Cách để Giảm nhãn áp không cần nhỏ thuốc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tăng nhãn áp là một trong những bệnh về mắt phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi áp suất chất lỏng trong mắt (áp lực nội nhãn) tăng cao hơn mức bình thường. Nếu không được điều trị, tình trạng tăng nhãn áp có thể dẫn đến bệnh cườm nước, thậm chí tổn thương thị lực vĩnh viễn, do đó quan trọng là bạn phải có hành động xử lý. Bệnh tăng nhãn áp được xác định là tình trạng tăng áp lực nội nhãn nhưng không mất thị lực hoặc tổn thương dây thần kinh thị giác như bệnh cườm nước. Bác sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra bệnh này trong các buổi khám mắt thông thường. Thuốc nhỏ mắt thường là một trong các phương pháp đầu tiên điều trị tăng nhãn áp, nhưng đáng tiếc là nó không có hiệu quả cho mọi trường hợp.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giảm nồng độ insulin trong cơ thể.
    Những người béo phì, tiểu đường hoặc cao huyết áp thường phát triển tình trạng kháng insulin, và tình trạng này càng khiến cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn. Nồng độ insulin cao có liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.[2]
    • Để giải quyết vấn đề này, bệnh nhân thường được khuyên nên tránh một số loại thực phẩm có thể khiến nồng độ insulin tăng đột ngột. Các thực phẩm này bao gồm: đường, ngũ cốc (nguyên hạt và hữu cơ), bánh mì, mì sợi, cơm, bột ngũ cốc và khoai tây.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập thể dục 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
    Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bắt đầu chế độ tập luyện để đảm bảo an toàn. Các hoạt động như aerobics, chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe và rèn sức mạnh nếu được tập luyện thường xuyên có thể giúp giảm mức insulin trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng nhãn áp.[3]
    • Tránh các bài tập và tư thế lộn ngược đầu, vì tư thế này có thể làm tăng nhãn áp. Những bài tập này bao gồm một số tư thế yoga, chẳng hạn như trồng cây chuối.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung các axit béo omega-3 vào chế độ ăn.
    Axit docosahexaenoic (DHA) là một loại axit béo omega-3 có tác dụng duy trì chức năng của võng mạc và ngăn ngừa tăng áp suất trong mắt. Để tăng cường mức DHA, mỗi tuần bạn nên cố gắng ăn 2-3 khẩu phần các loại cá sau đây.[4]
    • DHA (và các axit béo omega-3 khác) hiện diện trong các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và các loài thuỷ sản có vỏ.

    Lời khuyên: Một cách khác để bổ sung DHA là uống viên dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung DHA chiết xuất từ tảo biển. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên uống viên dầu cá tiêu chuẩn với liều lượng 3.000 – 4.000mg ngày, hoặc uống thực phẩm bổ sung chiết xuất từ tảo biển với liều lượng 200mg/ngày.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn thêm thực phẩm chứa lutein và zeaxanthin.
    Lutein và zeaxanthin là các loại carotenoid hoạt động như các chất chống ô xy hoá, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Các gốc tự do làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương các dây thần kinh thị giác.[5]
    • Lutein và zeaxanthin còn giúp giảm áp suất trong mắt nhờ tác dụng giảm tổn thương do ô xy hoá xung quanh dây thần kinh thị giác. Điều này là quan trọng, vì bất cứ tổn thương nào ở dây thần kinh thị giác cũng đều làm tăng nhãn áp.
    • Các thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin bao gồm cải xoăn, rau bina, cải rổ, cải mầm Brussels, bông cải xanh và lòng đỏ trứng sống. Bạn nên cố gắng ăn ít nhất một trong các thực phẩm trên trong mỗi bữa ăn chính trong ngày.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh ăn chất béo chuyển hoá.
    Như đã đề cập ở trên, các axit béo omega-3 giúp giảm nhãn áp. Tuy nhiên, các thức ăn có hàm lượng cao chất béo chuyển hoá lại cản trở hoạt động của omega-3 và có thể dẫn đến tăng nhãn áp. Vì lẽ đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hoá, một số trong đó bao gồm:[6]
    • Bánh quy đóng gói, bánh quy giòn, bánh bông lan và các loại bánh nướng khác
    • Thức ăn chiên rán
    • Bơ thực vật
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nạp thêm các chất chống ô xy hoá.
    Các loại quả mọng đậm màu như việt quất, mâm xôi và việt quất đen giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể của mắt nhờ tác dụng làm chắc khoẻ các mao mạch vận chuyển chất dinh dưỡng đến các dây thần kinh thị giác và các cơ mắt. Đó là vì các chất chống ô xy hoá trong quả mọng đậm màu giúp tăng cường sức khoẻ mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mạch máu xuất huyết và tổn thương.[7]
    • Bạn nên cố gắng mỗi ngày ăn ít nhất 1 khẩu phần các loại quả mọng đậm màu.
    • Axit alpha-lipoic (ALA) là một chất chống ô xy hoá được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số rối loạn ở mắt, bao gồm bệnh cườm nước và tăng nhãn áp. Liều lượng thông thường là 75 mg, uống 2 lần mỗi ngày.[8]
    • Việt quất đen được sử dụng rất phổ biến để tăng cường thị lực và phòng chống các bệnh thoái hoá mắt, kể cả bệnh tăng nhãn áp. Nghiên cứu trên một sản phẩm chứa chiết xuất việt quất đen và pycnogenol (một chiết xuất từ vỏ cây thông) đã cho kết quả giảm nhãn áp trên lâm sàng.[9]
    • Chiết xuất hạt nho cũng là một chất chống ô xy hoá có hiệu quả giảm mỏi mắt trước ánh sáng lóa. Chiết xuất hạt nho thường được sử dụng để chống lại các dấu hiệu lão hoá và cải thiện thị lực ban đêm.[10]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Hạn chế hoặc tránh caffeine.
    Tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể làm tăng nhãn áp, do đó bạn chỉ nên dùng đồ ăn thức uống có chứa caffeine ở mức vừa phải. Cắt giảm lượng cà phê, trà, nước Coca, nước tăng lực, sô cô la và các thứ khác có caffeine. Thậm chí bạn nên loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này trong 1 tháng hoặc hơn để xem có tác dụng giảm nhãn áp không.[11]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Uống viên đa sinh tố mỗi ngày để đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng.
    Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy vitamin có thể giúp ngăn ngừa bệnh cườm nước, nhưng việc uống viên đa sinh tố mỗi ngày có thể hữu ích nếu bạn không có chế độ ăn cân bằng. Hãy tìm các vitamin chứa 100% giá trị dinh dưỡng hàng ngày như sau:[12]
    • Vitamin A
    • Vitamin B-complex
    • Vitamin C
    • Vitamin E
    • Canxi
    • Magiê
    • Kẽm
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Phương án phẫu thuật

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu về phương án phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp kéo dài.
    Nếu không được điều trị, tình trạng tăng nhãn áp có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến bệnh cườm nước.[13] Qua thời gian, bệnh này có thể dẫn đến mất thị lực. Bệnh cườm nước thường được điều trị bằng phương pháp kết hợp thuốc nhỏ mắt và thuốc uống. Tuy nhiên, nếu các biện pháp này không có hiệu quả, bệnh nhân cần được phẫu thuật để giảm nhãn áp.[14]
    • Phẫu thuật cườm nước giúp cải thiện dòng chảy của thuỷ dịch trong mắt, từ đó giúp giảm nhãn áp. Đôi khi, một lần phẫu thuật chưa đủ để giảm nhãn áp và điều trị cườm nước. Trường hợp này cần phải phẫu thuật lần nữa.
    • Có nhiều loại phẫu thuật điều trị cườm nước, tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi bác sĩ về phẫu thuật ghép ống dẫn lưu trong các trường hợp nặng.
    Phương pháp ghép ống dẫn lưu thường được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp ở trẻ em hoặc các bệnh nhân mắc cườm nước nặng. Với thủ thuật này, một ống nhỏ sẽ được đặt vào mắt để giúp dẫn lưu thuỷ dịch. Áp suất trong mắt sẽ giảm sau khi thuỷ dịch được dẫn ra ngoài.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc phẫu thuật bằng laser để thay thế cho thuốc nhỏ mắt.
    Phẫu thuật laser điều trị tăng nhãn áp là một dạng phẫu thuật dùng tia laser năng lượng cao để mở các ống dẫn lưu bị tắc nghẽn trong mắt, cho phép dịch thừa thoát ra ngoài. Thủ thuật này thường được thực hiện ngoại trú. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được kiểm tra nhãn áp định kỳ để chắc chắn rằng phẫu thuật đã thành công.[16]
    • Một loại phẫu thuật laser nữa là phẫu thuật mở mống mắt. Phương pháp này dành cho những người có góc dẫn lưu trong mắt rất hẹp. Thủ thuật sẽ tạo ra một lỗ nhỏ ở phần trên của mống mắt để dẫn lưu dịch.
    • Nếu phẫu thuật laser mở mống mắt không có hiệu quả, có thể bạn cần được phẫu thuật mở mống mắt chu biên. Thủ thuật này sẽ cắt bỏ một phần mống mắt để cải thiện khả năng dẫn lưu. Đây là loại phẫu thuật tương đối hiếm khi được sử dụng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với bác sĩ phẫu thuật nhãn khoa về phẫu thuật cắt lọc.
    Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc thường được sử dụng như giải pháp cuối cùng để điều trị tăng nhãn áp nếu các phương pháp sử dụng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật laser không thành công.[17]
    • Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tạo một lỗ ở củng mạc (phần màu trắng của mắt) và cắt đi một mẩu mô nhỏ ở đáy giác mạc. Thủ thuật này cho phép thuỷ dịch trong mắt thoát ra ngoài, từ đó giúp giảm nhãn áp.
    • Phẫu thuật sẽ được thực hiện ở một mắt trước, sau đó vài tuần sẽ tiến hành phẫu thuật mắt kia nếu cần thiết. Bệnh nhân có thể cần được điều trị thêm sau thủ thuật nếu lỗ hở bị tắc nghẽn hoặc đóng lại.

    Lời khuyên: Lưu ý rằng phẫu thuật này đôi khi thất bại do có nhiều mô sẹo.

    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Thực hành các bài tập thư giãn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tập chớp mắt sau mỗi 3-4 giây.
    Thư giãn và hồi phục mắt bằng cách chủ động chớp mắt sau mỗi 3-4 giây trong 2 phút mỗi đợt. Bạn có thể dùng đồng hồ để theo dõi nếu cần thiết. Cách này có thể giảm phần nào áp suất trong mắt, giúp cho mắt sẵn sàng xử lý thông tin mới.[18]
    • Chúng ta thường không chớp mắt khi làm việc trước màn hình máy vi tính, xem tivi hoặc chơi game. Điều này khến mắt càng thêm căng thẳng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Úp lòng bàn tay lên mắt.
    Đặt bàn tay phải lên mắt phải, các ngón tay chạm vào trán, gan bàn tay chạm gò má. Đừng ấn sát vào mắt. Để tay như vậy trong 30 giây đến 1 phút, chớp mắt thoải mái trong suốt thời gian này. Bỏ tay khỏi mắt phải, dùng tay trái che mắt trái và thực hiện tương tự.[19]
    • Động tác che mắt bằng lòng bàn tay giúp bạn thư giãn cả mắt lẫn tâm trí, xả stress và cho phép bạn chớp mắt thoải mái.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng mắt vẽ hình số 8 tưởng tượng.
    Tưởng tượng số 8 to nằm ngang trên bức tường trước mặt. Dùng mắt vẽ theo hình số 8 này mà không di chuyển đầu. Tiếp tục như vậy trong 1-2 phút. Nếu bạn thấy khó tưởng tượng hình số 8 nằm ngang, hãy vẽ một số 8 lớn lên giấy dán lên tường và dùng mắt vẽ theo nó.[20]
    • Bài tập này tăng cường sức mạnh các cơ mắt và tăng độ linh hoạt, giúp cho mắt không dễ bị tổn thương và tăng nhãn áp.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập trung nhìn vào các vật ở gần và ở xa.
    Ngồi ở nơi thoải mái, không có các yếu tố gây xao lãng. Giơ ngón tay cái trước mặt, cách xa mắt khoảng 25 cm và nhìn vào đó. Tập trung vào ngón tay cái trong 10 giây, sau đó chuyển tiêu điểm sang một vật khác, cách xa mắt khoảng 3-6 m. Luân phiên chuyển sự tập trung mắt vào ngón cái và vật ở xa trong 1-2 phút.[21]
    • Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh các cơ mắt và cải thiện tầm nhìn nói chung.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tập trung nhìn vào ngón cái di chuyển ra xa và lại gần.
    Duỗi thẳng bàn tay ngay trước mặt và giơ ngón cái lên. Tập trung cả hai mắt nhìn vào ngón cái, sau đó từ từ đưa ngón cái lại gần cho đến khi còn cách mắt khoảng 8 cm. Đưa ngón tay cái ra xa lần nữa, luôn luôn tập trung cả hai mắt. Tiếp tục di chuyển ngón tay cái như vậy trong 1-2 phút.
    • Bài tập này giúp cải thiện khả năng tập trung và tăng cường sức mạnh các cơ mắt.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tìm hiểu về liệu pháp phản hồi sinh học để giảm nhãn áp.
    Với liệu pháp phản hồi sinh học, bạn sẽ học được cách kiểm soát các quá trình bình thường xảy ra trong cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt. Một chuyên gia phản hồi sinh học có thể hướng dẫn bạn các kỹ thuật đúng để bạn có thể tự thực hiện.[22]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Tìm sự giúp đỡ y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán.
    Tăng nhãn áp là một bệnh khó chẩn đoán, vì bệnh này không có triệu chứng rõ ràng như đỏ hoặc đau mắt. Bệnh không thể được chẩn đoán qua việc kiểm tra thị lực thông thường, do đó bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa để khám mắt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp nhiều phương pháp để xác định tình trạng tăng nhãn áp.
    • Đo nhãn áp: Phương pháp này được dùng để đo áp suất trong mắt và xác định liệu mức áp suất này có còn trong giới hạn bình thường không. Bạn sẽ được gây tê mắt và thuốc nhuộm màu cam sẽ được đưa vào mắt để giúp xác định mức nhãn áp. Chuyên viên sẽ dùng máy đo áp suất mắt bằng cách tạo áp lực lên mắt. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tính đến đến độ dày của giác mạc, vì những người có giác mạc dày có thể nhận được số đo cao giả.[23]
    • Số đo 21mmHg trở lên biểu thị tình trạng tăng nhãn áp. Hiếm người có số đo 30 mmHg trở xuống mắc bệnh cườm nước. Tuy nhiên, các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến số đo này, chẳng hạn như chấn thương đầu và mắt hoặc máu tụ sau giác mạc.
    • Thổi khí. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhìn thẳng vào một thiết bị trong khi chuyên viên chiếu ánh sáng vào mắt. Thiết bị này sẽ tạo ra một luồng khí phụt thẳng vào mắt. Một máy đo đặc biệt sẽ cho biết số đo áp suất bằng cách đánh giá các thay đổi của phản xạ ánh sáng khi luồng khí đập vào mắt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bác sĩ về các nguyên nhân có thể gây tăng nhãn áp.
    Tình trạng tăng nhãn áp có liên quan đến tuổi tác và các yếu tố khác. Nhiều tác nhân có thể góp phần phát triển bệnh tăng nhãn áp, trong đó bao gồm:[24]
    • Sản xuất thủy dịch quá mức. Thủy dịch là một chất lỏng trong suốt do mắt tiết ra. Thủy dịch được dẫn lưu khỏi mắt thông qua một mạng lưới kênh dẫn lưu. Nếu thủy dịch được sản xuất quá nhiều, áp suất trong mắt sẽ tăng.
    • Dẫn lưu thủy dịch không tốt. Quá trình dẫn lưu thủy dịch không tốt có thể dẫn đến tăng nhãn áp.
    • Một số loại thuốc. Một số loại thuốc (chẳng hạn như steroid) có thể gây tăng nhãn áp, đặc biệt là ở những người có sẵn các yếu tố nguy cơ.
    • Chấn thương mắt. Bất cứ sự kích ứng hoặc tổn thương nào ở mắt cũng đều có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng trong sản xuất và dẫn lưu thủy dịch, từ đó dẫn đến tăng nhãn áp.[25]
    • Các bệnh khác về mắt. Tình trạng tăng nhãn áp thường liên quan với các bệnh mắt khác như hội chứng giả tróc bao, đục rìa giác mạc và hội chứng phân tán sắc tố.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhận biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng nhãn áp.
    Bất cứ ai cũng có thể bị tăng nhãn áp, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy các nhóm đối tượng sau có rủi ro cao:
    • Người Mỹ gốc Phi.
    • Người trên 40 tuổi
    • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp và cườm nước
    • Người có độ dày giác mạc trung tâm mỏng hơn[5]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Một số loại cá được khuyên dùng để tăng axit béo omega-3 có chứa hàm lượng nhỏ thủy ngân, nhưng với khẩu phần hạn chế thì chúng không gây hại gì. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai cần phải thận trọng và nên tránh ăn cá thu, cá đổng quéo, cá kiếm và cá mập.
  • Nếu đang nhỏ thuốc điều trị tăng nhãn áp, bạn không nên ngưng sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa.

Tham khảo

  1. http://www.allaboutvision.com/conditions/hypertension.htm
  2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3354923/
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/diagnosis-treatment/drc-20372846
  4. http://www.iovs.org/content/48/2/756.long
  5. 5,0 5,1 http://articles.mercola.com/sites/articles/archive/2009/03/31/Six-Natural-Strategies-to-Stop-Glaucoma-from-Robbing-You-Blind.aspx
  6. http://healthyliving.msn.com/diseases/cholesterol/22-worst-foods-for-trans-fat-1?pageart=3
  7. http://www.allaboutvision.com/nutrition/vitamin_c.htm
  8. Filina A. A., Davydova N. G., Endrikhovskii S. N., Shamshinova A. M. [Lipoic acid as a means of metabolic therapy of open-angle glaucoma]. Vestn Oftalmol 1995;111(4):6-8.
  9. Steigerwalt, R. D., Gianni, B., Paolo, M., Bombardelli, E., Burki, C., and Schonlau, F. Effects of Mirtogenol on ocular blood flow and intraocular hypertension in asymptomatic subjects. Mol Vis 2008;14:1288-1292.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Erik Kramer, DO, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012. Bài viết này đã được xem 20.240 lần.
Trang này đã được đọc 20.240 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo