Cách để Giảm Axit uric Để Điều trị Bệnh Gút

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Gút là một trong những dạng bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nguy cơ bị bệnh gút sẽ tăng cao khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Bệnh gút là căn bệnh phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới và thường là do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Do đó, thay đổi chế độ ăn là một trong những cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này. Dùng thuốc và những thay đổi khác trong lối sống cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là cách giảm nồng độ axit uric để kiểm soát và điều trị bệnh gút.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Kiểm soát Chế độ Ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết ảnh hưởng của bệnh gút đến cơ thể.
    Bệnh gút xảy ra khi nồng độ acid uric quá cao, dẫn đến sự hình thành các tinh thể axit uric trong khớp và những vị trí khác. Nồng độ axit uric tăng có thể dẫn đến một số bệnh gây đau đớn khắp cơ thể.
    • Vì các tinh thể axit uric nặng hơn máu mang theo chúng nên chúng sẽ tạo ra các chất lắng đọng khắp cơ thể. Tuy nhiên, do trọng lực, các tinh thể nặng thường bị kéo xuống phần dưới của cơ thể, bao gồm khoảng trống rộng lớn giữa các khớp ở ngón chân cái.
    • Sỏi thận xảy ra khi các tinh thể axit uric hình thành trong thận.
    • Các khối tinh thể được gọi là hạt Tophi có thể hình thành dưới da.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tuyệt đối tránh các sản phẩm từ động vật chứa hàm lượng purine cao.
    Một số loại thịt, cá và các sản phẩm động vật khác thường chứa một lượng lớn purine – chất sẽ chuyển hóa thành axit uric. Quá nhiều axit uric tích tụ trong khớp sẽ dẫn đến bệnh gút.[1] Vì vậy, bạn nên tuyệt đối tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều purine dưới đây để giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh gút:
    • Thịt nội tạng
    • Cá trích
    • Cá cơm
    • Cá thu
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hạn chế tiêu thụ tất cả các loại thịt và cá.
    Tất cả các loại thịt, cá và thịt gia cầm đều chứa axit uric. Bạn không nhất thiết phải hoàn toàn ăn chay mà chỉ cần cắt giảm thịt và cá để hỗ trợ điều trị bệnh gút. [2] Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây xuống còn 100-170 g (1 phần ăn) mỗi ngày:
    • Thịt gia cầm
    • Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò và thịt cừu)
    • Cá ngừ
    • Tôm hùm
    • Tôm
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh tiêu thụ các loại rau, hoa quả và các loại đậu chứa hàm lượng axit uric cao.
    Một số sản phẩm không-thịt cũng chứa hàm lượng cao purine cao và có xu hướng góp phần vào quá trình hình thành axit uric trong máu. Các loại rau, hoa quả và đậu sau đây có hàm lượng axit uric cao:
    • Nấm
    • Đậu
    • Đậu Hà Lan
    • Đậu lăng
    • Quả chuối
    • Quả bơ
    • Quả kiwi
    • Quả dứa
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn ít chất béo.
    Nghiên cứu chứng minh rằng ăn nhiều chất béo bão hòa có thể ức chế khả năng xử lý axit uric của cơ thể. Vì vậy, bạn nên tránh các loại thực phẩm chiên và các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, ví dụ như sữa béo toàn phần. Thay vào đó, thực phẩm ít béo như hoa quả và rau củ, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh gút tốt hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh sirô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS).
    Fructose sẽ làm tăng axit uric. Vì vậy, bạn nên tránh các thức uống chứa chất tạo ngọt sirô ngô có hàm lượng fructose cao cũng như các món tráng miệng và các sản phẩm có chứa chất này. [3] Ngoài ra, nên đọc bao bì sản phẩm cẩn thận bởi vì HFCS còn có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, thậm chí là những thực phẩm không có vị ngọt như bánh mì hoặc thức ăn nhẹ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Thay đổi Lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giảm cân.
    Người bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ bị bệnh gút cao. Giảm cân có thể giúp kiểm soát bệnh gút và giúp việc điều trị bệnh được dễ dàng hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thiết lập kế hoạch giảm cân lành mạnh bằng cách hạn chế các thực phẩm giàu purine. Ngoài việc tăng cường tập luyện thể dục, bạn nên thiết lập chế độ ăn bao gồm những thực phẩm sau đây:
    • Các loại protein nạc (trừ thịt nội tạng và cá nhiều mỡ)
    • Ngũ cốc nguyên hạt
    • Hoa quả và rau củ có hàm lượng purine thấp
    • Các loại hạt và thức ăn nhẹ lành mạnh khác
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm soát căng thẳng.
    Căng thẳng quá độ có thể khiến bệnh gút bùng phát nghiêm trọng hơn nên bạn cần có biện pháp kiểm soát căng thẳng. Tập thể dục và ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ rất nhiều. Ngoài việc giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, phải đảm bảo sức khỏe tinh thần bằng cách áp dụng những phương pháp sau:
    • Dành thời gian cho bản thân càng nhiều càng tốt. Cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng có thể khiến bạn phải chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ bệnh gút.
    • Thiền, tập Yoga hoặc dành thời gian để đi chơi. Bắt đầu thực hiện thường xuyên một hoạt động giúp cảm thấy tâm hồn được thanh thản.
    • Dành nhiều thời gian cho giấc ngủ ban đêm. Cố gắng tạo thói quen ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm tiêu thụ đồ uống chứa cồn, đặc biệt là bia.
    Bia được xem là tác nhân làm tăng axit uric. Để chống lại bệnh gút, bạn phải tuyệt đối kiêng uống bia. Tuy nhiên, rượu sẽ không làm tăng axit uric nếu bạn tiêu thụ với số lượng nhỏ. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống hai phần, mỗi phần gồm 150 ml rượu sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống nhiều nước.
    Nước giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, từ đó giúp giảm hình thành axit uric trong các khớp xương. Mỗi ngày, bạn nên uống nhiều nước hơn bình thường, ít nhất là 8-16 cốc, mỗi cốc 240 ml.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đánh giá loại vitamin và thuốc giảm đau đang sử dụng.
    Người uống quá nhiều vitamin chứa niacin cũng như một số loại thuốc không kê đơn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh gút. Nếu bạn cần phải uống nhiều vitamin và thuốc, hãy gặp bác sĩ để trao đổi về ảnh hướng của thuốc đối với bệnh gút. [5] Các sản phẩm thực phẩm bổ sung và các loại thuốc sau đây có thể tăng nguy cơ bùng phát bệnh gút của bạn:
    • Niacin
    • Aspirin
    • Thuốc lợi tiểu
    • Cyclosporine
    • Levodopa
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Uống thuốc và Các Phương pháp Điều trị Khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xoa dịu cơn đau bùng phát bằng thuốc giảm đau.
    Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất và khi cơn đau bùng phát, thuốc giảm đau có thể giúp ích rất nhiều. Tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có kế hoạch sử dụng thuốc giúp cải thiện tình hình sức khỏe. Bác sĩ có thể giới thiệu các loại thuốc dưới đây, tùy thuộc vào mức độ cơn đau do bệnh gút:
    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Đây là loại thuốc không kê đơn có sẵn.
    • Thuốc Corticosteroid, ví dụ như Prednisone.
    • Thuốc Colchicine. Thuốc này phát huy hiệu quả tốt nhất trong vòng 12 giờ sau khi bị đau cấp tính.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiếp nhận điều trị đối với những nguyên nhân tiềm ẩn.
    Bệnh gút không phải lúc nào cũng do ăn quá nhiều thịt và các thực phẩm giàu purine. Đôi khi, đó có thể là do cơ thể bất lực trong việc loại bỏ axit uric vì nhiều lý do khác. Nếu bị ảnh hưởng bởi một trong những vấn đề sau đây, bạn cần được điều trị đúng cách để kiểm soát bệnh gút:[6]
    • Một số người bị bệnh gút do thiếu enzym nên cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phân giải purine.
    • Một số người bị bệnh gút là do tiếp xúc với môi trường nhiều chì.
    • Những người đã trải qua phẫu thuật ghép nội tạng sẽ đặc biệt mẫn cảm với bệnh gút.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử nghiệm các phương pháp điều trị mới cho bệnh gút.
    Vì bệnh gút có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn nên các nhà khoa vẫn luôn thử nghiệm các phương pháp điều trị mới và các loại thuốc mới.[7] Nếu bệnh gút ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và những phương pháp điều trị thông thường mà bạn đang sử dụng không phát huy hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ về việc thử nghiệm phép điều trị khác.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Mohammad Dar, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa & Giám đốc chính sách y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Mohammad Dar, MD. Bác sĩ Mohammad Dar (MoDar) là bác sĩ nội khoa tại Boston, Massachusetts được Ủy ban y tế công nhận. Với hơn bảy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, ông có chuyên môn về dịch tễ học, chăm sóc sức khỏe và chính sách y tế. Bác sĩ Dar có nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, bao gồm tham gia vào việc soạn thảo Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền tại Văn phòng cải cách y tế của Nhà Trắng, tham gia hoạt động tình nguyện tại vùng nông thôn Uganda với nhiều sáng kiến dành cho y tế công, và điều hành chính sách lẫn kế hoạch vận hành quan trọng trong đại dịch COVID-19. Ông cũng đã thực hiện một số sáng kiến cải cách y tế công và bảo hiểm tại Massachusetts. Bác sĩ Dar có bằng cử nhân Sinh học tế bào và phân tử và Lịch sử của Đại học Michigan và bằng tiến sĩ tại trường Y của Đại học Michigan. Ông hoàn thành chương trình đào tạo nội trú tại trường Y Harvard và bệnh viện Brigham and Women’s, và ông cũng nhận được Giải thưởng Ống nghe Vàng. Bài viết này đã được xem 8.150 lần.
Trang này đã được đọc 8.150 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo