Cách để Giúp người bệnh dễ chịu hơn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chất lượng chăm sóc bệnh nhân trong thời gian chữa bệnh là một trong các yếu tố quan trọng nhất để giúp người bệnh nhanh hồi phục. Có thể bạn có người thân hoặc bạn bè đang bị cảm nặng, nhiễm trùng hoặc mắc một căn bệnh nào đó. Khi người bệnh đến bác sĩ để khám, họ thường được khuyên nên ở nhà, nghỉ ngơi và bình phục. Bạn có thể giúp người thân của mình bằng sự ân cần, những lời động viên và các biện pháp chăm sóc để họ mau khỏe lại.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Chăm sóc người bệnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Duy trì môi trường yên tĩnh, thoải mái với không khí trong lành.
    Người bệnh có thể bị sốt và có cảm giác ớn lạnh nếu ở trong căn phòng quá lạnh, hoặc khó chịu nếu phòng quá nóng. Ngoài ra, căn phòng ồn ào và ngột ngạt có thể khiến người bệnh cảm thấy ốm mệt hơn. Bạn cần đảm bảo người bệnh có giường, ghế xô pha hoặc ghế dựa thoải mái kê ở nơi dễ chịu trong nhà và mở cửa sổ để không khí trong lành tràn vào phòng.
    • Bạn cũng có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách để sẵn chăn ấm và nhiều gối, nhất là khi họ bị cảm hoặc cúm.
    • Người bệnh cần được nghỉ ngơi đến 10 tiếng mỗi ngày. Bạn nên khuyến khích họ nghỉ ngơi khi mệt để mau bình phục hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho người bệnh uống các chất lỏng như nước và trà thảo mộc.
    Người ốm thường bị mất nước do các triệu chứng như tiêu chảy hoặc sốt. Đảm bảo người bệnh luôn được cung cấp đủ nước bằng cách rót cho họ vài ly nước và những tách trà thảo mộc ấm nóng dễ chịu. Khuyên họ nhấp từng ngụm nhỏ và cố gắng uống hết ít nhất 3-4 cốc nước hoặc trà. Dù rót nước chỉ là hành động đơn giản, nhưng cử chỉ này cũng giúp người ốm yên lòng, vì họ có thể mệt đến mức khó mà tự lấy nước uống.
    • Một người trưởng thành trung bình cần uống mỗi ngày 8 cốc nước (mỗi cốc 240 ml) hoặc nhiều hơn và đi tiểu 3-4 lần. Bạn hãy ước lượng mức nước trong cơ thể người bệnh và lưu ý nếu họ không đi tiểu thường xuyên trong ngày. Đây có thể là một dấu hiệu củ tình trạng mất nước.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị món ăn dễ chịu cho người bệnh.
    Khi ốm, người ta thường muốn ăn các thức ăn dễ nuốt như mì (phở) gà. Các nghiên cứu cho thấy món ăn này có protein trong thịt gà; nước dùng gà chứa nhiều vitamin, khoáng chất và một số chất béo; mì (phở) giúp no bụng, các loại rau như cà rốt, cần tây và hành có chứa các vitamin và chất chống ô xy hoá. Nói chung, các món ăn có nước rất tốt cho người đang ốm vì ấm nóng, no bụng và dễ tiêu.[1]
    • Tránh cho người bệnh ăn các thức ăn không lành mạnh có nhiều chất béo chuyển hoá và calo rỗng, vì chúng không hỗ trợ cho hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Các thức ăn bổ dưỡng như súp, cháo, bột yến mạch và sinh tố hoa quả là các lựa chọn tốt cho người đang ốm mệt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giúp người bệnh luôn sạch sẽ.
    Tuỳ vào độ nặng của bệnh, người ốm có thể gặp khó khăn trong việc tắm rửa hoặc giữ vệ sinh. Một điều rất quan trọng là người bệnh cần phải luôn sạch sẽ để tránh bệnh nặng thêm hoặc nhiễm trùng. Người bệnh liệt giường có thể cần được y tá chăm sóc tại nhà và giúp tắm rửa.
    • Bạn có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn bằng cách giúp họ thay ga trải giường hàng ngày và xoay trở tư thế khi nằm trên giường. Người bệnh quá yếu sẽ không thể tự trở mình trên giường được. Bạn có thể trợ giúp y tá hoặc nhờ ai đó trong nhà giúp bạn nhấc và trở mình cho người bệnh mỗi ngày tối thiểu một lần để phòng tránh loét do nằm nhiều.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chơi trò chơi, xem phim hoặc các chương trình yêu thích cùng với người bệnh.
    Một cách đơn giản nữa để giúp người bệnh dễ chịu là giúp họ tạm quên đau ốm. Bạn có thể rủ họ cùng chơi một trò chơi, xem một bộ phim hoặc một chương trình yêu thích. Những hoạt động vui vẻ và nhẹ nhàng khi bạn ở bên cạnh người bệnh sẽ giúp họ cảm thấy khoẻ hơn và có thứ khác để quan tâm thay vì chỉ nghĩ đến căn bệnh.
    • Bạn cũng có thể đem đến cho người bệnh một cuốn truyện hay để giúp họ phân tâm và có thứ gì đó để giải khuây.
    • Bạn có thể cùng họ làm một món đồ thủ công hoặc một dự án nhỏ mà bạn cần đến gặp họ thường xuyên. Như vậy người bệnh sẽ có điều gì đó để mong đợi, và bạn cũng sẽ có thời gian chất lượng ở bên cạnh họ nhiều hơn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Động viên người bệnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thể hiện sự cảm thông và mong muốn giúp họ cảm thấy khá hơn.
    Lần đầu đến thăm người ốm, bạn nên bày tỏ rằng bạn quan tâm đến họ và mong họ khoẻ hơn. Ngỏ ý giúp đỡ người bệnh một cách rõ ràng và trực tiếp. Thay vì hỏi “Cậu cần tớ giúp gì không?” hay “Cậu có cần giúp gì thì bảo tớ nhé”, bạn hãy đề nghị cụ thể hơn. Ví dụ, “Tí nữa tớ đi mua thực phẩm thì mua phở gà cho cậu nhé” hay “Tớ sắp chạy ra hiệu thuốc đây, cậu có cần mua thuốc không?” Điều này sẽ giúp người bệnh dễ dàng nhận sự giúp đỡ của bạn mà ít phải suy nghĩ.[2]
    • Khi muốn làm người bệnh vui lên, bạn nên tránh dùng những câu như “Nhìn vào mặt tích cực đi nào” hay “Mọi việc có thể còn tệ hơn ấy chứ”. Dù có ý tốt, nhưng những câu này có thể khiến họ cảm thấy có lỗi vì đã bệnh hoặc họ không được quyền đau ốm trong khi những người khác còn kém may mắn hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sẵn lòng lắng nghe.
    Hầu như ai bị bệnh cũng đều cảm thấy thoải mái hơn khi có người chịu lắng nghe mình với sự thông cảm và thấu hiểu. Thay vì nói rằng trông họ rất ổn hoặc không giống như bị bệnh, bạn hãy cố gắng lắng nghe người ốm nói chuyện về cảm giác và cảm xúc của họ khi bị bệnh.
    • Tránh áp đặt ý kiến của mình mà nên ở bên cạnh và lắng nghe họ với lòng cảm thông. Nhiều người bệnh sẽ cảm thấy khá hơn khi biết có ai đó sẽ ngồi cùng họ ít nhất một lần mỗi ngày và nghe họ trò chuyện. Người ta thường cảm thấy buồn chán và cô đơn khi bị ốm, vì thế họ sẽ cảm thấy được quan tâm và chăm sóc khi có người để nói chuyện.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đọc sách cho người ốm nghe.
    Nếu người bệnh quá yếu không thể nói chuyện hoặc ngồi dậy, bạn có thể làm cho họ vui bằng cách đọc cho họ nghe cuốn truyện hoặc tiểu thuyết mà họ thích. Điều này sẽ giúp người bệnh nhớ rằng họ không bị cô đơn trong phòng và vẫn có người quan tâm đến mình.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu người ốm có biểu hiện bệnh nặng rõ rệt, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay.
  • Các triệu chứng bệnh nặng có hể bao gồm: mất nhiều máu, ho hoặc tiểu ra máu, khó thở, ngất hoặc mất khả năng vận động, không đi tiểu trong vòng 12 tiếng hoặc hơn, không uống được bất kỳ chất lỏng nào trong một ngày hoặc hơn, nôn nhiều hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, đau bụng nhiều và liên tục quá 3 ngày, sốt cao không hạ hoặc kéo dài hơn 4-5 ngày.
  • Đến thăm khi người ốm, nhưng bạn cũng có thể đến thăm khi họ không ốm để cho họ biết là họ được quý mến – buồn phiền và cô đơn có thể khiến người ta ngã bệnh! Nhớ rửa tay sau khi ra về để phòng chống vi trùng.
  • Cách điều trị bệnh cảm lạnh bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin, thuốc chống nghẹt mũi, thuốc ho, thuốc hít và thuốc trị đờm.
  • Các nghiên cứu cho thấy rễ cây thiên trúc quỳ (Pelargonium Sidoides) có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh.[3]
  • Các liệu pháp không có hiệu quả bao gồm: thuốc kháng sinh, các liệu pháp kháng virus và chỉ dùng riêng thuốc kháng histamine.
  • Các liệu pháp vitamin và thảo mộc bao gồm vitamin C, echinacea (cúc tím), còn vitamin D và vitamin E cần được nghiên cứu thêm.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ran D. Anbar, MD, FAAP
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn nhi khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ran D. Anbar, MD, FAAP. Bác sĩ Ran D. Anbar là chuyên gia tư vấn nhi khoa và được ủy ban chứng nhận về phổi học nhi khoa và nhi khoa tổng quát, cung cấp dịch vụ thôi miên lâm sàng và tư vấn tại Center Point Medicine ở La Jolla, California và Syracuse, New York. Với hơn 30 năm hành nghề và đào tạo về y khoa, bác sĩ Anbar cũng là giáo sư về khoa nhi và y học, giám đốc khoa phổi học nhi tại Đại học Y khoa SUNY Upstate. Bác sĩ Anbar có bằng cử nhân sinh học và tâm lý học của Đại học California, San Diego và bằng bác sĩ y khoa của Trường Y khoa Pritzker thuộc Đại học Chicago. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về nhi khoa và được đào tạo tiến sĩ về phổi học nhi tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard và là cựu chủ tịch, chuyên gia tư vấn của Hội Thôi miên Lâm sàng Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 1.412 lần.
Trang này đã được đọc 1.412 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo