Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có phải bạn đang đau răng? Nếu đang bị cơn đau răng vừa phải hoặc dữ dội hành hạ, chắc hẳn bạn đang tìm cách giảm đau nhanh và hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến nha sĩ nếu cơn đau dai dẳng và tiến triển xấu. Tuy nhiên trong lúc đó bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp sơ cứu và các cách trị liệu ở nhà để làm dịu cơn đau.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Những việc cần làm trước tiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ thức ăn kẹt trong răng.
    Một trong những việc đầu tiên bạn có thể thử làm - thậm chí trước khi dùng các liệu pháp ở nhà – là nhanh chóng làm sạch răng. Cố gắng lấy ra hết mọi mảnh vụn thức ăn còn kẹt gần chiếc răng có thể là nguyên nhân gây đau.[1]

    Cách dùng chỉ nha khoa
    Lấy 46 cm chỉ nha khoa và quấn nhiều vòng quanh ngón tay giữa. Quấn đầu chỉ còn lại vào cùng ngón tay trên tay còn lại.
    Cầm chặt sợi chỉ giữa ngon cái và ngón trỏ.
    Cẩn thận dùng chỉ nha khoa làm sạch răng ở cả hai cạnh bên của răng và lấy ra mọi mảnh vụn thức ăn bằng cách kéo chỉ qua lại nhẹ hàng.
    Khi sợi chỉ đã chạm tới nướu, uốn sợi chỉ thành hình chữ C quanh một chiếc răng, cọ nó vào khoảng trống giữa nướu và răng.
    Đảm bảo là phải cọ ở giữa tất cả các răng, kể cả những chiếc rằng nằm sâu bên trong.
    Sau khi làm sạch răng, súc miệng thật kỹ. Súc miệng nhanh bằng nước ấm trong miệng để mọi thứ còn sót lại bong ra hết. Sau đó nhổ nước ra.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh dùng chiếc răng đó.
    Trước khi có thể áp dụng một cách chữa trị bất kỳ, bạn hãy thực hiện các bước dễ dàng để kiềm chế cơn đau. Dứt khoát không nhai ở khu vực bị đau và chiếc răng đau.
    • Bạn cũng có thể cố gắng tạm thời trám chỗ đau. Nếu chiếc răng bị nứt vỡ hoặc bị tổn thương, bạn có thể tạm thời trám lại bằng kẹo cao su mềm hoặc sáp răng cho đến khi tìm được giải pháp lâu dài hơn.[2]
    • Nhiều nhà thuốc cũng có bán bộ vật liệu trám răng. Vật liệu này được làm từ ô xít kẽm hoặc vật liệu tương tự, có thể giảm áp lực và có độ bền đến 2 tuần, giá khoảng 200 ngàn đồng.
    • Bạn cũng có thể bôi sáp vào chỗ sâu để tạm hàn nó lại và bảo vệ thêm.
    • Để tránh tình trạng răng nhạy cảm, hãy nhét bông gòn lên răng khi ăn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc giảm đau.
    Dùng thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen/paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau trước khi bạn có thể đến nha sĩ. Đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc để uống đúng liều lượng.[3]
    • Đối với hầu hết các loại thuốc giảm đau, bạn có thể uống một hoặc 2 viên cách mỗi 4- 6 tiếng. Tuy nhiên liều lượng chính xác thay đổi tùy loại thuốc và nhãn hiệu thuốc.
    • Bạn có thể mua các loại thuốc này ở bất cứ hiệu thuốc nào, giá không đắt.
    • Không cho aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác trực tiếp lên lợi. Việc này có thể gây hại.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng thuốc bôi giảm đau.
    Thuốc mỡ giảm đau không kê toa là một lựa chọn khác. Loại thuốc này có tác dụng gây tê xung quanh chiếc răng đau bằng cách bôi trực tiếp lên chỗ sâu răng. Hoạt chất trong thuốc này là benzocaine. Đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc để biết liều lượng và cách dùng.[5]
    • Loại thuốc mỡ bôi như Orajel có bán ở hầu hết các nhà thuốc, giá khoảng 200 ngàn.
    • Chỉ dùng loại thuốc bôi giảm đau dành riêng cho răng miệng. Các loại thuốc bôi giảm đau khác có thể nguy hiểm nếu nuốt phải.
    • Benzocaine trong một số trường hợp có thể gây tình trạng rất hiếm gặp nhưng nguy hiểm gọi là methemoglobin huyết, gây ra hiện tượng giảm ô–xy trong máu. Không cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng thuốc có chứa benzocaine, và bạn cũng không bao giờ nên dùng quá liều khuyến cáo.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đắp gạc lạnh.
    Một cách nhanh chóng giảm đau răng là làm tê bằng nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ làm giảm lượng máu chảy đến vùng bị đau. Bạn sẽ thấy đỡ đau hơn khi giảm sự lưu thông máu đến nơi bị đau.[7]
    Quảng cáo

Cách đắp gạc lạnh
Gói một viên đá trong túi nhựa hoặc miếng vải mỏng và áp lên hàm gần chỗ răng đau trong khoảng 10-15 phút.
Nghỉ khoảng 10 -15 phút, sau đó lại tiếp tục áp lên chỗ đau nếu cần.
Đảm bảo rằng vùng bị đau phải trở lại “bình thường” trước khi đặt lại gạc. Nếu không, bạn có thể làm tổn thương các mô xung quanh.

Phần 2
Phần 2 của 4:

Dùng liệu pháp tạm thời ở nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm tê chỗ đau bằng đinh hương.
    Đinh hương là cách chữa đau răng khẩn cấp từ xưa nhờ tác dụng làm tê tự nhiên đồng thời có thể diệt khuẩn. Bạn có thể dùng đinh hương dạng nguyên, bột đinh hương hoặc dầu đinh hương để giảm đau. [8]

    Mẹo sử dụng đinh hương
    Nếu sử dụng bột đinh hương, bạn rửa tay sạch và lấy một nhúm bột đinh hương đặt vào giữa phần lợi bị đau và má. Khi đinh hương kết hợp với nước bọt, nó sẽ bắt đầu làm tê mô xung quanh.
    Với đinh hương dạng nguyên, bạn dùng tay sạch để đặt hai hay ba nhánh đinh hương vào miệng gần chỗ đau. Sau khi nước bọt làm mềm đinh hương, nhẹ nhàng nhai để chất dầu tiết ra.
    Có một cách khác, bạn hãy trộn vài giọt dầu đinh hương với ½ thìa cà phê (2,5ml) dầu ô-liu. Sau đó, thấm vào một miếng bông vô trùng và đặt vào chỗ răng hoặc lợi bị đau.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Súc miệng nước muối.
    Một cách khác để giảm đau và diệt khuẩn là chuẩn bị nước muối súc miệng. Nước muối không chữa đau nhưng có thể đánh bật vi khuẩn khỏi miệng và hút chất lỏng ra khỏi vùng lợi đang bị viêm xung quanh chiếc răng đau và làm dịu cơn đau.[9]
    • Hòa 1 thìa cà phê (5 ml) muối với 250 ml nước ấm. Để muối hòa tan hoàn toàn trước khi dùng.
    • Súc miệng với dung dịch này trong 30 giây trước khi nhổ ra. Lặp lại nếu cần.
    • Bạn có thể cần súc miệng với nước trắng sau khi súc miệng nước muối. Dùng nước máy súc miệng lại trong 30 giây.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử dùng hành hoặc tỏi.
    Cả hai loại củ thông dụng này lá cách trị liệu dân gian để chữa đau răng và được cho là có thành phần kháng khuẩn. Chúng có thể khiến hơi thở nặng mùi, tuy nhiên lại tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong miệng và giúp bạn tạm thời bớt đau.[10]
    • Chêm một nhánh tỏi vào giữa chỗ răng hoặc lợi bị đau và má. Giữ yên ở đó cho đến khi bớt đau.
    • Có một cách khác là cắt một lát tỏi nhỏ và đặt lên chiếc răng đau.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm bột nhão từ cây thanh mai.
    Vỏ rễ cây thanh mai được cho là một chất kháng sinh tự nhiên và cũng chứa chất tannin và flavonoid, có tác dụng làm se niêm mạc. Khi kết hợp với giấm để thành bột nhão, nó sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và làm chắc lợi.[11]

    Cách làm bột nhão từ cây thanh mai
    Nghiền một miếng vỏ cây thanh mai khoảng 2,5 cm với 1/4 thìa cà phê giấm (1,25ml). Bạn có thể dùng thêm vỏ cây hoặc giấm cần thiết để tạo hỗn hợp bột nhão).
    Đắp bột nhão này trực tiếp lên chỗ đau trong miệng và để yên cho đến khi cơn đau đã giảm. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm.
    Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Hãy bôi nó vào răng và để càng lâu càng tốt.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trộn một hỗn hợp bột nhão với gừng và ớt cayenne.
    Nếu răng bị đau hoặc ê buốt, hỗn hợp làm từ gừng xay, ớt xay và nước có thể dùng để đắp trực tiếp lên răng ê buốt để giảm đau. Cả hai loại gia vị này có thể làm thuốc giảm đau.[12] Chúng có tác dụng tốt hơn nữa nếu dùng chung với nhau.

    Cách làm bột nhão từ ớt
    Cho một nhúm bột gừng với một nhúm ớt đỏ bỏ vào một chiếc tách. Thêm vào vài giọt nước cho đến khi có thể khuấy thành bột nhão. [14]
    Nhúng một miếng bông vô trùng vào bột nhão. Đặt miếng bông trực tiếp lên răng và giữ yên cho đến khi bớt đau, hoặc cho đến khi bạn còn chịu được – chất bột này có lẽ không được dễ chịu lắm.
    Chỉ đắp bột này lên răng đau. Không đắp lên lợi, vì có thể gây kích ứng hoặc bỏng.

  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng cồn nhựa thơm.
    Nhựa thơm là nhựa tiết ra từ một số loại cây có gai, được sử dụng làm nước hoa, nhang và thuốc. Vì có tác dụng làm se niêm mạc, nhựa thơm có thể làm giảm viêm đau và diệt khuẩn. Vì thế cồn nhựa thơm từ lâu đã được dùng để trị đau răng ở nhà.[13]

    Cách làm cồn nhựa thơm
    Cho một thìa cà phê (5 ml) bột nhựa thơm và 500ml nước vào một cái xoong nhỏ và đun trong khoảng 30 phút. Lọc lại và để nguội.
    Hòa 1 thìa cà phê (5ml) dung dịch này với 125 ml nước và dùng súc miệng 5-6 lần một ngày.

  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đắp túi trà ướt lên chỗ đau.
    Cũng như vỏ rễ cây thanh mai, trà đen có chứa chất tannin làm se niêm mạc, có thể giảm sưng viêm. Trà thảo mộc bạc hà cay cũng có tác dụng gây tê nhẹ, và được cho là có thể giúp giảm đau.[14] Các loại trà này thường được sử dụng để điều trị đau răng tại nhà.
    • Nếu muốn chữa bằng trà, bạn hãy cho túi trà vào một đĩa nước và bỏ vào lò vi sóng trong 30 giây để làm nóng lên. Sau đó vắt bớt nước.
    • Đặt túi trà lên chiếc răng hoặc lợi bị đau rồi cắn nhẹ xuống cho đến khi cơn đau giảm.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Dùng rượu nồng độ cao.
    Đây không phải là uống rượu để cho đỡ đau. Thực ra, những loại rượu mạnh như vodka, brandy, whiskey, hay gin có khả năng làm tê chiếc răng đau nếu bôi trực tiếp lên răng.[15]
    • Nhúng một miếng bông vô trùng vào rượu như brandy hay vodka và ấn nhẹ lên chiếc răng đau. Bạn cũng có thể nhấp một ngụm rượu whiskey và ngậm trong miệng, gần chỗ đau.
    • Cách này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Bạn cũng không được dùng cồn theo cách này vì cồn gây nguy hiểm khi nuốt phải.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Đến phòng khám nha khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hẹn gặp nha sĩ.
    Các phương pháp trị liệu ở nhà không phải là cách chữa trị lâu dài mà chỉ làm giảm đau tạm thời. Nếu cơn đau răng cứ dai dẳng hoặc tiến triển xấu, bạn cần đến nha sĩ để chữa trị chuyên khoa.[16]
    • Có thể có những vấn đề nghiêm trọng đằng sau cơn đau răng, bao gồm nứt men răng, sâu răng và nhiễm trùng.
    • Gặp nha sĩ nếu cơn đau không đáp ứng với các cách trị liệu ở nhà, đau kèm sưng viêm, sốt hoặc có mủ, đau do chấn thương hoặc khó nuốt. Bạn cũng nên nhờ trợ giúp y tế nếu đau hàm kèm với đau ngực - đau ngực có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.[17]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trám răng.
    Nha sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân dẫn đến đau răng có thể do sâu răng – tức là những chỗ men răng bị vi khuẩn a-xít ăn mòn và chân răng đã lộ ra. Trường hợp khác, cũng có thể là do miếng trám răng cũ bị bong ra. Cả hai trường hợp này đều cần đến phương pháp trám răng.[18]
    • Sau khi gây tê răng và lợi, nha sĩ sẽ khoan vào phần răng bị sâu, sau đó trám lại với vật liệu composite hoặc amalgam.
    • Có một số vật liệu trám răng cho bạn lựa chọn. Vật liệu composite thường được làm từ nhựa dẻo, thủy tinh hoặc sứ, với nhiều màu có thể khớp với màu răng của bạn. Vật liệu trám răng amalgam thường làm từ bạc, có thể bền chắc hơn nhưng không khớp với màu răng.[19]
    • Lâu ngày vết trám có thể vỡ hoặc bong ra. Nha sĩ sẽ khoan đi những phần sâu mới và trám lại răng cho bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bọc mão răng.
    Mão răng, còn gọi là chụp răng, được sử dụng khi răng bị thương tổn nhưng không bị mất. Đó là răng nhân tạo và rỗng, giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng, bảo vệ răng khỏi bị tổn thương thêm. Việc bọc mão răng là cần thiết trong các trường hợp sâu răng nặng, viêm tủy răng, bong men răng, gẫy vỡ răng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.[20]
    • Trường hợp sâu răng quá nặng, hoặc trong việc điều trị ống chân răng, phương pháp trám răng không đủ để chữa trị, và nha sĩ sẽ phải sử dụng mão răng hoặc chụp răng.
    • Nói chung, nha sĩ sẽ gây tê tại chỗ, sau đó mài bớt răng và thay vào là mão răng được đổ khuôn theo chiếc răng của bạn. Mão răng làm bằng các vật liệu phục hồi tương tự như vật liệu trám răng bình thường.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ghép mô lợi bị mất.
    Có thể cơn đau của bạn không phải do răng mà là do lợi gây ra. Một số người có lợi bị tụt. Điều này có nghĩa là lợi bị long khỏi răng, làm lộ ra lớp men răng mỏng và dây thần kinh, thường dẫn đến hiện tượng ê buốt răng.[21]
    • Nếu cơn đau là do bị tụt lợi, nha sĩ có thể hướng dẫn chăm sóc phòng ngừa. Đôi khi lợi bị tụt là do vệ sinh răng miệng không đầy đủ. Nha sĩ có thể khuyên bạn dùng chỉ nha khoa làm vệ sinh răng thường xuyên, đánh răng với bàn chải mềm và dùng kem đánh răng đặc biệt, ví dụ như Sensodyne.
    • Trong trường hợp nặng, nha sĩ có thể gửi bạn đến bác sĩ phẫu thuật răng miệng hoặc bác sĩ chuyên khoa nha chu để ghép lợi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy mô ở vòm miệng và ghép vào phần lợi bị thương tổn. Mô này sau đó sẽ lành và bảo vệ răng đúng như chức năng của nó.[22]
    • Quy trình này sẽ bảo vệ chân răng, và trông khá thẩm mỹ, giúp bạn tự tin hơn vào nụ cười của mình.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng thuốc kê toa giảm nhạy cảm.
    Nếu cơn đau không phải do sâu răng hay bị thương, có thể răng của bạn chỉ bị nhạy cảm do mất men răng. Có một số cách điều trị trường hợp này, bao gồm các phương pháp dần dần giảm độ nhạy cảm của răng.[23]
    • Thuốc làm giảm nhạy cảm răng là thuốc bôi được kê toa làm giảm dần độ nhạy cảm thần kinh ở răng. Khi dây thần kinh bớt nhạy cảm, bạn sẽ bớt đau.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Điều trị nhiễm trùng răng.
    Cơn đau có thể là do nhiễm trùng tủy răng hoặc thậm chí ở chân răng. Nếu là vậy, bạn cần chữa trị ngay để tình trạng nhiễm trùng không làm chết răng hoặc lây lan.[24]
    • Thuốc kháng sinh kê toa chỉ cần khi bạn bị nhiễm trùng trong miệng.
    • Tình trạng nhiễm trùng thường có nguyên nhân từ áp-xe do sâu răng hay bị thương.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhổ răng.
    Nếu cơn đau răng là do nhiễm trùng nặng, hoặc một chiếc răng bị hỏng, hoặc răng khôn mọc ngầm, có lẽ bạn cần phải nhờ nha sĩ nhổ đi. Đây chỉ là lựa chọn cuối cùng. Chiếc răng mất đi nhưng điều đó là tốt cho bạn.
    • Răng khôn thường được nhổ đi vì chúng có thể chen lấn những chiếc răng khác. Khi răng mọc chen chúc, áp lực sẽ tăng lên và sẽ gây đau hoặc gây nguy cơ nhiễm trùng.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Ngăn ngừa đau răng trở lại

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đều đặn.
    Để ngăn ngừa và không làm nặng thêm tình trạng đau răng, bạn nên biết cách thực hành vệ sinh răng miệng. Việc này sẽ giúp bạn có hàm răng chắc, khỏe và không đau răng.[25]
    • Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Đi khám răng ít nhất mỗi năm một lần, hoặc thậm chí 6 tháng một lần. Nha sĩ có thể phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn.[26]
    • Tuy đánh răng và vệ sinh bằng chỉ nha khoa đều đặn không thể quay ngược thời gian và chữa sâu răng khi nó đã xảy ra, nhưng việc này giúp ngăn ngừa sâu răng và có thể sửa chữa tình trạng mất can-xi dẫn đến nguy cơ sâu răng.
    • Cố gắng đem theo bàn chải đánh răng trong ví hoặc trong túi để có thể đánh răng vào những lúc bận rộn. Khi không có điều kiện đánh răng, ít nhất bạn cũng phải súc miệng với nước sạch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn thức ăn tốt cho răng miệng.
    Những thứ bạn ăn vào quyết định sức khỏe răng miệng của bạn. Ví dụ, mỗi khi bạn ăn ngọt, đường sẽ phản ứng với vi khuẩn để tạo thành các chất a-xít có thể ăn mòn men răng. Để có hàm răng chắc khỏe hơn, bạn nên giảm ăn đường.[27]
    • Bớt uống soda, nước quả có đường, trà và cà phê đường. Thêm nhiều nước vào chế độ ăn của bạn.
    • Bớt thức ăn nhanh, kể cả kẹo và bánh ngọt.
    • Tránh các loại thức ăn và hoa quả có tính a-xít như nước bưởi, cola và rượu vang. Chọn các món ăn vặt có tính “kiềm” như sữa chua, phô mai hoặc sữa.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng bàn chải và kem đánh răng đặc biệt.
    Nếu bị đau do răng nhạy cảm, bạn nên cân nhắc dùng bàn chải và kem đánh răng thiết kế riêng cho răng nhạy cảm. Bạn có thể tìm mua ở hầu hết các nhà thuốc.
    • Răng nhạy cảm thường là do bị tụt lợi. Khi lợi co lại, ngà răng bên dưới lớp men răng bị lộ ra. Kem dành cho răng nhạy cảm dùng các thành phần nhẹ dịu hơn để làm sạch phần ngà răng.
    • Đổi sang dùng loại bàn chải lông mềm có thể bảo vệ mô lợi tự nhiên tốt hơn.
    • Bàn chải cứng hoặc trung bình thường có tác dụng chải sạch những thứ bị phân rã, nhưng bàn chải mềm vẫn là lựa chọn tốt hơn nếu bạn đang vật lộn với cơn đau do lợi hoặc do các vấn đề tương tự.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Chỉ nha khoa
  • Nước
  • Thuốc giảm đau (thuốc bôi hoặc uống)
  • Gạc lạnh
  • Bông gòn
  • Đinh hương
  • Muối
  • Tỏi
  • Hành
  • Nước ép cỏ lúa mì
  • Giấm
  • Cây thanh mai
  • Gừng xay
  • Ớt đỏ/ớt cayenne
  • Bột nhựa thơm
  • Túi trà đen hoặc trà bạc hà cay
  • Rượu brandy, vodka, hoặc whiskey
  • Bàn chải đánh răng
  • Dụng cụ bảo vệ hàm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tu Anh Vu, DMD
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tu Anh Vu, DMD. Vu Tu Anh là nha sĩ được ủy ban chứng nhận, cô điều hành phòng nha khoa tư nhân tại Brooklyn, New York. Tu Anh giúp người lớn và trẻ em mọi lứa tuổi vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến chăm sóc răng. Bác sĩ Tu Anh đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra cách chữa trị ung thư Kaposi Sarcoma và đã trình bày nghiên cứu của cô tại Hội nghị Hinman ở Memphis. Cô nhận bằng tốt nghiệp đại học của Đại học Bryn Mawr và bằng DMD của Trường Nha khoa thuộc Đại học Pennsylvania. Bài viết này đã được xem 34.019 lần.
Trang này đã được đọc 34.019 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo