Cách để Giảm mức bilirubin

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bilirubin là sản phẩm trung gian trong quá trình tế bào máu mới sản sinh ra thay thế cho tế bào máu cũ. Gan có chức năng phân hủy bilirubin thành dạng sản phẩm có thể bài tiết được.[1] Bilirubin trong máu tăng (chứng tăng bilirubin huyết) dẫn đến hoàng đản (làm vàng da và tròng trắng mắt) và cho thấy gan có vấn đề.[2] Hoàng đản khá phổ biến ở trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi sinh,[3] nhưng người lớn cũng có thể bị tăng bilirubin do một số vấn đề ở gan.[4] Cách điều trị chứng tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh và người lớn là khác nhau, tuy nhiên bạn có thể đối phó với tình trạng này nếu hiểu vể ảnh hưởng và nguyên nhân tăng bilirubin ở người lớn và trẻ sơ sinh.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Giảm mức bilirubin ở trẻ sơ sinh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá rủi ro mắc chứng tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh.
    Các yếu tố tác động đến mức bilirubin có thể là do di truyền, môi trường sống hoặc liên quan đến tình trạng sức khỏe khác.
    • Cơ thể trẻ sinh non có khả năng xử lý bilirubin kém vì gan chưa phát triển đầy đủ.[5]
    • Những trẻ có nhóm máu không phù hợp với nhóm máu người mẹ - còn gọi là bất đồng nhóm máu mẹ con ABO - có thể có mức bilirubin huyết cao hơn ngay từ lúc mới sinh.[6]
    • Nếu trẻ bị thâm tím nhiều trong lúc sinh thì mức bilirunbin sẽ tăng do quá trình phân hủy hồng cầu.[7]
    • Trẻ sơ sinh có thể bị "vàng da do sữa mẹ" vì hai lý do: sự hiện diện của một số protein nào đó trong sữa mẹ hoặc vì trẻ không bú đủ sữa nên dẫn đến mất nước.[8]
    • Một số trẻ có vấn đề về gan, máu hay enzim hoặc những vấn đề y khoa khác dẫn đến tăng mức bilirubin. Ngoài ra bé có thể bị nhiễm trùng và khiến bilirubin tăng.[9]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho bé bú thường xuyên.
    Bác sĩ thường khuyến nghị cho trẻ sơ sinh bị vàng da bú 12 lần mỗi ngày.[10]
    • Một số vấn đề về khả năng mút và bám núm vú có thể khiến trẻ sơ sinh không nhận đủ sữa mẹ, do đó bạn nên cân nhắc nhờ chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ hỗ trợ.[11]
    • Cho trẻ bú thường xuyên sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa và đào thải bilirubin.[12]
    • Nếu trẻ đã bú thường xuyên mà vẫn không thể giảm mức bilirubin, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cho bé bú bổ sung sữa công thức hay sữa mẹ vắt.[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tham khảo về liệu pháp chiếu đèn.
    Liệu pháp chiếu đèn yêu cầu để trẻ tiếp xúc với ánh sáng trong phổ xanh dương-xanh lá cây.[14] Khi sóng ánh sáng đi qua da vào máu, nó chuyển hóa bilirubin thành dạng vật chất có thể bài tiết được ra khỏi cơ thể.[15]
    • Bé phải đeo miếng bảo vệ mắt để tránh ánh sáng, và cũng phải mặc tã trong khi tiến hành liệu pháp.
    • Trẻ đi tiêu nhiều hơn, phân rời và có thể hơi xanh do tác dụng phụ của liệu pháp chiếu đèn. Điều này bình thường và sẽ hết khi ngừng điều trị.[16]
    • Mặc dù ánh nắng trực tiếp cũng giúp giảm bilirubin, nhưng người ta khuyến cáo không nên phơi nắng. Bạn rất khó kiểm soát được độ tiếp xúc với nắng và thân nhiệt của bé trong lúc phơi.[17]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc sử dụng đèn Biliblanket.
    Đèn Biliblanket là một thiết bị hiện đại có cấu tạo từ các sợi quang học đan vào nhau.[18]
    • Khi sử dụng người ta đặt đèn trực tiếp lên người trẻ để tăng tối đa diện tích tiếp xúc với ánh sáng, như vậy bạn có thể bế và cho con bú mà không làm gián đoạn quá trình điều trị.[19]
    • Đèn Biliblanket khiến da bé trông như bị tẩy trắng hoặc ửng đỏ, nhưng thật ra đây là một phần của quá trình điều trị và sẽ hết khi mức bilirubin giảm.[20]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thảo luận các lựa chọn điều trị khác với bác sĩ.
    Nếu nguyên nhân của hoàng đản là do nhiễm trùng hoặc vấn đề y khoa khác, chẳng hạn tăng phân hủy hồng cầu, bác sĩ thường đề nghị các phương pháp điều trị khác như uống thuốc hoặc thậm chí truyền máu.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Giảm mức bilirubin ở người lớn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá sức khỏe để nhận ra các tình trạng có thể là nguyên nhân tăng bilirubin.
    Hệ thống sản xuất bilirubin có thể gặp vấn đề ở một trong ba thời điểm: trước, trong và sau khi sản xuất ra bilirubin. Mỗi vấn đề như vậy bắt nguồn từ một nhóm các tình trạng có liên quan với nhau:
    • Người lớn có thể mắc bệnh "vàng da do bilirubin gián tiếp" khi có sai sót xuất hiện trước khi bilirubin sinh ra, nguyên nhân phổ biến là vì một khối huyết lớn được tái hấp thu hay do thiếu máu tan huyết.[21]
    • Trong quá trình sản xuất bilirubin, vàng da phát triển khi bạn nhiễm các virus như virus gây viêm gan và Epstein-Barr, do rối loạn tự miễn dịch, tiêu thụ quá nhiều rượu bia hay uống những thuốc như acetaminophen, thuốc ngừa thai dạng uống và steroid.[22]
    • Nếu người lớn bị vàng da vì các sai sót xuất hiện sau khi bilirubin sinh ra, thì những sai sót này có thể nằm ở túi mật hay tụy.[23]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi khám bệnh.
    Bạn nên kiểm tra mức bilirubin nếu mình mắc bệnh vàng da, vì đó có thể là chỉ dấu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thông thường bác sĩ phải cố tìm ra và điều trị nguyên nhân gây bệnh, đồng thời trị các biến chứng kèm theo vàng da. Bản thân bệnh vàng da ít khi là đối tượng điều trị. Đôi khi họ cho bạn uống thuốc giảm ngứa, là một triệu chứng phổ biến của vàng da.[24][25]
    • Vàng da cũng thường đi kèm với các triệu chứng khác nên bác sĩ có thể căn cứ vào đó tìm nguyên nhân:
      • Vàng da ngắn hạn do nhiễm trùng thường có triệu chứng ớn lạnh, sốt, bụng khó chịu, hoặc có các triệu chứng giống cúm.
      • Vàng da do tắc nghẽn đường mật thường có triệu chứng ngứa, giảm cân, nước tiểu thẫm màu hay phân sáng màu.[26]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác nhận mức bilirubin cao không phải do bệnh hiếm gặp gây ra.
    Một số căn bệnh hiếm gặp có thể dẫn đến mức bilirubin cao và vàng da.
    • Hội chứng Gilbert là một bệnh di truyền về gan khiến bệnh nhân không có đủ lượng enzim gan cần thiết để phân hủy bilirubin. Mặc dù bệnh vốn có từ lúc mới sinh nhưng các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, yếu ớt và khó chịu đường tiêu hóa có thể chỉ xuất hiện khi người bệnh bắt đầu đến tuổi thanh niên.[27]
    • Hội chứng Crigler-Najjar là một bệnh cực hiếm gặp cũng do thiếu enzim gây ra. Bệnh này có hai dạng, dạng phổ biến hơn gọi là hội chứng Arias có thể trị khỏi để cuộc sống bệnh nhân trở về bình thường hay gần như bình thường.[28]
    • Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm hay các bệnh khác về máu cũng khiến rủi ro phát triển bệnh vàng da cao hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hạn chế tiêu thụ rượu bia.
    Rượu bia tàn phá gan dẫn đến tăng mức bilirubin, vì vậy bạn cần hạn chế tiêu thụ ở mức khuyến cáo mỗi ngày (350-700 ml bia 5% cồn/ngày tùy theo độ tuổi). Một số người được khuyến nghị cai hẳn rượu bia. Rượu hoặc bia có thể tàn phá gan bằng 3 cách:
    • Để lại quá nhiều chất béo trong tế bào gan. Tình trạng này còn gọi là bệnh gan nhiễm mỡ, nhiều người mắc phải nhưng không thấy triệu chứng, nếu có triệu chứng thì biểu hiện thường là khó chịu và mệt mỏi.[29]
    • Gây ra tổn thương hoặc làm viêm gan. Các triệu chứng này cho thấy bạn mắc bệnh viêm gan do rượu bia. Ngoài ra còn có một số triệu chứng như nôn, đau bụng và sốt. Nếu là viêm gan do rượu bia thì đôi khi bệnh sẽ tự khỏi nếu bạn cai rượu bia.[30] Ngoài rượu bia, virus viêm gan hoặc viêm gan tự miễn dịch cũng có khả năng là nguyên nhân.
    • Làm gián đoạn chức năng gan. Xơ gan có đặc điểm là gan bị tổn thương nghiêm trọng và mất khả năng xử lý thực phẩm để loại bỏ độc tố khỏi máu.[31]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Duy trì cân nặng và chế độ ăn lành mạnh.
    Các nghiên cứu cho thấy béo phì gây tổn hại cho gan nhiều hơn rượu bia.[32] Béo phì có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, bao gồm cả trẻ em.
    • Thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt tốt cho gan, bao gồm hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt.[33]
    • Một số thực phẩm có nguy cơ gây hại cho gan nhiều hơn, bao gồm thực phẩm giàu chất béo, đường hay muối. Ngoài ra thực phẩm chiên, thủy sản có vỏ sống hay tái cũng có thể hại gan.[34]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bảo vệ bạn khỏi viêm gan.
    Tất cả các loại virus gây viêm gan siêu vi A, B và C đều tác động xấu đến gan, và tiêm ngừa là cách tốt nhất để tránh bị lây bệnh:
    • Mọi người được khuyến cáo tiêm chủng viêm gan siêu vi B không lâu sau khi sinh. Trong khi đó tiêm chủng viêm gan siêu vi A được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao hoặc người đi đến khu vực có nguy cơ cao.
    • Nếu bạn chuẩn bị đến khu vực nào đó trên thế giới có tỷ lệ viêm gan cao thì nên tiêm chủng trước khi đi.
    • Viêm gan cũng có thể lây truyền qua các hành vi rủi ro như tiêm ma túy qua đường tĩnh mạch và quan hệ tình dục không an toàn.[35]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thận trọng khi dùng thuốc.
    Bạn nên biết một số thuốc có thể gây ra viêm gan nhiễm độc, bao gồm thuốc giảm đau không kê toa và những thuốc kê toa phổ biến như thuốc giảm cholesterol, kháng sinh và steroid đồng hóa. Cho bác sĩ biết nếu bạn nghi ngờ thuốc mình uống có thể gây hại cho gan.
    • Một số thuốc thay thế được xem là có lợi cho sức khỏe và chức năng gan nhưng thật ra có liên quan đến tổn thương gan. Nhờ bác sĩ tư vấn trước khi uống thuốc thay thế. Những loại thảo mộc phổ biến có khả năng gây tổn thương gan bao gồm trà[36], liên mộc, tầm gửi, cây gai (chaparral) và hoàng cầm.[37]
    • Gan có chức năng phân hủy thuốc và vì vậy quá trình này có khả năng gây tổn hại cho chính nó. Acetaminophen là loại thuốc thường được sử dụng nhất có thể gây tổn thương gan.[38]
    Quảng cáo
  1. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001559.htm
  2. http://www.babycenter.com/404_what-do-lactation-consultants-do-and-how-do-i-find-one_8876.bc
  3. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001559.htm
  4. http://emedicine.medscape.com/article/973629-treatment#d8
  5. http://newborns.stanford.edu/PhototherapyFAQs.html
  6. http://www.med.umich.edu/1libr/pa/umphototherapy.htm
  7. http://www.med.umich.edu/1libr/pa/umphototherapy.htm
  8. http://www.nwh.org/community-health-resources/postpartum-guide/taking-care-baby/jaundice/
  9. http://www.med.umich.edu/1libr/pa/umphototherapy.htm
  10. http://www.med.umich.edu/1libr/pa/umphototherapy.htm
  11. http://www.med.umich.edu/1libr/pa/umphototherapy.htm
  12. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
  13. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
  14. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
  15. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
  16. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003479.htm
  17. http://www.merckmanuals.com/home/liver-and-gallbladder-disorders/manifestations-of-liver-disease/cholestasis
  18. https://rarediseases.org/rare-diseases/gilbert-syndrome
  19. http://patient.info/doctor/crigler-najjar-syndrome
  20. http://www.liverfoundation.org/abouttheliver/info/alcohol/
  21. http://www.liverfoundation.org/abouttheliver/info/alcohol/
  22. http://www.liverfoundation.org/abouttheliver/info/alcohol/
  23. http://www.medscape.com/viewarticle/804014
  24. http://www.liverfoundation.org/education/liverlowdown/ll0813/healthyfoods/
  25. http://www.liverfoundation.org/education/liverlowdown/ll0813/healthyfoods/
  26. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/liver-problems/basics/prevention/con-20025300
  27. http://www.today.com/health/five-surprising-herbs-can-damage-your-liver-1D79828098
  28. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1071652/
  29. http://patients.gi.org/topics/medications-and-the-liver/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 23.101 lần.
Trang này đã được đọc 23.101 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo