý niệm về những điều họ nói. Để lắng nghe họ, bạn hãy cố gắng điều chỉnh cái nhìn của bạn theo những gì họ nói và sẵn sàng thay đổi suy nghĩ. Điều này có thể giúp bạn tránh bỏ qua các lời nói của họ chỉ vì nó trái ngược với quan điểm của bạn.[3]
    • Có thể bạn thường không đồng tình với chiến lược marketing của một đồng nghiệp. Trong cuộc gặp lần sau, bạn hãy thử gạt suy nghĩ ngày thường sang một bên và cho người đồng nghiệp một cơ hội. Biết đâu bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy họ có những ý tưởng hay.
    • Bạn hoàn toàn có thể không đồng ý với người đang nói. Hãy cứ cố gắng nghe họ nói hết trước khi quyết định phản hồi hoặc phớt lờ họ. Điều này có thể giúp bạn diễn đạt ý kiến của mình một cách tôn trọng và hợp lý.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Lắng nghe chủ động là gì?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đó là một chiến lược mà bạn có thể dùng để nghe (và hiểu) những gì mọi người nói.
    Kỹ năng lắng nghe chủ động sẽ giúp bạn tiếp thu thông tin bằng các kỹ thuật như giao tiếp bằng mắt, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và đặt các câu hỏi tiếp nối. Các chiến thuật này giúp bạn hiểu và lưu trữ thông tin trong các tình huống trong công việc và giao tiếp xã hội, chẳng hạn như những cuộc họp và trò chuyện với bạn bè.[4]
    • Lắng nghe thụ động là khi bạn nghe đối phương nói mà không ngẫm nghĩ về điều họ vừa nói hoặc không phản hồi họ. Lắng nghe chủ động bao gồm việc suy nghĩ về lời đối phương nói và đáp lại bằng những câu hỏi hoặc phản hồi.
    • Tóm tắt lại lời người kia nói bằng lời của bạn và hạn chế những yếu tố gây phân tâm (như tắt điện thoại và nói chuyện ở nơi yên tĩnh) cũng là những cách mà bạn có thể dùng để thực hành kỹ năng lắng nghe chủ động.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Áp dụng kỹ thuật 3A vào thực tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chờ cho người kia nói hết mới phản hồi.
    Để hoàn toàn chú tâm vào người đang nói chuyện, bạn cần tránh nghĩ đến việc phản hồi như thế nào hoặc ngắt lời họ. Có thể họ có điểm nào đó quan trọng chưa kịp nói, và bạn có thể hiểu lầm nếu họ chưa nói xong.[5]
    • Giả sử như bạn muốn gây ấn tượng với sếp bằng một phản hồi tốt trong cuộc họp. Thay vì suy tính lời phản hồi khi họ đang nói, bạn hãy nghe họ nói hết và dành vài giây để cân nhắc câu trả lời sau khi họ nói xong.
    • Đôi khi điều này xảy ra khi bạn quá hào hứng với chủ đề đang nói. Nếu bạn của bạn nhắc đến một ban nhạc mà bạn hâm mộ chẳng hạn, bạn sẽ rất dễ ngắt lời họ và nói về những bài hát của ban nhạc đó. Để tỏ thái độ lắng nghe tôn trọng, bạn hãy chờ người kia nói xong đã.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt câu hỏi.
    Nếu bạn không chắc người kia vừa nói gì, hãy đặt các câu hỏi tiếp nối để làm rõ ý của họ và củng cố những gì bạn hiểu. Bạn cũng có thể hỏi một câu nào đó như một cách để cho người kia biết rằng bạn đang ngẫm nghĩ về lời nói của họ.[6]
    • "Anh vừa nói là công việc này bao gồm dịch vụ khách hàng. Anh có thể cho tôi biết thêm về điểm này được không?”
    • "Nghe hay đấy! Cậu có định đi chơi xa trong kỳ nghỉ này không?”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngẫm nghĩ về những điều đối phương vừa nói.
    Sau khi người kia dứt lời, rất có thể bạn sẽ nói ra ý nghĩ đầu tiên đến trong đầu. Để có phản hồi tốt hơn, bạn hãy dành vài giây nghĩ lại những gì người kia vừa nói trước khi trả lời. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu thông tin mà họ vừa chia sẻ. Có thể bạn nhận ra rằng nếu không dành thời gian suy nghĩ thì bạn đã phản hồi hơi khác hoặc khác xa rồi.[7]
    • Nếu một đồng nghiệp diễn giải một khái niệm mà bạn chưa biết, hãy dành vài giây để ngẫm nghĩ lời họ nói. Có thể bạn nảy ra một câu hỏi về một chi tiết nào đó hoặc bạn nhận thấy ý tưởng của họ thật độc đáo và nói lời khen.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tóm tắt nội dung người kia vừa nói.
    Cách này sẽ giúp bạn hiểu chính xác những gì họ nói. Cố gắng lặp lại lời của đối phương bằng lời của chính bạn để hiểu rõ thêm ý của họ.[8]
    • "Vậy là sắp tới chúng ta sẽ thay đổi cách quản lý quan hệ khách hàng phải không?"
    • "Tớ hiểu. Nghe như cậu đang muốn thử những thứ mới lạ để hướng tới cuộc sống mới hả?”
    • Nếu không tóm tắt được nội dung người kia nói, bạn có thể hỏi thêm hoặc nhắc lại lần nữa.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Các rào cản đối với kỹ năng lắng nghe chủ động

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Những yếu tố gây xao lãng bên trong có thể khiến cho bạn không nghe được những gì người kia nói.
    Có thể bạn đang đói, mệt, ốm hoặc lo lắng về chuyện khác. Mọi người đều có những lúc bị phân tâm vì những yếu tố như vậy, nhưng bạn nên cố gắng thu xếp thời gian trong ngày hoặc dời lại lịch cho các cuộc trò chuyện quan trọng để hạn chế nhược điểm này.[9]
    • Nếu bạn hay đói và không thể tập trung trong các cuộc họp của nhân viên trong công ty, hãy thử ăn trưa sớm hoặc ăn nhẹ ngay trước khi cuộc họp bắt đầu. Cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để tăng khả năng tập trung.
    • Có thể bạn đang lo lắng về điều gì đó trong cuộc sống riêng. Hãy cố gắng tập trung vào hiện tại. Việc chú tâm vào môi trường xung quanh và các giác quan mà bạn đang cảm nhận được trong giây phút hiện tại có thể giúp ích cho bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Những tiếng ồn bên ngoài có thể cũng gây khó khăn cho bạn khi lắng nghe.
    Bạn có thể khó nghe được hết những lời người kia nói khi có những yếu tố bên ngoài tác động như tiếng nói chuyện lao xao hoặc có ai đó đến cắt ngang. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng sắp xếp các cuộc họp hoặc các thảo luận quan trọng ở những nơi ít có tiếng ồn bên ngoài.[10]
    • Nếu bạn cần bàn một việc quan trọng với một người bạn chẳng hạn, hãy mời họ đến một quán cà phê yên tĩnh hoặc một góc ít người qua lại ở công viên.
    • Bạn nên để điện thoại ở chế độ im lặng trước một cuộc trò chuyện quan trọng để không bị phân tâm bởi những tiếng chuông thông báo.
    • Đôi khi bạn không thể kiểm soát được gì nhiều. Nếu tiếng nói chuyện xung quanh quá lớn hoặc tiếng ồn phát ra từ công trường xây dựng bên ngoài khiến bạn phân tâm, hãy cố gắng tập trung vào cuộc trò chuyện bằng các chiến thuật lắng nghe chủ động khác. Nếu có thể, bạn cũng có thể đề nghị đối tác chuyển sang nơi yên tĩnh hơn để nói chuyện.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cảm giác buồn chán hoặc thiếu hứng thú có thể khiến cho việc lắng nghe khó khăn hơn nhiều.
    Thường thì sẽ rất khó mà tập trung lắng nghe khi bạn không thích chủ đề đang nói đến, nhưng bạn vẫn có những cách khắc phục. Hãy cố gắng tìm ra một khía cạnh nào đó của cuộc trò chuyện hoặc bài giảng mà bạn cảm thấy đáng chú ý để nhiệm vụ lắng nghe trở nên dễ dàng hơn. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng mình thực sự thích khía cạnh này của chủ đề và sẽ tiếp thu được nhiều thông tin hơn.
    • Có thể sếp của bạn đang thuyết trình về ngân sách của công ty, nhưng bạn không quan tâm về vấn đề tài chính. Vậy thì bạn hãy tập trung vào vấn đề lập ngân sách hiệu quả đóng góp cho sự phát triển và thành công của phòng ban của bạn như thế nào để có kiến thức sâu hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lắng nghe có thể cũng là việc khó nếu bạn không hiểu người ta đang nói gì.
    Rào cản ngôn ngữ, các khuyết tật và chứng rối loạn học tập đều có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe. Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn này ở nơi làm việc, hãy thử lên phòng nhân sự hỏi xem họ có sự hỗ trợ nào không. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn học tập hoặc khuyết tật khó học, hoặc bạn nghi ngờ như vậy. Họ có thể cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để giúp bạn tập trung vào công việc và các cuộc trò chuyện với bạn bè và gia đình.[11]
    • Các khuyết tật và rối loạn học tập có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe bao gồm rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng khó đọc. Các hội chứng này đều phổ biến, và bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán cũng như lựa chọn kế hoạch điều trị.
    • Nếu gặp phải rào cản ngôn ngữ ở nơi làm việc, bạn có thể sử dụng dịch vụ phiên dịch nếu có. Thử liên hệ với phòng nhân sự xem công ty có hỗ trợ không.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Adina Zinn, MPA
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên nghề nghiệp & cuộc sống
Bài viết này đã được cùng viết bởi Adina Zinn, MPA. Adina Zinn là huấn luyện viên nghề nghiệp và cuộc sống đã có chứng nhận, kiêm chủ sở hữu Love Your Work Career and Life Coaching. Với hơn năm năm kinh nghiệm, cô chuyên sử dụng phương pháp huấn luyện tổng thể để giúp khách hàng đạt được mục tiêu nghề nghiệp và cuộc sống. Adina có bằng cử nhân của Đại học California, Santa Cruz và bằng thạc sĩ Quản trị Công của Đại học bang San Francisco. Cô cũng có chứng nhận huấn luyện viên nghề nghiệp của Viện Huấn luyện viên Nghề nghiệp và chứng nhận huấn luyện viên cuộc sống của Hiệp hội Huấn luyện Quốc tế. Bài viết này đã được xem 2.420 lần.
Trang này đã được đọc 2.420 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo